TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 365:1999 VỀ PHÂN TÍCH PHÂN BÓN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH AXIT HUMIC VÀ AXIT FULVIC – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 11/03/1999

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 365:1999

PHÂN TÍCH PHÂN BÓN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH AXIT HUMIC VÀ AXIT FULVIC

(YÊU CẦU KỸ THUẬT)

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định axit humic và axit fulvic áp dụng cho than bùn và các loại phân hỗn hợp hữu cơ-khoáng.

2. Nguyên tắc:

Hoà tan axit humic và axit fulvic bằng dung dịch kiềm, xác định tổng số axit humic và axil fulvic hoà tan trong kiềm bằng phương pháp xác định cacbon hữu cơ Walkley- Black.

Dựa vào tính chất không tan trong axit của axit humic có thể tách riêng axit humic và xác định hàm lượng bằng phương pháp Walkley-Black.

3. Thiết bị và thuốc thử.

3.1. Thiết bị:

3.1.1. Cân phân tích có độ chính xác 0,0002g.

3.1.2. Buret có độ chính xác 0,1 ml.

3.1.3. Pipet 5ml, l0ml.

3.1.4. Cốc 250ml.

3.1.5. Phễu lọc đường kính 8cm.

3.1.6. Bếp cách thuỷ.

3.2. Thuốc thử:

3.2.1. Dung dịch chuẩn kali bicromat M/6: Cân chính xác 49,04g K2Cr2O7 (TK) đã sấy khô ở 105oC, hoà tan vào nước thành 1 lít trong bình định mức.

3.2.2. Axit sunfuric đặc TK (d= 1,84)

3.2.3. Dung dịch muối Mhor 0,5M: Cân 196g muối Mo FeSO4.(NH4)2. 6H2O vào 50ml H2SO4 đặc và thêm nước đến 1 lít. Để lắng trong. Lọc nếu đục.

3.2.4. Hỗn hợp natri hydroxit-pyrophotphat pH=13:

Hoà tan 44,6g Na4P2O7 . 10H2O và 4g NaOH thành 1 lít dung dịch bằng nước cất (dung dịch có nồng độ 0,1 M cho mỗi loại)

3.2.5. Dung dịch H2SO4 1N

3.2.6. Dung dịch H2SO4 0,05N.

3.2.7. Dung dịch NaOH 0,05N

3.2.8. Các chỉ thị màu

– Chỉ thị màu Ferroin: Hoà tan 0,695g FeSO4.7H2O và 1,485g o.phenaltrolin monohydrat (C12H8N2 .H2O) trong 100ml nước cất.

– Chỉ thị màu Barri diphenyl amin sunfonat nồng độ 0,16% trong nước

– Chỉ thị màu axit N.diphenyl anthranilic 0,1% cũng 0,1% Na2CO3 trong nước.

3.2.9. Nước có độ dẫn điện < 2mS/cm.

4. Cách tiến hành:

4.1. Chiết mẫu.

4.1.1. Cân chính xác 3-5g mẫu phân đã được chuẩn bị theo 10 TCN-301-97 và nghiền nhỏ qua rây 0,20mm, cho vào bình tam giác 250ml.

4.1.2. Rửa và gạn nhiều lần bằng nước nóng cho hoà tan các hợp chất hoà tan trong nước (các loại phân khoáng, các chất khử vô cơ như Fe+2, Mn+2, S-2…).

4.1.3. Cô mẫu cho đến gần khô (không để cháy).

4.1.4. Rót vào 100ml hỗn hợp natri hydroxit-pyrophotphat pH=13.

4.1.5. Lắc đều và để qua đêm

4.1.6. Lọc qua giấy lọc mịn, nếu đục cần lọc lại.

4.2. Xác định tổng số axit humic và axit fulvic.

4.2.1. Dùng pipet lấy 5ml hoặc 10ml dung dịch lọc (5ml với than bùn và 10ml với hỗn hợp hữu cơ-khoáng) cho vào cốc chịu nhiệt 250ml.

4.2.2. Trung hòa bằng dung dịch H2SO4 1N cho đến khi xuất hiện kết tủa.

4.2.3. Cô cạn đến gần khô trên bếp cách thuỷ.

4.2.4. Dùng pipet cho vào cốc 10ml dung dịch chuẩn K2Cr2O7 M/6, lắc trộn đều cặn vào dung dịch.

4.2.5. Thêm nhanh 20ml H2SO4 đậm đặc. Lắc trộn đều hỗn hợp.

4.2.6. Để yên 30 phút.

4.2.7. Thêm 100ml nước và 10ml H3PO4 và để thật nguội.

4.2.8. Cho 0,3ml một trong chỉ thị màu và chuẩn độ bằng muối Mhor đến khi màu chuyển.

* Chỉ thị màu Bari diphenyl sunfonal chuyển từ màu tím sang màu xanh lá cây

* Chỉ thị màu axit N.penyl anthranilic chuyển từ màu tím sang màu xanh lá cây

* Chỉ thị màu Ferroin chuyển từ màu tối sang màu đỏ.

4.2.9. Tiến hành đồng thời mẫu trắng (10ml K2Cr2O7 M/6)

4.3. Xác định axit humic.

4.3.1. Dùng pipet lấy 5-10ml dung dịch chiết rút cho vào cốc.

4.3.2. Cho từng giọt H2SO4 1N và khuấy đều. Sự kết tủa sẽ hoàn toàn khi dung dịch có pH=1,0 (kiểm tra bằng pH met).

4.3.3. Đun cốc trên bếp cách thuỷ 1-2 giờ để thúc đẩy keo tụ axit humic.

4.3.4. Để nguội và lọc. Vứt bỏ dung dịch lọc.

4.3.5. Kết tủa trên giấy lọc được hoà tan bằng dung dịch NaOH 0,05N nóng và chuyển dung dịch lọc vào cốc 250ml.

4.3.6. Trung hoà dung dịch bằng H2SO0,05N

4.3.7. Cô cạn đến gần khô trên bếp cách thuỷ

4.3.8. Tiến hành xác định axit humic theo Walkley-Black (từ 4.2.4 đến 4.2.8)

5. Cách tính kết quả:

Tính % khối lượng quy về C của tổng số axit humic và axit fulvic (hoặc của riêng phần axit humic)

 

a: Thể tích dung dịch muối Mhor chuẩn độ mẫu trắng (ml)

b: Thể tích dung dịch muối Fhor chuẩn độ mẫu trích (ml)

m: Khối lượng mẫu tương ứng với mẫu trích (g)

Chú thích:

%(axit fulvic) = %C tổng số (axit humic và axit fulvic) – % C (axit humic)

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 365:1999 VỀ PHÂN TÍCH PHÂN BÓN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH AXIT HUMIC VÀ AXIT FULVIC – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản 10TCN365:1999 Ngày hiệu lực 11/03/1999
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 22/04/2009
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 24/02/1999
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản