TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6580:2000 (ISO 4030:1983) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – MÃ NHẬN DẠNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (VIN) – VỊ TRÍ VÀ CÁCH GHI DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6580 : 2000

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – MÃ NHẬN DẠNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (VIN) – VỊ TRÍ VÀ CÁCH GHI
Road vehicles – Vehicle identification number (VIN) – Location and attachment

Lời nói đầu

TCVN 6580:2000 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 4030:1983

TCVN 6580 : 2000 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22.

 

Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về vị trí và cách ghi mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại xe có động cơ, xe moóc, mô tô và xe máy như đã định nghĩa trong TCVN 6211:1996 (ISO 3833).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6578:2000 (ISO 3779) Phương tiện giao thông đường bộ – Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) – Nội dung và cấu trúc.

TCVN 6211:1996 (ISO 3833) Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa.

3. Định nghĩa

Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) là một tổ hợp cấu trúc các ký tự được nhà sản xuất đặt cho một phương tiện giao thông nhằm mục đích để nhận biết.

4. Vị trí của VIN

4.1 Vị trí của VIN phải được bố trí ở bên phải của phương tiện giao thông và nếu có thể được nên bố trí ở nửa phía trước của phương tiện giao thông.

4.2 VIN phải dễ đọc từ bên ngoài phương tiện giao thông. Trong trường hợp phương tiện giao thông đóng kín, vị trí của VIN sẽ ở bên trong khoang hành khách, tại cột đứng gần sát với kính chắn gió.

4.3 Vị trí của VIN phải dễ dàng nhìn thấy được và được bảo vệ tránh sự phá hủy hoặc thay đổi VIN. Vị trí lựa chọn phải được mô tả trong sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tài liệu tương đương.

5. Cách ghi VIN

Nhà sản xuất phương tiện giao thông có thể lựa chọn giữa hai giải pháp sau đây để ghi VIN:

5.1 VIN được ghi trực tiếp trên một bộ phận có sẵn, không dễ bị di chuyển hoặc thay thế của phương tiện giao thông, nó có thể được ghi trên khung hoặc trên khung vỏ.

Chú thích – Những yêu cầu về cách trình bầy VIN đã được quy định trong TCVN 6578:2000 (ISO 3779).

5.2 VIN được ghi trên bảng riêng và được gắn cố định vào phương tiện giao thông theo cách phù hợp với 5.1.

5.3 VIN cũng có thể được ghi trên phương tiện giao thông bằng cách kết hợp hai khả năng nói trên nếu nhà sản xuất mong muốn.

5.4 Chiều cao của chữ cái La tinh và chữ số ! rập trong VIN là như sau:

– tối thiểu 7 mm nếu đóng theo cách phù hợp với 5.1 (khung, vỏ …) trên xe có gắn động cơ và xe moóc (nhưng không dùng cho mô tô và xe máy);

– tối thiểu 4 mm trong tất cả các trường hợp khác.

5.5 Trong mọi trường hợp, các ký tự của VIN phải rõ ràng, bền lâu và không dễ thay đổi.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6580:2000 (ISO 4030:1983) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – MÃ NHẬN DẠNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (VIN) – VỊ TRÍ VÀ CÁCH GHI DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6580:2000 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản