TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4193:2001 VỀ CÀ PHÊ NHÂN – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
CÀ PHÊ NHÂN – YÊU CẦU KĨ THUẬT GREEN COFFEE – SPECIFICATION
Hà NộI – 2001
Lời nói đầu
TCVN 4193 : 2001 thay thế cho TCVN 4193 – 1993.
TCVN 4193 : 2001 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 “Cà phê và sản phẩm cà phê” biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Bản tiêu chuẩn Việt Nam bằng tiếng Anh chỉ dùng để tham khảo. Bản tiêu chuẩn bằng tiếng Việt là văn bản chính thức.
These versions of Vietnam standards give the equivalent item and meaning in English language. However, only the item and their meaning in Vietnamese language can be considered as Vietnam standard.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân, áp dụng cho hai loại: Cà phê chè (Arabica) và Cà phê vối (Robusta).
TCVN 4334 : 2001 (ISO 3509 : 1989) Cà phê và các sản phẩm của cà phê-Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 4807 : 2001 (ISO 4150 : 1991) Cà phê nhân – Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay TCVN 5702 – 1993 Cà phê nhân – Lấy mẫu
TCVN 6536 : 1999 (ISO 1447 : 1978) Cà phê nhân – Xác định độ ẩm (phương pháp thông thường) TCVN 6601 : 2000 (ISO 6667 : 1985) Cà phê nhân – Xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại
TCVN 6602 : 2000 (ISO 8455 : 1986) Cà phê nhân đóng bao – Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa theo TCVN 4334 : 2001 (ISO 3509 : 1989)
4.1 Phân loại chất lượng: cà phê được phân thành 6 hạng chất lượng:
– hạng đặc biệt
– hạng 2
– hạng 3
– hạng 4
– hạng 5
4.2. Màu sắc: Màu tự nhiên của mỗi loại cà phê nhân sống.
4.3. Mùi: Mùi tự nhiên của cà phê nhân sống, không có mùi lạ khác.
4.4. Độ ẩm: Độ ẩm của cà phê khi giao nhận trong lãnh thổ Việt Nam, tối đa là 13% theo TCVN 6536 : 1999 (ISO 1447).
4.5. Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại (xem bảng 1)
Bảng 1 – Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê
Loại cà phê |
Hạng đặc biệt và hạng 1 |
Hạng 2 |
Hạng 3 và hạng 4 |
Cà phê chè | Không được lẫn R và C | Được lẫn R: 1%
Được lẫn C: 0,5% |
Được lẫn R: 5%
Được lẫn C: 1% |
Cà phê vối | Được lẫn C: 0,5%
Được lẫn A: 3% |
Được lẫn C: 1%
Được lẫn A: 5% |
Được lẫn C: 5%
Được lẫn A: 5% |
Ghi chú: A: Cà phê chè (Arabica)
R: Cà phê vối (Robusta) C: Cà phê mít (Chari)
4.6. Loại khuyết tật và số lỗi của mỗi loại khuyết tật (xem bảng 2)
Bảng 2 – Trị số lỗi quy định cho mỗi loại khuyết tật
Loại khuyết tật |
Trị số lỗi (lỗi) |
1 nhân đen |
1,0 |
1 nhân nâu đậm |
0,2 |
1 quả cà phê khô |
1,0 |
1 nhân còn vỏ trấu |
0,5 |
1 nhân bị lên men *) |
1,0 |
1 nhân bị mốc *) |
1,0 |
1 nhân nửa đen |
0,5 |
1 nhân xanh non |
0,2 |
Bảng 2 (kết thúc)
Loại khuyết tật |
Trị số lỗi (lỗi) |
1 nhân khô trên cây | 0,5 |
1 nhân trắng xốp | 0,2 |
1 nhân rỗng ruột (tai) | 0,2 |
1 nhân bị sâu đục 1 lỗ | 0,1 |
1 nhân bị sâu đục từ 2 lỗ trở lên | 0,2 |
1 nhân bị lốm đốm | 0,1 |
1 nhân vỡ (kích thước còn từ 1/2-3/4 nhân) | 0,1 |
1 mảnh vỡ (kích thước nhỏ hơn 1/2 nhân) | 0,2 |
1mảnh vỏ quả khô lớn (≥3/4 vỏ) | 1,0 |
1 mảnh vỏ quả khô trung bình (từ 1/2-3/4 vỏ) | 0,5 |
1 mảnh vỏ quả khô nhỏ (<1/2 vỏ) | 0,2 |
1 nhân còn dính tối đa 30% vỏ lụa (đối với nhân chế biến ướt) | 0,05 |
1 vỏ trấu lớn (≥1/2 vỏ) | 0,2 |
1 vỏ trấu nhỏ (<1/2 vỏ) | 0,1 |
1 mẩu cành cây to (dài từ 2-4 cm) | 3,0 |
1 mẩu cành cây trung bình (từ 1-2 cm) | 2,0 |
1 mẩu cành cây nhỏ (ngắn hơn 1cm) | 1,0 |
1 cục đất, đá to (trên sàng No 20) | 3,0 |
1 cục đất, đá loại trung bình (dưới sàng No 20 và trên sàng No 12) | 2,0 |
1 cành cây hoặc cục đất, đá loại nhỏ (dưới sàng No 12) | 1,0 |
Tạp chất khác (ngoài các loại tạp chất nêu trên):
– Dưới 0,5g – Từ 0,5g-1g – Trên 1g, cứ thêm mỗi gam tạp chất |
1,0 2,0 3,0 |
*) Mức khống chế cho mỗi mẫu 300 g: không quá 5 lỗi
5. Số lỗi cho phép và tỷ lệ khối lượng trên sàng
Tổng số lỗi tối đa cho phép trong 300 gram mẫu cà phê nhân và tỷ lệ phần trăm lượng tối thiểu của
cà phê nhân trên sàng lỗ tròn được quy định trong bảng 3.
Bảng 3
Hạng chất lượng |
Tổng số lỗi tối đa cho phép trong 300 gram mẫu cà phê nhân |
Tỷ lệ phần trăm khối lượng tối thiểu cà phê nhân trên sàng lỗ tròn |
|||
Đối với cà phê chè |
Đối với cà phê vối |
Cỡ sàng * |
Tỷ lệ (%) |
||
Đối với cà phê chè | Đối với cà phê vối | ||||
Hạng đặc biệt |
15 | 30 | No18 / No16 | No18 / No16 | 90/10 |
Hạng 1 |
30 | 60 | No16 / No14 | No16 / No13 | 90/10 |
Hạng 2 |
60 | 90 | No12 1/2 / No12 | No12 1/2 / No12 | 90/10 |
Hạng 3 |
120 | 150 | No12 / No10 | No12 / No10 | 90/10 |
Hạng 4 |
150 | 250 | – | – | Không quy định |
Hạng 5 |
Không quy định | Không quy định | – | – | Không quy định |
* Chỉ sàng lỗ tròn với kích thước lỗ sàng theo phụ lục A, TCVN 4807 : 2001 (ISO 4150 : 1991)
Cỡ sàng |
Kích thước lỗ sàng (mm) |
No 10 |
4,00 |
No 12 |
4,75 |
No 12 1/2 |
5,00 |
No 14 |
5,60 |
No 15 |
6,00 |
No 16 |
6,30 |
No 17 |
6,70 |
No 18 |
7,10 |
No 19 |
7,50 |
No 20 |
8,0 |
Chú thích – Sàng No 12 1/2 tương ững sàng No 13 mà ISO ban hành trước đây.
6.1. Lấy mẫu : Theo TCVN 7502 – 1993
6.2. Xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại : Theo TCVN 6601 : 2000 (ISO 6667 : 1985)
6.3. Xác định cỡ hạt : Theo TCVN 4807 : 2001 (ISO 4150 : 1991)
7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
Theo TCVN 6602 : 2000 (ISO 8455 : 1986).
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4193:2001 VỀ CÀ PHÊ NHÂN – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN4193:2001 | Ngày hiệu lực | 13/08/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ |
Ngày ban hành | 13/08/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |