TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6239:2002 VỀ NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ (FO) – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6239 : 2002

NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ (FO) – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Fuel oils (FO) – Specification

Lời nói đầu

TCVN 6239 : 2002 thay thế TCVN 6239 : 1997.

TCVN 6239 : 2002 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC 28/SC 1 “Nhiên liệu lỏng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ (FO) – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Fuel oils (FO) – Specification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng cho nhiên liệu dùng cho các thiết bị lò đốt trong điều kiện vận hành và khí hậu khác nhau, gọi tất cả nhiên liệu đốt lò (dầu mazút), ký hiệu FO.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 2690 : 1995 Sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng tro.

TCVN 2692 : 1995 Sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng nước – Phương pháp chưng cất.

TCVN 3753 : 1995 Sản phẩm dầu mỏ – Xác định điểm đông đặc.

TCVN 3891 : 1984 Sản phẩm dầu mỏ – Đóng rót, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.

TCVN 6324 : 1997 (ASTM 189) Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định cặn các bon Conradson.

TCVN 6594 : 2000 (ASTM D 1298) Dầu thô và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng – Xác định khối lượng riêng, khối lượng riêng tương đối (tỷ trọng), hoặc trọng lượng API – Phương pháp tỷ trọng kế.

TCVN 6608 : 2000 (ASTM D 3828) Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định điểm chớp cháy cốc kín có thang chia nhỏ.

TCVN 6701 : 2000 (ASTM D 2622) Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh bằng phổ tia X.

TCVN 6777 : 2000 (ASTM D 4057) Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp lấy mẫu thủ công.

ASTM D 93 Test method for flash point by Pensky-Martens closed cup tester (Phương pháp xác định điểm chớp cháy cốc kín Penski-Marten).

ASTM D 95 Test method for water in petroleum products and bituminous materials by distilation (Phương pháp xác định nước trong sản phẩm dầu mỏ và vật liệu bitum bằng phương pháp chưng cất).

ASTM D 97 Test method for pair point of petroleum oils (Phương pháp xác định điểm đông đặc của sản phẩm dầu mỏ).

ASTM D 129 Test method for sulfur in petroleum products (General bomb method) [(Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ (phương pháp bom)].

ASTM D 240 Test method for head combustion of liquid hydrocacbon fuels in bomb calorimeter (Phương pháp xác định nhiệt trị của hydro cacbon lỏng bằng bom nhiệt lượng).

ASTM D 445 Test method for kinematic viscosity of transparent and opaque liquids (the calculation of dynamic viscosity) [(Phương pháp xác định độ nhớt động học của các chất lỏng trong suốt và không trong suốt (và cách tính toàn bộ nhớt động học)].

ASTM D 473 Test method for sediment in crude oils and fuel oils by the extraction method (Phương pháp xác định hàm lượng tạp chất trong dầu thô và nhiên liệu đốt lò bằng phương pháp chiết).

ASTM D 482 Test method for ash from petroleum products (Phương pháp xác định hàm lượng tro của sản phẩm dầu mỏ).

ASTM D 4530 Test method for determination of carbon residue (micro method) (Phương pháp xác định cặn cacbon – Phương pháp micro).

ASTM D 4809 Test method for heat of combustion of liquid hydrocarbon fuels by bomb calorimeter (precision method) (Phương pháp xác định nhiệt trị của nhiên liệu hydrocacbon lỏng bằng bom nhiệt lượng – Phương pháp chính xác).

ASTM D 4294 Test method for sulfur in petroleum and petroleum products by energy-dispersive X-ray fluorescence spetroscopy (Phương pháp xác định lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ bằng phổ bức xạ huỳnh quang tia X).

3. Phân loại

Dựa theo độ nhớt động học và hàm lượng lưu huỳnh, nhiên liệu đốt lò được phân loại như sau:

Ký hiệu

Độ nhớt động học ở 50 °C, cSt

Hàm lượng lưu huỳnh (S), %

FO N°1

Đến 87

Đến 2,0

FO N°2A

FO N°2B

Trên 87 đến 180

Đến 2,0

Trên 2.0 đến 3,5

FO N°3

Trên 180 đến 380

Trên 2.0 đến 3,5

4. Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu đốt lò được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 – Chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu đốt lò

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

FO N°1

FO N°2

FO N°3

FO No2A

(2,0 S)

FO N°2B

(3,5 S)

1. Khối lượng riêng ở 15°C, kg/l, không lớn hơn

0,965

0,991

0,991

0,991

TCVN 6594:2000 (ASTM D 1298)

2. Độ nhớt động học ở 50°C, cSt1), không lớn hơn

87

180

180

380

ASTM D 445

3 Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng, không lớn hơn

2,0

2,0

3,5

3,5

TCVN 6701:2000 (ASTM D 2622)/ ASTM D 129/ASTM D 4294

4. Điểm đông đặc, °C, không lớn hơn

+12

+24

+24

+24

TCVN 3753:1995/ ASTM D 97

5. Hàm lượng tro, % khối lượng, không lớn hơn

0,15

0,15

0,15

0,35

TCVN 2690:1995/

ASTM D 482

6. Cặn các bon Conradson, % khối lượng, không lớn hơn

6

16

16

22

TCVN 6324:2000 (ASTM D 189)/ ASTM D 4530

7. Điểm chớp cháy cốc kín, °C, không nhỏ hơn

66

TCVN 6608 : 2000 (ASTM D 3828)/ ASTM D 93

8. Hàm lượng nước, % thể tích, không lớn hơn

1,0

TCVN 2692:1995/ ASTM D 95

9. Hàm lượng tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn

0,15

ASTM D 473

10. Nhiệt trị, cal/g2), không nhỏ hơn

9800

ASTM D 240/

ASTM D 4809

1) 1 cSt = 1 mm2/s.

2) 1 calo = 4,1868 J.

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu: theo TCVN 6777 : 2000 (ASTM D 4057).

5.2. Phương pháp thử: các phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu cho từng loại nhiên liệu đốt lò được quy định trong bảng 1.

6. Đóng rót, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Theo TCVN 3891 : 1984.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6239:2002 VỀ NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ (FO) – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6239:2002 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản