QUYẾT ĐỊNH 4079/QĐ-UBND NGÀY 24/11/2022 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022-2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4079/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 11 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025;
Căn cứ Kết luận số 2132-KL/TU ngày 14/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025”;
Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 11/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề cương Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025”;
Theo đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tỉnh tại Công văn số 1060/BDT-KHTH ngày 03/11/2022 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Tài Nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công Thương, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 2 Quyết định; – Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c); – Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; – Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; – Lưu: VT, NN, VX. |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Lê Đức Giang |
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4079 /QĐ-UBND ngày 24 / 11 /2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
– Phát triển mô hình cần chú trọng dựa trên tiềm năng tri thức bản địa của người dân khu vực miền núi; hỗ trợ phát triển sản xuất có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng đối với giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai, thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh.
– Phát triển các mô hình cây trồng, dược liệu gắn với phát triển du lịch nhằm gia tăng giá trị sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch mới.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát huy tính lợi thế của miền núi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân miền núi so với miền xuôi.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
– Phát huy được 33 đối tượng mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế của khu vực miền núi.
– Tạo sinh kế, việc làm cho khoảng 3.500 hộ gia đình khu vực miền núi của tỉnh (hộ gia đình làm chủ mô hình và lao động thuộc hộ nghèo làm công thường xuyên từ các mô hình).
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng mô hình
* Được khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng, có sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân trên cơ sở:
– Sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của người dân trong khu vực;
– Năng suất, số lượng, chất lượng các loại sản phẩm của mô hình;
– Tình hình tiêu thụ và triển vọng thị trường đối với các loại sản phẩm từ mô hình;
– Hiệu quả kinh tế của mô hình và khả năng giải quyết việc làm cho các lao động trên địa bàn.
2. Các mô hình được lựa chọn
Tổng số 33 đối tượng mô hình (13 đối tượng mô hình cây trồng, 06 đối tượng mô hình vật nuôi, 10 đối tượng mô hình dược liệu và 04 đối tượng sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến), cụ thể:
* Cây trồng:
(1) Trồng Lúa nếp Cay nọi, quy mô (dự kiến) 50 ha/03 huyện (Mường Lát, Quan Sơn, Thường Xuân).
(2) Trồng Lúa nếp Khẩu cú, quy mô (dự kiến) 5,0 ha/01 huyện (Quan Hóa).
(3) Trồng Lúa nếp Hạt cau, quy mô (dự kiến) 40 ha/02 huyện (Ngọc Lặc, Cẩm Thủy).
(4) Trồng lúa nếp cái hoa vàng: Quy mô (dự kiến) 10 ha/01 huyện (Thạch Thành).
(5) Trồng rau ôn đới (rau trái vụ, gồm: ớt, húng, tía tô, bạc hà, bắp cải, rau cải các loại, cà chua, dưa chuột…): Quy mô (dự kiến) 30 ha/02 huyện (Bá Thước, Thường Xuân).
(6) Trồng Trám xen Hương bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Như Xuân).
(7) Trồng mía Kim tân: Quy mô (dự kiến) 10 ha/01 huyện (Thạch Thành).
(8) Trồng Dứa theo tiêu chuẩn VietGap: Quy mô (dự kiến) 20 ha/01 huyện (Thạch Thành).
(9) Trồng Khoai mán ruột vàng, khoai sọ: Quy mô (dự kiến) 26,5 ha/05 huyện (Mường Lát, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân).
(10) Trồng Bí phấn: Quy mô (dự kiến) 10 ha/01 huyện (Mường Lát). (11) Trồng Đào: Quy mô (dự kiến) 9 ha/01 huyện (Mường Lát).
(12) Trồng chè sạch theo hướng hữu cơ: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Như Xuân).
(13) Trồng tre lấy măng (măng Bum): Quy mô (dự kiến) 10 ha/01 huyện (Bá Thước).
* Vật nuôi:
(14) Nuôi vịt bản địa (vịt bầu): Quy mô (dự kiến) 91.000 con/11 huyện miền núi.
(15) Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri): Quy mô (dự kiến) 87.500 con/11 huyện miền núi.
(16) Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…): Quy mô (dự kiến) 25.000 con (trong đó lợn nái khoảng 2.500 con, dự kiến 10%)/11 huyện miền núi.
(17) Nuôi cá Tầm: Quy mô (dự kiến) 5.000 con/01 huyện (Quan Sơn).
(18) Nuôi Dúi: Quy mô (dự kiến) 7.000 con/04 huyện (Lang Chánh, Bá Thước, Như Thanh, Như Xuân).
(19) Nuôi cá (lồng, ao): Quy mô (dự kiến) 220 lồng, ao/02 huyện (Quan Hóa, Bá Thước).
* Dược liệu:
(20) Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,…) dưới tán rừng; Quy mô (dự kiến) 210 ha, tại 03 huyện (Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy).
(21) Trồng Lan Kim tuyến (tập trung): Quy mô (dự kiến) 03 triệu cây, tại 02 huyện (Bá Thước, Cẩm Thủy).
(22) Trồng Sa nhân, Màng tang: Quy mô (dự kiến) 90 ha/03 huyện (Bá Thước, Cẩm Thủy, Thường Xuân).
(23) Trồng An Xoa, Sạ Đen, Ba Kích, Sa nhân tím: Quy mô (dự kiến) 12 ha/01 huyện (Quan Hóa).
(24) Trồng Sâm Bố chính: Quy mô (dự kiến) 10 ha/02 huyện (Cẩm Thủy, Như Xuân).
(25) Trồng Bình vôi: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Cẩm Thủy).
(26) Trồng Khôi tía: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Như Thanh).
(27) Trồng Nhân trần: Quy mô (dự kiến) 7 ha/01 huyện (Như Xuân).
(28) Trồng Bách bộ xen Mạch môn đông: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Thường Xuân).
(29) Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên: Quy mô (dự kiến) 50 ha/01 huyện (Lang Chánh).
* Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến:
(30) Nuôi trồng nấm dược liệu (nấm linh chi, đông trùng hạ thảo): Quy mô (dự kiến) 11 cơ sở/02 huyện (Thường Xuân, Như Xuân).
(31) Sơ chế dược liệu: Dự kiến 01 cơ sở/01 huyện (Bá Thước).
(32) Chế biến măng sạch: Dự kiến 01 cơ sở/01 huyện (Quan Sơn).
(33) Chế biến lợn bản địa: Dự kiến 01 cơ sở/01 huyện (Quan Hóa).
(Chi tiết theo các phụ lục: Phụ lục số 01, Phụ lục số 01.01 đến Phụ lục số 01.11 đính kèm).
3. Học tập kinh nghiệm
Tổ chức 03 đợt đi học tập kinh nghiệm quản lý dự án chương trình mục tiêu quốc gia, thăm các mô hình (dự kiến tại khu vực miền núi phía bắc, vùng Tây nguyên và tỉnh Lâm đồng). Số người tham gia 30 người/05 ngày/đợt.
IV. DỰ KIẾN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
– Cơ sở lập khái toán vốn: Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 652/QĐ-TTg , ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia.
– Đối với mô hình liên kết theo chuỗi: Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản Chương trình[1].
– Đối với mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng: Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình[2].
– Số hộ tham gia mô hình, các mục chi phí tại đề án: Là dự kiến, khi xây dựng dự án chi tiết tùy vào điều kiện thực tế của từng địa phương tiến hành lựa chọn quy mô, hộ gia đình cho phù hợp và các mục chi tuân thủ đơn giá, định mức theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Tổng nhu cầu vốn
Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án: 230.046.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi tỷ, không trăm bốn mươi sáu triệu đồng), trong đó:
– Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 138.240.000.000 đồng[3]
– Nguồn vốn ngân sách địa phương: 13.237.000.000 đồng (huyện miền núi thấp: ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% kinh phí, ngân sách huyện hỗ trợ 20% kinh phí; đối với huyện miền núi cao: ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí)
– Vốn vay tín dụng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội): 78.569.000.000 đồng.
2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện theo các năm
Bảng 2.1: Dự kiến nguồn vốn phân kỳ thực hiện theo năm
TT |
Nguồn Vốn |
Phân theo tiến độ năm |
||||
Cộng |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||
1 |
NSNN Trung ương |
138.240,0 |
13.600,0 |
48.577,0 |
40.485,5 |
35.577,5 |
2 |
NSNN địa phương |
13.237,0 |
|
4.663,0 |
4.285,0 |
4.289,0 |
– |
NSNN tỉnh |
12.955,0 |
|
4.569,0 |
4.191,0 |
4.195,0 |
– |
NSNN huyện |
282,0 |
|
94,0 |
94,0 |
94,0 |
3 |
Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội |
78.569,0 |
|
39.294,0 |
23.571,0 |
15.704,0 |
|
Tổng cộng |
230.046,0 |
13.600,0 |
92.534,0 |
68.341,5 |
55.570,5 |
(Chi tiết theo phụ lục số 02, 03 đính kèm)
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả về kinh tế
– Dự kiến đề án thực hiện thành công sẽ tạo sinh kế với giá trị hàng hóa giai đoạn 2022 – 2025 khoảng 500 tỷ đồng, giai đoạn 2025 – 2030 khoảng 1.000 tỷ đồng.
– Góp phần tăng nguồn thu ngân sách của địa phương thông qua thuế.
– Xây dựng thương hiệu và công nhận từ 11 sản phẩm OCOP trở lên; tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc sản phục vụ du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch khu vực miền núi phát triển.
2. Hiệu quả xã hội
– Tạo lan tỏa sâu rộng trên địa bàn 11 huyện miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT, áp dụng quy trình sản xuất an toàn.
– Giải quyết công ăn việc làm cho nông dân (khoảng 3.500 người), tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
– Phát triển dược liệu và nguồn nông sản sạch giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng.
3. Hiệu quả về khoa học công nghệ
Thông qua triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhiều mô hình sản xuất, kỹ thuật tiên tiến đã được chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào địa bàn các huyện miền núi, nhất là đưa các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, giống vật nuôi trong sản xuất ở các huyện nghèo; góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt các sản phẩm có lợi thế; du nhập và cải tạo các giống con nuôi mới. Từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, ổn định đời sống tại các vùng triển khai dự án; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra nhiều mô hình phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới; góp phần khai thác phát triển, bảo tồn nguồn gen một số loài cây trồng, vật nuôi, cây dược liệu bản địa của Thanh Hóa.
4. Hiệu quả môi trường
– Các mô hình thực hiện theo hướng sản xuất hữu cơ, an toàn, góp phần thay đổi thói quen và kỹ thuật sản xuất dựa vào hóa chất, qua đó giảm tác động xấu đến môi trường.
– Nhờ kinh tế phát triển, làm giảm áp lực xâm hại tài nguyên rừng từ phía người dân.
VI. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp giống, vật tư
– Tăng cường cường công tác phục tráng, bảo tồn và phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi bản địa truyền thống và cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi.
– Khai thác, phát huy tối đa các nguồn vật tư, thức ăn cung cấp cho mô hình từ nguồn truyền thống tại chỗ, đẩy mạnh các giải pháp chế biến, phối trộn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm của các mô hình.
2. Giải pháp về bố trí đất đai
– Tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030.
– Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng mô hình.
– Bố trí hợp lý khu vực chăn nuôi xa khu dân cư, dễ cách ly và xử lý môi trường theo quy định của Luật Chăn nuôi và Nghị quyết số 172/2021/NQ- HĐND ngày 11/10/2021 của HĐND tỉnh.
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
– Ứng dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất từ khâu giống, vật tư, phân bón, hạ tầng, chuồng trại, biện pháp kỹ thuật trong sản xuất… để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, truy suất nguồn gốc, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hóa.
4. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền
Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền; ưu tiên hình thức truyền thông, tuyên truyền có sự tham gia của cộng đồng dân cư sở tại.
5. Giải pháp về chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm
– Xây dựng một số cơ sở sơ chế, chế biến tại chỗ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu; xây dựng hệ thống thông tin truy suất nguồn gốc, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; đăng ký sản phẩm OCOP…Ưu tiên áp dụng các cơ chế chính sách hiện hành cả nhà nước về bao tiêu sản phẩm đối với thương nhân, cơ sở chế biến và giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư các dự án vào khu vực miền núi,…
– Đẩy mạnh quảng bá, tìm kiếm thị trường cho đầu ra cho sản phẩm.
6. Giải pháp về tập huấn
Kết hợp với các chương trình, dự án để tổ chức các lớp tập huấn phù hợp với khả năng tiếp thu của các hộ gia đình khu vực miền núi.
7. Giải pháp về vốn
– Nguồn vốn thực hiện đề án từ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
– Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (theo Điều 10, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ).
– Huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (theo Điều 11, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ).
– Huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (theo điều 12, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ);
VII. PHÂN CẤP QUẢN LÝ
1. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
– UBND cấp huyện làm chủ đầu tư các dự án, kế hoạch liên kết có hoạt động sản xuất trong phạm vi trong huyện. UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách chi tiết đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn tín dụng chính sách phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư.
– UBND tỉnh Thanh Hóa giao Ban Dân tộc tỉnh làm chủ đầu tư các dự án, kế hoạch có hoạt động sản xuất trong phạm vi liên huyện. UBND tỉnh Thanh Hóa ủy quyền cho Ban Dân tộc tỉnh phê duyệt danh sách chi tiết đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn tín dụng chính sách phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị các dự án, kế hoạch liên kết[4].
– Các đơn vị chủ đầu tư dự án, kế hoạch liên kết có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung đề án và chính sách, pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định.
2. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng
– UBND cấp xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng. Trường hợp không đủ năng lực, UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc làm chủ đầu tư[5].
– UBND cấp huyện và đơn vị chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dung đề án và chính sách, pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định.
– Căn cứ tình hình thực tế; hằng năm UBND huyện chỉ đạo các xã thuộc vùng đề án rà soát danh mục mô hình, tổng hợp đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ thực hiện.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc
– Là cơ quan thường trực thực hiện đề án; tham mưu Lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm; kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm của tỉnh trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
– Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án liên kết sản xuất gắn với sản phẩm chủ lực, đặc trưng và dự án, kế hoạch có hoạt động sản xuất trong phạm vi liên huyện; tổ chức thực hiện các dự án đảm bảo phù hợp, và tuân thủ quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ; theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện đề án, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết đề án.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
– Hướng dẫn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những công nghệ mới phù hợp với điều kiện vùng miền núi. Đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý; thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm; tổ chức chuyển giao kỹ thuật, thực hiện công tác tư vấn cho các đối tượng tham gia sản xuất; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan.
– Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh phê duyệt các đề tài, dự án khoa học công nghệ và dự án đầu tư liên quan đến phát triển cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm đặc sản khu vực miền núi từ nguồn ngân sách nhà nước do UBND tỉnh quản lý.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan trong việc tham mưu, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung đề án; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đề xuất và đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ xây dựng và phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu. Hướng dẫn, hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm được công nhận là sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, bản địa của địa phương.
6. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành có liên quan hướng dẫn các huyện tổ chức đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc và miền núi; ưu tiên lồng ghép đào tạo nghề, tiếp cận thị trường, tạo việc làm liên quan đến thực hiện các mô hình của đề án; lồng ghép thực hiện các mô hình của đề án với các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án khác của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện quy định về sử dụng đất, bảo vệ môi trường để xây dựng mô hình phát triển bền vững.
8. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong hướng dẫn các hàng rào kỹ thuật trong hoạt động xuất, nhập khẩu; hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư phát triển sản xuất; phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin các nhà phân phối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Đề án.
9. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các địa phương hướng dẫn các hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển các sản phẩm OCOP gắn với các sản phẩm của các mô hình phát triển sản xuất.
10. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn chiến lược phát triển và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, góp phần thúc đẩy phát triển các mô hình và sản xuất nông nghiệp của khu vực miền núi.
11. Hội Nông dân tỉnh
Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực đề xuất nhiệm vụ, tham gia thực hiện đề án.
Phối hợp với Ban Dân tộc, chính quyền địa phương xây dựng các dự án theo quy định của pháp luật trình cấp thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
12. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
– Tuyên truyền nội dung đề án và các chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan; vận động phụ nữ, nhất là phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động tham gia thực hiện đề án.
– Phối hợp với Ban Dân tộc, chính quyền địa phương xây dựng các dự án theo quy định của pháp luật trình cấp thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
13. Liên minh hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa
Tuyên truyền, phổ biến đề án, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các thành viên. Tập hợp, liên kết, hướng dẫn các thành viên tích cực đề xuất, tham gia thực hiện đề án, phát huy vai trò của hợp tác xã đối với các chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
14. Các sở, ban, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành để thực hiện quản lý nhà nước, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nội dung của đề án.
15. UBND các huyện vùng đề án
– Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án.
– Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng, thẩm định, phê duyệt các dự án chi tiết và tổ chức thực hiện các dự án: đảm bảo phù hợp, và tuân thủ quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả các dự án.
– Lồng ghép các chương trình (như xây dựng kết cấu, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mô hình khác trên địa bàn,…) để thực hiện đề án một cách hiệu quả./.
PHỤ LỤC SỐ 01
TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC MÔ HÌNH
Phát triển cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế tại 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025
TT |
Tên mô hình |
Đơn vị tính |
Dự kiến quy mô |
Dự kiến số hộ gia đình tham gia (hộ) |
Địa điểm thực hiện (huyện) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng Lúa nếp Cay nọi |
Ha |
50 |
143 |
– Mường Lát
– Quan Sơn – Thường Xuân |
2 |
Trồng Lúa nếp Khẩu cú |
Ha |
5 |
10 |
– Quan Hóa |
3 |
Trồng Lúa nếp Hạt Cau |
Ha |
40 |
180 |
– Ngọc Lặc
– Cẩm Thủy |
4 |
Trồng lúa nếp cái hoa vàng |
Ha |
10 |
50 |
– Thạch Thành |
5 |
Trồng rau ôn đới |
Ha |
30 |
90 |
– Bá Thước
– Thường Xuân |
6 |
Trồng Trám xen Hương Bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương |
Ha |
5 |
20 |
– Như Xuân |
7 |
Trồng mía Kim tân |
Ha |
10 |
50 |
– Thạch Thành |
8 |
Trồng Dứa theo tiêu chuẩn VietGap |
Ha |
20 |
100 |
– Thạch Thành |
9 |
Trồng Khoai mán ruột vàng, khoai sọ |
Ha |
26,5 |
120 |
– Mường Lát
– Quan Hóa – Ngọc Lặc – Cẩm Thủy – Thường Xuân |
10 |
Trồng Bí phấn |
Ha |
10 |
20 |
– Mường Lát |
11 |
Trồng Đào |
Ha |
9 |
40 |
– Mường Lát |
12 |
Trồng chè sạch theo hướng hữu cơ |
Ha |
5 |
20 |
– Như Xuân |
13 |
Trồng tre lấy măng (măng Bum) |
Ha |
10 |
20 |
– Bá Thước |
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
14 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
91.000 |
600 |
11 huyện miền núi |
15 |
Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri) |
Con |
87500 |
535 |
11 huyện miền núi |
16 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
25.000 |
635 |
11 huyện miền núi |
17 |
Nuôi cá Tầm |
Con |
5000 |
5 |
– Quan Sơn |
18 |
Nuôi Dúi |
Con |
7000 |
62 |
– Lang Chánh
– Bá Thước – Như Thanh – Như Xuân |
19 |
Nuôi cá (Lồng, Ao) |
lồng, ao |
220 |
240 |
– Quan Hóa
– Bá Thước |
* |
Dược liệu |
|
|
|
|
20 |
Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,…), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,…) dưới tán rừng |
Ha |
210 |
100 |
– Bá Thước
– Lang Chánh – Cẩm Thủy |
21 |
Trồng Lan Kim tuyến (tập trung) |
Triệu cây |
3 |
30 |
– Bá Thước
– Cẩm Thủy |
22 |
Trồng Sa nhân, Màng tang |
Ha |
90 |
115 |
– Bá Thước
– Cẩm Thủy – Thường Xuân |
23 |
Trồng An Xoa, Xạ đen, Ba kích, Sa nhân tím |
Ha |
12 |
50 |
– Quan Hóa |
24 |
Trồng Sâm Bố chính |
Ha |
10 |
180 |
– Cẩm Thủy
– Thạch Thành – Như Xuân |
25 |
Trồng Bình vôi |
Ha |
5 |
10 |
– Cẩm Thủy |
26 |
Trồng Khôi tía |
Ha |
5 |
5 |
– Như Thanh |
27 |
Trồng Nhân trần |
Ha |
7 |
20 |
– Như Xuân |
28 |
Trồng Bách bộ xen Mạch môn đông |
Ha |
5 |
10 |
– Thường Xuân |
29 |
Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên. |
Ha |
50 |
100 |
– Lang Chánh |
* |
Sản phẩm đặc sản, lợi thế |
|
|
|
|
30 |
Nuôi trồng nấm dược liệu (nấm linh chi, đông trùng hạ thảo) |
Cơ sở |
11 |
20 |
– Thường Xuân
– Như Xuân |
31 |
Sơ chế dược liệu |
Cơ sở |
1 |
1 |
– Bá Thước |
32 |
Chế biến măng sạch |
Cơ sở |
1 |
1 |
– Quan Sơn |
33 |
Chế biến lợn bản địa |
Cơ sở |
1 |
1 |
– Quan Hóa |
* |
Học tập kinh nghiệm |
|
|
|
|
– |
03 đợt học tập kinh nghiệm tỉnh ngoài cho cán bộ quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, xã |
Người/ đợt |
30 |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
3635 |
PHỤ LỤC SỐ 01.01
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN MƯỜNG LÁT
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng lúa nếp Cay Nọi |
Ha |
30 |
63 |
|
2 |
Trồng Khoai mán ruột vàng |
Ha |
2 |
30 |
|
3 |
Trồng Bí xanh (Bí Phấn) |
Ha |
10 |
30 |
|
4 |
Trồng Đào |
Ha |
9 |
20 |
|
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
5 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
10000 |
50 |
|
6 |
Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri) |
Con |
15000 |
50 |
|
7 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
3000 |
50 |
|
PHỤ LỤC SỐ: 01.02
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN QUAN HÓA
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng lúa nếp Khẩu cú |
Ha |
5 |
30 |
|
2 |
Trồng khoai mán ruột vàng |
Ha |
6 |
30 |
|
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
3 |
Nuôi cá (lồng, ao) |
lồng, ao |
200 |
230 |
|
4 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
5000 |
25 |
|
5 |
Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri) |
Con |
7500 |
25 |
|
6 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
2000 |
100 |
|
|
Cây dược liệu |
|
|
|
|
7 |
An Xoa, Sạ Đen, Ba Kích, Sa nhân tím |
Ha |
12 |
50 |
|
* |
Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến |
|
|
|
|
8 |
Chế biến lợn bản địa |
Cơ sở |
1 |
1 |
|
PHỤ LỤC SỐ 01.03
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN QUAN SƠN
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng Lúa nếp Cay Nọi |
Ha |
5 |
30 |
|
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
2 |
Nuôi cá nước lạnh (Cá Tầm) |
Con |
5000 |
5 |
|
3 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
9000 |
50 |
|
4 |
Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri) |
Con |
5000 |
50 |
|
5 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
1000 |
50 |
|
* |
Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến |
|
|
|
|
6 |
Chế biến măng sạch |
Cơ sở |
1 |
1 |
|
PHỤ LỤC SỐ: 01.04
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN BÁ THƯỚC
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng rau ôn đới (ớt, húng, tía tô, bạc hà, bắp cải, rau cải các loại, cà chua, dưa chuột…) |
Ha |
15 |
70 |
|
2 |
Trồng măng Bum |
Ha |
10 |
30 |
|
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
3 |
Nuôi cá (lồng, ao) |
Lồng, ao (20m3) |
20 |
20 |
|
4 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
15.000 |
100 |
|
5 |
Nuôi gà bản địa (các loại gà ri) |
Con |
10000 |
100 |
|
6 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
6000 |
100 |
|
7 |
Nuôi Dúi |
Con |
1000 |
20 |
|
* |
Dược liệu quý |
|
|
|
|
8 |
Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,…), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,…) dưới tán rừng |
Ha |
100 |
150 |
|
9 |
Trồng cây Lan Kim tuyến (tập trung) |
Triệu cây |
2,5 |
50 |
|
10 |
Trồng cây Sa nhân, Màng tang |
Ha |
20 |
25 |
|
* |
Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến |
|
|
|
|
11 |
Sơ chế, chế biến (sản phẩm dược liệu) |
Cơ sở chế biến |
1 |
1 |
|
PHỤ LỤC SỐ: 01.05
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN THẠCH THÀNH
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng lúa nếp cái hoa vàng |
Ha |
10 |
50 |
|
2 |
Trồng mía tím Kim Tân |
Ha |
10 |
50 |
|
3 |
Sản xuất dứa theo tiêu chuẩn VietGap |
Ha |
20 |
100 |
|
* |
Vật nuôi |
Ha |
10 |
50 |
|
4 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
5000 |
50 |
|
5 |
Nuôi gà bản địa (các loại gà ri) |
Con |
5000 |
50 |
|
6 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
1000 |
50 |
|
PHỤ LỤC SỐ: 01.06
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN CẨM THUỶ
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng lúa nếp hạt cau |
Ha |
20 |
50 |
|
2 |
Trồng Khoai mán ruột vàng |
Ha |
5 |
30 |
|
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
3 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
5000 |
50 |
|
4 |
Nuôi gà bản địa (các loại gà ri) |
Con |
5000 |
50 |
|
5 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
1.000 |
20 |
|
* |
Cây dược liệu |
|
|
|
|
6 |
Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,…), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,…) dưới tán rừng |
Ha |
10 |
20 |
|
7 |
Trồng cây Lan Kim tuyến (tập trung) |
Triệu cây |
0,5 |
30 |
|
8 |
Trồng Sa Nhân tím, Màng tang |
Ha |
10 |
20 |
|
9 |
Trồng Sâm Bố chính |
Ha |
5 |
10 |
|
10 |
Trồng Bình vôi |
Ha |
5 |
10 |
|
PHỤ LỤC SỐ: 01.07
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN LANG CHÁNH
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
1 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
15000 |
50 |
|
2 |
Nuôi gà bản địa (các loại gà ri) |
Con |
5000 |
50 |
|
3 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
1000 |
50 |
|
4 |
Nuôi Dúi |
Con |
2000 |
20 |
|
* |
Dược liệu |
|
|
|
|
5 |
Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,…), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,…) dưới tán rừng |
Ha |
100 |
100 |
|
6 |
Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên. |
Ha |
50 |
100 |
|
PHỤ LỤC SỐ: 01.08
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN NGỌC LẶC
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú | |
Đơn vị tính |
Số lượng
(dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng | ||||
1 |
Trồng lúa nếp Hạt cau |
Ha |
20 |
110 |
|
2 |
Trồng khoai mán ruột vàng |
Ha |
8,5 |
35 |
|
* |
Vật nuôi | ||||
3 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
5000 |
30 |
|
4 |
Nuôi gà bản địa (các loại gà ri) |
Con |
15000 |
30 |
|
5 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
500 |
25 |
PHỤ LỤC SỐ: 01.09
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN THƯỜNG XUÂN
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng Lúa nếp Cay Nọi |
Ha |
15 |
50 |
|
2 |
Trồng rau ôn đới (ớt, húng, tía tô, bạc hà, bắp cải, rau cải các loại, cà chua, dưa chuột…) |
Ha |
15 |
20 |
|
3 |
Trồng cây khoai sọ |
Ha |
5 |
15 |
|
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
4 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
20000 |
100 |
|
5 |
Nuôi gà bản địa (các loại gà ri) |
Con |
5000 |
50 |
|
6 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
8000 |
120 |
|
* |
Dược liệu |
|
|
|
|
7 |
Trồng Sa nhân tím, Màng tang |
Ha |
30 |
70 |
|
8 |
Trồng cây Bách bộ xen Mạch môn đông |
Ha |
5 |
10 |
|
9 |
Nuôi trồng nấm dược liệu (nấm linh chi, đông trùng hạ thảo) |
Cơ sở |
10 |
10 |
|
PHỤ LỤC SỐ: 01.10
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN NHƯ XUÂN
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Cây trồng |
|
|
|
|
1 |
Trồng Trám xen Hương bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương |
Ha |
5 |
10 |
|
2 |
Trồng Chè sạch theo hướng hữu cơ |
Ha |
5 |
10 |
|
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
3 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
5000 |
50 |
|
4 |
Nuôi gà bản địa (các loại gà ri) |
Con |
5000 |
50 |
|
5 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
1000 |
50 |
|
6 |
Nuôi Dúi |
Con |
2000 |
2 |
|
* |
Dược liệu |
|
|
|
|
7 |
Trồng Nhân trần (Hoắc hương núi) |
Ha |
7 |
20 |
|
8 |
Trồng Sâm Bố Chính |
Ha |
5 |
10 |
|
* |
Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến |
|
|
|
|
9 |
Trồng nấm dược liệu (nấm linh chi) |
Cơ sở |
1 |
10 |
|
PHỤ LỤC SỐ: 01.11
DANH SÁCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 – HUYỆN NHƯ THANH
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Số hộ tham gia mô hình (dự kiến) |
Ghi chú |
|
Đơn vị tính |
Số lượng (dự kiến) |
||||
* |
Vật nuôi |
|
|
|
|
1 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
2000 |
20 |
|
2 |
Nuôi gà bản địa (các loại gà ri) |
Con |
10000 |
30 |
|
3 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
500 |
20 |
|
|
Nuôi Dúi |
Con |
2000 |
20 |
|
* |
Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến |
|
|
|
|
4 |
Trồng Khôi tía |
Ha |
5 |
20 |
|
PHỤ LỤC SỐ 02
KHÁI TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH
Phát triển cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025
TT |
Tên mô hình |
Đơn vị tính |
Quy mô |
Khai toán kinh phí thực hiện đề án (Triệu đồng) |
||||||||||
Tổng cộng |
Nguồn vốn ngân sách (NSTW và NS tỉnh) |
Nguồn vốn vay NHCSXH |
||||||||||||
Cộng |
Hỗ trợ đào tạo, tập huấn |
Hỗ trợ nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật (3) |
Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm |
Quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại cho sản phẩm, truy suất nguồn gốc… |
Xây dựng và quản lý dự án (5%) |
Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả |
Đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương |
Áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
* |
Cây trồng |
|
|
40.402 |
26.581 |
390 |
21.265 |
1.600 |
650 |
1.267 |
619 |
542 |
250 |
13.821 |
1 |
Trồng Lúa nếp Cay nọi |
Ha |
50 |
7.693 |
5.061 |
30 |
4.500 |
240 |
50 |
241 |
|
|
|
2.632 |
2 |
Trồng Lúa nếp Khẩu cú |
Ha |
5 |
974 |
641 |
30 |
450 |
80 |
50 |
31 |
|
|
|
333 |
3 |
Trồng Lúa nếp Hạt Cau |
Ha |
40 |
6.129 |
4.032 |
30 |
3.600 |
160 |
50 |
192 |
|
|
|
2.097 |
4 |
Trồng lúa nếp cái hoa vàng |
Ha |
10 |
1.970 |
1.296 |
30 |
900 |
80 |
50 |
62 |
109 |
65 |
|
674 |
5 |
Trồng rau ôn đới |
Ha |
30 |
12.274 |
8.075 |
30 |
7.200 |
160 |
50 |
385 |
|
|
250 |
4.199 |
6 |
Trồng Trám xen Hương Bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương |
Ha |
5 |
734 |
483 |
30 |
300 |
80 |
50 |
23 |
|
|
|
251 |
7 |
Trồng mía Kim tân |
Ha |
10 |
1.012 |
666 |
30 |
300 |
80 |
50 |
32 |
109 |
65 |
|
346 |
8 |
Trồng Dứa theo tiêu chuẩn VietGap |
Ha |
20 |
2.535 |
1.668 |
30 |
1.200 |
80 |
50 |
79 |
109 |
120 |
|
867 |
9 |
Trồng Khoai mán ruột vàng, khoai sọ |
Ha |
26,5 |
3.026 |
1.991 |
30 |
1.325 |
240 |
50 |
95 |
109 |
142 |
|
1.035 |
10 |
Trồng Bí phấn |
Ha |
10 |
1.221 |
803 |
30 |
500 |
80 |
50 |
38 |
73 |
32 |
|
418 |
11 |
Trồng Đào |
Ha |
9 |
1.389 |
914 |
30 |
540 |
160 |
50 |
44 |
36 |
54 |
|
475 |
12 |
Trồng chè sạch theo hướng hữu cơ |
Ha |
5 |
603 |
397 |
30 |
150 |
80 |
50 |
19 |
36 |
32 |
|
206 |
13 |
Trồng tre lấy măng (măng Bum) |
Ha |
10 |
842 |
554 |
30 |
300 |
80 |
50 |
26 |
36 |
32 |
|
288 |
* |
Vật nuôi |
|
|
87.623 |
57.647 |
180 |
47.725 |
1.840 |
300 |
2.745 |
2.512 |
2.345 |
– |
29.976 |
14 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
Con |
91.000 |
10.271 |
6.757 |
30 |
4.550 |
480 |
50 |
322 |
655 |
670 |
|
3.514 |
15 |
Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri) |
Con |
87500 |
9.749 |
6.414 |
30 |
4.375 |
400 |
50 |
305 |
655 |
599 |
|
3.335 |
16 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
Con |
25.000 |
42.970 |
28.270 |
30 |
25.000 |
480 |
50 |
1.346 |
655 |
709 |
|
14.700 |
17 |
Nuôi cá Tầm |
Con |
5000 |
3.248 |
2.137 |
30 |
1.750 |
80 |
50 |
102 |
109 |
16 |
|
1.111 |
18 |
Nuôi Dúi |
Con |
7000 |
2.835 |
1.865 |
30 |
1.050 |
240 |
50 |
89 |
328 |
78 |
|
970 |
19 |
Nuôi cá (Lồng, Ao) |
lồng, ao |
220 |
18.550 |
12.204 |
30 |
11.000 |
160 |
50 |
581 |
109 |
274 |
|
6.346 |
* |
Dược liệu |
|
|
96.155 |
63.260 |
300 |
56.180 |
1.560 |
500 |
3.012 |
291 |
619 |
500 |
32.895 |
20 |
Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,…), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,…) dưới tán rừng |
Ha |
210 |
43.284 |
28.476 |
30 |
26.460 |
300 |
50 |
1.356 |
|
|
250 |
14.808 |
21 |
Trồng Lan Kim tuyến (tập trung) |
Triệu cây |
3 |
24.993 |
16.443 |
30 |
15.000 |
300 |
50 |
783 |
|
|
250 |
8.550 |
22 |
Trồng Sa nhân, Màng tang |
Ha |
90 |
12.326 |
8.109 |
30 |
7.200 |
240 |
50 |
386 |
36 |
137 |
|
4.217 |
23 |
Trồng An Xoa, Xạ đen |
Ha |
12 |
1.997 |
1.314 |
30 |
960 |
80 |
50 |
63 |
36 |
65 |
|
683 |
24 |
Trồng Sâm Bố chính |
Ha |
10 |
2.225 |
1.464 |
30 |
800 |
240 |
50 |
70 |
36 |
208 |
|
761 |
25 |
Trồng Bình vôi |
Ha |
5 |
1.032 |
679 |
30 |
400 |
80 |
50 |
32 |
36 |
21 |
|
353 |
26 |
Trồng Khôi tía |
Ha |
5 |
1.024 |
674 |
30 |
400 |
80 |
50 |
32 |
36 |
16 |
|
350 |
27 |
Trồng Nhân trần |
Ha |
7 |
1.306 |
859 |
30 |
560 |
80 |
50 |
41 |
36 |
32 |
|
447 |
28 |
Trồng Bách bộ xen Mạch môn đông |
Ha |
5 |
1.032 |
679 |
30 |
400 |
80 |
50 |
32 |
36 |
21 |
|
353 |
29 |
Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên. |
Ha |
50 |
6.936 |
4.563 |
30 |
4.000 |
80 |
50 |
217 |
36 |
120 |
|
2.373 |
* |
Sản phẩm đặc sản, lợi thế |
|
|
5.488 |
3.611 |
– |
2.700 |
360 |
200 |
163 |
127 |
60 |
– |
1.877 |
30 |
Nuôi trồng nấm dược liệu |
Cơ sở |
11 |
2.199 |
1.447 |
|
1.100 |
160 |
50 |
69 |
36 |
32 |
|
752 |
31 |
Sơ chế dược liệu |
Cơ sở |
1 |
1.880 |
1.237 |
|
1.000 |
80 |
50 |
59 |
36 |
11 |
|
643 |
32 |
Chế biến măng sạch |
Cơ sở |
1 |
763 |
502 |
|
300 |
80 |
50 |
24 |
36 |
11 |
|
261 |
33 |
Chế biến lợn bản địa |
Cơ sở |
1 |
646 |
425 |
|
300 |
40 |
50 |
11 |
18 |
6 |
|
221 |
* |
Học tập kinh nghiệm |
|
|
– |
– |
|
|
|
|
|
|
|
|
– |
– |
03 đợt học tập kinh nghiệm tỉnh ngoài cho cán bộ quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, xã |
Người/ đợt |
30 |
378 |
378 |
|
|
|
|
|
|
378 |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
230.046 |
151.477 |
870 |
127.870 |
5.360 |
1.650 |
7.187 |
3.549 |
3.944 |
750 |
78.569 |
PHỤ LỤC SỐ 03
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THEO NGUỒN VỐN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025”
TT |
Tên mô hình |
Khai toán kinh phí thực hiện đề án phân kỳ theo năm thực hiện (Triệu đồng) |
|||||||||||||||
Tổng cộng |
Ngân sách Trung ương |
Ngân sách địa phương |
Nguồn vốn vay NHCSXH |
||||||||||||||
Cộng |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
Cộng |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
Cộng |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
* |
Cây trồng |
40.402 |
24.319,0 |
3.600,0 |
7.024,0 |
6.847,5 |
6.847,5 |
2.262,0 |
– |
754,0 |
754,0 |
754,0 |
13.821,0 |
– |
6.914,0 |
4.147,0 |
2.760,0 |
1 |
Trồng Lúa nếp Cay nọi |
7.693 |
4.630 |
|
1.543 |
1.543,0 |
1.544,0 |
431 |
|
144 |
144 |
143 |
2.632 |
|
1.316 |
790 |
526 |
2 |
Trồng Lúa nếp Khẩu cú |
974 |
586 |
|
195 |
195,0 |
196,0 |
55 |
|
18 |
18 |
19 |
333 |
|
167 |
100 |
66 |
3 |
Trồng Lúa nếp Hạt Cau |
6.129 |
3.689 |
|
1.230 |
1.230,0 |
1.229,0 |
343 |
|
114 |
114 |
115 |
2.097 |
|
1.049 |
629 |
419 |
4 |
Trồng lúa nếp cái hoa vàng |
1.970 |
1.186 |
|
395 |
395,0 |
396,0 |
110 |
|
37 |
37 |
36 |
674 |
|
337 |
202 |
135 |
5 |
Trồng rau ôn đới |
12.274 |
7.388 |
3.600 |
1.263 |
1.263,0 |
1.262,0 |
687 |
|
229 |
229 |
229 |
4.199 |
|
2.100 |
1.260 |
839 |
6 |
Trồng Trám xen Hương Bài dưới tán rừng gắn với chế biến |
734 |
442 |
|
265 |
88,5 |
88,5 |
41 |
|
14 |
14 |
13 |
251 |
|
126 |
75 |
50 |
7 |
Trồng mía Kim tân |
1.012 |
609 |
|
203 |
203,0 |
203,0 |
57 |
|
19 |
19 |
19 |
346 |
|
173 |
104 |
69 |
8 |
Trồng dứa theo tiêu chuẩn VietGap |
2.535 |
1.526 |
|
509 |
509,0 |
508,0 |
142 |
|
47 |
47 |
48 |
867 |
|
434 |
260 |
173 |
9 |
Trồng Khoai mán ruột vàng, khoai sọ |
3.026 |
1.822 |
|
607 |
607,0 |
608,0 |
169 |
|
56 |
56 |
57 |
1.035 |
|
518 |
311 |
206 |
10 |
Trồng Bí phấn |
1.221 |
735 |
|
245 |
245,0 |
245,0 |
68 |
|
23 |
23 |
22 |
418 |
|
209 |
125 |
84 |
11 |
Trồng Đào |
1.389 |
836 |
|
279 |
279,0 |
278,0 |
78 |
|
26 |
26 |
26 |
475 |
|
238 |
143 |
94 |
12 |
Trồng chè sạch theo hướng hữu cơ |
603 |
363 |
|
121 |
121,0 |
121,0 |
34 |
|
11 |
11 |
12 |
206 |
|
103 |
62 |
41 |
13 |
Trồng tre lấy măng (măng Bum) |
842 |
507 |
|
169 |
169,0 |
169,0 |
47 |
|
16 |
16 |
15 |
288 |
|
144 |
86 |
58 |
* |
Vật nuôi |
87.623 |
52.740,00 |
– |
17.581,00 |
17.581,00 |
17.578,00 |
4.907,00 |
– |
1.636,00 |
1.636,00 |
1.635,00 |
29.976,00 |
– |
14.989,00 |
8.993,00 |
5.994,00 |
14 |
Nuôi vịt bản địa (vịt bầu) |
10.271 |
6.182 |
|
2.061 |
2.061 |
2.060 |
575 |
|
192 |
192 |
191 |
3.514 |
|
1.757 |
1.054 |
703 |
15 |
Nuôi gà bản địa |
9.749 |
5.868 |
|
1.956 |
1.956 |
1.956 |
546 |
|
182 |
182 |
182 |
3.335 |
|
1.668 |
1.001 |
666 |
16 |
Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi…) |
42.970 |
25.864 |
|
8.621 |
8.621 |
8.622 |
2.406 |
|
802 |
802 |
802 |
14.700 |
|
7.350 |
4.410 |
2.940 |
17 |
Nuôi cá Tầm |
3.248 |
1.955 |
|
652 |
652 |
651 |
182 |
|
61 |
61 |
60 |
1.111 |
|
556 |
333 |
222 |
18 |
Nuôi Dúi |
2.835 |
1.706 |
|
569 |
569 |
568 |
159 |
|
53 |
53 |
53 |
970 |
|
485 |
291 |
194 |
19 |
Nuôi cá (Lồng, Ao) |
18.550 |
11.165 |
|
3.722 |
3.722 |
3.721 |
1.039 |
|
346 |
346 |
347 |
6.346 |
|
3.173 |
1.904 |
1.269 |
* |
Dược liệu |
96.155 |
57.877 |
10.000 |
21.594 |
15.594 |
10.689 |
5.383 |
– |
1.793 |
1.793 |
1.797 |
32.895 |
– |
16.451 |
9.868 |
6.576 |
20 |
Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Lai Châu,…), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,…) dưới tán rừng |
43.284 |
26.053 |
5.000 |
8.000 |
8.000 |
5.053 |
2.423 |
|
808 |
808 |
807 |
14.808 |
|
7.404 |
4.442 |
2.962 |
21 |
Trồng Lan Kim tuyến (tập trung) |
24.993 |
15.044 |
5.000 |
8.000 |
2.000 |
44 |
1.399 |
|
466 |
466 |
467 |
8.550 |
|
4.275 |
2.565 |
1.710 |
22 |
Trồng Sa nhân |
12.326 |
7.419 |
|
2.473 |
2.473 |
2.473 |
690 |
|
230 |
230 |
230 |
4.217 |
|
2.109 |
1.265 |
843 |
23 |
Trồng An Xoa, Xạ đen |
1.997 |
1.202 |
|
401 |
401 |
400 |
112 |
|
37 |
37 |
38 |
683 |
|
342 |
205 |
136 |
24 |
Trồng Sâm Bố chính |
2.225 |
1.339 |
|
446 |
446 |
447 |
125 |
|
42 |
42 |
41 |
761 |
|
381 |
228 |
152 |
25 |
Trồng Bình vôi |
1.032 |
621 |
|
207 |
207 |
207 |
58 |
|
19 |
19 |
20 |
353 |
|
177 |
106 |
70 |
26 |
Trồng Khôi tía |
1.024 |
617 |
|
206 |
206 |
205 |
57 |
|
19 |
19 |
19 |
350 |
|
175 |
105 |
70 |
27 |
Trồng Nhân trần |
1.306 |
786 |
|
262 |
262 |
262 |
73 |
|
24 |
24 |
25 |
447 |
|
224 |
134 |
89 |
28 |
Trồng Bách bộ xen Mạch môn đông |
1.032 |
621 |
|
207 |
207 |
207 |
58 |
|
19 |
19 |
20 |
353 |
|
177 |
106 |
70 |
29 |
Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên. |
6.936 |
4.175 |
|
1.392 |
1.392 |
1.391 |
388 |
|
129 |
129 |
130 |
2.373 |
|
1.187 |
712 |
474 |
* |
Sản phẩm đặc sản, lợi thế |
5.488 |
3.304 |
– |
2.378 |
463 |
463 |
307 |
– |
102 |
102 |
103 |
1.877 |
– |
940 |
563 |
374 |
30 |
Nuôi trồng nấm dược liệu |
2.199 |
1.324 |
|
794 |
265 |
265 |
123 |
|
41 |
41 |
41 |
752 |
|
376 |
226 |
150 |
31 |
Sơ chế dược liệu |
1.880 |
1.132 |
|
906 |
113 |
113 |
105 |
|
35 |
35 |
35 |
643 |
|
322 |
193 |
128 |
32 |
Chế biến măng sạch |
763 |
459 |
|
367 |
46 |
46 |
43 |
|
14 |
14 |
15 |
261 |
|
131 |
78 |
52 |
33 |
Chế biến lợn bản địa |
646 |
389 |
|
311 |
39 |
39 |
36 |
|
12 |
12 |
12 |
221 |
|
111 |
66 |
44 |
* |
Học tập kinh nghiệm |
378 |
– |
– |
– |
– |
– |
378 |
– |
378 |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
* |
03 đợt học tập kinh nghiệm tỉnh ngoài cho cán bộ quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, xã |
378 |
|
|
|
|
|
378 |
|
378 |
|
|
|
|
– |
– |
– |
|
Tổng cộng |
230.046 |
138.240,00 |
13.600,00 |
48.577,00 |
40.485,50 |
35.577,50 |
13.237,00 |
– |
4.663,00 |
4.285,00 |
4.289,00 |
78.569,00 |
– |
39.294,00 |
23.571,00 |
15.704,00 |
[1] Điểm a, khoản 5, điều 21, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ
[2] Điểm a, khoản 5, điều 22, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ
[3] Nguồn vốn trực tiếp đầu tư cho đề án theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ
[4] Điều 19, Thông tư 02/2022/TT-UBDT
[5] Điều 20, Thông tư 02/2022/TT-UBDT
QUYẾT ĐỊNH 4079/QĐ-UBND NGÀY 24/11/2022 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022-2025” | |||
Số, ký hiệu văn bản | 4079/QĐ-UBND | Ngày hiệu lực | 24/11/2022 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 24/11/2022 |
Cơ quan ban hành |
Thanh Hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |