TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 555:2002 VỀ QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG LẠC DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 555:2002

TIÊU CHUẨN NGÀNH QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG LẠC
 Procedure to conduct tests for Distinctness, Uniformity and Stability of Groundnut varieties

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Qui phạm này qui định nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability)-gọi tắt là khảo nghiệm DUS-của các giống lạc mới thuộc loài Arachis hypogaea.

1.2. Qui phạm này áp dụng cho các giống lạc mới của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có giống lạc mới đăng ký khảo nghiệm DUS, để bảo hộ quyền tác giả hoặc công nhận giống.

2- Giải thích từ ngữ

Trong quy phạm này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1 – Giống khảo nghiệm: Là giống lạc mới được đăng ký khảo nghiệm DUS.

2.2 – Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng.

2.3- Giống đối chứng: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

2.4 – Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

2.5 – Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

2.6 – Cây khác dạng: Cây được coi là khác dạng nếu nó khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở 1 hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

3. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

3.1. Giống khảo nghiệm

3.1.1. Khối lượng giống (lạc vỏ) tối thiểu tác giả phải gửi cho cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là 5,0 kg/1 giống.

3.1.2. Chất lượng hạt giống về tỷ lệ nẩy mầm, độ sạch và độ ẩm tối thiểu phải tương đương hạt giống cấp xác nhận theo 10TCN 315-98.

3.1.3. Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất cứ hình thức nào, trừ khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.

3.1.4. Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ quan khảo nghiệm.

3.2- Giống đối chứng

3.2.1. Trong bản đăng ký khảo nghiệm (phụ lục 2), tác giả đề xuất các giống làm đối chứng và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ quan khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm đối chứng.

3.2.2. Giống đối chứng được lấy từ mẫu chuẩn của cơ quan khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết, cơ quan khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống đối chứng và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Khối lượng và chất lượng giống đối chứng như qui dịnh ở mục 3.1.

4. Phân nhóm giốngkhảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng sau:

4.1. Theo phân loại thực vật

– Valencia.

– Virginia.

– Spanish.

4.2. Theo các tính trạng đặc trưng

– Thời gian chín (tính trạng 5).

– Hoa: Qui luật phân bố (tính trạng 8).

– Hạt: Khối lượng 100 hạt (tính trạng 17).

5. Phương pháp bố trí khảo nghiệm

5.1. Thời gian khảo nghiệm: Tối thiểu hai vụ có điều kiện tương tự.

5.2. Số điểm khảo nghiệm: Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng không thể quan sát được thì có thể thêm ở 1 điểm bổ sung.

5.3. Bố trí thí nghiệm

– Ruộng thí nghiệm phải bằng phẳng, tơi xốp, đồng đều, độ pH trung tính, thuận tiện tưới tiêu.

– Thí nghiệm được bố trí tối thiểu là 2 lần nhắc lại.

– Mỗi lần nhắc lại: Số cây tối thiểu của 1 giống khảo nghiệm là 100 cây, trồng 2 hàng; mỗi giống đối chứng có 50 cây, trồng 1 hàng. Hàng cách hàng 35cm, cây cách cây 10cm, mỗi hốc 1 cây. Các hàng bố trí liên tục. Xung quanh thí nghiệm có ít nhất 1 luống bảo vệ.

5.4. Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo Qui phạm khảo nghiệm giống lạc (10 TCN 340-98).

6. Bảng các tính trạng đặc trưng

6.1. Để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định phải sử dụng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống lạc.

6.2. Trong bảng các tính trạng đặc trưng, những tính trạng đánh dấu (*) được sử dụng cho tất cả các giống và luôn có trong bảng mô tả, trừ khi mức dộ biểu hiện của tính trạng trước hoặc điều kiện môi trường làm nó không biểu hiện được. Kí hiệu (+) để đánh dấu các tính trạng được giải thích hoặc minh hoạ ở phụ lục 1.

7. Phương pháp đánh giá

7.1. Đánh giá tính khác biệt

7.1.1. Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt và tính ổn định phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 20 cây đó.

7.1.2. Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng.

– Đối với các tính trạng định tính (quan sát, thử nếm): Giống khảo nghiệm và giống đối chứng được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn.

– Đối với các tính trạng định lượng (đo đếm): Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.

7.2. Đánh giá tính đồng nhất

7.2.1. Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm.

áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 0,5% ở xác suất tin cậy tối thiểu 95,0%. Nếu số cây quan sát là 200 (cả 2 lần nhắc), số cây khác dạng tối đa cho phép là 3.

7.2.2. Tính đồng nhất còn được đánh giá thông qua so sánh hệ số biến động (CV%) của tính trạng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng. Nếu giá trị CV% của giống khảo nghiệm tương đương hoặc thấp hơn của giống đối chứng thì có thể coi giống khảo nghiệm là đồng nhất

7.3. Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất. Nếu số liệu các vụ khảo nghiệm giống nhau hoặc khác nhau không có ý nghĩa ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95% thì có thể coi tính trạng đó ổn định.

Để đánh giá chính xác tính ổn định của giống, vụ thứ hai phải bố trí thí nghiệm gieo trồng bằng giống được nhân từ giống ban đầu của tác giả gửi cho cơ quan khảo nghiệm .

7.4. Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS (UPOV-TG/1/3) và các tài liệu liên quan khác của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).

7.5. Để hạn chế sai số, các vụ khảo nghiệm cần do một cán bộ (hoặc nhóm cán bộ) theo dõi đánh giá và ghi chép kết quả.

8. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm

Cơ quan khảo nghiệm phải hoàn thành báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS chậm nhất không quá 60 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm.

Cơ quan khảo nghiệm thông báo kết quả khảo nghiệm cho các tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm và báo cáo cho Hội đồng khoa học công nghệ Bộ để xét công nhận giống hoặc Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới để xét bảo hộ quyền tác giả.

 

bảng các tính trạng đặc trưng của giống lạc

Tính trạng

 

Mức độ biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

 

(*)

(+)

Cây: Dạng cây

Vào thời kỳ cây ra hoa

Plant: Growth habit (at flowering)

Đứng

Nửa đứng

Bò ngang

  1

2

3

 

(+)

Thân chính: Tập tính sinh trưởng.

Riêng đối với các giống bò ngang

Main stem: Growth habit

(prostrate varieties only)

Đứng

Cong gục xuống

  1

2

  Các cành bên: Dạng cành

Riêng đối với các giống bò ngang

Side branches: Growth habit

(prostrate varieties only

 

Nằm ngang

Đầu cành hơi cong lên.

Đầu cành cong lên vừa phải

Đầu cành cong lên nhiều

Đầu cành cong lên rất nhiều

  1

3

5

7

9

  Cây: Mức độ phân cành cấp 1

Vào thời kỳ cây ra hoa

Plant: Branching (as for 1)

ít

Trung bình

Nhiều

  3

5

7

 

(*)

Thời gian chín (vụ Xuân)

Từ gieo đến 85% số quả chắc

Time of maturity (for curing)

Sớm (<100 ngày)

Trung bình (100-130 ngày)

Muộn (>130 ngày)

  3

5

7

  Lá chét: Kích cỡ

Lá chét ở cuống đã phát triển đầy đủ

Leaflet: Size (tully developed basal leaflet)

Nhỏ

Trung bình

To

  3

5

7

  Lá chét: Màu sắc

Leaflet: Color

Xanh nhạt

Xanh vừa

Xanh đậm

  3

5

7

 

(*)

(+)

Hoa: Qui luật phân bố hoa

Flowering: General pattern

Không có

Xen kẽ

Liên tục

  1

2

3

 

(*)

(+)

Quả: Eo quả

Pod: Constrictions

Không có

Nông

Trung bình

Sâu

Rất sâu

  1

3

5

7

9

  Quả: Độ nhẵn bề mặt vỏ

Pod: Texture of surface

Nhẵn

Trung bình

Thô

  3

5

7

  Quả: Số hạt/quả

Pod: Number of kernels

It (>50% qủa 1 hạt)

Trung bình (> 50% quả 2 hạt)

Nhiều (>50% quả 3 hạt)

  3

5

7

 

(*)

(+)

Quả: Mỏ quả

Pod: Prominence of beak

Không có

Không rõ

Trung bình

Rất rõ

  1

3

5

7

9

 

(*)

Quả: Dạng mỏ quả

Pod: Shape of beak

Thẳng

Cong

  1

2

 

(*)

Hạt: Màu vỏ hạt chín

(chưa xử lý, chế biến)

Kernel: Color of uncured mature testa

Một mầu

Đốm nhiều mầu

  1

2

 

(*)

Hạt: Màu vỏ hạt chín (hạt tươi) (Riêng đối với các giống có vỏ hạt một mầu)

Kernel: Color of mature uncured testa (varieties with monochrome testa only)

 

Trắng kem

Trắng hồng

Hồng

Đỏ

Nâu

Tím

Tím sẫm

  1

2

3

4

5

6

7

  Hạt: Dạng hạt

Kernel: Shape

Hình cầu

Hình trụ

Hình khác

  1

2

3

 

(*)

Hạt: Khối lượng 100 hạt

(ở độ ẩm hạt 9,0%)

Kernel: Weight per 100 kernels

Thấp (<50%)

Trung bình (50-60%)

Cao (>60%)

  3

5

7

 

(*)

Hạt: Thời gian ngủ nghỉ

(Khi hạt chín, còn tươi)

Kernel: Time of dormancy

Không

  1

9

  Hạt: Tỷ lệ nhân/quả

Kernel: Ratio of kernel per pod

 

Thấp (<65%)

Trung bình (65 -75%)

Cao (>75%)

  3

5

7

 

  Khả năng kháng bệnh đốm đen

(Phaeoisariopsis personata)

Không

  1

9

  Khả năng kháng bệnh Rỉ sắt

(Puccinia arachielis)

Không

  1

9

  22. Khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn

(Ralstonia solanacearum)

Không

  1

9

  Khả năng kháng bệnh thối đen cổ rễ

(Aspergillus niger)

Không

  1

9

  Khả năng kháng bệnh Thối trắng thân quả

(Sclerotium rolfsii )

Không

  1

9

 

 

KT. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
Thứ trưởng

Bùi Bá Bổng

 

PHỤ LỤC II:

BẢN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG LẠC

 

1. Loài: Lạc (Arachis hypogea)

Nhóm: Valencia/Virginia/Spanish (gạch bỏ từ không phù hợp)

2.Tên giống

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm

– Tên:

– Địa chỉ:

– Điện thoại / FAX / E.mail:

4. Họ, tên và địa chỉ tác giả

1.

2.

5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo

5.1. Vật liệu

– Giống bố mẹ:

– Nguồn gốc vật liệu:

5.2. Phương pháp

– Công thức lai:

– Xử lý đột biến:

– Phương pháp khác:

5.3. Thời gian và địa điểm: năm/vụ/địa điểm

6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài

1 Tên nước:                  ngày tháng năm

2 Tên nước:                  ngày tháng năm

7. Các tính trạng đặc trưng của giống

Tính trạng

Mức độ biểu hiện

Mã số

(*)

 7.1. Thời gian chín

 

Sớm

Trung bình

Muộn

3

5

7

 
7.2. Ra hoa: Qui luật ra hoa chung Xen kẽ

Liên tục

1

2

 
7.3. Quả: Hình dạng mỏ quả Thẳng

Cong

1

2

 
7.4. Hạt: Màu vỏ hạt chín chưa xử lý

(Riêng với các giống có vỏ hạt đơn sắc).

Trắng kem

Trắng hồng

Hồng

Đỏ

Nâu

Tím

Tím sẫm

1

2

3

4

5

6

7

 
7.5. Hạt: Thời gian ngủ nghỉ (Hạt tươi, chưa xử lý) Ngắn

Trung bình

Dài

3

5

7

 

(*) Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống cho phù hợp với trạng thái biểu hiện của giống.

8. Các giống tương tự đề nghị làm đối chứng

Tên giống  Những tính trạng khác biệt

9. Những thông tin bổ sung khác

7.1. Khả năng chống chịu sâu, bệnh (nêu rõ các chủng cụ thể):

7.2. Các điều kiện đặc biệt cần lưu ý khi khảo nghiệm giống:

7.3. Những thông tin khác:

Ngày tháng năm
(Ký tên , đóng đấu

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 555:2002 VỀ QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG LẠC DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN555:2002 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 06/12/2002
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản