TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7200:2002 VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM – MÃ CÔNGTENƠ VẬN CHUYỂN THEO XÊ-RI (SSCC) – YÊU CẦU KỸ THUẬT
TCVN 7200 : 2002
MÃ SỐ VẠCH VẬT PHẨM – MÃ CÔNGTENNƠ VẬN CHUYỂN THEO XÊ-RI (SSCC) – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Article Number and Bar Code – Serial Shipping Container Code (SSCC) – Specification
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và cấu trúc đối với mã số tiêu chuẩn cho loại đơn vị giao vận (logistic unit), ký hiệu là mã số SSCC.
1.2. Mã số SSCC được áp dụng để phân biệt đơn nhất các đơn vị giao vận. Mỗi đơn vị giao vận được cấp một mã số SSCC, kể cả khi các đơn vị giao vận khác nhau chứa cùng một loại thương phẩm cũng cần có mã số SSCC khác nhau.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 6512:1999 Mã số mã vạch vật phẩm – Mã số đơn vị gửi đi – Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 6754:2000 Mã số mã vạch vật phẩm – Số phần định ứng dụng EAN.UCC;
TCVN 6755:2000 Mã số mã vạch vật phẩm – Mã vạch EAN.UCC 128 – Quy định kỹ thuật;
TCVN 6939:2000 Mã số vật phẩm – Mã số tiêu chuẩn 13 chữ số – (EAN-VN 13) – Quy định kỹ thuật;
TCVN 6940:2000 Mã số vật phẩm – Mã số tiêu chuẩn 8 chữ số – (EAN-VN 8) – Quy định kỹ thuật;
TCVN 7199:2002 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Mã số địa điểm toàn cầu EAN – Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 7201:2002 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Nhãn pallet EAN – Yêu cầu kỹ thuật.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa quy định trong các tiêu chuẩn viện dẫn ở điều 2 và các thuật ngữ sau:
3.1. Đơn vi giao vận: là mọi kết hợp các đơn vị thương phẩm, được thiết lập để lưu kho hay vận chuyển, cần được phân định và quản lý trong suốt chuỗi cung cấp.
3.2. Chuỗi yếu tố tiêu chuẩn (Standardised element strings): là các thông số (thuộc tính) liên quan đến đơn vị giao vận, như mã số SSCC và các thuộc tính khác như khối lượng cả bì, kích thước ngoài…
Chú thích:
1) Chuỗi yếu tố tiêu chuẩn cần có sẵn để phân định nội dung các đơn vị giao vận chứa các loại đơn vị thương phẩm đơn lẻ.
2) Để có thể thu nhận dữ liệu tự động, chuỗi yếu tố chứa các số phân định để nhận dạng đơn nhất các lĩnh vực ứng dụng (area of application), mỗi lĩnh vực đó được phân biệt bằng một tệp dữ liệu riêng. Ví dụ: mã số thương phẩm và SSCC là những lĩnh vực ứng dụng khác nhau.
3) Mỗi lĩnh vực ứng dụng được gán cho một số phân định ứng dụng (TCVN 6754:2000) để máy quét có thể nhận biết khi thu nhận tự động.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Mã số phân định đơn vị giao vận SSCC có cấu trúc nêu trong bảng 1.
Bảng 1
Cấu trúc chuỗi yếu tố |
||||
|
Mã số côngtenơ vận chuyển theo xê-ri |
|||
Số Al | Số mở rộng | Mã số công ty EAN/UCC Số tham chiếu vật phẩm
|
Số kiểm tra |
|
(EAN) | 0 0 | N1 | N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 N16 N17 | N18 |
(UCC) | 0 0 | N1 | 0 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 N16 N17 | N18 |
trong đó:
– Số phân định ứng dụng AI 00: chỉ ra rằng trường dữ liệu chứa mã số SSCC (TCVN 6754:2000);
– Số mở rộng: sử dụng để tăng khả năng của mã số SSCC. Số mở rộng được công ty ấn định khi thiết lập mã số SSCC.
– Mã số công ty EAN/UCC: được cấp cho người sử dụng hệ thống (nói cách khác đây là mã số công ty EAN/UCC của công ty thiết lập đơn vị giao vận). Mã số công ty (TCVN 6939:2000) được sử dụng để đảm bảo mã số SSCC là đơn nhất, nhưng không phân định nguồn gốc đơn vị.
– Số tham chiếu vật phẩm : là số xê-ri do công ty có mã số công ty EAN/UCC tự ấn định cho mỗi đơn vị giao vận.
– Số kiểm tra : xem 4.3
4.2. Mã vạch thể hiện mã số SSCC
Mã vạch được dùng để thể hiện mã số SSCC là loại mã vạch UCC/EAN – 128, theo TCVN 6755:2000.
4.3. Tính số kiểm tra
Số kiểm tra trong mã số SSCC được tính theo môđun 10, số nhân 3 và 1 như tính số kiểm tra cho mã vật phẩm (xem TCVN 6939 : 2000). Bảng 2 nêu ví dụ các bước tính số kiểm tra cho mã số SSCC.
Bảng 2
Ví dụ cách tính số kiểm tra cho trường 18 số | ||||||||||||||||||||||||
Vị trí | N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 N16 N17 N18 | |||||||||||||||||||||||
Mã số không có C |
3 |
7 |
6 |
1 |
0 |
4 |
2 |
5 |
0 |
0 |
2 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|||||||
Bước 1: |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|||||||
nhân với |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
|||||||
Bước 2 : |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
|||||||
cộng kết quả |
9 |
7 |
1 8 |
1 |
0 |
4 |
6 |
5 |
0 |
0 |
6 |
1 |
6 |
3 |
1 2 |
5 |
1 8 |
= 101 | ||||||
Bước 3: Lấy bội số của 10 gần nhất (110) trừ đi tổng ở bước 2 = số kiểm tra (9) | ||||||||||||||||||||||||
Mã số có C |
3 |
7 |
6 |
1 |
0 |
4 |
2 |
5 |
0 |
0 |
2 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
9 |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7200:2002 VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM – MÃ CÔNGTENƠ VẬN CHUYỂN THEO XÊ-RI (SSCC) – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7200:2002 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |