TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4360:2001 (ISO 7213:1981) VỀ BỘT GIẤY – LẤY MẪU ĐỂ THỬ NGHIỆM DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
BỘT GIẤY – LẤY MẪU ĐỂ THỬ NGHIỆM
(Soát xét lần 1 – Thay thế TCVN 4360 : 1986)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu đại diện cho một lô bột giấy ở dạng cuộn hoặc kiện.Mẫu bột giấy lấy theo phương pháp này được dùng cho tất cả các phép thử, trừ phép xác định khối lượng thương phẩm của lô sản phẩm. Lấy mẫu để xác định khối lượng thương phẩm của lô sản phẩm theo ISO 801/1 hoặc 801/2.
Tuy nhiên, mẫu bột giấy được lấy theo tiêu chuẩn phù hợp để xác định khối lượng thương phẩm của lô sản phẩm cũng có thể dùng để xác định các tính chất của bột giấy.
ISO 801, Pulp – Determination of saleable mass, in lots.
Part 1: Pulp baled in seet form
Part 2: Pulp ( such as flash-dried pulp) baled in slabs.
3.1 Lô ( Lot)
Là lọai bột giấy cùng chủng lọai và cung cấp chất lượng.
Số lượng cuộn hoặc kiện có trong lô có thể được chỉ ra trong hóa đơn thương mại hoặc trong bản hợp đồng của các bên liện quan.
3.2 Kiện (hoặc cuộn) mẫu ban đầu (Sample bale or roll)
Là các cuộn hoặc kiện được lấy từ lô bộ giấy.
3.3 Mảnh mẫu (Specimen)
Là các mảnh mẫu được lấy từ kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu.
3.4 Mẫu thí nghiệm (Gross sample)
Là tập hợp các mảnh mẫu đã lấy.
Lấy các mảnh mẫu như nhau từ các cuộn hoặc kiện theo cách ngẫu nhiên trong lô và tập hợp lại thành mẫu thí nghiệm.
Chú thích: – Số lượng kiện tối thiểu cần lấy phụ thuộc vào độ lớn của lô hàng.
5. Các kiện (hoặc cuộn) mẫu ban đầu
Tất cả các kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu được lấy theo cách ngẫu nhiên đại diện cho một lô sản phẩm.
Các kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu phải nguyên vẹn và có trạng thái bên ngòai tốt. Nếu tòan bộ lô sản phẩm có sẵn để lấy mẫu, thì số kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu tối thiểu cần lấy theo bảng 1. Khi tòan bộ lô hàng không có sẵn để lấy mẫu thì số lương kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu cần lấy, theo thỏa thuận của các bên liên quan. Lượng sản phẩm bột giấy tại thời điểm lấy mẫu không được nhỏ hơn một phần hai tòan bộ lô sản phẩm.
Nếu các kiện hoặc cuộn có nhiều seri thì số lượng kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu được lấy theo cách ngẫu nhiên có tỷ lệ tương xứng với số lượng kiện hoặc cuộn trong mỗi seri theo nguyên tắc trong bảng 1.
Bảng 1 – Số lượng kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu cần lấy:
Tổng số lượng kiện hoặc cuộn có trong lô sản phẩm, N |
Số lượng kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu tối thiểu cần lấy, n |
đến 100 |
10 |
từ 101 đến 200 |
15 |
từ 201 đến 300 |
18 |
từ 301 đến 400 |
20 |
từ 401 đến 500 |
23 |
từ 501 đến 600 |
25 |
từ 601 đến 700 |
27 |
từ 701 đến 800 |
29 |
từ 801 đến 900 |
30 |
từ 901 đến 1000 |
32 |
lớn hơn 1000 |
32 |
Lấy mảnh mẫu từ mỗi kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu với khối lượng phụ thuộc vào các phép thử cần thực hiện, thông thường là 100g.
Tập hợp tất cả các mảnh mẫu đã lấy bọc chung lại để tránh làm bẩn, không để ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào, nơi có nhiệt độ cao và ẩm ướt.
Nếu cần xác định kim lọai vết có trong mẫu bột giấy, thì không được dùng dụng cụ bằng kim lọai để lấy mẫu.
6.1 Bột giấy ở dạng tờ được đóng thành kiện
Mở các kiện mẫu ban đầu, mỗi kiện lấy một tờ theo cách ngẫu nhiên. Không lấy các tờ nằm trong năm tờ trên cùng và dưới cùng của mỗi kiện. Từ mỗi tờ xé một mảnh mẫu cách các mép từ 7cm đến 8cm.
Để không phải mở các kiện bột giấy, sử dụng một trong các phương pháp sau:
a) Dùng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng để lấy mẫu.
b) Cắt một ô theo hình vuông ở khỏang giữa hai dây đai của kiện bột giấy với chiều sâu đủ để lấy được mảnh mẫu (bỏ qua lớp trên cùng và xé bỏ các phầm mép).
6.2 Bột giấy dạng tấm khô đóng thành kiện
Các mảnh mẫu được lấy bằng dụng cụ lấy mẫu theo ISO 801/2 hoặc được lấy từ bên trong các tấm bột giấy, không lấy các phần bột giấy ở phía ngòai.
6.3 Bột giấy dạng cuộn
Bỏ ba lớp ngòai cùng của cuộn và cắt hoặc xé các mảnh mẫu có kích thước xấp xỉ nhau, không lấy các phần mẫu ở mép cuộn.
6.4 Các kiện bột giấy tập hợp thành đơn vị sản phẩm
Nếu trong lô chia ra nhiều đơn vị sản phẩm, đơn vị sản phẩm này gồm nhiều kiện, thì kiện mẫu ban đầu được lấy ở đỉnh và đáy của đơn vị sản phẩm với số lượng bằng nhau theo một trong các phương pháp ở 6.1 và không cần phải mở các đơn vị sản phẩm.
Báo cáo lấy mẫu gồm các thông tin sau:
1. Các thông tin cần thiết về lô sản phẩm;
2. Viện dẫn theo tiêu chuẩn này;
3. Địa điểm và thời gian lấy mẫu;
4. Số lượng sản phẩm trong lô, số kiện nếu có;
5. Lượng bột giấy có sẵn để lấy mẫu;
6. Số ký hiệu của kiện hoặc cuộn mẫu ban đầu, nếu có;
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lấy mẫu.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4360:2001 (ISO 7213:1981) VỀ BỘT GIẤY – LẤY MẪU ĐỂ THỬ NGHIỆM DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN4360:2001 | Ngày hiệu lực | 28/12/2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 28/12/2001 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |