TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6811:2001 VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP – THUỐC NỔ AN-FO DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 12/06/2001

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6811 : 2001

VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP – THUỐC NỔ AN-FO
Industrical explosive – AN-FO mixture

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thuốc nổ công nghiệp dạng hỗn hợp amoni nitrat và dầu nhiên liệu, gọi là thuốc nổ AN-FO.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6810 : 2001 Vật liệu nổ công nghiệp – Amoni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ AN-FO.

TCVN 4851 – 89 (ISO 3696 : 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 2693 : 1995 Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định điểm chớp lửa cốc kín

TCVN 3171 : 1995 (ISO 3104 – 1976) Sản phẩm dầu mỏ – Các chất lỏng trong suốt hoặc không trong suốt – Xác định độ nhớt động học và tính toán độ nhớt động học

TCVN 6421 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng cách đo sức nén trụ chì

TCVN 6423 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng bom chì (phương pháp Trauzel)

TCVN 6422 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định tốc độ nổ

TCVN 4586 : 1997 Vật liệu nổ công nghiệp – Yêu cầu an toàn trong vận chuyển, bảo quản và sử dụng

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Thành phần nguyên liệu của thuốc nổ AN-FO

Amoni nitrat

94 ± 0,5 %

Dầu nhiên liệu

6 ± 0,5 %

3.2 Chất lượng amoni nitrat phải phù hợp với TCVN 6810 : 2001

3.3 Chất lượng dầu nhiên liệu

– điểm chớp lửa cốc kín, không nhỏ hơn, 0C: 50

– độ nhớt động học ở 500C, cSt: 2 ¸ 6

3.4 Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ AN-FO quy định ở bảng sau

Bảng 1 – Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ AN-FO

Chỉ tiêu

Mức

1. Khối lượng riêng, g/cm3

0,85 ¸ 0,95

2. Sức nén trụ chì, mm, không nhỏ hơn

18

3. Khả năng sinh công bom chì, cm3

300 ¸ 320

4. Tốc độ nổ, m/s

3000 ¸ 3500

4. Phương pháp thử

4.1 Xác định thành phần

4.1.1 Nguyên tắc

Dùng bộ chiết soclet để tách lượng dầu khỏi thuốc nổ AN-FO. Sau đó xác định phần trăm, khối lượng dầu bằng phương pháp khối lượng. Phần còn lại là amoni nitrat.

4.1.2 Dụng cụ và hóa chất

– cân phân tích độ chính xác đến 0,1 mg;

– chén cân;

– cốc 250ml;

– bộ chiết soclet;

– bếp cách thủy;

– túi vải mịn hoặc giấy lọc định tính;

– dietyl ete;

– nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm theo TCVN 4851 – 89.

4.1.3 Tiến hành

Rửa sạch, sấy khô và cân khối lượng của cốc 250 ml (G).

Cân khoảng 50g mẫu (M) cho vào túi vải mịn hoặc giấy lọc định tính, gói thành cuộn hình trụ để có thể đưa mẫu vào phễu của bộ chiết soclet. Đặt mẫu vào phễu của bộ chiết, lấy 200 ml dietyl ete đổ vào bộ chiết cùng vài viên đá bọt. Lắp hệ thống sinh hàn đảm bảo nhiệt độ nước sinh hàn không vượt quá 300C (trường hợp thời tiết nóng), lắp kín toàn bộ hệ thống.

Đặt toàn bộ lên bếp cách thủy và duy trì nhiệt độ của hệ thống ở 65 ¸ 700C trong 90 phút. Trong quá trình chiết có thể thêm khoảng 100 ml dietyl ete vào hệ thống để bù cho lượng dietyl ete bay hơi.

Thu toàn bộ lượng dietyl ete còn ở bình chiết và trên phễu chiết vào cốc 250 ml. Làm bay hơi hết dietyl ete trên bếp cách thủy và cân khối lượng cốc sau khi khô cạn dietyl ete (G1).

Thực hiện phân tích mẫu đúp.

Chú thích – Tiến hành cân với độ chính xác đến 0,1 mg.

4.1.4 Tính kết quả

Khối lượng dầu nhiên liệu (XD), tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:

Trong đó

G1 là khối lượng cốc sau khi bay hơi hết dietyl ete, tính bằng gam.

G là khối lượng ban đầu của cốc, tính bằng gam;

M là khối lượng mẫu, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai lần thí nghiệm song song không lớn hơn 0,1%.

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng các kết quả thí nghiệm

Khối lượng amoni nitrat (XA) trong mẫu, tính bằng phần trăm khối lượng được xác định theo công thức sau:

trong đó

XA là khối lượng amoni nitrat tính bằng phần trăm khối lượng;

XD là khối lượng dầu nhiên liệu tính bằng phần trăm khối lượng.

4.2 Xác định chất lượng amoni nitrat theo TCVN 6810 : 2001

4.3 Xác định điểm chớp lửa cốc kín của dầu nhiên liệu theo TCVN 2693 : 1995

4.4 Xác định độ nhớt động học của dầu nhiên liệu theo TCVN 3171 : 1995

4.5 Xác định sức nén trụ chì của thuốc nổ AN-FO theo TCVN 6421 : 1998

4.6 Xác định khả năng sinh công trong bom chì của thuốc nổ AN-FO theo TCVN 6423 : 1998

4.7 Xác định tốc độ nổ của thuốc nổ AN-FO theo TCVN 6422 : 1998

5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

5.1 Thuốc nổ AN-FO được bao gói trong túi bốn lớp bằng giấy kraft và một lớp bằng vật liệu chống ẩm, mỗi túi chứa 30kg.

5.2 Ngoài vỏ túi đựng thuốc nổ AN-FO phải có nhãn ghi các nội dung theo các quy định hiện hành.

5.3 Vận chuyển và bảo quản thuốc nổ AN-FO theo TCVN 4586 – 1997.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6811:2001 VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP – THUỐC NỔ AN-FO DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6811:2001 Ngày hiệu lực 12/06/2001
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Ngày ban hành 12/06/2001
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản