TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6888:2001 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – MÔ TÔ, XE MÁY – YÊU CẦU TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6888:2001

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ -MÔ TÔ, XE MÁY – YÊU CẦU TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles –Motorcycles, mopeds – Requirements in type approval

Lời nói đầu

TCVN 6888 : 2001 được biên soạn trên cơ sở 92/61/EEC.

TCVN 6888 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – MÔ TÔ, XE MÁY – YÊU CẦU TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU

Road vehicles – Motorcycles, mopeds – Requirements in type approval

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu được áp dụng đối với tất cả mô tô, xe máy hai hoặc ba bánh, bánh kép hoặc không phải bánh kép để sử dụng trên đường bộ (sau đây được gọi chung là xe) và các bộ phận hoặc các bộ phận sử dụng riêng của những xe đó trong phê duyệt kiểu một xe hoàn chỉnh.

Chú thích – Thuật ngữ “Phê duyệt kiểu” thay thế thuật ngữ “Công nhận kiểu” trong các tiêu chuẩn Việt Nam về công nhận kiểu phương tiện giao thông đường bộ đã được ban hành trước tiêu chuẩn này. Hai thuật ngữ này được hiểu như nhau. Ví dụ về thể thức phê duyệt kiểu và mẫu giấy chứng nhận phê duyệt kiểu xem trong phụ lục C và D.

Các xe nêu trên được chia thành:

– xe máy (moped): Các xe hai hoặc ba bánh lắp động cơ có dung tích xi lanh không lớn hơn 50 cm3 nếu là động cơ đốt trong và có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

– môtô (motorcycles): Các xe hai bánh có hoặc không có thùng bên cạnh, lắp động cơ có dung tích xi lanh lớn hơn 50 cm3 nếu là động cơ đốt trong hoặc có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h;

– môtô ba bánh (motor tricycles): Các xe có ba bánh bố trí đối xứng, lắp động cơ có dung tích xi lanh lớn hơn 50 cm3 nếu là động cơ đốt trong hoặc có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các xe bốn bánh có các đặc tính sau:

a) xe bốn bánh loại nhẹ (light quadricycles), được coi là xe máy (mopeds): Khối lượng bản thân nhỏ hơn 350 kg, không kể khối lượng của ắc quy đối với xe động cơ điện, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 45 km/h và dung tích xi lanh động cơ không lớn hơn 50 cm3 đối với động cơ cháy cưỡng bức (hoặc công suất hữu ích lớn nhất không lớn hơn 4 kW đối với các loại động cơ khác);

b) xe bốn bánh (quadricycles) khác với xe bốn bánh loại nhẹ nêu trong (a), được coi là mô tô ba bánh (motor tricycles): Khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg (550 kg đối với xe để chở hàng), không kể khối lượng ắc quy đối với xe động cơ điện, công suất hữu ích lớn nhất không lớn hơn 15 kW;

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các xe sau :

– xe có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 6 km/h;

– xe để kiểm soát người đi bộ;

– xe dành cho người tàn tật;

– xe đua trên đường bộ hoặc bất kỳ địa hình nào;

– xe đã lưu hành trước ngày áp dụng tiêu chuẩn này;

– máy kéo và các máy nông nghiệp hoặc các máy dùng cho mục đích tương tự;

– xe được thiết kế chủ yếu cho sử dụng riêng trên đường phi tiêu chuẩn có các bánh xe được bố trí đối xứng với một bánh ở phía trước và hai bánh ở phía sau xe; hoặc không áp dụng cho các bộ phận hoặc các bộ phận sử dụng riêng của các xe này trừ khi chúng được dành để lắp cho các xe được áp dụng trong tiêu chuẩn này.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này.

2.1 Kiểu xe (Type of vehicle): Các xe cùng loại (xe máy hai bánh, xe máy ba bánh; mô tô; mô tô có thùng bên cạnh; mô tô ba bánh; xe bốn bánh) và do cùng một nhà sản xuất chế tạo, có cùng khung xe và cùng ký hiệu kiểu do nhà sản xuất cung cấp.

Kiểu xe có thể bao gồm các kiểu dạng xe và các kiểu loại xe.

2.2 Kiểu dạng xe (Variant): Các xe cùng kiểu có những khác nhau có thể liên quan đến:

– hình dạng thân xe;

– khối lượng xe bảo đảm vận hành và khối lượng kỹ thuật lớn nhất cho phép (khác nhau quá 20%);

– loại động cơ (cháy cưỡng bức, tự cháy, điện, kết hợp v.v…);

– số kỳ làm việc (hai hoặc bốn kỳ);

– dung tích xi lanh (khác nhau quá 30%);

– số lượng và hình dáng xi lanh;

– công suất (khác nhau quá 30%);

– chế độ làm việc (của các động cơ điện);

– số lượng và dung tích ắc quy kéo.

Kiểu dạng xe có thể bao gồm các kiểu loại xe

2.3 Kiểu loại xe (Version): Các xe cùng kiểu, tuỳ trường hợp, có thể cùng kiểu dạng xe có những những khác nhau có thể liên quan đến:

– truyền lực (hộp số tự động hoặc không tự động), tỉ số truyền, phương pháp chọn số v.v..);

– dung tích xi lanh (khác nhau không quá 30%);

– công suất (khác nhau không quá 30%);

– khối lượng xe bảo đảm vận hành và khối lượng kỹ thuật lớn nhất cho phép (khác nhau không quá 20%);

– những thay đổi nhỏ khác do nhà sản xuất liên quan đến các đặc tính chủ yếu nêu trong phụ lục B.

2.4 Bộ phận sử dụng riêng (Separate technical unit): Một thành phần hoặc đặc tính phải thoả mãn các yêu cầu của một tiêu chuẩn riêng và được dùng để cấu tạo nên một phần của xe. Nó có thể được phê duyệt kiểu bộ phận một cách riêng biệt nhưng chỉ liên quan đến một hoặc một số kiểu xe đặc biệt.

2.5 Bộ phận (Component): Một thành phần 1)hoặc đặc tính phải thoả mãn các yêu cầu của một tiêu chuẩn riêng và được dùng để cấu tạo nên một phần của xe. Nó có thể là bộ phận được phê duyệt kiểu độc lập với một xe.

Một bộ phận sử dụng riêng hoặc bộ phận có thể là trang thiết bị nguyên thủy – được lắp ngay từ đầu hoặc là lắp để thay thế – nếu nó thuộc kiểu được lắp cho xe khi xe được phê duyệt kiểu, hoặc không phải là trang thiết bị nguyên thủy duy nhất trong trường hợp thay thế.

2.6 Phê duyệt kiểu (Type – approval): Thủ tục phê duyệt được tiến hành để chứng nhận một kiểu xe thoả mãn những yêu cầu kỹ thuật được nêu trong các tiêu chuẩn riêng và để kiểm tra sự đúng đắn của những dữ liệu do nhà sản xuất cung cấp trong bản danh mục chi tiết của phụ lục A

2.7 Phê duyệt kiểu bộ phận (Component type – approval): Thủ tục phê duyệt được tiến hành để chứng nhận một đặc tính hoặc một bộ phận (phê duyệt kiểu bộ phận) hoặc một bộ phận sử dụng riêng (phê duyệt kiểu bộ phận sử dụng riêng) thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn riêng có liên quan được nêu trong bản danh mục chi tiết của phụ lục A. Phê duyệt kiểu hoặc phê duyệt kiểu bộ phận có thể được mở rộng để bao gồm cả những sửa đối, kiểu dạng xe hoặc kiểu loại xe bất kỳ.

2.8 Bánh kép (Twinned wheel): Hai bánh được lắp trên cùng một trục mà khoảng cách giữa các tâm của các vùng tiếp xúc với mặt đường của chúng nhỏ hơn 460 mm. Bánh kép được coi như là một bánh.

2.9 Xe động cơ kép (Twin – propulsion vehicle): Xe có hai hệ thống đẩy khác nhau, ví dụ một hệ thống điện và một hệ thống nhiệt.

2.10 Nhà sản xuất (Manufacturer): Cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về tất cả các mặt của qúa trình phê duyệt kiểu xe / bộ phận và về đảm bảo sự phù hợp của sản xuất. Việc cá nhân hoặc tổ chức đó liên quan trực tiếp đến tất cả các giai đoạn chế tạo xe,bộ phận hoặc bộ phận sử dụng riêng được xét đến trong quá trình phê duyệt không phải là điều chủ yếu.

2.11 Phòng thử nghiệm (Technical service): Đơn vị hoặc tổ chức được chỉ định là một phòng thử nghiệm để thực hiện các phép thử hoặc kiểm tra thay mặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chức năng này cũng có thể do chính cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tự thực hiện.

3 Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật gồm các thông số kỹ thuật và thông tin liên quan đến phê duyệt kiểu một xe hoàn chỉnh phải như mô tả trong phụ lục B.

4 Yêu cầu kỹ thuật trong phê duyệt kiểu

4.1 Mỗi kiểu xe phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn riêng và phù hợp với dữ liệu do nhà sản xuất mô tả trong danh mục của phụ lục A;

4.2 Mỗi bộ phận / bộ phận sử dụng riêng phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn riêng có liên quan và phù hợp với dữ liệu do nhà sản xuất mô tả trong danh mục của phụ lục A.

5 Sự phù hợp của sản xuất

Các xe, các bộ phận hoặc bộ phận sử dụng riêng được sản xuất phải phù hợp với kiểu đã được phê

duyệt. Việc kiểm tra phù hợp sản xuất được quy định trong phụ lục E của tiêu chuẩn này.

Phụ lục A 2)

(quy định)

Các bộ phận và đặc tính kỹ thuật (sau đây được gọi chung là “hạng mục”) của xe trong danh mục chi tiết dưới đây được theo sau bởi chữ viết tắt ‘PH’ 3) nếu những hạng mục này phải được kiểm tra về sự phù hợp của chúng với dữ liệu của nhà sản xuất, hoặc bởi chữ viết tắt ‘TCR’3) nếu những hạng mục này phải được kiểm tra về sự phù hợp của chúng với yêu cầu của các tiêu chuẩn riêng cho từng bộ phận hoặc đặc tính kỹ thuật của xe.

Danh mục chi tiết các hạng mục phải kiểm tra

Thứ tự

Hạng mục kiểm tra

Loại kiểm tra

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Nhãn hiệu

Kiểu/ Kiểu dạng xe / Kiểu loại xe

Tên và địa chỉ của nhà sản xuất xe

Tên và địa chỉ của đại diện có thẩm quyền của nhà sản xuất, nếu có

Loại xe (*)

Số lượng bánh xe và vị trí của chúng nếu là xe ba bánh

Bản vẽ phác của khung

Tên và địa chỉ của nhà sản xuất động cơ (nếu khác với nhà sản xuất xe)

Nhãn hiệu và mô tả động cơ

Kiểu đốt cháy nhiên liệu của động cơ.

Chu kỳ làm việc của động cơ (**)

Kiểu làm mát động cơ

Kiểu bôi trơn động cơ (**)

Số lượng và hình dạng xi lanh hoặc stato (đối với động cơ có pít tông quay)

trong động cơ

PH

PH

PH

PH

PH

PH

PH

PH

PH

PH

PH

PH

PH

PH

 

(bảng tiếp theo)

Thứ tự

Hạng mục kiểm tra

Loại kiểm tra

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đường kính, hành trình, dung tích xi lanh hoặc thể tích buồng cháy (đối với

động cơ có pít tông quay) của động cơ (**)

Sơ đồ đầy đủ của hệ thống nạp của động cơ (**)

Tỷ số nén của động cơ (**)

Mô men xoắn và công suất hữu ích lớn nhất của động cơ, dù là:

– động cơ đốt cháy cưỡng bức, tự cháy, hoặc

– bằng động cơ điện.

Biện pháp chống sửa đổi không được phép đối với mô tô và xe máy

Thùng nhiên liệu (**)

ắc qui cho động cơ kéo

Bộ chế hòa khí hoặc hệ thống cung cấp nhiên liệu khác của động cơ (kiểu và

nhãn) (**)

Hệ thống điện (điện áp danh định)

Máy phát điện (loại và công suất ra lớn nhất)(**)

Vận tốc thiết kế lớn nhất của xe

Khối lượng và kích thước

Các khớp nối và bộ phận của chúng

Các biện pháp chống ô nhiễm không khí (**)

Lốp xe

Hệ thống truyền lực

Hệ thống phanh

Lắp đặt thiết bị chiếu sáng và tín hiệu trên xe

Thiết bị chiếu sáng và tín hiệu ánh sáng mà việc phải trang bị bắt buộc hoặc tùy chọn được cho trong các yêu cầu lắp đặt của mục 32 trên.

Thiết bị cảnh báo bằng âm thanh

Vị trí của biển số sau

Khả năng chống nhiễu điện từ

Hệ thống xả và độ ồn (**)

Gương chiếu hậu

Các phần nhô ra ngoài

Chân chống (trừ các xe ba bánh hoặc nhiều hơn ba bánh)

PH

PH

PH

TCR PH

TCR

TCR

PH

PH

PH

PH

TCR

TCR

TCR

TCR

TCR

PH

TCR

TCR

TCR

TCR

TCR

TCR

TCR

TCR

TCR

TCR

 

(Bảng kết thúc)

Thứ tự

Hạng mục kiểm tra

Loại kiểm tra

41

Thiết bị chống lấy cắp xe

TCR

42

Cửa sổ, gạt nước kính chắn gió, bộ phận rửa kính chắn gió; các thiết bị phòng ngừa băng và sương mù đối với xe máy ba bánh, mô tô ba bánh và xe bốn bánh có thân xe

TCR

43

Tay nắm của người cùng đi đối với xe hai bánh

TCR

44

Các giá lắp đai an toàn và đai an toàn cho xe máy, mô tô ba bánh và xe bốn bánh có thân xe

TCR

45

Thiết bị đo tốc độ đối với mô tô, mô tô ba bánh và xe bốn bánh

TCR

46

Xác định các bộ phận điều khiển, báo hiệu làm việc và chỉ hướng

TCR

47

Ghi thông tin theo qui định (nội dung, vị trí và phương pháp ghi )

TCR

Chú thích

 (*) Đối với các xe động cơ kép, nếu hai động cơ đó là loại mà xe theo định nghĩa hoặc là xe máy hoặc là mô tô, mô tô ba bánh hoặc xe bốn bánh, thì xe đó phải được coi là loại sau.

 (**) Xe chạy bằng điện không phải tuân theo những yêu cầu liên quan đến danh mục này trừ những xe động cơ kép trong đó một trong hai động cơ của xe là động cơ điện và động cơ kia là động cơ nhiệt.

Phụ lục B

(quy định)

BẢN THÔNG SỐ KỸ THUẬT(a)

Những thông số kỹ thuật và thông tin phải kê khai sau đây về xe được phê duyệt kiểu, bộ phận sử dụng riêng hoặc bộ phận được phê duyệt kiểu bộ phận phải được làm thành ba bản và được kèm theo một danh mục về nội dung. Tất cả các bản vẽ phải được trình bầy đầy đủ với tỷ lệ thích hợp trên khổ A4 hoặc được gấp lại theo khổ này. Các ảnh cũng phải có đầy đủ và chi tiết. Nếu có các bộ phận có các chức năng được điều khiển bằng các bộ vi xử lý thì phải cung cấp thông tin thích hợp về việc sử dụng.

B.1 Thông tin liên quan chung đến xe

B.1.1 Tổng quát

B.1.1.1 Nhãn hiệu: ………………………………………………………………………………………………………………

B.1.1.2 Kiểu (ghi rõ tất cả kiểu dạng xe và kiểu loại xe: mỗi kiểu dạng xe và mỗi kiểu loại xe phải được xác định bằng mã số bao gồm các số hoặc tổ hợp các số và chữ cái): ……………………………………

B.1.1.3 Mã nhận biết kiểu nếu được quy định đối với xe(b): …………………………………………………………

B.1.1.3.1 Vị trí của mã nhận biết. ……………………………………………………………………………………………..

B.1.1.4 Loại xe(c): ………………………………………………………………………………………………………………..

B.1.1.5 Tên và địa chỉ của nhà sản xuất: ………………………………………………………………………………..

B.1.1.6 Tên và địa chỉ của đại diện có thẩm quyền của nhà sản xuất, nếu có:………………………………

B.1.1.7 Vị trí và phương pháp ghi thông tin theo qui định trên khung xe: ………………………………………

B.1.1.7.1 Đánh số loạt của kiểu xe bắt đầu bằng số: …………………………………………………………………..

B.1.1.8 Vị trí và phương pháp đóng dấu phê duyệt kiểu bộ phận đối với các bộ phận và bộ phận sử dụng riêng . …………………………………………………………………………………………………………………………..

B.1.2 Bố trí chung của xe

B.1.2.1 ảnh và/hoặc bản vẽ của một xe mẫu: ………………………………………………………………………….

B.1.2.2 Bản vẽ kích thước của xe hoàn chỉnh:………………………………………………………………………….

B.1.2.3 Số lượng trục và bánh xe (số lượng xích truyền hoặc đai truyền, nếu có):………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B.1.2.4 Vị trí và cách bố trí động cơ:……………………………………………………………………………………….

B.1.3 Khối lượng (kg)(d)

B.1.3.1 Khối lượng xe bảo đảm vận hành của xe: …………………………………………………………………….

B.1.3.1.1 Phân bố khối lượng giữa các trục:……………………………………………………………………………….

B.1.3.2  Khối lượng xe bảo đảm vận hành của xe, cùng với người lái:…………………………………………..

B.1.3.2.1 Phân bố khối lượng này giữa các trục:………………………………………………………………………….

B.1.3.3 Khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất do nhà sản xuất công bố: ……………………………………..

B.1.3.3.1 Phân bố khối lượng này giữa các trục:…………………………………………………………………………

B.1.3.3.2 Khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất trên mỗi trục: ……………………………………………………..

B.1.3.4 Khả năng vượt dốc lớn nhất tại khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất do nhà sản xuất công bố: ……………………………………………………………………………………………………………………………………….

B.1.3.5 Khối lượng kéo lớn nhất (trường hợp có thể áp dụng): …………………………………………………………………………..

B.1.4 Động cơ(e)

B.1.4.1 Nhà sản xuất: ………………………………………………………………………………………………….

B.1.4.2 Nhãn hiệu:………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.2.1 Kiểu (được ghi rõ trên động cơ, hoặc mã nhận biết khác): ……………………………………… B.1.4.3 Động cơ cháy cưỡng bức hoặc cháy do nén

B.1.4.3.1 Đặc điểm riêng của động cơ: …………………………………………………………………………….. B.1.4.3.1.1 Chu kỳ làm việc: Cháy cưỡng bức/cháy do nén, bốn/ hai kỳ(1)…………………………………. B.1.4.3.1.2 Số lượng, bố trí và thứ tự đánh lửa của xi lanh: …………………………………………………….. B.1.4.3.1.2.1 Đường kính: …………….mm (f)

B.1.4.3.1.2.2 Hành trình:………………mm (f)

B.1.4.3.1.3 Dung tích xi lanh:…………. cm3 (g)

B.1.4.3.1.4 Tỷ số nén (2):

B.1.4.3.1.5 Bản vẽ nắp xi lanh, pít tông, xéc măng và xi lanh:

B.1.4.3.1.6 Vận tốc không tải (2):………….vg/ph

B.1.4.3.1.7 Công suất đầu ra có ích lớn nhất:………….kW, ở:……………vg/ph

B.1.4.3.1.8 Mô men xoắn có ích lớn nhất:……………….Nm, ở: ……………vg/ph

B.1.4.3.2 Nhiên liệu: điêzen/xăng/ hỗn hợp/ LPG/ loại khác (1)

B.1.4.3.3 Thùng nhiên liệu

B.1.4.3.3.1 Dung tích lớn nhất(2) ………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.3.2 Bản vẽ thùng nhiên liệu có chỉ rõ loại vật liệu chế tạo: …………………………………………..

B.1.4.3.3.3 Sơ đồ chỉ rõ vị trí của thùng nhiên liệu trên xe: ……………………………………………………..

B.1.4.3.4 Cung cấp nhiên liệu

B.1.4.3.4.1 Qua bộ chế hòa khí: Có/Không(1)

B.1.4.3.4.1.1 Nhãn hiệu:………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.1.2 Loại: ………………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.1.3 Số lượng lắp đặt: ……………………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.4.1.4 Các thông số chỉnh đặt:…………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.1.4.1 Các họng khuếch tán:………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.1.4.2 Mức nhiên liệu trong buồng phao:……………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.1.4.3 Khối lượng phao: ……………………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.4.1.4.4 Kim phao: ……………………………………………………………………………………………………….

hoặc

B.1.4.3.4.1.4.5 Đường cong nhiên liệu như là một hàm số của lưu lượng không khí và yêu cầu chỉnh đặt để duy trì đường cong đó: ………………………………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.4.1.5 Hệ thống khởi động nguội: Bằng tay/tự động(1)

B.1.4.3.4.1.5.1 Nguyên lý hoạt động: ……………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.2 Bằng phun nhiên liệu (chỉ trong trường hợp cháy do nén): Có/Không(1)……………………..

B.1.4.3.4.2.1 Mô tả hệ thống: ……………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.2.2 Nguyên lý hoạt động: …………………………………………………………………………………………

Phun trực tiếp/ gián tiếp/ buồng phun chảy rối(1)

B.1.4.3.4.2.3 Bơm cao áp ……………………………………………………………………………………………………… hoặc:

B.1.4.3.4.2.3.1 Nhãn hiệu: …………………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.2.3.2 Loại: ……………………………………………………………………………………………………………. hoặc

B.1.4.3.4.2.3.3 Lưu lượng nhiên liệu lớn nhất (1) (2): ……………. mm3/hành trình hoặc kỳ, ở vận tốc quay của bơm là:…………..vg/ph hoặc đường đặc tính kỹ thuật: …………………………………………………………….

B.1.4.3.4.2.3.4 Góc phun sớm(2): …………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.2.3.5 Đường cong phun sớm (2): …………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.3.6 Phương pháp hiệu chuẩn: Băng thử/ động cơ ………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.4 Bộ điều chỉnh vận tốc (Bộ điều tốc) ……………………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.4.1 Loại: ……………………………………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.4.2.4.2  Điểm cắt

B.1.4.3.4.2.4.2.1 Điểm cắt khi có tải:………………….vg/ph

B.1.4.3.4.2.4.2.2 Điểm cắt khi không tải:…………….vg/ph

B.1.4.3.4.2.4.3 Vận tốc không tải:……………………….vg/ph……………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.5  ống dẫn cao áp……………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.2.5.1 Dài:……………………….mm ………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.2.5.2 Đường kính trong:……………….mm ………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.6 Vòi phun ………………………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.2.6.1 Nhãn hiệu: ………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.6.2 Loại: ……………………………………………………………………………………………………………… hoặc

B.1.4.3.4.2.6.3 áp suất phun (2):………….kPa ………………………………………………………………………………

hoặc đường đặc tính (2): ……………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.4.2.7  Hệ thống khởi động nguội(nếu có) ………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.7.1 Nhãn hiệu: ………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.7.2 Loại: ……………………………………………………………………………………………………………….

Hoặc:

B.1.4.3.4.2.7.3 Mô tả:……………………………………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.4.2.8 Thiết bị khởi động thứ cấp (nếu có) ………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.8.1 Nhãn hiệu:………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.2.8.2 Loại: ………………………………………………………………………………………………………………

hoặc:

B.1.4.3.4.2.8.3 Mô tả hệ thống: ……………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.3 Bằng phun nhiên liệu (chỉ với trường hợp đánh lửa bằng tia lửa điện): Có /Không(1)

B.1.4.3.4.3.1 Mô tả hệ thống: ……………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.3.2 Nguyên tắc hoạt động: Phun vào đường ống nạp (điểm đơn/đa)(1)/phun trực tiếp/kiểu khác (ghi rõ trường hợp nào)(1): …………………………………………………………………………………………………

hoặc

B.1.4.3.4.3.2.1 Nhãn hiệu của bơm phun: …………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.3.2.2 Loại bơm phun: ……………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.4.3.3 Vòi phun: áp suất phun(2):…………..kPa

hoặc đường đặc tính(2) ………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.3.4 Phun sớm: ………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.4.3.5 Hệ thống khởi động nguội

B.1.4.3.4.3.5.1 Nguyên tắc hoạt động: ……………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.4.3.5.2 Giới hạn hoạt động/điều chỉnh(1)(2):….. ……………………………………………………….

B.1.4.3.4.4 Bơm nhiên liệu: Có/Không(1)

B.1.4.3.5 Trang thiết bị điện

B.1.4.3.5.1 Điện áp danh định:…………….V, tiếp mát âm/dương(1)

B.1.4.3.5.2 Máy phát điện

B.1.4.3.5.2.1 Loại: ………………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.5.2.2 Công suất danh định:…………..W

B.1.4.3.6 Đánh lửa

B.1.4.3.6.1 Nhãn hiệu:………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.6.2 Loại: ………………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.6.3 Nguyên tắc hoạt động: ……………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.6.4 Đường cong đánh lửa sớm hoặc điểm đặt đánh lửa(2):…………………………………………….

B.1.4.3.6.5 Điều chỉnh tĩnh(2):…………… trước điểm chết trên

B.1.4.3.6.6 Khe hở đánh lửa(2):………….mm

B.1.4.3.6.7  Góc dừng(2): ……………………………………………………………………………………………………. B.1.4.3.6.8  Hệ thống chống nhiễu ra đi ô:……………………………………………………………………………. B.1.4.3.6.8.1 Ký hiệu và bản vẽ của thiết bị chống nhiễu ra đi ô: …………………………………………………

B.1.4.3.6.8.2 Chỉ số của giá trị điện trở một chiều danh định và, trong trường hợp cuộn đánh lửa có điện trở dây, ghi giá trị điện trở của một mét dài: ……………………………………………………………………

B.1.4.3.7 Hệ thống làm mát (Chất lỏng/Không khí)(1)

B.1.4.3.7.1 Giá trị đặt danh nghĩa cho thiết bị điều khiển nhiệt độ động cơ: …………………………………….

B.1.4.3.7.2 Chất lỏng……………………………………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.7.2.1 Bản chất của chất lỏng: ……………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.7.2.2 Bơm tuần hoàn: Có/Không(1) ………………………………………………………………………..

B.1.4.3.7.3  Không khí …………………………………………………………………………………………………………..

B.1.4.3.7.3.1 Quạt gió: Có/Không(1) ………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.8 Hệ thống nạp

B.1.4.3.8.1 Bơm tăng áp: Có/Không(1):………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.8.1.1 Nhãn hiệu:…………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.8.1.2 Loại: …………………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.8.1.3 Mô tả hệ thống (ví dụ: áp suất tăng cực đai:…… kPa, lỗ xả chất bẩn (ở nơi thích hợp):…..) B.1.4.3.8.2 Thiết bị làm mát trung gian: Có/Không(1) ……………………………………….. …………………

B.1.4.3.8.3 Mô tả và bản vẽ của đường ống nạp và các phụ kiện (buồng thông gió, thiết bị nhiệt, phun không khí bổ sung, v.v ):………………………………………………………………………………………………………….

B.1.4.3.8.3.1 Mô tả đường ống nạp (với bản vẽ và/hoặc ảnh): ………………………………………………………

B.1.4.3.8.3.2 Lọc không khí, bản vẽ: ………………………………………………………………………………… hoặc

B.1.4.3.8.3.2.1 Nhãn hiệu: ………………………………………………………………………………………………. hoặc

B.1.4.3.8.3.2.2 Loại: …………………………………………………………………………………………………………….. :

B.1.4.3.8.3.3 Thiết bị giảm âm đầu ống hút, bản vẽ:……………………………………………………………. hoặc

B.1.4.3.8.3.3.1 Nhãn hiệu: ………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.8.3.3.2 Loại: ………………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.3.9 Hệ thống xả

B.1.4.3.9.1 Bản vẽ của hệ thống xả hoàn chỉnh: ………………………………………………………………………..

B.1.4.3.10 Tiết diện nhỏ nhất của đầu vào và đầu ra của ống xả: …………………………………………………

B.1.4.3.11 Hệ thống nạp hoặc số liệu tương đương:

B.1.4.3.11.1 Độ nâng xu páp lớn nhất, góc đóng và mở lớn nhất theo điểm chết, hoặc số liệu liên quan đến các hệ thống khác có thể thực hiện được:…………………………………………………………….

B.1.4.3.11.2 Chuẩn và/hoặc phạm vi lắp đặt (1): …………………………………………………………………………  B.1.4.3.12 Các biện pháp chống ô nhiễm không khí được chấp nhận

B.1.4.3.12.1 Thiết bị tuần hoàn khí cạc te, chỉ đối với động cơ 4 kỳ (mô tả và bản vẽ): …………………….

B.1.4.3.12.2 Thiết bị chống ô nhiễm bổ sung (nơi có và không được kê vào danh mục khác bên dưới): B.1.4.3.12.2.1 Mô tả và/hoặc bản vẽ: ……………………………………………………….

B.1.4.3.13 Vị trí của ký hiệu hệ số hấp thụ (chỉ đối với động cơ cháy do nén):…………………………………

B.1.4.4 Động cơ điện kéo

B.1.4.4.1 Kiểu (dây quấn, kích thích): ……………………………………………………………………………………..

B.1.4.4.1.1 Công suất giờ lớn nhất:…………..kW …………………………………………………………………………

B.1.4.4.1.2 Điện áp hoạt động:…………….Vôn…………………………………………………………………………….

B.1.4.4.2 ắc qui

B.1.4.4.2.1 Số lượng ngăn: ………………………………………………………………………………………………..

B.1.4.4.2.2 Khối lượng:……….kg

B.1.4.4.2.3 Dung lượng:………Ah (ampe/giờ)

B.1.4.4.2.4 Vị trí:………………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.5 Các động cơ khác hoặc tổ hợp các động cơ (thông tin riêng liên quan đến các bộ phận của những động cơ đó):…………………………………………………………………………………………………………..

B.1.4.6 Nhiệt độ cho phép bởi nhà sản xuất

B.1.4.6.1 Hệ thống làm mát

B.1.4.6.1.1 Làm mát bằng chất lỏng

Nhiệt độ lớn nhất ở đầu ra:……………0C

B.1.4.6.1.2 Làm mát bằng không khí

B.1.4.6.1.2.1 Điểm chuẩn: ……………………………………………………………………………………………………

B.1.4.6.1.2.2 Nhiệt độ lớn nhất tại điểm chuẩn:……….0C

B.1.4.7 Hệ thống bôi trơn

B.1.4.7.1 Mô tả hệ thống

B.1.4.7.1.1 Vị trí bình chứa dầu bôi trơn (nếu có): ………………………………………………………………….

B.1.4.7.1.2 Hệ thống cung cấp dầu (bơm/phun vào hệ thống cung cấp/trộn với nhiên liệu, v.v)(1): …

B.1.4.7.2 Dầu bôi trơn hoà trộn với nhiên liệu:

B.1.4.7.2.1 Tỷ lệ hoà trộn (%):……………………………………………………………………………………………

B.1.4.7.3 Thiết bị làm mát dầu bôi trơn: Có/Không(1)

B.1.4.7.3.1 Bản vẽ:…………………………………………………………………………………………………….hoặc

B.1.4.7.3.1.1 Nhãn hiệu:………………………………………………………………………………………………………

B.1.4.7.3.1.2 Loại: ………………………………………………………………………………………………………………

B.1.5 Hệ thống truyền lực

B.1.5.1  Sơ đồ của hệ thống truyền lực: …………………………………………………………………………..

B.1.5.2 Loại (cơ khí, thuỷ lực, điện, v.v…):……………………………………………………………………….

B.1.5.3 Ly hợp (loại):……………………………………………………………………………………………………

B.1.5.4 Hộp số

B.1.5.4.1 Loại: tự động/ bằng tay (1):

B.1.5.4.2 Phương pháp chọn số: Bằng tay/bằng chân(1)

B.1.5.5 Tỉ số truyền

N

R1

R2

R3

Rt

Truyền động thay đổi liên tục nhỏ nhất

1

2

3

Truyền động thay đổi liên tục lớn nhất

Số lùi

       
N = Tỷ số truyền

R1 = Tỷ số truyền sơ cấp (tỷ số của vận tốc động cơ với vận tốc quay của trục sơ cấp hộp số)

R2 = Tỷ số truyền thứ cấp (tỷ số của vận tốc quay của trục sơ cấp với vận tốc quay của trục thứ cấp trong hộp số)

R3 = Tỷ số truyền cuối cùng (tỷ số của vận tốc quay trục ra của hộp số với vận tốc quay của bánh xe chủ

động)

Rt = Tỷ số truyền tổng.

 

B.1.5.6 Số truyền và vận tốc lớn nhất của xe tương ứng với số truyền này (km/h)(1): ……… …………..

B.1.5.7 Thiết bị đo tốc độ: Có/không (1)

B.1.5.7.1 Nhãn hiệu: ……………………………………………………………………………………………………………..

B.1.5.7.2 Loại: ……………………………………………………………………………………………………………………..

B.1.5.7.3 Các ảnh và/hoặc các bản vẽ của hệ thống hoàn chỉnh:

B.1.5.7.4 Dải hiển thị vận tốc:……………………………………………………………………..

B.1.5.7.5 Sai số của cơ cấu đo của đồng hồ đo vận tốc B.1.5.7.6 Hằng số kỹ thuật của đồng hồ đo vận tốc B.1.5.7.7 Nguyên lý làm việc và mô tả cơ cấu dẫn động B.1.5.7.8 Tỉ số truyền động tổng của cơ cấu dẫn động

B.1.6 Hệ thống treo

B.1.6.1 Bản vẽ bố trí hệ thống treo: ……………………………………………………………………………………….

B.1.6.2 Lốp xe (loại, kích thước và tải trọng lớn nhất) và vành bánh xe (loại tiêu chuẩn):

B.1.6.2.1 Chu vi lăn danh định:……………………………………………………………………………………………….

B.1.6.2.2 áp suất lốp do nhà sản xuất thông báo:………..kPa

B.1.6.2.3 Tổ hợp lốp/bánh xe:…………………………………………………………………………………………………

B.1.7 Hệ thống lái

B.1.7.1 Số truyền và điều khiển lái

B.1.7.1.1 Loại số truyền:…………………………………………………………………………………………………………

B.1.8 Hệ thống phanh

B.1.8.1 Sơ đồ của thiết bị phanh: …………………………………………………………………………………………..

B.1.8.2 Phanh trước và sau, đĩa và/hoặc tang trống(1): ………………………………………………………………

B.1.8.2.1 Nhãn hiệu:………………………………………………………………………………………………………………

B.1.8.2.2 Loại: ………………………………………………………………………………………………………………………

B.1.8.3 Bản vẽ các bộ phận của hệ thống phanh

B.1.8.3.1 Guốc phanh và/hoặc má phanh(1): ………………………………………………………………………………

B.1.8.3.2 Lớp bọc và/ hoặc má phanh(1):……………………………………………………………………………………

B.1.8.3.3 Tay phanh và/hoặc bàn đạp…………………………………………………………………………………….

B.1.8.3.4 Bình chứa dầu phanh(ở nơi có thể áp dụng): ………………………………………………………………

B.1.8.4 Các thiết bị khác (ở nơi có thể áp dụng): bản vẽ và mô tả: ……………………………………………

B.1.9 Đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu

B.1.9.1 Danh mục của tất cả các thiết bị (ghi rõ số lượng, nhãn hiệu, kiểu, dấu phê duyệt kiểu bộ phận, cường độ sáng lớn nhất của các đèn pha, màu, đèn báo hiệu làm việc tương ứng): ..

B.1.9.2 Sơ đồ chỉ vị trí của các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu: ……………………………………………….

B.1.9.3 Đèn cảnh báo chất độc hại (nơi lắp): …………………………………………………………………………

B.1.9.4 Các yêu cầu bổ sung đối với các xe chuyên dùng: ………………………………………………………

B.1.10 Trang thiết bị

B.1.10.1 Thiết bị móc kéo (ở nơi có thể áp dụng được)

B.1.10.1.1 Kiểu: dạng móc kéo/dạng vòng tròn/dạng khác(1)

B.1.10.1.2 ảnh và/hoặc bản vẽ chỉ vị trí và cấu tạo của thiết bị: ……………………………………………………

B.1.10.2 Bố trí và nhận biết các thiết bị chỉ hướng, báo hiệu làm việc và điều khiển: ……………………..

B.1.10.2.1 ảnh và/hoặc bản vẽ về bố trí của biểu tượng, báo hiệu làm việc, chỉ hướng, điều khiển: ……

B.1.10.3 Thông tin ghi theo qui định:

B.1.10.3.1 ảnh và/hoặc bản vẽ chỉ rõ vị trí của thông tin ghi theo qui định và số của khung xe: …………

B.1.10.3.2 ảnh và/hoặc bản vẽ chỉ rõ phần chính của thông tin ghi (có ghi rõ kích thước): ………………..

B.1.10.3.3 ảnh và/hoặc bản vẽ chỉ rõ số của khung xe (có ghi rõ kích thước):…………………………………

B.1.10.4 Thiết bị chống lấy cắp xe: ………………………………………………………………………………………..

B.1.10.4.1 Kiểu thiết bị: ………………………………………………………………………………………………………….

B.1.10.4.2 Mô tả tóm tắt thiết bị được sử dụng:…………………………………………………………………………..

B.1.10.5 Thiết bị cảnh báo bằng âm thanh

B.1.10.5.1 Mô tả tóm tắt thiết bị sử dụng và mục đích của chúng: …………………………………………………

B.1.10.5.2 Nhãn hiệu:…………………………………………………………………………………………………………….

B.1.10.5.3 Loại: …………………………………………………………………………………………………………………….

B.1.10.5.4 Tên và địa chỉ nhà sản xuất:…………………………………………………………………………………….

B.1.10.5.5 Dấu phê duyệt kiểu bộ phận:……………………………………………………………………………………

B.1.10.5.6 Bản vẽ chỉ rõ vị trí của thiết bị cảnh báo âm thanh theo cấu tạo của xe: ………………………….

B.1.10.5.7 Các chi tiết về phương pháp gá lắp, bao gồm cả phần cấu tạo của xe để lắp thiết bị cảnh báo âm thanh:

B.1.10.6 Vị trí của biển số sau (chỉ rõ sự thay đổi khi cần thiết, bản vẽ được sử dụng dành riêng cho thay đổi này):

B.1.10.6.1 Độ nghiêng của mặt phẳng so với chiều thẳng đứng: …………………………………………………..

B.2 Thông tin chỉ liên quan đến mô tô, xe máy hai bánh

B.2.1 Trang thiết bị

B.2.1.1 Gương chiếu hậu (ghi thông tin dưới đây cho từng gương chiếu hậu)

B.2.1.1.1 Nhãn hiệu: ………………………………………………………………………………………………………………

B.2.1.1.2 Dấu phê duyệt kiểu bộ phận: ……………………………………………………………………………………..

B.2.1.1.3 Kiểu dạng xe: ………………………………………………………………………………………………………….

B.2.1.1.4 Bản vẽ chỉ rõ vị trí của gương chiếu hậu theo cấu tạo của xe: ………………………………………..

B.2.1.1.5 Thông tin chính xác về kiểu gá lắp, bao gồm cả phần của cấu tạo xe để lắp gương chiếu hậu: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

B.2.1.2 Chân chống

B.2.1.2.1 Kiểu: ở giữa và/hoặc bên cạnh

B.2.1.2.2 Bản vẽ chỉ rõ vị trí của chân chống theo cấu tạo của xe

B.2.1.3 Chân chống phụ cho mô tô có lắp thùng bên cạnh (nếu có): …………………………………………..

B.2.1.3.1 ảnh và/hoặc bản vẽ chỉ rõ vị trí và cấu tạo: ………………………………………………………………….

B.2.1.4 Tay nắm cho người cùng đi

B.2.1.4.1 Kiểu: quai và/hoặc tay nắm

B.2.1.4.2 ảnh và/hoặc bản vẽ chỉ rõ vị trí:………………………………………………………………………………….

B.3 Thông tin chỉ cho xe máy ba bánh, mô tô ba bánh và xe bốn bánh B.3.1 Kích thước và khối lượng (mm và kg) (nếu cần thiết xem bản vẽ) B.3.1.1 Yêu cầu về kích thước khi chế tạo khung sườn không có thân xe

B.3.1.1.1 Dài:………………………………………………………………………………………………………………………..

B.3.1.1.2 Rộng: …………………………………………………………………………………………………………………….

B.3.1.1.3 Chiều cao khi không chất tải: …………………………………………………………………………………….

B.3.1.1.4 Chiều dài đầu xe: …………………………………………………………………………………………………….

B.3.1.1.5 Chiều dài đuôi xe:…………………………………………………………………………………………………….

B.3.1.1.6 Các vị trí giới hạn của trọng tâm xe có thân xe: …………………………………………………………….

B.3.1.2 Khối lượng(d)

B.3.1.2.1 Tải trọng lớn nhất do nhà sản xuất công bố : ………………………………………………………………..

B.3.2 Trang thiết bị B.3.2.1 Thân xe

B.3.2.1.1 Loại thân xe:……………………………………………………………………………………………………………

B.3.2.1.2 Bản vẽ bố trí kích thước chung bên trong:…………………………………………………………………….

B.3.2.1.3 Bản vẽ bố trí kích thước chung bên ngoài: ……………………………………………………………………

B.3.2.1.4 Vật liệu và phương pháp chế tạo: ……………………………………………………………………………….

B.3.2.1.5 Cửa ra vào, khoá và bản lề:……………………………………………………………………………………….

B.3.2.1.6 Hình dạng, kích thước, hướng và góc mở lớn nhất của cửa ra vào: …………………………………

B.3.2.1.7 Bản vẽ của khoá và bản lề và vị trí của chúng trong cửa ra vào: ……………………………………..

B.3.2.1.8 Mô tả kỹ thuật của khoá và bản lề: …………………………………………………………………………

B.3.2.2 Kính chắn gió và các loại kính khác

B.3.2.2.1 Kính chắn gió

B.3.2.2.1.1 Vật liệu: ……………………………………………………………………………………………………………..

B.3.2.2.2 Kính khác

B.3.2.2.2.1 Vật liệu của kính: …………………………………………………………………………………………………

B.3.2.3 Gạt nước của kính chắn gió:

B.3.2.3.1 Mô tả chi tiết về kỹ thuật (có bản vẽ hoặc ảnh): ………………………………………………………..

B.3.2.4 Thiết bị rửa kính chắn gió:

B.3.2.4.1 Mô tả chi tiết về kỹ thuật (có bản vẽ hoặc ảnh): ………………………………………………………..

B.3.2.5 Gạt tuyết và sương mù:

B.3.2.5.1 Mô tả chi tiết về kỹ thuật (có bản vẽ hoặc ảnh): ………………………………………………………..

B.3.2.6 Gương chiếu hậu (ghi các thông tin dưới đây cho mỗi một gương chiếu hậu):

B.3.2.6.1 Nhãn hiệu: ………………………………………………………………………………………………………….

B.3.2.6.2 Dấu phê duyệt kiểu bộ phận: …………………………………………………………………………………

B.3.2.6.3 Kiểu dạng xe: ………………………………………………………………………………………………………

B.3.2.6.4 Bản vẽ chỉ rõ vị trí của gương chiếu hậu liên quan đến kết cấu của xe: …………………………

B.3.2.6.5 Các thông tin chi tiết về cách gá lắp, bao gồm cả phần gá lắp thuộc về cấu tạo của xe tại vị trí lắp gương chiếu hậu:………………………………………………………………………………………………………..

B.3.2.7 Chỗ ngồi

B.3.2.7.1 Số lượng:…………………………………………………………………………………………………………….

B.3.2.7.2 Vị trí: ………………………………………………………………………………………………………………….

B.3.2.7.3 Toạ độ hoặc bản vẽ của điểm R(j)

B.3.2.7.3.1 Chỗ ngồi của lái xe: ……………………………………………………………………………………………..

B.3.2.7.3.2 Các chỗ ngồi khác: ………………………………………………………………………………………………

B.3.2.7.4 Góc nghiêng dự định của lưng ghế

B.3.2.7.4.1 Của ghế dành cho lái xe: ………………………………………………………………………………………

B.3.2.7.4.2 Của ghế ngồi khác: ………………………………………………………………………………………………

B.3.2.7.5 Khoảng điều chỉnh ghế:

B.3.2.7.5.1 Ghế dành cho lái xe: …………………………………………………………………………………………….

B.3.2.7.5.2 Ghế ngồi khác:…………………………………………………………………………………………………….

B.3.2.8 Hệ thống sưởi ấm của khoang hành khách (nơi có thể áp dụng)

B.3.2.8.1 Mô tả tóm tắt kiểu xe về hệ thống sưởi ấm sử dụng nhiệt từ chất lỏng làm mát của động cơ xe: ……………………………………………………………………………………………………………………………………

B.3.2.8.2 Mô tả chi tiết kiểu xe về hệ thống sưởi ấm nếu sử dụng không khí làm mát động cơ hoặc khí thải của động cơ để làm nguồn sưởi, bao gồm: ……………………………………………………………………

B.3.2.8.2.1 Bản vẽ toàn bộ hệ thống sưởi ấm, có chỉ rõ vị trí trên xe (và bố trí thiết bị giảm âm (bao gồm cả vị trí của các điểm trao đổi nhiệt)): …………………………………………………………………………………

B.3.2.8.2.2 Bản vẽ toàn bộ của thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng trong hệ thống dùng nhiệt từ khí xả động cơ hoặc bộ phận có phần được sử dụng để trao đổi nhiệt (đối với hệ thống sưởi ấm sử dụng nhiệt do không khí làm mát động cơ cung cấp): ……… ………………………………………………………………..

B.3.2.8.2.3 Bản vẽ mặt cắt của hệ thống trao đổi nhiệt hoặc của các bộ phận có trao đổi nhiệt diễn ra, cùng với các chú thích về chiều dày thành trao đổi nhiệt, vật liệu được sử dụng và đặc tính của bề mặt trao đổi nhiệt: ……………………………………………………………………………………………………………….

B.3.2.8.2.4 Đặc tính kỹ thuật về phương pháp sản xuất và số liệu kỹ thuật liên quan đến các bộ phận chính khác của hệ thống sưởi ấm, ví dụ như quạt gió: ……………………………………………………………

B.3.2.9 Đai an toàn

B.3.2.9.1 Số lượng và vị trí của các đai an toàn, cùng với một giấy chứng nhận đối với các ghế ngồi có thể lắp đai an toàn…………………………………………………………………………………………………….

LX/KH (1)

Dấu phê duyệt kiểu bộ phận

Kiểu dạng xe  (Nếu có)

 

Các ghế ngồi trước

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………. Các ghế ngồi sau

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………. Các ghế ngồi ở giữa trước và sau

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………. Thiết bị chuyên dùng (ví dụ thiết bị điều chỉnh độ cao của ghế, thiết bị đặt tải trước, v.v)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B.3.2.10 Giá lắp đai an toàn …………………………………………………………………………………………………….

B.3.2.10.1 Số lượng và vị trí của giá lắp đai an toàn: …………………………………………………………………..

B.3.2.10.2 ảnh và/hoặc bản vẽ của thân xe chỉ rõ vị trí và các kích thước thực, hiệu quả của giá lắp đai an toàn, và cũng chỉ rõ vị trí của điểm R: …………………………………………………………………….

B.3.2.10.3 Bản vẽ của giá lắp đai an toàn và các bộ phận cấu tạo của xe để lắp giá lắp đai an toàn (cả ghi chú về bản chất của vật liệu sử dụng): ………………………………………………………………………

B.3.2.10.4 Ký hiệu của kiểu đai an toàn (*) được phép sử dụng để lắp vào giá lắp đai an toàn trên xe:

Chú thích: (*)

– A : Cho đai an toàn 3 điểm

– B: Cho đai an toàn dạng cuộn cuốn

– S: Cho dạng đặc biệt, trường hợp này ghi cụ thể tính chất của đai qua xem xét trực tiếp

– Ar, Br, Sr: Đai an toàn được gắn vào ống quán tính

– Are, Bre, Sre: Cho đai an toàn lắp một ống quán tính và thiết bị hấp thụ năng lượng tại ít nhất một giá lắp đai an toàn

B.3.2.10.5 Mô tả một kiểu dây đai cụ thể, mà giá lắp đai an toàn được gắn vào điểm tựa trên lưng ghế hoặc gắn với một thiết bị tiêu hao năng lượng:

 Chú thích

(1) Xóa phần không áp dụng

(2) Nêu sai số

(a) Khi một thiết bị đã được phê duyệt kiểu bộ phận, sự mô tả có thể được thay thế bằng sự tham khảo tới phê duyệt kiểu bộ phận đó. Như vậy không cần thiết phải mô tả khi cấu tạo của bộ phận đã được thể hiện

rõ ràng trên sơ đồ hoặc bản vẽ kèm theo chứng nhận. Việc nêu rõ số lượng các phụ lục tương ứng cho mỗi một danh mục chi tiết mà ảnh và bản vẽ phải được đính kèm.

(b) Khi được sử dụng, mã nhận biết có thể chỉ xuất hiện trên xe, các bộ phận sử dụng riêng hoặc các bộ phận thuộc phạm vi tiêu chuẩn riêng quản lý việc phê duyệt kiểu bộ phận. Khi mà phương pháp nhận biết kiểu bao gồm các ký tự không liên quan đến mô tả kiểu xe/ bộ phận sử dụng riêng riêng/bộ phận được nêu trong bản thông số này, các ký tự đó được thay thế trong các tài liệu bởi các ký hiệu “ ? “ (ví dụ: ABC??123??).

(c) Việc phân loại tương ứng với các loại sau:

– xe máy hai bánh,

– xe máy ba bánh và xe bốn bánh loại nhẹ (xe bốn bánh loại nhẹ được coi là xe máy, xem điều 1),

– mô tô,

– mô tô ba bánh và xe bốn bánh (xe bốn bánh được coi là mô tô ba bánh, xem điều 1).

(d):

1/ Khối lượng bản thân: Khối lượng của xe để sử dụng thông thường và được trang bị như sau:

– thiết bị bổ sung chỉ được trang bị để sử dụng bình thường, có cân nhắc cẩn thận.

– trang thiết bị điện hoàn chỉnh, bao gồm các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu được nhà sản xuất cung cấp.

– các dụng cụ và thiết bị cần có theo luật để đo khối lượng bản thân của xe.

– lượng chất lỏng đủ để đảm bảo cho tất cả các bộ phận của xe hoạt động bình thường.

Chú thích – Nhiên liệu và hỗn hợp nhiên liệu/dầu bôi trơn không được tính trong khi đo, nhưng các thành phần như dung dịch a-xít của ắc qui, dầu thuỷ lực, nước làm mát và dầu bôi trơn động cơ phải được tính đến.

2/ Khối lượng xe bảo đảm vận hành: Khối lượng bản thân có bổ sung thêm những khối lượng của các thành phần sau:

– nhiên liệu: Nhiên liệu được chứa ít nhất 90% dung tích do nhà sản xuất công bố.

– thiết bị bổ sung thông dụng được nhà sản xuất cung cấp, ngoài những thứ cần thiết cho hoạt động bình thường của xe (túi dụng cụ, giá chứa hành lý mang theo, kính chắn gió, thiết bị an toàn, v.v. )

Chú thích – Đối với xe chạy bằng hỗn hợp nhiên liệu/dầu bôi trơn:

 (a) Khi nhiên liệu và dầu bôi trơn được hoà trộn trước thì từ “nhiên liệu” phải được hiểu là hỗn hợp của nhiên liệu và dầu bôi trơn.

 (b) Khi nhiên liệu và dầu bôi trơn được để riêng, từ “nhiên liệu” chỉ được hiểu là xăng và trong trường hợp này dầu bôi trơn đã được tính trong khối lượng bản thân.

3/ Khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất: Khối lượng do nhà sản xuất tính toán trong điều kiện hoạt

động đặc biệt, có kể đến các yếu tố như độ bền của vật liệu, khả năng tải của lốp, v.v.

4/ Tải trọng lớn nhất do nhà sản xuất công bố: Tải trọng đạt được bởi khối lượng định nghĩa ở 3/ ở trên, kèm theo khối lượng người lái, trừ đi khối lượng được định nghĩa trong 2/ ở trên.

5/ Khối lượng của người lái tính tròn là 75 kg.

(e) Khi lắp các hệ thống và động cơ đặc biệt, các thông tin tương ứng với mục cho trong danh mục chi tiết này phải được cung cấp bởi nhà sản xuất.

(f) – Số đo này phải được làm tròn đến 0,1 mm.

(g) – Giá trị này được tính với p=3,1416 làm tròn đến cm3 gần nhất.

(h) – Thông tin yêu cầu phải được cung cấp cho tất cả các kiểu dạng xe có thể có.

(i) – Sai số cho phép là 5%

(j) – Điểm R hoặc điểm chuẩn của chỗ ngồi là điểm chuẩn được chỉ rõ bởi nhà sản xuất, điểm R phải:

– có hệ tọa độ riêng phù hợp với cấu tạo của xe,

– phù hợp với vị trí trí lý thuyết của điểm quay của thân người/bắp đùi (điểm H) đối với vị trí lái thông thường thấp nhất hoặc vị trí sử dụng và vị trí sau cùng, do nhà sản xuất xe công bố đối với từng chỗ ngồi trong các chỗ ngồi đã có.

– có thể được coi là số liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền, khi họ mong muốn, cho mỗi chỗ ngồi khác với chỗ ngồi phía trước khi điểm H không thể xác định được bằng hệ tọa độ không gian ba chiều hoặc bằng các phương pháp để xác định điểm H.

Phụ lục C

(tham khảo)

VÍ DỤ THAM KHẢO VỀ THỂ THỨC PHÊ DUYỆT KIỂU

C.1 Trình tự làm một mẫu phê duyệt

Việc hoàn thành một mẫu phê duyệt kiểu, giống như phần thủ tục phê duyệt kiểu, bao gồm các bước cho dưới đây:

C.1.1 Điền vào chỗ đối diện các mục đã có sẵn trong chứng nhận phê duyệt kiểu mẫu cho trong phần C.2 dưới đây, trên cơ sở số liệu tương ứng trong bản thông số kỹ thuật.

C.1.2 Kiểm tra sự đúng đắn của các thông tin tương ứng trong bản thông số kỹ thuật nếu từ PH là tương ứng với hạng mục trong văn bản phê duyệt kiểu và đánh dấu bằng dấu X vào một trong hai ô phụ thuộc vào kết quả của kiểm tra đã thực hiện: ô thứ nhất nếu thông tin trong bản thông số kỹ thuật là đúng, và ô thứ hai nếu thông tin là không đúng.

C.1.3 Kiểm tra sự phù hợp của bộ phận hoặc đặc tính kỹ thuật cho trong danh mục chi tiết với các yêu cầu của tiêu chuẩn riêng tương ứng nếu từ TCR là tương ứng với hạng mục cho trong mẫu chứng nhận phê duyệt kiểu và cũng đánh dấu X vào một trong hai ô phụ thuộc vào kết quả kiểm tra đã thực hiện: ô thứ nhất nếu yêu cầu của tiêu chuẩn riêng được đáp ứng và ô thứ hai nếu yêu cầu của tiêu chuẩn riêng không được đáp ứng.

C.1.4 Sau khi các kiểm tra theo C.1.2 và C.1.3 trên đã được thực hiện, ghi đầy đủ vào mẫu chứng nhận phê duyệt kiểu cho trong C.3 dưới đây.

C.2 Chứng nhận phê duyệt kiểu số:

T T

Hạng mục

Loại kiểm tra

Không

1

Tổng quát

1.1

Nhãn hiệu:

PH

1.2

KIểu (quy định kiểu loại xe/kiểu dạng xe bất kỳ ):

PH

1.3

Tên và địa chỉ của nhà sản xuất:

PH

1.4

Tên và địa chỉ đại diện có thẩm quyền của nhà sản xuất, nếu có:

PH

2

Bố trí chung của xe

2.1

Loại xe:

PH

2.2

Vận tốc thiết kế lớn nhất:

TCR

2.3

Bánh xe

2.3.1

Số lượng:

PH

2.3.2

Lắp đối xứng hoặc không (đối với xe ba bánh):

PH

2.4

Sơ đồ bố trí khung:

PH

3

Khối lượng và kích thước:

TCR

4

Động cơ hoặc mô tơ:

4.1

Tên và địa chỉ nhà sản xuất động cơ (nếu khác với sản xuất xe):

PH

4.2

Nhãn hiệu:

4.3

Kiểu (cháy do nén hoặc cháy cưỡng bức, và/hoặc điện) và mô tả:

PH

4.4

Động cơ cháy do nén hoặc cháy cưỡng bức:

PH

4.4.1

Chu kỳ:

PH

4.4.2

Hệ thống làm mát:

PH

4.4.3

Hệ thống bôi trơn

PH

4.4.4

Số lượng và hình dáng của xi lanh hoặc stato (trong trường hợp động cơ pít tông quay):

PH

4.4.5

Đường kính, hành trình, dung tích xi lanh hoặc thể tích buồng cháy (đối với động cơ pít tông quay):

PH

4.4.6

Sơ đồ đầy đủ của hệ thống nạp:

PH

4.4.7

Tỷ số nén (pít tông và xéc măng):

4.4.8

Công suất hữu ích lớn nhất của động cơ và mô men xoắn lớn nhất:

PH

4.4.9

Thùng nhiên liệu:

TCR

4.4.10

Chế hoà khí hoặc các hệ thống nhiên liệu khác:

TCR

4.4.11

Hệ thống điện (điện áp):

PH

4.4.12

Máy phát điện (loại và công suất lớn nhất):

PH

4.4.13

Thiết bị chống ô nhiễm:

PH

4.5

Động cơ điện kéo:

TCR

4.5.1

Điện áp cung cấp danh định:

PH

4.5.2

ắc quy của động cơ kéo:

PH

4.5.3

Công suất hữu ích và mô men xoắn lớn nhất

PH

4.5.4

Hệ thống làm mát:

PH

5

Hệ thống truyền lực

PH

6

Lốp xe

TCR

7

Hệ thống phanh

TCR

8

Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu

TCR

9

Thiết bị chiếu sáng và tín hiệu

TCR

10

Các vấn đề khác

10.1

Thiết bị cảnh báo bằng âm thanh:

TCR

10.2

Vị trí của biển số phía sau:

TCR

10.3

Nhiễu điện và điện từ:

TCR

10.4

Độ ồn và hệ thống xả, trừ xe động cơ điện

TCR

10.5

Gương chiếu hậu:

TCR

10.6

Các phần nhô ra bên ngoài:

TCR

10.7

Chân chống (trừ xe ba và bốn bánh):

TCR

10.8

Thiết bị chống lấy cắp xe:

TCR

10.9

Cửa sổ, gạt nước kính chắn gió, thiết bị rửa kính chắn gió, thiết bị gạt tuyết và sương mù cho xe ba và bốn bánh có thân xe

TCR

10.10

Tay nắm cho người cùng đi đối với xe hai bánh:

TCR

10.11

Các giá lắp đai an toàn và đai an toàn đối với xe ba và bốn bánh có thân xe

TCR

10.12

Thiết bị đo tốc độ

TCR

10.13

Xác định thiết bị điều khiển, báo hiệu và chỉ hướng:

TCR

10.14

Tấm khắc chữ theo qui định (nội dung, vị trí, cách làm cố định):

TCR

10.15

Biện pháp chống sửa đổi không được phép đối với mô tô, xe máy:

TCR

10.16

Các khớp nối và bộ phận của chúng

TCR

 

C.3 Chứng nhận phê duyệt kiểu số:

Tôi, người ký dưới đây, chứng nhận rằng mô tả trong bản thông số kỹ thuật số:………….. do nhà sản xuất cung cấp tương ứng với xe máy/mô tô/mô tô ba bánh/xe bốn bánh (1), được nhận dạng trong C.1.1 của chứng nhận phê duyệt kiểu này và được đệ trình như một mẫu đại diện của lô xe.

Từ phép kiểm tra đã thực hiện thấy rõ rằng xe đã mô tả ở trên được đệ trình như một mẫu đại diện cho một lô xe phù hợp/không phù hợp (1)với chuẩn (PH và TCR) ghi trong chứng nhận phê duyệt kiểu này.

Làm tại:……………………….…ngày:…………………….

                                                                                                       (ký tên, ghi rõ chức vụ)

Phụ lục D

(tham khảo)

D.1 VÍ DỤ VỀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP KÈM THEO TỪNG XE TRONG MỘT LÔ CỦA KIỂU XE ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT

(Mẫu)

Tôi, người đã ký dưới đây:……………………………………………………………………………………. (ghi họ và tên)

Chứng nhận rằng xe máy/mô tô/mô tô ba bánh/xe bốn bánh (1) sau đây:

D.1.1 Nhãn hiệu: ……………………………………………………………………………………………………………………

D.1.2 Kiểu: ……………………………………………………………………………………………………………………………

D.1.2.1 Bất kỳ kiểu loại xe nào (nhận biết bằng một mã bao gồm các chữ số hoặc tổ hợp các chữ và

chữ số): …………………………………………………………………………………………………………………………………

D.1.2.2 Bất kỳ kiểu dạng xe nào (nhận biết bằng một mã bao gồm các chữ số hoặc tổ hợp các chữ cái và chữ số):……………………………………………………………………………………………………………………..

D.1.3 Công suất lớn nhất của động cơ (kW): ………………………………………………………………………………

D.1.4 Vận tốc trục khuỷu tại công suất lớn nhất (vg/phút): …………………………………………………………….

D.1.5 Dung tích xi lanh (cm3): …………………………………………………………………………………………………..

D.1.6 Vận tốc lớn nhất của xe (km/h):………………………………………………………………………………………..

D.1.7 Độ ồn (dB (A)): ………………………………………………………………………………………………………………

D.1.7.1 Độ ồn khi dừng (vận tốc động cơ):………………………………………………………………………………….

D.1.7.2 Độ ồn khi chuyển động:………………………………………………………………………………………………..

D.1.8 Kiểu động cơ 2 hoặc 4 kỳ và chu trình công tác: ……………………………………………………………….

D.1.9 Khối lượng không tải của xe (kg): ……………………………………………………………………………………

D.1.10 Lốp xe gốc: cỡ lốp (mm) và, nhãn hiệu nếu có: …………………………………………………………………

D.1.11 Số lô của kiểu xe:…………………………………………………………………………………………………………

Phù hợp với kiểu đã được phê duyệt tại:…………………………..ngày: ………………………………………

do …………………………………………………………………………………………………………………………………..

được mô tả trong chứng nhận phê duyệt kiểu số: …………………………………………………………………..

và trong bản thông số kỹ thuật số: ……………………………………………………………………………………….

Làm tại:…………………………ngày:……………………

                                                                                                     (Ký tên, ghi rõ chức vụ)

D.2 VÍ DỤ VỀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP KÈM THEO TỪNG BỘ PHẬN SỬ DỤNG RIÊNG HOẶC BỘ PHẬN KHÔNG ĐƯỢC LẮP VÀO XE NHƯ MỘT THIẾT BỊ BAN ĐẦU ĐỐI VỚI LÔ CỦA KIỂU ĐÃ PHÊ DUYỆT KIỂU BỘ PHẬN

(Mẫu)

Tôi, người đã ký dưới đây: ……………………………………………………………………………….. (ghi rõ họ, tên)

Chứng nhận rằng: …………………………………………………………………………………………………………………..

(Bộ phận sử dụng riêng hoặc bộ phận)

D. 2.1 Nhãn hiệu: ……………………………………………………………………………………………………………………

D.2.2 Kiểu: ……………………………………………………………………………………………………………………………

D.2.3 Số lô của kiểu bộ phận: ………………………………………………………………………………………………….

phù hợp với kiểu đã được phê duyệt ở ……………………………… ngày: ……………………………………..

Do: ……………………………………………………………………………………………………………………………………….

Mô tả trong chứng nhận phê duyệt kiểu bộ phận số: …………………………………………………………….

và trong bản thông số kỹ thuật số: …………………………………………………………………………………………….

Làm tại:……………………ngày:……………….

(Ký tên, ghi rõ chức vụ)

Phụ lục E

(quy định)

QUI ĐỊNH KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP CỦA SẢN XUẤT

Để kiểm tra xe, các bộ phận sử dụng riêng riêng và bộ phận đã được sản xuất phù hợp với kiểu đã được phê duyệt kiểu (cho xe) hoặc phê duyệt bộ phận (cho bộ phận sử dụng riêng hoặc bộ phận), phải áp dụng các qui định kỹ thuật sau đây:

F.1 Việc kiểm tra phải được tiến hành bằng các thiết bị kiểm tra của nhà sản xuất;

F.2 Số liệu liên quan đến kết quả kiểm tra phải được ghi lại và lưu giữ các tài liệu kèm theo 12 tháng sau khi ngừng sản xuất.

F.3 Phân tích các kết quả của từng loại kiểm tra để theo dõi và đảm bảo tính nhất quán về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, với các sai số cho phép trong sản xuất công nghiệp.

F.4 Thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng các thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn riêng tương ứng được thực hiện cho mỗi một kiểu sản phẩm.

F.5 Thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng nếu tất cả các mẫu hoặc các vật mẫu cho thấy sự không phù hợp với kiểu được phê duyệt phải lấy các mẫu mới và thực hiện việc kiểm tra mới. Tất cả các biện pháp cần thiết phải được thực hiện để thiết lập lại sự phù hợp của hoạt động sản xuất tương ứng.

F.6 Khi cần có thể lựa chọn ngẫu nhiên các mẫu để kiểm tra trong phòng thí nghiệm của nhà sản xuất.

Số lượng tối thiểu các mẫu có thể được xác định theo các kết quả kiểm tra riêng của nhà sản xuất.

F.7 Khi cấp chất lượng không đạt yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết kiểm tra độ chắc chắn của phép kiểm tra đã thực hiện theo F.6 trên phải lấy mẫu để gửi về phòng thử nghiệm, nơi đã thực hiện các thử nghiệm phê duyệt kiểu hoặc phê duyệt kiểu bộ phận.

F.8 Có thể thực hiện tất cả các thử nghiệm quy định trong các tiêu chuẩn riêng áp dụng cho các sản phẩm liên quan.

 



1) Trong các trường hợp cụ thể thường được gọi là tổng thành, hệ thống hoặc chi tiết.

2) Các tiêu chuẩn riêng sẽ quy định các yêu cầu riêng đối với xe máy có tính năng thấp, nghĩa là xe máy có bàn đạp, có một động cơ phụ có công suất không vượt quá 1 kW và vận tốc thiết kế lớn nhất không vượt quá 25 km/h. Các đặc tính kỹ thuật riêng này sẽ áp dụng riêng cho các bộ phận và đặc tính đã được nêu đến tại các hạng mục 18, 19, 29, 32, 33, 34, 41, 43 và 46 của phụ lục này.

3) PH là chữ viết tắt của từ “Phù hợp” tương đương với từ tiếng Anh “Conformity”, TCR là chữ viết tắt của từ

“Tiêu chuẩn riêng” tương đương với từ tiếng Anh “Separate directive”.

(1) LX – Bên lái xe

KH – Bên khách ngồi phía trước.

(1) Gạch bỏ phần không áp dụng.

(1) Gạch phần không áp dụng.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6888:2001 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – MÔ TÔ, XE MÁY – YÊU CẦU TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6888:2001 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản