TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6643:2000 (ISO 14255 : 1998) VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH NITƠ NITRAT, NITƠ AMONI VÀ TỔNG NITƠ HOÀ TAN CÓ TRONG ĐẤT ĐƯỢC LÀM KHÔ TRONG KHÔNG KHÍ SỬ DỤNG DUNG DỊCH CANXI CLORUA LÀM DUNG MÔI CHIẾT DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6643 : 2000

ISO 14255 : 1998

CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH NITƠ NITRAT, NITƠ AMONI VÀ TỔNG NITƠ HOÀ TAN CÓTRONG ĐẤT ĐƯỢC LÀM KHÔ TRONGKHÔNG KHÍ SỬ DỤNG DUNG DỊCH CANXICLORUA LÀM DUNG MÔI CHIẾT
Soil quality – Determination of nitrate nitrogen, ammonium nitrogen and total soluble nitrogen in air-dry soils using calcium chloride solution as extractant

Lời nói đầu

TCVN 6643 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 14225 : 1998; TCVN 6643 : 2000 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 190 Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH NITƠ NITRAT, NITƠ AMONI VÀ TỔNG NITƠ HOÀ TAN CÓ TRONG ĐẤT ĐƯỢC LÀM KHÔ TRONG KHÔNG KHÍ SỬ DỤNG DUNG DỊCH CANXI CLORUA LÀM DUNG MÔI CHIẾT

Soil qualiti – Determination of nitrate nitrogen, ammonium nitrogen and total soluble nitrogen in air-dry soils using calcium chloride solution as extractant

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định các phần nitơ hoà tan (nitrat, nitrit, amoni và nitơ hữu cơ) trong chất chiết của các mẫu đất khi chiết bằng dung dịch canxi clorua 0,01 mol/l.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các loại mẫu đất được làm khô trong không khí, đã xử lý sơ bộ theo TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464).

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464 : 1994) Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ mẫu để phân tích lý – hoá.

TCVN 6648 : 2000 (ISO 11465 : 1993) Chất lượng đất – Xác định chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng – Phương pháp khối lượng.

3 Nguyên tắc

Chiết một lần mẫu đất được làm khô trong không khí bằng dung dịch canxi clorua (CaCI2) 0,01 mol/l được các phần nitơ hoà tan khác nhau (xem tài liệu tham khảo [1] và [2]). Lượng các thành phần nitơ vô cơ nitrat (+nitrit) và amoniac được xác định trực tiếp trong phần chiết bằng phương pháp đo phổ tự động.

Để xác định lượng nitơ toàn phần hoà tan, lấy 1 phần chất chiết đã được phân huỷ trước cho đến khi amoniac tạo ra chuyển hết thành nitrat. Khi đó, lượng nitrat này cùng với lượng nitrat (+nitrit) và amoniac đã có từ đầu sẽ được xác định bằng phương pháp đo phổ tự động. Lượng nitơ hữu cơ hoà tan được tính bằng hiệu số của lượng nitơ toàn phần hoà tan trừ đi lượng nitơ nitrat (+nitrit) và amoniac.

Chú thích

1) Lượng nitơ hữu cơ hoà tan có thể biểu hiện phần chất hữu cơ dễ khoáng hoá.

2) Lượng nitơ amoni và hữu cơ chiết được của đất bị thay đổi thường do việc làm khô so với mẫu đất ướt. Cách làm khô gây ảnh hưởng đến kết quả (xem tài liệu tham khảo [3]).

3) Vì việc xác định bằng tay các phần nitơ khác nhau có nhiều khó khăn, trong tiêu chuẩn này việc đo được qui định dùng kỹ thuật tự động liên tục. Các cách xác định khác cũng được chấp thuận với điều kiện kết quả thu được phải khớp với kết quả đo được bằng qui trình tự động đã qui định.

4 Mẫu thí nghiệm

Phải dùng phần mẫu đất được làm khô trong không khí đã xử lý sơ bộ theo TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464), và rây qua rây có cỡ lỗ 2 mm. Một phần của mẫu này dùng để xác định hàm lượng nước theo TCVN 6648 : 2000 (ISO 11465).

5 Chiết

5.1 Nguyên tắc

Chiết đất được làm khô trong không khí bằng dung dịch 0,01 mol/l canxi clorua (CaCl2) theo tỷ lệ 1:10 (m/V) ở 200C ± 10C. Sau khi đạt được cân bằng (2 h), li tâm các dung dịch để xác định các phần nitơ khác nhau.

Chú thích

1) Tiến hành chiết ở nhiệt độ không đổi 200C vì tổng lượng nitơ chiết được và nitơ hữu cơ hoà tan bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của dung dịch chiết (xem tài liệu tham khảo [4]). Đối với những điều kiện khí hậu đặc biệt, có thể chọn nhiệt độ không đổi khác. Phải nêu nhiệt độ chiết trong báo cáo kết quả.

2) Nên li tâm vì đa số các giấy lọc hoặc sẽ hấp thụ các chất, hoặc nhiễm amoniac. Khi cần lọc chất chiết được, giấy lọc phải được bảo quản trong bình hút ẩm chứa axit sunfuric đậm đặc hoặc môi trường làm khô chứa axit sunfuric ít nhất một tuần trước khi sử dụng và phải loại bỏ 20 ml lọc được đầu tiên.

5.2 Thuốc thử

Chỉ sử dụng các loại thuốc thử đạt độ tinh khiết phân tích.

5.2.1 Nước, có độ dẫn điện đặc trưng không lớn hơn 0,2 mS/m ở nhiệt độ 250C (nước đạt chất lượng hạng 2 theo TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696)).

5.2.2 Dung dịch canxi clorua, c(CaCl2) = 0,01 mol/l, để chiết.

Hoà tan 1,47 g canxi clorua ngậm 2 phân tử nước (CaCl2.2H2O) trong nước (5.2.1). Thêm nước cho đủ 1 lít

Chú thích – (CaCl2.2H2O) có thể hấp thụ nước khi để lâu. Thuốc thử này phải được chuẩn hoá.

5.3 Thiết bị, dụng cụ

5.3.1 Cân phân tích, có độ chính xác 10 mg.

5.3.2 Chai polyetylen, dung tích danh định 250 ml, có nắp xoáy.

5.3.3 Máy lắc hoặc máy lắc rung, từ 150 vòng/phút đến 250 vòng/phút.

5.3.4 Máy li tâm, có khả năng chứa dung dịch các ống nghiệm sử dụng.

5.3.5 ống li tâm polyetylen, dung tích danh định 100 ml hoặc loại có dung tích phù hợp.

5.4 Cách tiến hành

Cân 10,00 mẫu thí nghiệm cho vào chai polyetylen (5.3.2).

Cho thêm 100,0 ml dung dịch canxi clorua (5.2.2) có nhiệt độ 200C. Đặt lên máy (5.3.3) lắc trong 2 h ở nhiệt độ 200C.

Gạn lấy lượng dịch chiết huyền phù cần thiết cho vào ống ly tâm (5.3.5) và chạy li tâm (5.3.4) trong 10 phút ở khoảng 3000 g. Gạn lấy lớp dung dịch nổi phía trên cho vào cốc đo và đo riêng rẽ từng lượng nitơ nitrat  (+nitrit), nitơ nitrit (nếu cần), nitơ amoniac và nitơ toàn phần hoà tan như mô tả trong các điều 6, 7, 8 và 9. Thực hiện thử mẫu trắng bằng cách chỉ cho dung dịch canxi clorua (5.2.2) vào chai polyetylen (5.3.2).

Phần nitơ hoà tan phải được đo ngay, không được chậm quá 1 ngày sau khi chiết. Nếu không thể đo được ngay thì dịch chiết phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ không cao hơn 40C và tối đa là 1 tuần.

6 Xác định nitơ nitrat

6.1 Nguyên tắc

Trong hệ phân tích dòng phân đoạn (SFA), trước tiên mẫu được thẩm tích. Các ion nitrat và nitrit từ mẫu thấm qua màng và được thu vào luồng amoni clorua. Khi đó nitrat bị khử thành nitrit bởi cadimi. Sau đó, cho ỏ-naphtylentylenediamin dihydroclorua và sunfanilamit, sao cho tạo ra hợp chất diazo mầu đỏ trong môi trường axit. Đo độ hấp thụ của nó ở bước sóng 543 nm.

Chú thích

1) Việc thẩm tích đám bảo tách các ion nitrat khỏi các chất bẩn gây ảnh hưởng như các hạt ở thể rắn, keo và các hợp chất hữu cơ có màu.

2) Thuốc thử màu được biết là thuốc thử Griess-llosvay.

Thông thường lượng nitrit trong đất có ít. Trong những trường hợp đó, tổng lượng nitrat và nitrit bằng với lượng nitrat. Trong những trường hợp đặc biệt, khi còn nghi ngờ việc nitrit hoá trong đất chưa hoàn thành, thì lượng nitrit phải được xác định riêng.

6.2 Thuốc thử

6.2.1 Chất làm ẩm, este polyoxyetylen lauryl (30%).

Chú thích – Không được bảo quản dung dịch chất làm ẩm lâu quá 6 tháng.

6.2.2 Dung dịch đệm

Hoà tan 25 g amoni clorua (NH4Cl) với nước trong bình thể tích định mức 1 lít. Thêm 12,5 ml dung dịch amoni hydroxit [w(NH4OH]= 3 %) và thêm 1 ml chất làm ẩm (6.2.1). Thêm nước cho đến vạch.

Độ pH của dung dịch phải nằm trong khoảng pH 6 và pH 8.

6.2.3 Chất khử Cd/Cu

Khuấy đều khoảng 5 g bột cadimi (kích thước các hạt từ 0,3 mm đến 0,8 mm) với khoảng 30 ml axit clohydric [c(HCl) = 1 mol/l] trong 1 phút. Rửa bằng nước đến khi sạch axit. Sau đó cho thêm khoảng 50 ml dung dịch đồng (II) sunfat [ρ(CuSO4 = 20 g/l] và khuấy trong 3 phút. Rửa bằng nước ít nhất mười lần để loại bỏ đồng bị kết tụ. Bảo quản chất khử Cd/Cu ở chỗ tối.

6.2.4 ống khử Cd/Cu

Cho dung dịch đệm (6.3.2) vào đầy cột hình chữ U (6.3.2), chú ý để không tạo bọt khí. Dùng phễu cho bột cadimi hoạt hoá (6.2.3) vào cả 2 bên của cột. Dùng máy lắc để lèn chặt bột này. Cho bột đầy đến cách miệng cột 5 mm và đậy kín 2 miệng cột bằng len thuỷ tinh.

Cột đã sẵn sàng để sử dụng và có thể lắp vào hệ SFA.

Chú thích – Để kéo dài thời gian sử dụng của chất khử Cd/Cu, cần phải gắn dây đồng vào đầu ống khử Cd/Cu, thay mới dây khác nếu cần.

6.2.5 Thuốc thử màu

Cho 15 ml axit photphoric đậm đặc [w(H3PO4) = 85 %] vào bình định mức 1 lít chứa 0,5 l nước. Thêm 0,5 g ỏ-naphtylentylenediamin dihydroclorua (C12H16N2Cl2) và khuất cho đến khi tan hết. Sau đó hoà tan 10 g sunfanilamid (C6H8N2O2S) vào hỗn hợp này và thêm nước cho tới vạch.

6.3 Thiết bị dụng cụ

6.3.1 Hệ phân tích dòng phân đoạn (SFA)

Hệ thống bao gồm bộ lấy mẫu, bơm, bộ thẩm tích, cột thử, bộ nitrat, quang kế và máy ghi. Biểu đồ dòng chảy của hệ phân tích dòng phân đoạn (FSA) tương ứng nêu trong phụ lục A (hình A1). Chú ý là biểu đồ dòng cháy này có thể cần sửa lại cho phù hợp với hệ được sử dụng.

6.3.2 ống khử Cd/Cu

ống khử này bao gồm ống thuỷ tinh hình chữ U, dài khoảng 15 cm và đường kính trong 2 mm, có vòng sắt để nối với ống của hệ phân tích dòng phân đoạn (SFA). Có thể mua ống đã nhồi sẵn cadimi của nhà sản xuất hệ SFA, hoặc tự tạo (xem 6.2.3 và 6.2.4).

Chú thích – Hệ SFA có trang bị như vậy cho phép xác định nitrit đơn giản, bằng cách bỏ qua cột khử (xem phụ lục A.2).

7 Xác định nitơ amoni

7.1 Nguyên tắc

Trong hệ phân tích dòng phân đoạn (SFA), trước tiên mẫu được thẩm tích. Việc xác định amoni dựa trên phản ứng Berthelot [ 5 , 6 ], theo phản ứng này dẫn xuất của phenol (ở đây là salicylat) khi có amoniac và hypoclorit sẽ tạo ra indophenol dưới tác động xúc tác của natri nitroferricyanua (nitroprussid). Trong môi trường kiềm, indophenol được tạo ra như thể có màu xanh lục-lam, đo độ hấp thụ của màu này ở độ dài bước sóng 660 nm.

Chú thích – Cần phải thẩm tích dịch chiết từ đất bởi vì dịch đất li tâm có thể đục.

7.2 Thuốc thử

7.21 Dung dịch đệm, pH 5,2

Hoà tan 24 g natri citrat (Na3C6H5O7) và 33 g natri kali tartrat (KNaC4H4O6) vào bình thể tích định mức 1 lit. Thêm nước cho đến vạch mức. Thêm 1 ml chất làm ẩm (6.2.1).

7.2.2 Thuốc thử màu

Hoà tan 80 g natri salixylat (C7H5O3Na) và 25 g natri hydroxit (NaOH) vào bình định mức 1 lít chứa 800 ml nước. Thêm nước cho đến vạch.

7.2.3 Dung dịch natri nitroferricyanua (nitroprussid)

Hoà tan vào trong 1 lít nước 1g natri nitroferricyanua dihydrat, Na2[Fe(CN)5NO].2H2O.

7.2.4 Dung dịch isocyanurat

Hoà tan 2g natri dicloroisocyanurat, (Cl2C3N3NaO3.2H2O, và 25 g natri hydroxit (NaOH) vào 1 lít nước.

7.3 Thiết bị, dụng cụ

7.3.1 Hệ phân tích dòng phân đoạn

Hệ thống này bao gồm bộ lấy mẫu, bơm, bộ thẩm tích, bộ amoni, quang kế và máy ghi. Biểu đồ dòng chảy của hệ phân tích dòng phân đoạn tương ứng nêu trong phụ lục A (hình A.3). Chú ý là biểu đồ dòng chảy này có thể cần sửa lại phù hợp với hệ được sử dụng.

8 Phân huỷ và xác định tổng nitơ hoà tan

8.1 Nguyên tắc

Trong hệ phân tích dòng phân đoạn (SFA), các hợp chất hữu cơ trong dịch chiết được phân huỷ ở pH 4 bằng kali pesunfat (K2S2O8). Sau đó, tất cả các ion amoni được kali pesunfat ôxy hoá thành nitrat nhờ xúc tác bằng bức xạ cực tím. Mẫu phải qua thẩm tích và cuối cùng, đo quang để xác định nitrat sau khi khử thành nitrit (xem chi tiết ở điều 6).

Chú thích

1) Cần phải thẩm tích dịch chiết bởi vì dịch đất li tâm có thể đục.

2) Hàm lượng cac bon hữu cơ trong dịch chiết lớn hơn khoảng 50 ml/l có thể vượt quá khả năng đệm pH của hệ thống. Trong những trường hợp đó, cần pha loãng dịch chiết trước khi đo.

8.2 Thuốc thử

8.2.1 Dung dịch đệm borax

Hoà tan 38 g natri tetraborat decahydrat (Na2B4O7 . 10 H2O) vào bình định mức dung tích 1 lít chứa 20 ml nước. Thêm 4 g natri hydroxit (NaOH) và thêm nước cho tới vạch mức. Không bao giờ được thêm chất làm ẩm.

8.2.2 Chất oxy hóa

Hoà tan 52 g kali pesunfat (K2S2O8) vào bình định mức dung tích 1 lít chứa 500 ml nước và thêm nước cho đến vạch mức. Trộn kỹ và để dung dịch này trong tủ lạnh 24 h. Sau đó chắt gạn lấy phần dung dịch trong nổi phía trên để sử dụng. Không bao giờ được thêm chất làm ẩm.

8.2.3 Dung dịch đệm

Hoà tan 25 g amoni clorua (NH4Cl) vào nước trong bình định mức dung tích 1 lít và thêm nước cho đến vạch mức. Thêm 1 ml dung dịch amoni hydroxit (NH4OH) (25%) và 1 ml chất làm ẩm (6.2.1) và trộn kỹ.

8.2.4 Bộ khử Cd/Cu

Xem 6.2.4.

8.2.5 Thuốc thử màu

Pha loãng cẩn thận 15 ml photphoric [w(H3PO4) = 85 % ] vào bình định mức dung tích 1 lít chứa khoảng 800ml nước. Thêm 10 g sunfanilamid (C6H8N2O2S), 1 g muối etylenediaminetetraacetic axit dinatri (EDTA) (C10H14N2O8Na2 . 2H2O) và 0,5 g N -(1-naphtyl)etylendiamin dihydroclorua (C12H16Cl2N2) khuấy cho tan hết. Thêm nước cho đến vạch mức.

8.3 Thiết bị dụng cụ

8.3.1 Hệ phân tích dòng phân đoạn

Hệ bao gồm bộ lấy mẫu, bơm, bộ thẩm tích, bộ phân tích tổng nitơ hoà tan, quang kế và máy ghi. Biểu đồ dòng chảy của hệ phân tích dòng phân đoạn (SFA) tương ứng nêu trong phụ lục A (hình A.4). Chú ý là biểu đồ dòng này có thể cần sửa lại cho phù hợp với hệ được sử dụng.

8.3.2 Cột khử

Xem 6.3.2

9 Dãy hiệu chuẩn

9.1 Thuốc thử

9.1.1 Dung dịch canxi clorua, c(CaCl2) = 0,1 mol/l.

Hoà tan 14,7 g canxi clorua dihydrat (CaCl2 . 2H2O) trong nước và thêm nước cho đến 1 lít.

9.1.2 Dung dịch gốc hỗn hợp, ủ(NH4-N) = 200 mg/l

Cân 2,708 3 g kali nitrat (KNO3) và 0,943 9 g amoni sunfat [(NH4)2SO4)]. Hoà tan hai chất này vào nước trong bình định mức dung tích 1 lít và thêm nước cho đến vạch mức.

Các muối phải được sấy khô đến khối lượng không đổi, thí dụ sấy ở 150oC trước khi dùng.

Chú thích – Sử dụng dung dịch gốc hỗn hợp (6.2.7) vì N – NO3(N- NO2), N – NO4 và N hữu cơ hoà tan được xác định trong một lần.

9.2 Cách tiến hành

Dùng pipet lấy lần lượt ml, 0,5 ml, 1 ml, 1,5 ml và 2 ml dung dịch gốc hỗn hợp (9.1.2) cho vào các bình định mức dung tích 250 ml. Thêm 25 ml dung dịch canxi clorua (9.1.1) và thêm nước cho đến vạch mức. Dãy hiệu chuẩn này phải được chuẩn bị mới trước khi sử dụng. Các phần nitơ có nồng độ như ghi trong bảng 1.

Bảng 1 – Nồng độ của dãy hiệu chuẩn

Phần N

Nồng độ mg/l

N-NO3

0

0,75

1,50

2,25

3,00

N-NH4

0

0,40

0,80

1,20

1,60

Tổng N hoà tan

0

1,15

2,30

3,45

4,60

 

Sử dụng máy li tâm đã chuẩn bị trong điều 5. Cho dịch chiết đất, dịch chiết của mẫu trắng và dãy hiệu chuẩn vào bộ đưa mẫu tự động. Vận hành hệ phân tích dòng phân đoạn theo biểu đồ nêu trong phụ lục A (hoặc theo bảng ghi chi tiết kỹ thuật của nhà sản xuất ).

10 Tính toán và biểu thị kết quả

Hàm lương các phần nitơ khác nhau trong mẫu đất (wN), tính bằng miligam trên kilogam, theo công thức (1) :

wN = (a-b) x 1 x (100 + w)/100                 (1)

trong đó

a          là hàm lượng của N – NO3,N – NHvà tổng nitơ hoà tan trong dịch chiết đất, tính bằng miligam trên lít;

b          là hàm lượng của N – NO3, N – NHvà tổng nitơ hoà tan trong dịch chiết thử trắng, tính bằng miligam trên lít ;

w          là tỷ lệ phần trăm hàm lương nước (m/m) theo đất được làm khô trong không khí, xác định được theo TCVN 6648 : 20 (ISO 11465).

11 Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả phải gồm thông tin sau :

a) theo tiêu chuẩn này;

b) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử ;

c) kết quả xác định được;

d) bất kỳ chi tiết nào khác không qui định trong tiêu chuẩn này hoặc tuỳ ý lựa chọn, hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả (thí dụ nhiệt độ của dung dịch chiết).

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

CÁC THÍ DỤ VỀ HỆ PHÂN TÍCH DÒNG PHÂN ĐOẠN

1          Thải

2          Bơm

3          Khử nitrat

S:         Dung dịch triết

B:         Dung dịch đệm (6.2.2)

A:         Không khí phân đoạn

DB:      Khử bọt

C:         Thuốc thử màu (6.2.5)

R1:       ống xoắn phản ứng 1, dài = 40 cm (5 vòng ), đường kính trong = 1,5 mm

R2:       ống xoắn phản ứng 2, dài = 150 cm (20 vòng ), đường kính trong = 1,5 mm

D1:       Bộ thẩm tích, đường rãnh dài = 15 cm

M:        Màng thẩm tích

T:         ống khử hình chữ U, dài = 15 cm, đường kính trong = 2 mm được nhồi bột cadimi đồng  (6.2.4)

D:         Detector, cuvét dòng 5 mm, cái lọc 540 nm

Hình A.1 – Thí dụ hệ phân tích dòng phân đoạn để xác định tổng lượng nitơ nitrat và nitrit

1          Thải

2          Bơm

S:         Dung dich chiết

B:         Dung dịch đệm (6.2.2)

A:         Không khí phân đoạn

C:         Thuốc thử màu (6.2.5)

R1:       ống xoắn phản ứng 1, dài = 40 cm (5 vòng), đường kính trong = 1,5 mm

R2:       ống xoắn phản ứng 2, dài = 150 cm (20 vòng), đường kính trong = 1,5 mm

D1:       Bộ thẩm tích, đường rãnh dài = 15 cm

M:        Màng thẩm tích

D:         Detector, cuvet dòng 50 mm, cái lọc 540 nm

Hình A.2 – Thí dụ về hệ phân tích dòng phân đoạn để xác định lượng nitơ nitrit  (xem chú thích 7.1)

1          Thải

2          Bơm

S:         Dung dịch chiết

B:         Dung dịch đệm (7.2.1)

A:         Không khí phân đoạn

SS:       Thuôc thử màu, dung dịch natri salixylat (7.2.2)

SN:       Dung dịch natri nitroprosid (7.2.3)

SD:      Dung dịch natri diclorocyanurat (7.2.3)

R1, R2, R3:       Các ống xoắn phản ứng, dài = 40 cm (5 vòng), đường kính trong = 1,5 mm

R4:       ống xoắn phản ứng 4, dài = 370 cm (50 vòng), đường kính trong = 1,5 mm với nhiệt độ không đổi 400c

D1:       Bộ thẩm tích, đường rãnh dài = 30 cm

M:        Màng thẩm tích

D:         Detector, cuvet dòng 50 mm, cái lọc 540 nm

Hình A.3 – Thí dụ về hệ phân tích dòng phân đoạn để xác định nitơ amoni (xem điều 7)

1          Thải

2          Bơm

3          Khử nitrat

4          Phân huỷ bức xạ cực tím

S:         Dung dịch chiết

A:         Không khí phân đọan

O:         Tác nhân oxy hóa (8.2.2)

BB:       Dung dịch đệm borax (8.2.1)

RS:       Tái lấy mẫu

B:         Dung dịch đệm (8.2.3) DB:       Khử bọt

C:         Thuốc thử màu (8.2.5)

R1:       ống xoắn phản ứng, dài = 435 cm (50 vòng), đường kính trong = 1,5 mm

R2, R4, R5: Các ống xoắn phản ứng,dài = 75 cm (10 vòng), đường kính trong = 1,5 mm

R3:       ống xoắn phản ứng, làm bằng thạch anh, dài = 260 cm (23 vòng), đường kính trong = 1,8 mm được bọc trong hộp phát tia cực tím

R6:       ống xoắn phản ứng, dài = 150 cm (20 vòng), đường kính trong = 1,5 mm

D1:       Bộ thẩm tích, đường rãnh dài = 15 cm

M:        Màng thẩm tích

T:         ống khử hình chữ U, dài = 15 cm, đường kính trong = 2mm được nhồi bột cadimi đồng (8.2.4)

D:         Detector, cuvet dòng 50 mm, cái lọc 540 nm

Hình A.4 – Thí dụ về hệ phân tích dòng phân đoạn để xác định tổng nitơ hoà tan (xem điều 8)

Phụ lục B

(tham khảo)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Houba, V.J.G., Novozamsky , I., Huybreghs , A.W.M. và van der Lee , J.J. So sánh các dịch chiết đất bằng 0,01 M CaCl2, bằng EUF và một vài quy trình chiết thông thường. Cây trồng và đất, 96, 433-437 (1986).

[2] Houba, V.J.G., Novozamsky, I., Huybreghs, A.W.M. và van der Lee, J.J. Một vài khía cạnh về việc xác định “tổng nitơ hoà tan” trong các dịch chiết của đất.

[3] Sperckeman, T. và Ciesielsky, H.Principaux facteurs sur la determination de I’azote mineral des sols. Actes des Troisiemes Journees de I’Analýe de Terie, GEMAS, Blois, 11-121, (1991).

[4] Houba, V.J.G., Novozamsky, I., Huybreghs, A.W.M. và van der Lee, J.J. Xác định tự động “tổng nitơ hoà tan” trong các dịch triết của đất. Landw. Forsch. 40, 295-32 (1987).

[5] Krom, M. Xác định amoniac bằng phương pháp quang phổ.

[6] Searle, P.L. The berthelot hoặc phản ứng indophenol và sử dụng trong phân tích hoá học về nitơ.

[7] Grasshoff, K. Zur Bestimmung von Nitrat in Mee-und Trinkwasser. Kieler Meeresforsch. 2/1, 5-11 (1964).

[8] Xác định nitrat trong nước biển bằng khử đồng cadimi thành nitril. J. Marine Biology assoc. (UK), 47, 23- 31 (1967).

[9] Aminot, A. và Chaussepied, M. Manuel des analyses chimiques en milieu marin. Centre National pour exploitation des Oceans. 395 pp.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6643:2000 (ISO 14255 : 1998) VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH NITƠ NITRAT, NITƠ AMONI VÀ TỔNG NITƠ HOÀ TAN CÓ TRONG ĐẤT ĐƯỢC LÀM KHÔ TRONG KHÔNG KHÍ SỬ DỤNG DUNG DỊCH CANXI CLORUA LÀM DUNG MÔI CHIẾT DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6643:2000 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản