TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 71:2002 VỀ ĐÁ DĂM, SỎI VÀ SỎI DĂM DÙNG CHO BÊ TÔNG THUỶ CÔNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
ĐÁ DĂM, SỎI VÀ SỎI DĂM DÙNG CHO
BÊ TÔNG THỦY CÔNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Crushed Stone, Gravel, Crushed Gravel – Methods of Testing
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho đá dăm, sỏi và dăm đập từ cuội (sỏi dăm) đặc chắc làm cốt liệulớn cho bê tông thủy công.
1.2. Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được trích dẫn ở đây là tiêu chuẩn hiện hành, khi có tiêu chuẩn mới thay thế, thì áp dụng tiêu chuẩn mới.
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.1. Xác định khối lượng riêng của đá nguyên khai, đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.2. Xác định khối lượng thể tích của đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.3. Xác định khối lượng thể tích xốp của đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.4. Xác định độ rỗng của đá nguyên khai, đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.5. Xác định độ hổng giữa các hạt đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.6. Xác định thành phần hạt của đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.7. Xác định hàm lượng bùn , bụi, sét trong đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.8. Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.9. Xác định hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá trong đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.10. Xác định độ ẩm của đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.11. Xác định độ hút nước của đá nguyên khai, đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.12. Xác định cường độ nén của đá nguyên khai.
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.13. Xác định độ nén dập của đá dăm (sỏi) trong xi lanh.
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.14. Xác định hệ số hoá mềm của đá nguyên khai.
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.15. Xác định hệ số hoá mềm của đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.16. Xác định hàm lượng tạp chất hữu cơ trong sỏi.
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.17. Xác định độ mài mòn của đá dăm (sỏi).
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.18. Xác định hàm lượng hạt bị đập vỡ trong sỏi dăm từ cuội.
Theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987.
3.19. Xác định khả năng phản ứng kiềm – silic.
Theo tiêu chuẩn TCXD 238 – 99./.
Phương pháp xác định độ bền của cốt liệu lớn
trong dung dịch sunfat
A.1. Qui định chung.
Phương pháp này được viết theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM C88. Nói chung phương pháp thí nghiệm cốt liệu lớn giống phương pháp thí nghiệm cốt liệu nhỏ đã được nêu trong Phụ lục B của tiêu chuẩn 14TCN 69 – 2001, chỉ khác về bộ sàng và lượng mẫu thử.
A.2. Thiết bị thử.
Bộ sàng chuẩn của Mỹ dùng cho cốt liệu lớn gồm các sàng sau đây : 8,0 mm ; 9,5 mm; 12,5 mm; 16,0 mm; 19,0 mm; 25,4 mm; 31,5 mm; 38,0 mm; 50,8 mm; 63,5 mm;
Cân kỹ thuật có sức cân ít nhất 5000g với độ chính xác 1g;
Tủ sấy;
Tỷ trọng kế để đo tỷ trọng của dung dịch sunfat;
Bình ngâm mẫu bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa.
Ghi chú: Nếu không có bộ sàng Mỹ, thì có thể dùng các sàng có kích thước xấp xỉ bằng các sàng Mỹ đã nêu trên.
A.3. Chuẩn bị mẫu vật liệu và dung dịch sunfat.
A.3.1. Chuẩn bị mẫu đá giống như chuẩn bị mẫu cát, tuy nhiên số lượng các phần mẫu lớn hơn và được qui định như trong bảng A.3.1.
Bảng A.3.1. Khối lượng các phần mẫu thử.
Cỡ hạt, mm |
Khối lượng các phần mẫu thử, g |
Từ 9,5 đến 4,76 mm Từ 12,5 đến 9,5 mm Từ 19,0 đến 12, 5 mm Từ 25,4 đến 19,0 mm Từ 38,0 đến 25,4 mm Từ 50,8 đến 38,0 mm Từ 63,5 đến 50,8 mm |
300 ± 5 330 ± 5 670 ± 10 500 ± 30 1000 ± 50 2000 ± 200 3000 ± 300 |
A.3.2. Chuẩn bị dung dịch natri sunfat và manhê sunfat giống như trong thí nghiệm cát (xem Phụ lục B tiêu chuẩn 14TCN 69 – 2001).
A.4. Tiến trình thí nghiệm.
Cách làm giống như thí nghiệm cát. Sau khi ngâm, rửa và sấy khô các phần mẫu đá được sàng qua các cỡ sàng qui định theo các cỡ hạt như trong bảng A.4.1.
Bảng A.4.1. Cỡ sàng quy định.
Cỡ hạt của cốt liệu lớn, mm |
Cỡ sàng qui định |
Từ 63,5 đến 38,0 mm Từ 38,0 đến 19,0 mm Từ 19,0 đến 9,5 mm Từ 9,5 đến 4,76 mm |
Sàng 31,5 mm Sàng 16,0 mm Sàng 8,0 mm Sàng 4,0 mm |
Tính các % tổn thất của từng phần mẫu và % từng cỡ hạt trong thành phần hạt như trong thí nghiệm cát.
Ngoài ra đối với các hạt lớn hơn 19 mm phải tách riêng để quan sát và xếp ra từng nhóm hạt có các hiện tượng sau đây : phân rã, vỡ, bong tróc và tính % trọng lượng của các nhóm hạt đó theo trọng lượng chung của số hạt lớn đã chọn ra.
A.5. Báo cáo kết quả thử.
Nội dung báo cáo bao gồm các mục sau đây:
Lập bảng kết quả thí nghiệm theo mẫu được nêu trong ví dụ (bảng A.5.1).
Số % trọng lượng của các hạt lớn hơn 19mm có các hiện tượng phân rã, vỡ, bong tróc.
Bảng A.5.1. Kết quả thí nghiệm với các trị số minh hoạ.
Cỡ hạt cốt liệu, mm
|
Khối lượng, |
Thành phần hạt của mẫu gốc, % |
Khối lượng các phần mẫu thử, g |
Lượng tổn thất (lọt sàng qui định), % khối lượng của phần mẫu thử |
Lượng tổn thất đã được điều chỉnh theo thành phần hạt của mẫu gốc, % |
|
63,5 – 50,8
50,8 – 38,0
38,0 – 25,4 25,4 – 19,0
19,0 – 12,5 12,5 – 9,5 9,5 – 4,76 |
2825
1958
1012 513
675 333 |
20
45
23
12 |
4783
1525
1008
298 |
4,8
8,0
9,6
11,2 |
1,0
3,6
2,2
1,3 |
|
Tổng |
S = 100 |
S = 8 |
||||
TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 71:2002 VỀ ĐÁ DĂM, SỎI VÀ SỎI DĂM DÙNG CHO BÊ TÔNG THUỶ CÔNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 14TCN71:2002 | Ngày hiệu lực | 13/02/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | 29/01/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |