TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 505:2002 VỀ THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT TRIFLURALIN – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 30/04/2002

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 505:2002

THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT TRIFLURALIN

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Herbicide containing trifluralin

Technical requirements and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

– Trifluralin kỹ thuật;

– Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Trifluralin dạng nhũ dầu dùng làm thuốc trừ cỏ hại cây trồng.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo 10TCN 386 – 99.

2.2. Hoá chất

Hóa chất phân tích phải là loại TKPT.

Nước cứng theo TCVN 3711-82.

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l ở 200C

 
  Từ 2,5 trở xuống

  Từ trên 2,5 đến 10

  Từ trên 10 đến 25

  Từ trên 25 đến 50

  Từ trên 50 trở lên 

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 đến 100

Từ trên 100 đến 250

Từ trên 250 đến 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15% hàm lượng đăng ký

± 10% hàm lượng đăng ký

± 6% hàm lượng đăng ký

± 5% hàm lượng đăng ký

± 2,5% 

± 25g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ chính xác đến : 0,00001g

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Trifluralin kỹ thuật:

Sản phẩm là  chất rắn dạng tinh thể  có màu vàng cam với thành phần chính là Trifluralin và một phần tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất.

Hoạt chất : Hàm lượng Trifluralin đăng ký, khi xác định phải phù hợp với qui định trong mục 2.3.

3.2. Thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Trifluralin dạng nhũ dầu

Sản phẩm dạng nhũ dầu là hỗn hợp chất lỏng, đồng nhất trong suốt, không lắng cặn của Trifluralin kỹ thuật, dung môi và các chất phụ gia.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng Trifluralin đăng ký, khi xác định phải phù hợp với qui định trong mục 2.3.

3.2.2. Tính chất vật lý

Độ bền nhũ tương

Độ tự nhũ ban đầu                                                                         Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương sau 30 phút, lớp kem lớn nhất                                2 ml

Độ bền nhũ tương sau 2 giờ, lớp kem lớn nhất                                   4 ml

Độ tái nhũ sau 24 giờ                                                                    Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau 24giờ 30 phút, lớp kem lớn nhất      4 ml

3.2.3. Độ bền bảo quản

3.2.3.1. Ở nhiệt độ O0C

Sau khi bảo quản ở 0 + 10C trong 7 ngày, thể tích chất lỏng hoặc chất rắn tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.

3.2.3.2. Ở nhiệt độ 540C

Sau khi bảo quản ở 54+ 20C trong 14 ngày, sản phẩm phải phù hợp với qui định trong mục 3.2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất Trifluralin

4.1.1. Nguyên tắc:

Hàm lượng Trifluralin được xác định bằng phương pháp sắc ký khí với detector ion hoá ngọn lửa (FID). Dùng di-isobutyl phtalate làm chất nội chuẩn. Kết quả được tính dựa trên sự so sánh giữa tỉ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn và tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn.

4.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết bị.

Chất chuẩn Trifluralin đã biết hàm lượng

Chất nội chuẩn di-isobutyl phtalate

Acetone

Bình định mức dung tích 10 ml

Cân phân tích

Máy sắc ký khí, detector FID

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột mao quản (15 m ´ 0,53 mm ´ 1,5 mm) SE54 hoặc tương đương

Microxylanh bơm mẫu 5 ml, chia vạch đến 1 ml

Khí Nitơ 99,9%

Khí hydrô 99,9%

Không khí nén dùng cho máy sắc ký khí

4.1.3.  Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1. Dung dịch nội chuẩn

Cân 0,06 g di-isobutyl phtalate chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 25ml. Hoà tan và định mức đến vạch bằng Acetone. Dung dịch A

4.1.3.2. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,01 g chất chuẩn Trifluralin chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml. Hoà tan và định mức tới vạch bằng Acetone. Dung dịch B

Lấy 5 ml dung dịch B vào bình định mức 10 ml. Thêm 2ml dung dịch A. Hoà tan và định mức tới vạch bằng Acetone.

4.1.3.3. Dung dịch mẫu thử

Cân mẫu thử chứa khoảng 0,01 g hoạt chất Trifluralin chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml. Hoà tan và định mức tới vạch bằng Acetone. Dung dịch C

Lấy 5 ml dung dịch C vào bình định mức 10 ml, thêm 2 ml dung dịch A. Hoà tan và định mức tới vạch bằng acetone.

4.1.4. Thông số máy

Nhiệt độ cột:                               1500C

Nhiệt độ buồng bơm mẫu:          2050C

Nhiệt độ detector:                     2800C

Khí nitơ :                                     25 ml/phút

Khí hydrô  :                               35 ml/phút

Không khí:                                 300 ml/phút

Khí N2 bổ trợ detector                 30 ml/phút

Thể tích bơm mẫu                     1 ml

4.1.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm dung dịch  mẫu chuẩn  cho đến khi tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn và pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch  mẫu chuẩn và dung dịch  mẫu thử, lặp lại 2 lần. Sai lệch giữa các lần bơm không lớn hơn 1%.

4.1.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất Trifluralin ( X ) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

X =

Fm ´ mc

´ P

Fc´ mm

Trong đó:

Fm  : Tỉ số trung bình giữa số đo diện tích của pic mẫu thử và pic nội chuẩn

Fc   : Tỉ số trung bình giữa số đo diện tích của pic mẫu chuẩn và pic nội chuẩn

mc  : Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm : Khối lượng mẫu thử, g

P    : Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

4.2. Xác định độ bền nhũ tương:

Theo TCVN – 3711 – 82, mục 3.5

4.3. Xác định độ bền bảo quản

4.3.1. Ở nhiệt độ 00C

Theo 10TCN 433-2001, mục 4.5.2.

4.3.2. Ở nhiệt độ 540C

Theo 10TCN 105-88.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCVN – 3711- 82

2. 10TCN – 105 – 88

3. 10TCN 386 – 99

5. 10TCN 433-2001

6. TàI liệu đăng ký thuốc Trifluralin của hãng Agan chemical manufactures LTD.

7. Fao specifications for plant protection products, 1988

8. FAO Panel of Expert on Pesticide Specification, Registration Requirements and Application Standards and Prior Informed Consent, Manual on Development and Use of FAO Specifications for Plant Protection Products-fifth edition, 1999.

9. The British Crop Protection Council & The Royal Society of Chemistry, UK, The pesticide Manual, tenth edition, 1994.

 

GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT CINMETHYLIN

Công thức cấu tạo:

Tên hoá học : (1RS,2SR,4SR)-1,4-epoxy-p-menth-2yl 2-methylbenzyl ether

Công thức phân tử : C18H26O2

Khối lượng phân tử :  274,4

Độ hoà tan:

Trong nước                               63 mg/l (ở 20oC).

Tan trong dung môi hữu cơ.

Dạng bên ngoài: chất lỏng màu hổ phách xẫm.

Độ bền: bền đén nhiệt độ 145 oC.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 505:2002 VỀ THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT TRIFLURALIN – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN505:2002 Ngày hiệu lực 30/04/2002
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 15/04/2002
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản