TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 488:2001 VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA PHẨM CHẤT LÁ DÂU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 05/01/2001

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 488:2001

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA PHẨM CHẤT LÁ DÂU
The testing method of mulberry leaf quality

1. Phạm vi áp dụng:

Qui trình này sử dụng cho các cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất cần đánh giá kiểm tra phẩm chất lá dâu.

2. Nội dung và các phương pháp tiến hành:

2.1. Kiểm tra phẩm chất lá dâu bằng phương pháp sinh hoá:

2.1.1. Qui cách tiêu chuẩn lấy mẫu lá dâu:

+ Thời kỳ lấy mẫu lá ở vùng đồng bằng sông Hồng là ở vụ xuân (tháng 3-4), vụ hè (tháng 6-7) và vụ thu (tháng 9-10).

+ Thời kỳ lấy mẫu lá ở vùng Duyên hải miền Trung và vùng Cao nguyên Lâm Đồng ở mùa mưa (tháng 5-6) và mùa khô (tháng 8-9).

+ Thời gian lấy mẫu trong ngày trước 10 giờ sáng.

+ Lấy các lá dâu đã thành thục phù hợp với tằm tuổi 5.

+ Mẫu lá được lấy ở tất cả các cây dâu thí nghiệm và phân bố ở hai phía tán cây.

+ Không lấy mẫu các lá bị sâu, bệnh.

+ Số lượng lá của mỗi mẫu là 500 gram.

2.1.2. Xử lý mẫu*:

+ Lá dâu sau khi đã hái để làm mẫu cần rửa sạch bằng nước sạch, lau khô rồi cho vào tủ sấy.

+ Mẫu cần phân tích hàm lượng nước và chất khô thì phải cân mẫu trước khi sấy.

+ Nhiệt độ để sấy mẫu là 70 ( 50C trong tủ sấy thông gió. Lớp mẫu ở trong tủ sấy cần rải mỏng và đều trên sàn có lót giấy.

+ Mẫu sau khi sấy, được cắt nhỏ trộn đều và chọn mẫu trung bình theo nguyên tắc”đường chéo góc” loại bỏ cho đến khi được mẫu trung bình đồng nhất có khối lượng trung bình từ 30-300 g. Mẫu được nghiền nhỏ qua rây 1mm bằng máy nghiền thực vật hoặc các dụng cụ phù hợp.

+ Sau đó cần sấy mẫu ở trong tủ sấy 700C cho đến khi mẫu đã khô hoàn toàn (Khối lượng mẫu lá không đổi qua 3 lần cân).

+ Mẫu sau khi đã sấy khô phải bảo quản trong túi nilon hai lớp kín có ghi tên mẫu, giống, nơi lấy mẫu và ngày lấy mẫu.(*ghi chú: Các mẫu phân tích các chỉ tiêu dễ bị biến đổi cần bảo quản ở 50C hoặc phân tích mẫu tươi.)

2.1.3. Một số chỉ tiêu sinh hoá cần phân tích:

+ Chất khô theo phương pháp cân, trên cần phân tích ( 0,2 mg TCVN-4326- 86. Cải tiến.

+ Hàm lượng Protein tổng số theo phương pháp Kjeldhal TCVN – 4328 – 86.

+ Hàm lượng lipít theo phương pháp Solet -TCVN – 4331- 86.

+ Hàm lượng Cacbua Hyđrat theo phương pháp so màu sử dụng Anthrrone.

+ Hàm lượng các nguyên tố đa vi lượng bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử hoặc nhiễm xạ huỳnh quang tia X.

+ Nếu cần phân tích thêm hàm lượng axit amin thì theo phương pháp điện di sắc ký trên giâý hoặc trên máy phân tích tự động.

2.2.Kiểm tra phẩm chất lá dâu bằng phương pháp sinh học (nuôi tằm):

2.2.1. Phương pháp thí nghiệm với tằm lấy kén ươm tơ:

+ Thời vụ nuôi tằm ở vụ xuân, vụ hè và vụ thu (vùng đồng bằng sông Hồng), mùa mưa và mùa khô (vùng Duyên hải miền Trung và Cao nguyên Bảo Lộc).

+ Công việc chuẩn bị trước khi nuôi tằm cần thực hiện theo qui định tại tiêu chuẩn 10 TCN – 384 – 99.

+ Thời kì tằm con (tuổi 1-3) nuôi tập trung và cho ăn cùng một loại lá dâu không phải dâu thí nghiệm.

+ Tằm ngủ dậy tuổi 4 ở bữa ăn dâu thứ hai phân chia tằm ra các công thức thí nghiệm. Mỗi công thức có từ 300 con tằm trở lên, 3-4 lần nhắc lại. Lá dâu dùng cho tằm lớn hái ở các công thức thí nghiệm . Số lượng lá dâu cho tằm ăn và các biện pháp kỹ thuật phải thực hiện giống nhau ở các công thức thí nghiệm.

+ Một số chỉ tiêu cần điều tra về yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và phẩm chất kén thực hiện theo qui định 10 TCN – 384 – 99.

2.2.2. Phương pháp thí nghiệm với tằm lấy kén giống:

+ Giống tằm thí nghiệm là những giống đã được Nhà nước công nhận và đang được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở sản xuất trứng giống.

+ Ngoài điều tra các chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất kén ra, còn phải điều tra về năng suất và phẩm chất trứng giống theo qui định ở 10 TCN – 384 -99.

2.2.3. Kiểm tra phẩm chất lá dâu theo phương pháp cho tằm ngủ đói ở tuổi tằm con.

+ Giai đoạn thí nghiệm thực hiện ở tuổi 1, 2 hoặc 3.

+ Số tằm thí nghiệm từ 300 con trở lên. Thời gian cho tằm ăn lá dâu thí nghiệm bằng 60 – 70% thời gian ăn lá dâu ở các tuổi tương ứng.

+ Điều kiện nhiệt độ trong trong phòng tằm ở thời gian thí nghiệm là 27-280C và ẩm độ 80-85%.

+ Sau khi ngừng cho ăn dâu 30 giờ (giống tằm Đa hệ), 35 giờ (giống tằm Lưỡng hệ) thì điều tra tỷ lệ tằm ngủ đói…. Dựa vào tỷ lệ tằm ngủ đói cao hay thấp mà đánh giá phẩm chất lá dâu.

2.2.4. Kiểm tra phẩm chất lá dâu theo phương pháp cho tằm ăn đói ở tuổi 5.

+ Thời gian thí nghiệm bắt đầu khi tằm ở tuổi 5. Mỗi công thức chọn 25 con tằm đực và 25 con tằm cái với 3 lần nhắc lại. Tằm từ tuổi 1-4 nuôi bình thường.

+ Thời gian cho tằm ăn dâu thí nghiệm bằng 50- 70% thời gian phát dục của tuổi 5. Sau đó để tằm đói.

+ Một số chỉ tiêu cần điều tra:

 

Tỉ lệ tằm làm kén =

Số kén thu được

———————– x 100

Số tằm thí nghiệm

Tỉ lệ kén tốt =

Số kén tốt

—————— x 100

Tổng số kén

Tỉ lệ hoá nhộng =

Số kén có nhộng sống

—————————- x 100

Tổng số kén

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 488:2001 VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA PHẨM CHẤT LÁ DÂU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN488:2001 Ngày hiệu lực 05/01/2001
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 21/12/2001
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản