TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6717:2000 (ISO 13338 : 1995) VỀ XÁC ĐỊNH TÍNH ĂN MÒN MÔ CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
TCVN 6717 : 2000
(ISO 13338 : 1995 E)
XÁC ĐỊNH TÍNH ĂN MÒN MÔ CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ
Determination of tissue corroviveness of a gas or gas mixture
Lời nói đầu
TCVN 6717 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 13338 : 1995E.
TCVN 6717 : 2000 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 58 Bình chứa ga biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
XÁC ĐỊNH TÍNH ĂN MÒN MÔ CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ
Determination of tissue corroviveness of a gas or gas mixture
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này cung cấp
– danh mục đầy đủ chỉ số tính ăn mòn đối với khí tinh khiết của chúng:
– phương pháp tính toán, khi không có các số liệu thực nghiệm liên quan đến tính ăn mòn của từng khí thành phần đối với hỗn hợp khí;
để xác định tính ăn mòn mô của khí và hỗn hợp khí do đó có thể phân loại bộ nối đầu ra thích hợp cho từng loại khí và hỗn hợp khí.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6551 : 1999 (ISO 5145 : 1990) Đầu ra của van chai chứa khí và hỗn hợp khí – Lựa chọn và xác định kích thước.
3. Định nghĩa và ký hiệu
3.1. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:
3.1.1. Tính ăn mòn mô của khí hoặc hỗn hợp khí (tissue coorrosivenness of gases or gas mixture): Khả năng của khí làm hư hỏng hoặc phá hủy mô sống (mắt, da và các màng nhầy).
3.1.2. Khí kích ứng (irritant gas): Khí có thể gây ra các phản ứng tức thời cho da, mắt và các màng nhầy.
Chú thích 1 – Khí kích thích được coi như không ăn mòn theo TCVN 6551 : 1999 (ISO 5145).
3.2. Ký hiệu
L giới hạn
V thể tích
C biểu thị thành phần khí ăn mòn
C+ biểu thị thành phần khí ăn mòn mạnh
i biểu thị thành phần khí kích thích.
nc biểu thị thành phần khí không ăn mòn
4. Phân loại
Xác định hai mức của tính ăn mòn (C+: ăn mòn mạnh, C: ăn mòn), để chuẩn bị độ chính xác cao hơn trong phương pháp tính toán tính ăn mòn của hỗn hợp khí.
Theo qui định trên, các khí được phân loại vào các loại sau:
C+: ăn mòn mạnh
C: ăn mòn |
ăn mòn theo TCVN 6551 : 1999 (5145 : 1990) |
i: kích thích
nc: không ăn mòn, không kích thích |
không ăn mòn theo TCVN 6551 : 1999 (ISO 5145 : 1990) |
Đối với định nghĩa đầy đủ với mục đích để nối chai chứa, các điều của mã số FTSC được xác định ở phía dưới của bảng 1 cũng phải được dùng trong tính toán.
0: không ăn mòn, không kích thích (nc)
1: dạng axit không halogen (C+, C hoặc i)
2: cơ sở (C+, C hoặc i)
3: dạng axit halogen (C+, C hoặc i).
5. Loại ăn mòn đối với khí tinh khiết
Loại ăn mòn của từng loại khí (C+, C, i hoặc nc) tương ứng với phân loại xác định ở điều 4 được qui định.
Bảng 1 – Loại ăn mòn của khí tinh khiết
Số nhóm |
Tên chất khí |
Công thức hóa học |
Từ đồng nghĩa |
Mã FTSC |
Loại ăn mòn |
7 |
Amoniac |
NH3 |
R717 |
0202 |
C |
4 |
Antimon pentaflorua |
SbF5 |
|
0303 |
C+ |
8 |
Arsen |
AsH3 |
|
2300 |
nc |
12 |
Bis (triflometyl) peroxit |
(CF3)2O2 |
|
4300 |
nc |
4 |
Bo triclorua |
BCl3 |
Bo clorua |
0203 |
nc |
4 |
Bo triflorua |
BF3 |
Bo florua |
0253 |
C+ |
12 |
Brom pentaflorua |
BrF5 |
|
4303 |
C+ |
12 |
Brom triflorua |
BrF3 |
|
4303 |
C+ |
4 |
Brom aceton |
CH3COCH2Br |
|
0303 |
C |
13 |
Buta-1,3-dien (bị cấm) |
CH2=CH-CH=CH2 |
|
5100 |
nc |
8 |
Cacbon monoxit |
CO |
|
2250 |
nc |
8 |
Cacbonyl sunphua |
COS |
Cacbonoxylsunphua |
2301 |
nc |
4 |
Cacbonyl florua |
CF2O |
|
0213 |
C+ |
12 |
Clo |
Cl2 |
|
4203 |
C+ |
12 |
Clo pentaflorua |
ClF5 |
|
4303 |
C+ |
12 |
Clo triflorua |
ClF3 |
|
4303 |
C+ |
8 |
Clo metan |
CH3Cl |
Metyl clorua R 40 |
2200 |
nc |
13 |
Clo trifloruaetylen |
C2ClF3 |
|
5200 |
nc |
8 |
Cyanogen |
(CN)2 |
|
2300 |
i |
4 |
Cyanogen clorua |
ClCN |
|
0303 |
C |
8 |
Cyclo propan |
C3H6 |
Trimetylen |
2200 |
nc |
4 |
Denteri clorua |
DCl |
|
0213 |
C |
4 |
Denteri florua |
DF |
|
0203 |
C+ |
8 |
Denteri selenua |
D2Se |
|
2301 |
i |
8 |
Denteri sunfua |
D2S |
|
2301 |
i |
13 |
Diboran |
B2H6 |
|
5350 |
nc |
4 |
Dibromdiflometan |
CBr2F2 |
R12 B2 |
0200 |
nc |
4 |
Diclo (2-clovinyl) asen |
C2H2AsCl3 |
Levisit |
2203 |
C+ |
8 |
Diclosilan |
SiH2Cl2 |
|
2203 |
C |
9 |
Dietyl kem |
(C2H5)2Zn |
|
3300 |
nc |
7 |
Dimetylamin |
(CH3)2NH |
|
2202 |
C |
8 |
Dimetysilan |
(CH3)2SiH2 |
|
2300 |
nc |
4 |
Diphosgen |
C2O2Cl4 |
|
0303 |
C |
4 |
Etyldicloasen |
C2H5AsCl2 |
|
0303 |
C |
13 |
Etylen oxit |
C2H4O |
Oxiran |
5200 |
i |
12 |
Flo |
F2 |
|
4343 |
C+ |
8 |
Floetan |
C2H5F |
Etyl florua |
2300 |
nc |
8 |
German |
GeH4 |
|
2300 |
nc |
8 |
Heptaflobutyronitril |
C3F2N |
|
2300 |
nc |
4 |
Hexafloaceton |
C3F6O |
Perfloaceton |
0203 |
C |
8 |
Hexaflocyclobutan |
C4F6 |
|
2300 |
nc |
4 |
Hydro bromua |
HBr |
Axit bromhydric (khan) |
0203 |
C |
4 |
Hydro clorua |
HCl |
Axit clohydric (khan) |
0213 |
C |
13 |
Hydrocyanua |
HCN |
Axit cyanhyric (khan) |
5301 |
i |
4 |
Hydro florua |
HF |
Axit flohydric (khan) |
0203 |
C+ |
4 |
Hydro iodua |
HI |
Axit iothydric (khan) |
0203 |
C |
8 |
Hydro selenua |
H2Se |
|
2301 |
i |
8 |
Hydro sunphua |
H2S |
|
2301 |
i |
12 |
Iot pentaflorua |
IF5 |
|
4303 |
C+ |
4 |
Iot triflo metan |
CF3I |
Triflometyl iodua |
0200 |
nc |
4 |
Metyl bromua |
CH3Br |
Brommetan |
0300 |
i |
8 |
Metyl mercaptan |
CH3SH |
Metanthiol |
2201 |
i |
13 |
Metyl vinyl ete (cấm) |
C3H6O |
Metoxyetylen |
5200 |
nc |
4 |
Metyldiclo arsen |
CH3AsCl2 |
|
0303 |
C+ |
8 |
Metyl silan |
CH3SiH3 |
|
2300 |
nc |
7 |
Monoetylamin |
C2H5NH2 |
Etyamin R 631 |
2202 |
C |
7 |
Monometylamin |
CH3NH2 |
Metylamin R630 |
2202 |
C |
4 |
Khí hạt cải |
C4H8Cl2S |
|
0303 |
C+ |
8 |
Niken cacbonyl |
Ni(CO)4 |
Niken tetracacbonyl |
2300 |
nc |
12 |
Nitơ oxit |
NO |
Oxit nitơ |
4351 |
C |
12 |
Nitơ dioxit |
NO2 |
Nitơ (IV) oxit |
4301 |
C |
12 |
Nitơ triflorua |
NF3 |
|
4153 |
i |
12 |
Nitơ trioxit |
N2O3 |
Nitơ sesquioxit |
4301 |
C |
4 |
Nitơsyl clorua |
NOCl |
|
0203 |
C+ |
12 |
Oxi diflorua |
F2O |
|
4343 |
C+ |
12 |
Ozon |
O3 |
|
4330 |
i |
9 |
Pentaboran |
B5H10 |
|
3300 |
nc |
8 |
Pentaflopropiontril |
C3F5N |
|
2300 |
nc |
4 |
Peflobut – 2 – en |
C4H8 |
|
0200 |
nc |
4 |
Phenylcarbylamin clorua |
C6H5NCCl2 |
Cacbonyl clorua |
0303 |
C |
4 |
Phosgen |
COCl2 |
|
0303 |
C |
9 |
Phosphin |
PH3 |
|
3310 |
nc |
4 |
Phospho pentaflorua |
PF5 |
|
0203 |
C+ |
4 |
Phospho triflorua |
PF3 |
|
0203 |
C+ |
13 |
Propylen oxit |
C3H5O |
Metyl oxiran |
5200 |
i |
9 |
Silan |
SiH4 |
Silicon tetrahydrua |
3150 |
nc |
4 |
Silic tetraflorua |
SiF4 |
Tetraflosilan R764 |
0253 |
C+ |
4 |
Silic tetraclorua |
SiCl4 |
|
0203 |
C |
13 |
Stibin |
SbH3 |
Antimon hydric |
0201 |
nc |
4 |
Lưu huỳnh dioxit |
SO2 |
|
0201 |
C |
4 |
Lưu huỳnh tetraflorua |
SF4 |
|
0203 |
C+ |
4 |
Sulfonyl florua |
SO2F2 |
|
0300 |
nc |
8 |
Chì tetraetyl |
(C2H5)4Pb |
|
2300 |
nc |
12 |
Tetraflohydrazin |
N2F4 |
|
4343 |
C+ |
8 |
Chì tetrametyl |
(CH3)4Pb |
|
2300 |
nc |
9 |
Nhôm trietyl |
(C2H5)3Al |
|
3300 |
nc |
9 |
Trietylboran |
(C2H5)3B |
|
3300 |
nc |
8 |
Trifloacetontril |
C2F3N |
|
2300 |
i |
8 |
Trifloetylen |
C2HF3 |
|
2200 |
nc |
7 |
Trimetylamin |
(CH3)3N |
|
2202 |
C |
8 |
Trimetysilan |
(CH3)3SiH |
|
2300 |
nc |
9 |
Trimetylstibin |
(CH3)3Sb |
|
3300 |
nc |
4 |
Vonphram hexaflorua |
WF6 |
|
0303 |
C |
4 |
Uran hexaflorua |
UF6 |
|
0303 |
C |
13 |
Vinyl bronua (bị cấm) |
C2H3Br |
|
5200 |
nc |
13 |
Vinyl clorua (bị cấm) |
C2H3Cl |
Cloetylen |
5200 |
nc |
13 |
Vinyl florua (bị cấm) |
C2H3F |
Floetylen |
5100 |
nc |
Chú thích bảng 1
1) Mô tả từng nhóm Nhóm 4: không cháy, độc và ăn mòn hoặc ăn mòn do thủy phân; Nhóm 7: cơ bản, cháy và ăn mòn; Nhóm 8: cháy, độc và ăn mòn (axit) hoặc không ăn mòn; Nhóm 9: tự cháy; Nhóm 12: oxi hóa, độc và ăn mòn; Nhóm 13: cháy, đối tượng để phân hủy. 2) Chỉ dẫn FTSC (TCVN 6551 : 1999/ISO 5145 : 1990) 0 = không ăn mòn; 1 = dạng axit không halogen hóa; 2 = cơ sở; 3 = dạng axit halogen hóa |
6. Tính ăn mòn của hỗn hợp khí – Phương pháp tính toán
Đối với mỗi loại ăn mòn của các khí thành phần, giới hạn nồng độ thấp (như là phần trăm thể tích) tương ứng với từng loại ăn mòn đó đối với hỗn hợp theo qui định trong bảng 2.
Bảng 2 – Giới hạn nồng độ thấp đối với từng loại ăn mòn của khí thành phần
Giới hạn tính bằng phần trăm thể tích
Loại ăn mòn của khí thành phần |
ăn mòn mạnh |
ăn mòn |
Kích ứng |
|
Giới hạn nồng độ dưới |
LC+ |
1 |
– |
– |
LC |
0,2 |
5 |
– |
|
Li |
0,02 |
0,5 |
5 |
6.1. Hỗn hợp khí có một khí thành phần ăn mòn mạnh, ăn mòn hoặc kích ứng
Biểu đồ trong bảng 3 là minh họa cho bảng 2, được sử dụng theo cách sau:
Nồng độ phần trăm của khí thành phần nằm trong cột tương ứng trên biểu đồ này ứng với loại ăn mòn của nó. Vùng mà nó chiếm chỗ xác định tính ăn mòn của hỗn hợp khí.
VÍ DỤ:
Hỗn hợp bao gồm 6% NH3 + 94 % N2
Đối với ví dụ đã chọn, theo điều 5 bảng 1 amoniac được phân vào loại C (ăn mòn). Xem bảng 2 hoặc đồ thị ở bảng 3, có thể nhận thấy rằng đối với thành phần ăn mòn giới hạn nồng độ thấp cho loại “ăn mòn” là LC = 5% và giới hạn nồng độ thấp cho loại “kích thích” là Li = 0,5%.
Hỗn hợp trong ví dụ trên bao gồm 6 % NH3, như vậy nồng độ là lớn hơn 5%, do đó hỗn hợp được phân loại là loại ăn mòn.
6.2. Hỗn hợp khí bao gồm một số khí thành phần ăn mòn mạnh, ăn mòn hoặc kích ứng
Đầu tiên phải kiểm tra hỗn hợp liệu có phải là loại ăn mòn mạnh (phù hợp với 6.2.1). Nếu không phải sau đó xem liệu có phải là loại ăn mòn (phù hợp với 6.2.2) và nếu không phải, cuối cùng là loại kích ứng (phù hợp với 6.2.3).
6.2.1. Hỗn hợp khí ăn mòn mạnh
Hỗn hợp của các khí ăn mòn mạnh sẽ được phân vào loại “hỗn hợp khí ăn mòn mạnh” nếu như
trong đó
VC+ là phần trăm, tính theo thể tích, của từng khí thành phần ăn mòn mạnh;
LC+ là giới hạn phần trăm, tính theo thể tích, đối với hỗn hợp khí ăn mòn mạnh (giới hạn này bằng 1 % đối với từng khí thành phần ăn mòn mạnh, xem bảng 2).
Bất kỳ khí ăn mòn hoặc kích ứng có trong hỗn hợp này đều không được đưa vào tính toán.
VÍ DỤ
Hỗn hợp bao gồm
0,5 % HF + 0,6 % F2 + 98,9 % N2
trong đó
HF là loại ăn mòn mạnh (C+) và F2 là loại ăn mòn mạnh (C+)
=
Hỗn hợp khí này là loại ăn mòn mạnh.
Bảng 3 – Biểu đồ cho các khí thành phần đơn ăn mòn mạnh, ăn mòn hoặc kích thích
6.2.2. Hỗn hợp khí ăn mòn
Hỗn hợp của các khí ăn mòn mạnh và / hoặc ăn mòn sẽ được phân vào loại “ăn mòn” nếu
trong đó
VC là phần trăm, tính bằng thể tích, của từng khí thành phần ăn mòn mạnh hoặc ăn mòn;
LC là giới hạn phần trăm, tính bằng thể tích, đối với hỗn hợp khí ăn mòn (giới hạn này bằng 0,2% đối với từng khí thành phần ăn mòn mạnh và bằng 5% đối với từng khí thành phần ăn mòn, xem bảng 2).
Bất kỳ khí kích ứng nào có mặt trong hỗn hợp đều không được đưa vào trong tính toán.
VÍ DỤ
Hỗn hợp bao gồm
0,1 % HF + 0,1 % Cl2 + 2 % COCl2 + 3 % HCN + 94,8 % N2
trong đó
HF là khí ăn mòn mạnh (C+), Cl2 là khí ăn mòn mạnh (C+), COCl2 là khí ăn mòn (C)
Hỗn hợp khí là loại ăn mòn
6.2.3. Hỗn hợp khí kích ứng
Hỗn hợp các khí ăn mòn mạnh và / hoặc khí ăn mòn và / hoặc khí kích ứng sẽ được phân loại là “kích thích” nếu
trong đó
Vi là phần trăm, tính theo thể tích, của từng khí thành phần ăn mòn mạnh, ăn mòn hoặc kích thích;
Li là giới hạn phần trăm, tính theo thể tích, đối với hỗn hợp khí kích thích (giới hạn này bằng 0,02 % đối với từng khí thành phần ăn mòn mạnh, bằng 0,5% đối với từng khí thành phần ăn mòn và bằng 5 % đối với từng khí thành phần kích thích, xem bảng 2).
VÍ DỤ
Hỗn hợp bao gồm
0,1 % Cl2 + 0,4 % COCl2 + 3% HCN + 96,50% N2
trong đó
Cl2 là khí ăn mòn mạnh (C+), COCl2 là khí ăn mòn (C), HCN là khí kích thích (i)
Hỗn hợp khí này là loại kích thích.
Phụ lục A
(tham khảo)
Thư mục
[1] TCVN 6716:2000 (ISO 10298 : 1998) Xác định tính độc của khí hoặc hỗn hợp khí.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6717:2000 (ISO 13338 : 1995) VỀ XÁC ĐỊNH TÍNH ĂN MÒN MÔ CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6717:2000 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |