TIÊU CHUẨN NGÀNH TCN 68-187:1999 VỀ DỊCH VỤ FAX TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG – TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DO TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TCN 68 – 187: 1999

DỊCH VỤ FAX TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

FACSIMILE SERVICE ON THE PSTN

QOS STANDARD

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Các khái niệm, thuật ngữ và chữ viết tắt

2.1 Các khái niệm

2.2 Các chữ viết tắt

3. Quy định chung

4. Chỉ tiêu chất lượng

4.1 Chỉ tiêu kênh thoại

4.2 Chỉ tiêu thiết lập cuộc gọi

4.3 Chỉ tiêu chất lượng cuộc gọi

4.4 Quy định thời gian chờ lắp đặt thiết bị đầu cuối

4.5 Quy định thời gian chờ sửa chữa

4.6 Quy định về việc tính cước

4.7 Quy định thời gian biểu giao dịch về cung cấp dịch vụ fax

4.8 Quy định tiếp nhận và trả lời khiếu nại của khách hàng

4.9 Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ fax

4.10 Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ

Phụ lục A: Mẫu lấy ý kiến để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

Phụ lục B: Mẫu báo cáo chất lượng dịch vụ fax

Phụ lục C:

Phụ lục D: Chỉ tiêu kỹ thuật cho trao đổi thử

Phụ lục E: Biểu đồ kiểm tra truyền dẫn fax

Phụ lục F: Phương pháp đo

Tài liệu tham khảo

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ fax TCN 68 – 187: 1999 được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị của Liên minh Viễn thông quốc tế ITU-T về chất lượng dịch vụ fax nhóm 3 trên mạng điện thoại công cộng như các khuyến nghị E.450, E.452, E.453, E.456, E.457, COM 2-58-E…

Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ fax TCN 68 – 187: 1999 quy định các yêu cầu chất lượng đặc thù cho dịch vụ fax. Tiêu chuẩn này có tham chiếu đến các yêu cầu chất lượng cơ bản, chung cho các dịch vụ Viễn thông trên mạng điện thoại công cộng được quy định trong TCN 68 – 176: 1998.

Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ fax TCN 68 – 187: 1999 do Viện KHKT Bưu Điện biên soạn. Nhóm biên soạn do Kỹ sư Vũ Thị Lan Hương chủ trì với sự tham gia tích cực của một số cán bộ khoa học kỹ thuật trong Ngành.

Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ fax TCN 68 – 187: 1999 do Vụ Khoa học Công nghệ Hợp tác quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành theo quyết định số 837/1999/QĐ-TCBĐ ngày 27 tháng 12 năm 1999.

 

DỊCH VỤ FAX TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

FACSIMILE SERVICE ON THE PSTN

QUALITY OF SERVICE STANDARD

(Ban hành kèm theo Quyết định số 837/1999/QĐ-TCBĐ ngày 27 tháng 12 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

1. Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng cơ bản cho dịch vụ fax được cung cấp trên mạng điện thoại công cộng PSTN.

1.2 Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho dịch vụ fax thuê bao (telefax), sử dụng thiết bị fax nhóm III phù hợp Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 133.

1.3 Tiêu chuẩn này là cơ sở để các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (như được định nghĩa ở mục 2.1.3) đăng ký chất lượng dịch vụ fax với Cơ quan quản lý Nhà nước.

1.4 Tiêu chuẩn này là cơ sở để điều chỉnh mối quan hệ giữa Cơ quan quản lý Nhà nước, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng về chất lượng dịch vụ fax.

2. Các khái niệm, thuật ngữ, và chữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các khái niệm, thuật ngữ và chữ viết tắt sau đây:

2.1. Các khái niệm

2.1.1. Chất lượng dịch vụ (CLDV) – A. Quality of service, QoS

Chất lượng dịch vụ là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu dịch vụ, thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đó.

2.1.2. Dịch vụ viễn thông – A. Telecommunication Service.

Dịch vụ viễn thông là các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng khả năng truyền đưa hay tiếp nhận các loại thông tin (âm thanh, ký tự, tín hiệu, văn bản, hình ảnh…, có thể bị hay không bị xử lý bởi bất kỳ phương tiện nào trong quá trình truyền đưa, phát và tiếp nhận) thông qua mạng lưới viễn thông công cộng.

2.1.3. Fax – A. Facsimile

Fax là sự tái tạo tất cả các dạng tài liệu đồ họa, viết tay hay ấn loát tại một địa điểm cách xa các tài liệu gốc, trong phạm vi các giới hạn và tính năng được quy định trong các tiêu chuẩn có liên quan.

2.1.4. Dịch vụ fax – A. Facsimile Service

Dịch vụ fax là dịch vụ viễn thông được cung cấp với mục đích truyền tài liệu giữa các thiết bị đầu cuối fax.

2.1.5. Thiết bị đầu cuối fax – A. Facsimile Terminal

Thiết bị đầu cuối fax là thiết bị đầu cuối viễn thông được sử dụng để gửi và/hoặc nhận tài liệu trong dịch vụ fax.

2.1.6. Thiết bị đầu cuối khách hàng – A. Customer Premises Equipment – CPE

Thiết bị đầu cuối khách hàng (gọi tắt là thiết bị đầu cuối) là thiết bị được sử dụng để bắt đầu, chuyển hoặc kết thúc việc truyền đưa các thông tin dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng lưới viễn thông mà không làm thay đổi hình hoặc nội dung thông tin, được lắp đặt tại địa chỉ hoặc đăng ký theo địa chỉ của người sử dụng.

2.1.7 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông – A. Telecommunication Operator

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông là doanh nghiệp Nhà nước, hoặc Công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập và được Tổng cục Bưu điện cấp phép thiết lập mạng điện thoại công cộng để cung cấp các dịch vụ viễn thông.

2.1.8. Khách hàng – A. Customer

Khách hàng là người sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp.

2.2. Các chữ viết tắt

CFR

Confirmation to Receive

MCF

Massage Confirmation

EOP

End – of – Massage

MPS

Multipage Signal

RTP

Retrain Positive

RTN

Retrain Negative

PIN

Procedure Interrupt Negative

PIP

Procedure Interrupt Positive

TCF

Training Check

3. Quy định chung

3.1. Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ được xác định phù hợp với năng lực của mạng điện thoại công cộng, mạng viễn thông quốc gia và điều kiện kinh tế xã hội.

3.2. Khi chất lượng dịch vụ giảm sút so với tiêu chuẩn quy định thì Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải xác định nguyên nhân:

– Nếu trách nhiệm thuộc về Doanh nghiệp thì trong thời gian quy định Doanh nghiệp phải xử lý xong để đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ.

– Nếu trách nhiệm thuộc về khách hàng thì Doanh nghiệp phải chỉ ra biện pháp khắc phục và giúp để khách hàng nếu có yêu cầu.

3.3. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải có kế hoạch chủ động đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên chỉ tiêu quy định ở mục 4.

3.4. Hàng năm Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải báo cáo với Cơ quan quản lý Nhà nước các số liệu đo, thống kê về chất lượng dịch vụ theo mẫu quy định.

4. Chỉ tiêu chất lượng

4.1. Chỉ tiêu kênh thoại

4.1.1. Độ khả dụng của kênh thoại

– Khái niệm: độ khả dụng của kênh thoại D là tỷ lệ thời gian trong đó khách hàng có thể truy nhập vào dịch vụ fax trên mạng điện thoại công cộng trong thời gian quy chuẩn (tính theo quý).

– Công thức tính:

Trong đó:

Tf  là thời gian mạng có sự cố thuộc trách nhiệm của Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ fax,

Tr là thời gian quy chuẩn để tính độ khả dụng của mạng.

– Chỉ tiêu: Độ khả dụng của kênh thoại không được nhỏ hơn 98%.

Phương pháp đánh giá: thực hiện bằng thiết bị mô phỏng cuộc gọi hoặc dứng máy đo lưu lượng thực tế thuê bao.

4.1.2. Số lần sự cố cho phép của kênh thoại

Số lần sự cố cho phép của kênh thoại tuân thủ mục 4.3 của TCN 68 – 176: 1998.

4.2. Chỉ tiêu thiết lập cuộc gọi

4.2.1. Thời gian chờ mời quay số

Chỉ tiêu thời gian chờ mời quay số tuân thủ mục 4.6.1 của TCN 68 – 176: 1998.

4.2.2. Thời gian chờ hồi âm trong một tổng đài

Chỉ tiêu thời gian chờ hồi âm trong một tổng đài tuân thủ mục 4.6.2 của TCN 68 – 176: 1998.

4.3. Chỉ tiêu chất lượng cuộc gọi

– Sơ đồ đo đối với các chỉ tiêu trong mục 4.4 được quy định tại phụ lục F1.

– Số lượng các trao đổi thử T tối thiểu được quy định trong phụ lục F2.

– Khi báo cáo chỉ tiêu chất lượng trong mục 4.3, các doanh nghiệp phải cung cấp mức độ tin cậy, mức giới hạn lỗi đã được sử dụng để tính kích thước mẫu áp dụng cho việc đánh giá các chỉ tiêu.

4.3.1. Chỉ tiêu cho các cuộc gọi nội hạt

4.3.1.1. Tỷ lệ cắt cuộc gọi

– Khái niệm: tỷ lệ cắt cuộc gọi fax cho các trao đổi N trang là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các trao đổi có sai hỏng tại pha B, C, và D với số lượng các trao đổi đã thực hiện. (Định nghĩa sai hỏng tại pha B, C, và D dẫn tới cắt cuộc gọi fax được đưa ra trong phụ lục C).

– Công thức tính:

        (2)

Trong đó: FN là số lượng các trao đổi có sai hỏng tại pha B, C và D,

T là số lượng các trao đổi thử đã thực hiện,

N là số trang cho một trao đổi, N = 5.

– Chỉ tiêu: Tỷ lệ cắt cuộc gọi fax phải nhỏ hơn 2%.

4.3.1.2. Tỷ lệ suy giảm tốc độ modem

– Khái niệm: tỷ lệ suy giảm tốc độ modem là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các trao đổi có một hay nhiều trang được gửi đi tại tốc độ nhỏ hơn tốc độ của tin báo TCF với số lượng các trao đổi thử đã thực hiện. (Các trường hợp suy giảm tốc độ modem được quy định tại phụ lục C).

Công thức tính:

         (3)

Trong đó: CI  là số lượng các trao đổi có một hay nhiều trang được gửi đi tại tốc độ nhỏ hơn tốc độ của tín báo TCF,

T là số lượng các trao đổi thử đã thực hiện.

– Chỉ tiêu: Tỷ lệ suy giảm tốc độ modem phải nhỏ hơn 0,1 %.

4.3.1.3. Chỉ tiêu chất lượng hình ảnh

a) Tỷ lệ các trang không bị lỗi

Khái niệm: tỷ lệ các trang không bị lỗi là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các trang không bị lỗi trên số lượng các trang của các trao đổi thử đã thực hiện. (Định nghĩa các trang không bị lỗi, bị lỗi không nghiêm trọng và bị lỗi nghiêm trọng được đưa ra trong phụ lục C).

– Công thức tính:

               (4)

Trong đó: PE là số lượng các trang không bị lỗi,

T là số lượng các trao đổi thử đã thực hiện,

N là số trang trong một trao đổi thử, N = 5.

– Chỉ tiêu: Tỷ lệ các trang không bị lỗi phải lớn hơn 97,5 %.

b) Tỷ lệ các trang bị lỗi không nghiêm trọng

Khái niệm: tỷ lệ các trang bị lỗi không nghiêm trọng là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các trang bị lỗi không nghiêm trọng với số lượng các trang của các trao đổi thử đã thực hiện.

Công thức tính:

     (5)

Trong đó: PE là số lượng các trang bị lỗi không nghiêm trọng,

T là số lượng các trao đổi thử đã thực hiện,

N là số trang trong một cuộc gọi thử, N = 5.

Tỷ lệ các trang bị lỗi không nghiêm trọng phải nhỏ hơn 2,3%.

c) Tỷ lệ các trang bị lỗi nghiêm trọng

– Khái niệm: tỷ lệ các trang bị lỗi nghiêm trọng là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các trang bị lỗi nghiêm trọng với số lượng các trang của các trao đổi thử đã thực hiện.

– Công thức tính:

   (6)

Trong đó: PSE là số lượng các trang bị lỗi nghiêm trọng,

T là số lượng các trao đổi thử đã hoàn thành,

N là số trang trong một cuộc gọi thử, N=5.

– Chỉ tiêu: Tỷ lệ các trang bị lỗi nghiêm trọng phải nhỏ hơn 0,2%.

4.3.2. Chỉ tiêu cho các cuộc gọi đường dài

Mục 4.3.2 áp dụng các khái niệm và công thức tính được quy định ở mục 4.4.1.

4.3.2.1. Tỷ lệ cắt cuộc gọi

– Chỉ tiêu: Tỷ lệ cắt cuộc gọi phải nhỏ hơn 24%.

4.3.2.2. Tỷ lệ suy giảm tốc độ modem

Chỉ tiêu: Tỷ lệ suy giảm tốc độ modem phải nhỏ hơn 8%.

4.3.2.3. Chỉ tiêu chất lượng hình ảnh

a) Tỷ lệ các trang không bị lỗi

– Chỉ tiêu: Tỷ lệ các trang không bị lỗi phải lớn hơn 84%.

b) Tỷ lệ các trang bị lỗi không nghiêm trọng

– Chỉ tiêu: Tỷ lệ các trang bị lỗi không nghiêm trọng phải nhỏ hơn 15%.

c) Tỷ lệ các trang bị lỗi nghiêm trọng

– Chỉ tiêu: Tỷ lệ các trang bị lỗi nghiêm trọng phải nhỏ hơn 9%.

4.4. Quy định thời gian chờ lắp đặt thiết bị đầu cuối

Chỉ tiêu thời gian chờ lắp đặt thiết bị đầu cuối tuân thủ mục 4.4 của TCN 68 – 176: 1998.

4.5. Quy định thời gian chờ sửa chữa

Chỉ tiêu thời gian chờ sửa chữa tuân thủ mục 4.5 của TCN 68 – 176: 1998.

4.6. Quy định về việc tính cước

Việc tính cước tuân thủ mục 4.8 của TCN 68 – 176: 1998.

4.7. Quy định thời gian biểu giao dịch về cung cấp dịch vụ fax

Thời gian biểu giao dịch về cung cấp dịch vụ fax tuân thủ mục 4.9 của TCN 68 – 176: 1998.

4.8. Quy định tiếp nhận khiếu nại và trả lời khiếu nại của khách hàng

Tiếp nhận khiếu nại và trả lời khiếu nại của khách hàng tuân thủ mục 4.10 của TCN 68 – 176: 1998.

4.9. Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ fax

– Khái niệm: Khiếu nại của khách hàng thể hiện sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ fax được báo cho Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bằng đơn hoặc thông báo bằng các phương tiện thông tin khác (điện thoại, fax..).

– Cách tính: Chỉ số khiếu nại của khách hàng được tính theo số lần khiếu nại có cơ sở trên 100 khách hàng trong một năm.

– Chỉ tiêu: số khiếu nại có cơ sở của khách hàng không được vượt quá 3 khiếu nại có cơ sở trên 100 khách hàng trong một năm.

4.10. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ

– Khái niệm: Mức độ hài lòng của khách hàng được đánh giá bằng tỷ lệ khách hàng được phỏng vấn đánh giá chất lượng dịch vụ là rất tốt và tốt (xem phụ lục A) trên tổng số khách hàng được phỏng vấn.

Phương pháp đánh giá: định kỳ lấy ý kiến của khách hàng, tối thiểu là 12 tháng một lần bằng cách gửi mẫu lấy ý kiến hoặc phỏng vấn qua điện thoại (xem phụ lục A); tỷ lệ khách hàng được lấy ý kiến hàng năm là 1 ÷ 2% tổng số khách hàng.

– Chỉ tiêu: Mức độ hài lòng của khách hàng phải lớn hơn 85%.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Mẫu lấy ý kiến để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

Yêu cầu dùng mẫu lấy ý kiến sau: Từ nào dưới đây trùng với ý kiến của ông (bà) về chất lượng dịch vụ fax

ð Rất tốt ð Tạm được
ð Tốt ð Xấu

– Tạm được và xấu chứng tỏ khách hàng chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ fax

– Chỉ tiêu hài lòng được tính theo công thức sau:

Số người trả lời tốt và rất tốt

x 100, %

Tổng số phỏng vấn / 100

– Khi phỏng vấn qua điện thoại yêu cầu dứng mẫu phỏng vấn sau: “Xin chào ông (bà). Tôi là (tên). Chúng tôi đang tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ Fax nên muốn hỏi ông (bà) về chất lượng Fax của ông (bà). Trong lần sử dụng dịch vụ Fax gần đây nhất, trong bốn từ sau đây từ nào hợp ý với ông (bà) về chất lượng đấu nối:

ð Rất tốt ð Tạm được
ð Tốt ð Xấu

– Nếu khách hàng trả lời tốt hoặc rất tốt thì cảm ơn họ đã tham gia thử nghiệm. Nếu khách hàng trả lời xấu hoặc tạm được thì đề nghị họ nói thêm:

ÿ Chất lượng hình ảnh xấu ÿ Hình ảnh méo
ÿ Mất một phần hình ảnh ÿ Mất hoàn toàn
ÿ Cuộc gọi bị cắt  

Cảm ơn ông (bà) đã tham gia thử nghiệm

Ghi chú: Mẫu này chỉ đưa ra một số nội dung tối thiểu cần lấy ý kiến khách hàng

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Mẫu báo cáo chất lượng dịch vụ fax

TT

Chỉ số

Đơn vị

Kết quả đo, đánh giá

Chỉ tiêu

Ghi chú

1

Mức độ hài lòng của khách hàng

%

≥ 85

2

Số khiếu nại có cơ sở/100 khách hàng/1 năm

Số đơn

≤ 3

3

Thời gian chờ lắp đặt thiết bị đầu cuối Thành phố, tỉnh

Ngày

< 10

Thị trấn, huyện

Ngày

< 14

Làng, xã

Ngày

< 25

4

Thời gian chờ sửa chữa Thành phố, tỉnh

Giờ

< 12

Thị trấn, huyện

Giờ

< 24

Làng, xã

Giờ

< 48

5

Độ khả dụng của mạng

%

≥ 98

6

Chất lượng cuộc gọi – Chỉ tiêu cuộc gọi nội hạt Tỷ lệ cắt cuộc gọi

%

≤ 2

Tỷ lệ suy giảm tốc độ mođem

%

≤ 0,1

Chất lượng hình ảnh:

+ Tỷ lệ các trang không bị lỗi

+ Tỷ lệ các trang bị lỗi không nghiêm trọng

+ Tỷ lệ các trang bị lỗi nghiêm trọng

%

%

%

≥ 97,5

< 2,3

≤ 0,2

Chất lượng cuộc gọi – Chỉ tiêu cuộc gọi đường dài Tỷ lệ cắt cuộc gọi

%

< 24

  Tỷ lệ suy giảm tốc độ mođem

%

≤ 8

  Chất lượng hình ảnh:

+ Tỷ lệ các trang không bị lỗi

+ Tỷ lệ các trang bị lỗi không nghiêm trọng

+ Tỷ lệ các trang bị lỗi nghiêm trọng

%

%

%

≥ 84

≤ 15

≤ 9

7

Thời gian chờ quay số

– Tải chuẩn A

– Tải chuẩn B

ms

< 400

< 800

8

Thời gian chờ hồi âm

– Tải chuẩn A

– Tải chuẩn B

ms

< 100

< 150

9

Chất lượng tính cước

– Phần trội cước

– Phần mất cước

%

< 0,1

< 0,1

10

Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại

Trong giờ hành chính

– Báo hỏng hóc

24 giờ

– Thời gian tiếp nhận khiếu nại (đơn và thư khiếu nại)

Trong giờ hành chính

– Thời gian trả lời đơn khiếu nại trực tiếp: tỷ lệ khách hàng có khiếu nại được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xem xét và hồi âm trong thời hạn 24 giờ

> 90%

– Thời gian trả lời thư khiếu nại được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xem xét và gửi thư hồi âm trong thời hạn 24 giờ kể từ khi doanh nghiệp nhận được thư khiếu nại (theo dấu công văn đến)

> 90%

11

Quy định số lần sự cố cho phép của kênh thoại

Lần

< 10 sự cố/100 kênh thoại/năm

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

C.1. Các lỗi thủ tục dẫn đến cắt cuộc gọi Fax

a) Một sai hỏng trong thủ tục trước khi truyền tin báo tại pha B được xem là có, nếu xảy ra trước khi truyền trang đầu tiên, hoặc đặt máy trước khi thu được tin báo CFR từ máy gọi.

Một sai hỏng thủ tục thông báo tại pha B được xem là có, nếu xảy ra sau khi truyền bất cứ trang nào.

b) Một sai hỏng trong thủ tục của pha C hay D được xem là có, nếu các đáp ứng tin báo bắt buộc (MCF, RTP, RTN, PIN, PIP) không thu được để trả lời các lệnh MPS hoặc EOP, hoặc nếu các lệnh (MPS, EOP) bị bỏ qua.

C.2. Suy giảm tốc độ modem

a) Các suy giảm tốc độ modem xảy ra trong khi trao đổi tin tại pha B. Trong trường hợp này, các suy giảm tốc độ xảy ra cho đến khi một tin báo CFR được máy thu truyền đến máy phát xác nhận rằng tín báo TCF đã được thu tại mức chính xác chấp nhận được.

b) Suy giảm tốc độ modem có thể xảy ra giữa các trang, điều này thường do việc thu tin báo RPT hoặc RTN do máy phát trở lại pha B.

C.3. Chất lượng hình ảnh của bản sao khi bị các sai số truyền dẫn

a) Các dòng quét bị lỗi

– Một dòng quét khi mã hóa chứa một hay nhiều bít bị lỗi.

– Một dòng trước mã EOL chứa một hay nhiều bít lỗi.

– Một dòng không thể giải mã để tạo lại dòng gốc, nguyên nhân là dòng trước đó được dùng làm dòng mã hóa chuẩn bị lỗi.

b) Các dòng quét lỗi liên tiếp: khi có hai hay nhiều hơn các lỗi dòng quét và không có các dòng quét không bị lỗi giữa chúng.

c) Lỗi dòng quét đơn: khi một dòng quét bị lỗi có dòng quét trước và sau nó có tối thiểu một dòng quét không bị lỗi.

d) Trang không bị lỗi: một trang được xem là không bị lỗi nếu nó không có các dòng quét bị lỗi và chứa tất cả các dòng quét của trang nguồn.

e) Trang bị lỗi không nghiêm trọng: một trang được xem là bị lỗi nếu có các dòng quét bị lỗi nhưng nhỏ hơn số lượng lỗi của trang bị lỗi nghiêm trọng.

f) Trang bị lỗi nghiêm trọng: một trang được xem là bị lỗi nghiêm trọng nếu có:

– Tối thiểu có N4 trường hợp có 4 hay nhiều hơn các dòng bị lỗi liên tiếp nhau,

– Tối thiểu NS lỗi dòng quét đơn,

– Tối thiểu N23 trường hợp các dòng quét bị lỗi liên tiếp nhau với 2 hay 3 dòng quét liên tiếp nhau.

– N4, NS và N23 là các giá trị ngưỡng trên một dải các dạng lỗi dòng quét. Các giá trị này giải thích sự phân bố của các lỗi dòng quét.

Bảng C: Giá trị ngưỡng cho một trang bị lỗi nghiêm trọng với độ phân giải chuẩn 3,85 dòng/mm

Chỉ tiêu

Có tối thiểu

N4

1

NS

12

N23

3

 

PHỤ LỤC D

(Quy định)

Chỉ tiêu kỹ thuật cho trao đổi thử

Bảng D: Kích thước, dạng và các thông số cho trao đổi thử

Thông số

Giá trị

Trang thử

T.21 #2

Kích thước trao đổi

5 trang

Độ phân giải

3,85 dòng/mm

Chiều dài dòng quét

20ms, 10ms

Phương pháp mã hóa dòng quét

1 chiều

Phương pháp truyền dẫn trang

Không sửa sai

 

PHỤ LỤC E

(Quy định)

Biểu đồ kiểm tra truyền dẫn Fax

Sử dụng phần mềm của Biểu đồ kiểm tra truyền dẫn fax T21#2 quy định tại Khuyến nghị ITU-T Rec. T.21 (ITU-T giữ bản quyền). Bản vứ sao dưới đây chỉ có giá trị tham khảo.

Hình E: Biểu đồ kiểm tra truyền dẫn fax

PHỤ LỤC F

(Quy định)

Phương pháp đo

F.1. Phương pháp cuộc gọi thử

– Sơ đồ phép đo cuộc gọi thử được cho trong hình F.1 dưới đây, các chỉ tiêu đưa ra trong bản tiêu chuẩn này trong phần 3.4 dựa trên phép đo cuộc gọi thử này.

– Phép đo sử dụng cuộc gọi thử được thực hiện trên một đường dẫn từ đầu cuối – đến – đấu cuối. Sơ đồ đo được cho trong hình F.1 dưới đây. Các cuộc gọi thử giao tiếp với mạng tại một điểm giống như một thuê bao điển hình.

Hình F1: Sơ đồ phép đo cuộc gọi thử

– Các cuộc gọi thử yêu cầu các yếu tố sau :

a) Các cuộc gọi thử sử dụng các trao đổi thử như trong phụ lục D

b) Các chỉ tiêu cần kiểm tra :

+ Chỉ tiêu cắt cuộc gọi,

+ Chỉ tiêu suy giảm tốc độ modem,

+ Chỉ tiêu chất lượng hình ảnh.

c) Các yêu cầu về thống kê: kết quả các phép đo thử chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Fax phải mang tính thống kê để đảm bảo rằng việc thu thập số lượng mẫu là đủ cho việc phân tích được chính xác. Phụ thuộc vào các yêu cầu nghiên của các phép kiểm tra phải được diễn giải bằng công thức và phải thực hiện việc ước lượng kích thước mẫu.

d) Các phép đo thử phải được tiến hành dưới các điều kiện mạng thông thường, để đưa ra được các so sánh kết quả đo tại các điều kiện khác nhau. Nếu có các trạng thái không bình thường xảy ra trong khi đo, các số liệu này phải được phân tích riêng.

F.2. Các nguyên tắc thống kê cho việc ước lượng số liệu

– Phần này đưa ra một thủ tục để xác định kích thước mẫu, n, cần thiết để ước lượng thông số P, với sai số D cho trước, tại một mức tin cậy, b, cho trước.

– Thủ tục gồm 6 bước sau đây :

Bước 1: xác định tỷ lệ (phần trăm) P cần để ước lượng;

Bước 2: sử dụng kinh nghiệm để xác định một giới hạn thấp đối với thông số P, Po;

Bước 3: xác định các giới hạn sai số của lỗi, D và mức độ tin cậy mong muốn, b, (thường trong thực tế dùng hai mức tin cậy là b = 90% và b = 95%);

Bước 4: từ mức tin cậy, b, xác định biểu đồ thích hợp;

Bước 5: từ mức giới hạn lỗi, D, xác định đường cong trên biểu đồ đã chọn;

Bước 6: sử dụng tỷ lệ Po xác định kích thước mẫu trên biểu đồ đã chọn.

Tỷ lệ Po và độ tin cậy b được xác định bằng kinh nghiệm sao cho thích hợp với độ chính xác mà chúng ta mong muốn đạt được.

– Kích thước mẫu tối thiểu: ta chọn D = 5 %, b = 90 %, P = 90%, Po = 10 %. Kích thước mẫu được xác định bằng tung độ của đường cong D = 5% tại điểm có hoành độ Po = 10%. Xem hình F.2 ta được kích thước mẫu n = 100 cuộc fax .

Chú ý: Thủ tục trên sử dụng cho các thông số rời rạc không sử dụng cho các thông số có tính chất liên tục.

Hình F.2: Biểu đồ ước lượng kích thước mẫu tối thiểu cho độ tin cậy b = 90%

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Khuyến nghị: Basic document for Facsimile Group 3 conformance testing.

COM 8-106-E January 1995 Original: English

[2] Recommendation T.30: Frocedure for document facsimile transmission in the general switched telephone network

[3] Recommendation T.4: Standardization of group 3 facsimile appratus for document transmission

[4] Recommendation F.160: General operational provisions for the international publec facsimile service

[5] Recommendation E.450: Facsimile quality of service on PSTN – General Aspects

[6] Recommendation E.451: Facsimile call cut – off performance

[7] Recommendation E.452 Facsimile modem speed reduction and transaction times

[8] Recommendation E.453: Facsimile Image quality as corrupted by transmission induced scan line errors

[9] Recommendation E.456: Test transaction for Facsimile transaction performance

[10] Recommendation D.70: General trariff principles for the international public facsimile service between public bureaux

[11] Recommendation T.21: Standardized test chart for facsimile transmission

[12] Recommendation E.457: Facsimile measurement methodologies

[13] TCN 68 – 176: 1998: “Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng”

[14] 68-TCN-133-1994: “Tiêu chuẩn kỹ thuật máy Fax”

[15] COM2-58-E June 1995: Báo cáo của nhóm nghiên cứu AT&T các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ FAX nhóm 3 trên mạng PSTN.

TIÊU CHUẨN NGÀNH TCN 68-187:1999 VỀ DỊCH VỤ FAX TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG – TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DO TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCN68-187:1999 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành 27/12/1999
Cơ quan ban hành Bộ thông tin và truyền thông
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản