TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 40:2002 VỀ QUY PHẠM ĐO KÊNH VÀ XÁC ĐỊNH TIM CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
14TCN 40:2002
QUY PHẠM ĐO KÊNH VÀ XÁC ĐỊNH
TIM CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH
Survey Standards for Canal Measurements and Definition of Hydraulic Structure’s Centerline on Canal
(Ban hành theo quyết định số 45/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy phạm này quy định các tiêu chuẩn khảo sát địa hình áp dụng cho đo vẽ tài liệu địa hình (bình đồ, cắt dọc, cắt ngang) và xác định tim tuyến hệ thống kênh, các công trình trên kênh (làm mới và sửa chữa kênh cũ) trong các công trình thuỷ lợi Việt Nam.
1.2 Hệ cao, toạ độ sử dụng
1.2.1 Hệ cao độ
Hệ cao độ sử dụng trong hệ thống kênh theo Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thuỷ lợi 14 TCN-102-2002:
a. Khu vực có lưới cao độ quốc gia (Hạng I,II,III,IV):
– Từ Đà Nẵng trở vào Nam, sử dụng hệ cao độ Mũi Nai-Hà Tiên;
– Từ Thừa Thiên Huế ra Bắc, sử dụng hệ cao độ Hòn Dấu- Hải Phòng;
– Công thức chuyển đổi hai hệ:
HMũi Nai = HHòn Dấu + 0,167m
b. Khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: nếu chưa có lưới cao độ quốc gia thì thực hiện theo hai bước:
– Giả định cao độ theo bản đồ 1:50.000 lưới chiếu Gauss hoặc UTM cho toàn công trình;
– Chuyển cao độ giả định khu vực về cao độ quốc gia để hoà mạng quốc gia.
1.2.2 Hệ toạ độ
Hệ toạ độ theo Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thuỷ lợi 14TCN 22-2002:
a. Khu vực có lưới toạ độ quốc gia: Đo nối trong hệ VN2000.
b. Khu vực chưa có lưới toạ độ quốc gia:
Khi công trình ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa chưa có lưới toạ độ quốc gia, có thể giả định toạ độ theo bản đồ 1/50.000 đã chuyển sang lưới chiếu Gauss thống nhất toàn công trình. Sau đó chuyển về hệ toạ độ quốc gia VN2000.
1.3 Phân loại hệ thống kênh
1.3.1 Hệ thống kênh tưới
– Hệ thống kênh tưới bao gồm các kênh tưới và công trình trên kênh (công trình lấy nước, điều tiết, đo nước, chuyển nước, xả nước, tiêu nước, công trình giao thông và các công trình quản lý hệ thống kênh).
– Hướng nước chảy của kênh tưới là từ công trình (đập dâng, hồ chứa, trạm bơm v.v… ) chảy dọc theo kênh đến vị trí cần tưới.
– Phân cấp Hệ thống kênh tưới và công trình trên kênh theo TCVN4118-85, bảng 1.1.
Bảng 1.1: Phân cấp công trình trên kênh
TT |
Diện tích tưới (1000ha) |
Cấp công trình trên kênh |
1 2 3 4 |
Lớn hơn 50Lớn hơn 10 đến 50 Lớn hơn 2 đến 10 Nhỏ hơn hoặc bằng 2 |
II III IV V |
1.3.2 Hệ thống kênh tiêu
– Hệ thống kênh tiêu bao gồm các kênh tiêu và công trình trên kênh (công trình tiêu nước, điều tiết, đo nước, chuyển nước, tưới nước, công trình giao thông và các công trình quản lý hệ thống kênh).
– Phân cấp Hệ thống kênh tiêu và công trình trên kênh cùng với hệ thống kênh tưới, theo bảng 1.1 (diện tích là diện tích tự nhiên ngập lụt).
– Hướng nước chảy của kênh tiêu là từ các vị trí cần tiêu chảy dọc theo kênh về trạm tiêu.
1.3.3 Hệ thống kênh tưới, tiêu kết hợp
Trong hệ thống tưới, tiêu kết hợp phân cấp kênh và công trình trên kênh lấy theo cấp cao nhất xác định theo tưới hoặc tiêu làm tiêu chuẩn xác định kỹ thuật khảo sát.
1.3.4 Phân cấp kênh trong một hệ thống kênh
– Mạng lưới kênh tưới, tiêu bao gồm: kênh chính, các kênh nhánh cấp 1, cấp2, cấp 3, kênh vượt cấp v.v… và các kênh nhánh cấp cuối cùng (dẫn nước vào nơi cần tưới, lấy nước ra từ nơi cần tiêu).
– Kí hiệu các kênh thuộc mạng lưới kênh tưới quy định như TCVN4118-85:
+ Kênh chính: KC
+ Kênh nhánh cấp 1: Từ kênh chính, theo chiều nước chảy: những kênh bên trái kênh chính, đánh số lẻ: N1, N3,N5 v.v… những kênh bên phải kênh chính, đánh số chẵn: N2, N4, N6 v.v…
+ Kênh nhánh cấp 2:
Bắt nguồn từ kênh nhánh cấp 1: Cách đánh số cũng theo cách trên: N1-1, N1-2, N1-3 v.v…; N2-1, N2-2, N2-3 v.v…
+ Kênh nhánh cấp 3:
Bắt nguồn từ kênh nhánh cấp 2: Cách đánh số cũng theo cách trên: N1-1-1, N1-1-2, N1-1-3 v.v…; N1-2-1, N1-2-2, N1-2-3 v.v…
– Nếu hệ thống kênh có nhiều kênh chính thì kí hiệu KCi (i=1¸n theo chiều kim đồng hồ) hoặc đặt tên theo vị trí và hướng của kênh: KCĐ, KCB (kênh chính Đông, kênh chính Bắc v.v…).
– Sơ đồ hệ thống kênh được kí hiệu như hình 1.1.
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống kênh
1.4 Tỷ lệ đo vẽ bình đồ
– Tỷ lệ đo vẽ bình đồ băng kênh và các công trình trên kênh phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Độ chính xác yêu cầu của cấp công trình trên kênh;
+ Độ rộng của băng kênh, phạm vi diện tích công trình trên kênh;
+ Đặc điểm địa hình (độ dốc), địa vật có trên băng kênh, công trình trên kênh.
– Quan hệ giữa tỷ lệ bình đồ với các yếu tố trên được quy định ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Quan hệ giữa tỷ lệ bình đồ với các yếu tố
Tỷ lệ bình đồ |
Khoảng cao đều đường bình độ(m) |
Kích thước; B-độ rộng băng kênh tính bằng m; S-Diện tích công trình tính bằng ha |
Cấp công trình trên kênh |
Độ dốc địa hình (a0) |
Ghi chú |
1/5000 |
1,0 2,0 |
B³500 |
II,III |
a<60 a³60 |
Không áp dụng cho công trình trên kênh |
1/2000 |
0,5 1,0 |
500>B³200 S³100 |
III,IV |
a<20 20 £a<60 |
|
1/1000 |
0,5 1,0 |
200>B³100 100>S³20 |
IV,V |
a<20 20 £a<60 |
|
1/500 |
0,5 1,0 |
100>B³50 20>S³1 |
IV,V |
a<20 20 £a<60 |
|
1/200 |
0,25 0,5 1,0 |
B<50 S<1 |
V |
a<20 20 £a<40 a³40 |
|
1.5 Mặt cắt dọc, ngang
1.5.1 Hạng mục đo mặt cắt dọc, cắt ngang
– Tất cả các kênh chính (trong các giai đoạn thiết kế).
– Các kênh nhánh (cấp 1, 2 v.v…) đo cắt dọc, ngang theo quy định sau:
+ Những kênh cấp 1 khi bình đồ khu tưới đã đo vẽ ở tỷ lệ £1:2000;
+ Những kênh nhánh có lưu lượng Q³1m3/s;
+ Hệ thống kênh cũ phục vụ nâng cấp và sửa chữa;
+ Khi khu tưới đã đo vẽ bình đồ tỷ lệ lớn như 1:1000, 1:500, thì mặt cắt dọc, ngang các kênh nhánh được lập từ bình đồ.
1.5.2 Tỷ lệ mặt cắt dọc
– Tỷ lệ mặt cắt dọc quy định phụ thuộc vào những yếu tố sau:
+ Độ dốc dọc thiết kế của kênh;
+ Độ dốc của địa hình;
+ Độ dài của cắt dọc.
– Quan hệ giữa tỷ lệ mặt cắt dọc với các yếu tố trên được quy định ở bảng 1.3.
– Khi xác định tỷ lệ mặt cắt dọc theo tương quan giữa các yếu tố, có khác nhau thì thứ tự ưu tiên lựa chọn như sau:
+ Độ dốc dọc đáy kênh thiết kế;
+ Độ dài mặt cắt dọc;
+ Độ dốc và phức tạp địa hình.
Bảng 1.3: Quan hệ giữa tỷ lệ cắt dọc với các yếu tố
Tỷ lệ mặt cắt dọc |
Độ dốc dọc đáy kênh thiết kế |
Độ dốc địa hình(a0) |
Độ dài mặt cắt dọc L(Km) |
Ghi chú |
1/10 000 |
1/3000<i£1/2000 |
a³60 |
L³10 |
Khu đồi, núi |
1/5 000 |
1/5000<i£1/3000 |
a³60 |
L<10 |
Khu đồi, núi |
1/2 000 |
1/10 000<i£1/5000 |
a<60 |
L<5 |
Khu đồi |
1/1000 |
1/15 000<i£1/10 000 |
a£40 |
L<2 |
Khu duyên hải |
1/ 500 |
i£1/15 000 |
a£20 |
L<1 |
Vùng đồng bằng |
1.5.3 Tỷ lệ mặt cắt ngang
– Tỷ lệ mặt cắt ngang quy định phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Độ phức tạp của địa hình, địa vật băng kênh;
+ Độ rộng mặt cắt ngang kênh;
+ Độ lồi, lõm, dốc, sói, lở lòng, mái bờ kênh cũ.
– Quan hệ giữa tỷ lệ mặt cắt ngang kênh với các yếu tố trên quy định ở bảng 1.4
Bảng 1.4 : Quan hệ giữa tỷ lệ cắt ngang với các yếu tố
Tỷ lệ mặt cắt ngang |
Độ phức tạp địa hình, địa vật |
Độ rộng mặt cắt kênh D (m) |
Độ xói lở, lồi lõm lòng mái bờ kênh cũ |
Ghi chú |
1/500 |
Địa hình thay đổi đều, địa vật bình thường |
D³50 |
Độ xói lở bình thường | |
1/200 |
Địa hình thay đổi nhiều |
50>D³20 |
Độ xói lở nhiều hơn, từng vùng, từng đoạn | |
1/100 |
Địa hình thay đổi nhiều, có nhiều địa vật, biến đổi độ dốc theo từng đoạn |
20>D³10 |
Xói lở nhiều, thay đổi lớn mặt cắt thiết kế của kênh | |
1/50¸1/100 |
Địa hình phức tạp, địa vật dày thường là khu dân cư đông đúc, khu có xây dựng v.v… |
D<10 |
Xói lở nhiều, nhiều công trình hỏng không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả. Mặt cắt thiết kế kênh thay đổi lớn |
1.6 Tuyến, tim kênh
– Tất cả các kênh chính (với mọi lưu lượng), kênh nhánh có lưu lượng Q³1m3/s được xác định tuyến tim ngoài thực địa. Các loại kênh nhánh khác được xác định tuyến tim ngay trong quá trình đo cắt dọc kênh.
– Các điểm tim kênh là các mốc đỉnh ngoặt Si, các mốc chôn theo cung cong gồm có: T0 , TF ,Bi và một số điểm xác định tim cong theo mật độ yêu cầu (gọi là điểm chi tiết của đường cong).
1.7 Tuyến, tim công trình trên kênh
– Các công trình trên kênh chính, kênh nhánh cấp1, cấp 2 phải xác định tuyến và tim công trình. Tuyến, tim công trình trên kênh cấp 3 v.v… và kênh nội đồng được xác định cùng với cắt dọc kênh.
– Các điểm tim công trình trên kênh là các điểm đầu, cuối, đỉnh ngoặt, cung cong (T0, TF ,Bi) dọc theo tim tuyến công trình.
1.8 Thuật ngữ
– Tuyến kênh thiết kế là tuyến thiết kế kênh mới (hoặc tuyến kênh cũ) nằm dọc theo vị trí giữa của băng kênh cần đo địa hình.
– Các điểm tim kênh: là tập hợp điểm trên tuyến kênh gồm các điểm đầu K0, các điểm ngoặt Si , các điểm tạo thành cung cong T0 , TF ,Bi, các điểm cuối kênh KC. Các điểm này được xác định cao, toạ độ với độ chính xác quy định, đảm bảo độ tin cậy quá trình thiết kế, thi công.
– Các điểm Km xác định chiều dài kênh (Ki): là tập hợp các điểm từ điểm đầu (Ko) theo từng Km: K1, K2, v.v… Kn đến điểm kết thúc kênh (Kc)
– Công trình trên kênh: là các công trình lấy nước (cống lấy nước dẫn đến các kênh nhánh, kênh vượt cấp v.v… ), điều tiết, đo nước, chuyển nước, tiêu nước, xả nước trên kênh v.v…
– Các điểm tim công trình trên kênh: là các điểm đầu, điểm ngoặt, điểm tạo thành cung cong (T0, TF , Bi) và điểm cuối trên tuyến công trình.
– Xác định tuyến, tim công trình gồm hai giai đoạn:
+ Theo tuyến, tim thiết kế được chủ nhiệm đồ án vạch trên bản đồ địa hình hoặc chỉ qua địa vật ngoài thực địa, tiến hành xác định tuyến, tim ngoài thực địa qua hệ thống mốc, cọc đánh dấu;
+ Đo, tính, vẽ bằng các dụng cụ, máy đo trắc địa theo độ chính xác quy định, xác định toạ độ X,Y, cao độ H rồi biểu diễn lại trên bản đồ phục vụ thiết kế.
– Điểm gốc: là các điểm ở hạng cao hơn dùng làm điểm xuất phát và khép kín tuyến khống chế mặt bằng và cao độ.
2. KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG VÀ CAO ĐỘ DỌC THEO TUYẾN KÊNH
2.1 Khống chế mặt bằng
Khống chế mặt bằng dọc theo tuyến kênh được tiến hành theo một trong các phương pháp sau:
2.1.1 Tuyến lưới đường chuyền
a. Tuyến đường chuyền dọc theo băng kênh phải được xây dựng ở một trong hai dạng:
– Dạng phù hợp: xuất phát từ 2 điểm gốc khép về 2 điểm gốc khác;
– Dạng khép kín: xuất phát từ hai điểm gốc khép về chính nó hoặc xuất phát từ một điểm gốc có đo phương vị và khép về chính nó.
b. Khi chiều dài kênh L ³ 1Km, được phép xây dựng lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2. Nếu L<1Km chỉ được xây dựng lưới đường chuyền cấp 2.
c. Khi băng kênh có chiều dài lớn hơn 5Km mà chỉ có 2 điểm khống chế cấp cao (hạng I,II,III,IV) phải xây dựng lưới đường chuyền nhiều điểm nút.
d. Tiêu chuẩn kỹ thuật cuả tuyến đường chuyền ở bảng 2.1.
e. Thiết kế tuyến, lưới, chọn điểm trong đường chuyền theo quy định ở Điều 3.5, 3.6 trong Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở đo đạc công trình thuỷ lợi 14TCN 22-2002.
Kí hiệu mốc quy định như sau:
– Kênh chính: KC-1ĐCi (i=1¸n) với đường chuyền cấp 1; KC-2ĐCi (i=1¸n) với đường chuyền cấp 2. Nếu có nhiều kênh chính, thêm chỉ số kênh chính.
Ví dụ: KCj-1ĐCi(i=1¸n) với đường chuyền cấp 1; KCj-2ĐCi(i=1¸n) với đường chuyền cấp 2.
(j = 1¸n- chỉ thứ tự kênh chính tính theo chiều thuận kim đồng hồ)
– Kênh nhánh cũng tương tự, chỉ thay tên kênh nhánh: N2-1ĐCi, N2-2ĐCi v.v…
g. Đo góc trong tuyến đường chuyền có thể đo theo góc bên trái (ngắm điểm gốc trước sau ngắm đến điểm phát triển) hoặc theo góc bên phải (ngắm ngược lại). Phương pháp đo là phương pháp toàn vòng với 2 vị trí của bàn độ. Số lần đo quy định đối với 1 số loại máy thông dụng ở bảng 2.2.
h. Đo cạnh theo 2 chiều thuận nghịch. Số lần đo được quy định kèm theo Catalog của từng máy. Bảng 2.3 quy định cho một số máy đo cạnh quang điện thường dùng ở nước ta. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh theo mục A.1, A.2 phụ lục A.
i. Bình sai tuyến, lưới đường chuyền theo phương pháp gián tiếp có điều kiện. Bình sai trên máy vi tính giới thiệu tham khảo theo mục B.1 phụ lục B.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường chuyền
TT |
Chỉ tiêu |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
1 |
Chiều dài giới hạn lớn nhất của tuyến đường chuyền (Km):
– Tuyến đường đơn: – Giữa điểm gốc và điểm nút: – Giữa các điểm nút: – Chu vi của vòng khép: |
5 3 2 15 |
3 2 1,5 9 |
2 |
Chiều dài cạnh đường chuyền (Km):
– Cạnh dài nhất: – Cạnh ngắn nhất: – Cạnh trung bình: |
0,8 0,12 0,3 |
0,35 0,08 0,.2 |
3 |
Góc nhỏ nhất: |
³250 |
³250 |
4 |
Số cạnh giới hạn ngắn nhất trong tuyến không vượt quá: |
15 |
15 |
5 |
Sai số tương đối do cạnh không vượt quá: |
1/10.000 |
1/5.000 |
6 |
Sai số trong phương đo góc (theo sai số khép) không vượt quá: |
5” |
10” |
7 |
Sai số khép góc của tuyến đường chuyền (n-số đỉnh trong tuyến đường chuyền): |
10”Ön |
20”Ön |
8 |
Sai số khép vị trí điểm tính theo sai số khép tương đối: |
fS/[S] £1/10.000 |
fS/[S] £1/5.000 |
Bảng 2.2: Số lần đo
Loại máy Cấp |
THEO 010, WILDT2, SET3B, SET3C |
DT2,DT6 |
THEO 020, 020A |
Đường chuyền cấp 1:
Đường chuyền cấp 2: |
3 2 |
4 2 |
6 3 |
Bảng 2.3: Số lần đo cạnh lưới đường chuyền
Loại máy
Cấp |
SET3B, SET3C, DTM720 |
SET 5E, SET 5FDTM 420 |
CT5, EOK2000 |
Đường chuyền cấp 1:
Đường chuyền cấp 2: |
2 1 |
3 2 |
4 2 |
2.1.2 Giao hội giải tích 1, 2
a. Giao hội lưới giải tích 1,2 được ứng dụng thuận tiện trong các trường hợp:
– Những băng kênh và vị trí tuyến kênh ngắn (L£1Km);
– Những băng kênh có nhiều đồi núi xen kẽ, sử dụng thuận lợi là giao hội chùm: dạng quạt, Dur nhep.
b. Số điểm gốc quy định cho các loại điểm giao hội (Hình 2.1: a,b,c):
– 3 điểm gốc với giao hội giải tích phía trước;
– 2 điểm gốc giao hội và 1 điểm kiểm tra cho giao hội bên cạnh;
– 3 điểm gốc cho giao hội nghịch và một điểm kiểm tra.
a- Giao hội phía trước b- Giao hội bên cạnh
c- Giao hội nghịch
Hình 2.1: Các trường hợp giao hội giải tích
c. Số điểm gốc cho lưới giao hội : số điểm gốc xuất phát là 2 điểm, cứ cách 10 đường đáy thì có thêm một điểm gốc (Hình 2.2). Độ dài cạnh đáy b³0,5¸0,6D.
Trong đó: D là khoảng cách từ đường đáy đến điểm cần giao hội (đảm bảo góc giao hội giữa 2 tuyến ³250).
A, B, C,D – điểm gốc
Pi(i = 1¸n)- điểm cần xác định
Hình 2.2: Giao hội lưới
d. Quy định đo góc, cạnh tuân theo quy định ở bảng 2.2, bảng 2.3 trong lưới đường chuyền.
Tính và bình sai trên máy vi tính theo phương pháp gián tiếp có điều kiện: tham khảo ở mục B.2 phụ lục B.
e. Mốc bê tông của điểm giao hội: kích thước, hình dạng quy định như điểm đường chuyền. Ký hiệu các điểm như sau:
– Kênh chính: KCj-1GHi- điểm giao hội giải tích1 thứ i của kênh chính thứ j (i=1¸n), (j=1¸k).
KCj-2GHi- điểm giao hội giải tích 2 thứ i của kênh chính thứ j (i=1¸n), (j=1¸k);
– Kênh nhánh: Nj-1GHi- điểm giao hội giải tích 1 thứ i của kênh nhánh thứ j.
2.2 Khống chế cao độ
Lưới khống chế cao độ nhằm xác định cao độ các điểm khống chế mặt bằng trên kênh, các công trình trên kênh, các điểm tim, tuyến kênh. Được sử dụng hai phương pháp: thuỷ chuẩn hình học hạng 3, hạng 4, kỹ thuật và thuỷ chuẩn lượng giác đo theo tuyến chênh cao (nghĩa là đo Dh, loại bỏ sai số đo chiều cao máy).
2.2.1 Phương pháp thuỷ chuẩn hình học
Phương pháp thuỷ chuẩn tiến hành theo thứ tự sau:
a. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thuỷ chuẩn (mục A.3 phụ lục A).
b. Mối quan hệ giữa độ dốc dọc kênh (i) với các hạng cấp chính xác của tuyến thuỷ chuẩn quy định như sau:
– Kênh có độ dốc dọc i £1/10.000: phải xác định cao độ lưới cơ sở kênh theo theo tuyến thuỷ chuẩn hạng 3, xác định cao độ tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng 4;
– Kênh có độ dốc dọc 1/10.000 <i £1/5000: phải xác định cao độ lưới cơ sở, tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng 4;
– Kênh có độ dốc dọc 1/5.000 <i £1/2000: phải xác định cao độ lưới cơ sở kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng 4, tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn kỹ thuật.
– Sai số khép của các tuyến thuỷ chuẩn: quy định theo Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thuỷ lợi – 14TCN102-2002:
+ Thuỷ chuẩn hạng 3 có sai số khép tuyến: fh£±10mm;
+ Thuỷ chuẩn hạng 4 có sai số khép tuyến: fh£±20mm;
+ Thuỷ chuẩn kỹ thuật có sai số khép tuyến: fh£±50mm;
Trong đó L- chiều dài tuyến thuỷ chuẩn tính bằng Km.
c. Bình sai tính toán (mục B.3 phụ lục B).
d. Sơ hoạ, thống kê cao độ (mục B.4 phụ lục B).
2.2.2 Phương pháp thuỷ chuẩn lượng giác
a. Phương pháp thuỷ chuẩn lượng giác áp dụng để xác định cao độ tuyến kênh phù hợp với các điều kiện sau:
– Vùng núi đồi kênh chảy theo sườn núi dốc, khó đi qua, có nhiều địa vật và độ phủ thực vật nhiều;
– Độ dốc dọc kênh i>1/5000.
b. Phương pháp đo
Đo thuỷ chuẩn lượng giác: đo chênh cao Dh với trị số của 3 dây chỉ; Kết quả lấy trị trung bình qua dây giữa nếu sai số so với 2 dây £1/10 khoảng cao đều đường bình độ (Hình 2.2).
Dh1-2 Dh2-3
Hình 2.2: Đo chênh cao thuỷ chuẩn lượng giác
Chênh cao giữa 1 và 3 tính theo công thức: Dh1-3 = Dh1-2 + Dh2-3
Dh1-2 = S1tga1 – S2tga2 – (l1-l2)
Tương tự:
Dh2-3 = S3tga3 – S4tga4 – (l3-l4)
Trongđó:
ai (i=1¸4) – góc nghiêng trung bình của từng đoạn đo;
Si (i=1¸4) – khoảng cách nằm ngang từng đoạn đo;
li (i=1¸4) – trị số chiều cao đọc trên mia hoặc trị số chiều cao của gương đo (l=2,3,4 m).
c. Tính toán bình sai theo phương pháp gián tiếp có điều kiện (mục B.3 phụ lục B).
2.3 Mốc và sơ hoạ khống chế mặt bằng, độ cao: mục B.4 phụ lục B.
3. ĐO VẼ BÌNH ĐỒ BĂNG KÊNH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH
Đo vẽ bình đồ băng kênh, các công trình trên kênh có thể áp dụng phương pháp toàn đạc hoặc phương pháp bàn đạc. Phương pháp đo ảnh lập thể không đảm bảo độ chính xác cao độ và kinh phí cao hơn khi diện tích £20km2; Khi đo vẽ toàn công trình có thể sử dụng phương pháp đo ảnh lập thể, phải bổ sung cao độ qua tuyến cao độ thực địa.
3.1 phương pháp toàn đạc
3.1.1 Phạm vi ứng dụng
Phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc thường sử dụng đo vẽ khu vực có độ dốc địa hình a³60, cây cối rậm rạp, khu vực có dạng hẹp kéo dài như băng kênh v.v…
3.1.2 Thứ tự tiến hành đo bình đồ băng kênh và các công trình trên kênh
– Chuẩn bị máy và thiết bị.
– Theo phạm vi băng kênh và các công trình trên kênh mà chủ nhiệm công trình đã xác định trên các loại bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn như 1:10.000, 1:25.000 hoặc chỉ tại thực địa qua ranh giới địa vật, xác định tuyến ngoài thực địa qua các điểm cọc gỗ là các điểm: điểm đầu, các điểm ngoặt Si, điểm cuối.
– Xác định ranh giới đo của băng kênh hoặc công trình ngoài thực địa qua máy toàn đạc.
– Khống chế mặt bằng và cao độ dọc theo băng kênh và phạm vi công trình theo quy định ở Điều 2.1 và 2.2, phát triển thêm các trạm đo vẽ.
– Đo vẽ bình đồ băng kênh và các công trình trên kênh.
3.1.3 Chuẩn bị máy và thiết bị
– Máy toàn đạc hiện dùng là các loại toàn đạc quang cơ như Dalta020,010 v.v…, máy toàn đạc địện tử như: Set3B, Set3C của hãng SOKKIA, DTM420,520,720 v.v… của hãng Nikon có độ phóng đại V³20X, độ chính xác: sai số đo góc £30” và độ chính xác đo cạnh phải đảm bảo sai số tương đối đo cạnh DS/S£1/500.
– Phụ kiện kèm theo là biển ngắm, mia địa hình, gương đo chi tiết.
– Máy và thiết bị phải kiểm nghiệm và hiệu chỉnh theo các bước ở mục A.1, A.2 phụ lục A.
3.1.4 Xác định tuyến băng kênh và công trình trên kênh
– Theo tuyến thiết kế trên bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn, sử dụng các máy kinh vỹ toàn đạc theo Điều 3.1.2, phóng tuyến ngoài thực địa theo một trong hai phương pháp: tiến dần, lùi dần (mục C.1, C.2 phụ lục C).
– Nếu có chướng ngại vật: xác định tuyến theo phương án có chướng ngại vật (mục C.3 phụ lục C).
– Tuyến xác định ngoài thực địa: phải được đóng cọc 5´5´20cm, đánh số trên điểm đầu Ko, điểm ngoặt Si (i=1¸n), điểm cuối Kc, các điểm trung gian đánh số từ đầu kênh đến hết kênh (Ci: i=1¸n).
– Độ chính xác xác định tuyến phải đảm bảo:
+ Mặt bằng mS/S£1/2000;
+ Cao độ fh £100mm.
Trong đó : L- chiều dài tuyến băng kênh hoặc công trình tính bằng Km.
3.1.5 Xây dựng lưới khống chế mặt bằng, cao độ: theo Điều 2.1 và 2.2.
3.1.6 Đo vẽ bình đồ băng kênh và các công trình trên kênh
a. Xác định cao, toạ độ trạm đo vẽ.
Để đảm bảo mật độ đo vẽ chi tiết, phải xác định thêm cao, toạ độ trạm đo vẽ để đặt máy toàn đạc như đường chuyền toàn đạc, giao hội điểm hoặc tuyến dẫn. Điểm gốc là các điểm đường chuyền cấp 1, cấp 2, giải tích 1, giải tích 2.
– Đường chuyền toàn đạc: Phải đạt yêu cầu kỹ thuật ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn kỹ thuật đường chuyền toàn đạc
Tỷ lệ bình đồ |
Chiều dài lớn nhất đường chuyền toàn đạc (m) |
Chiều dài cạnh đường chuyền (m) |
Số cạnh lớn nhất trong đường chuyền |
1:500 1:1000 1:2000 1:5000 |
200 300 600 1200 |
50¸60 60¸100 100¸200 200¸300 |
4 5 8 10 |
+ Cạnh đường chuyền toàn đạc phải đo đi, về qua lưới chỉ khoảng cách của máy đọc đến 0,1m. Nếu đo bằng máy toàn đạc điện tử chỉ đọc 1 chiều, sai số tương đối chiều dài cạnh đo đi, về £1/500.
+ Góc đường chuyền toàn đạc đo bằng phương pháp toàn vòng với 1 lần đo (2 vị trí bàn độ). Trị số đọc đến 10”.
+ Cao độ đo đi và về bằng phương pháp cao độ lượng giác, sai số chênh cao Dh£100mm, trong đó D là chiều dài từ máy đến điểm mia tính bằng Km. Khi đo bản đồ 1:500 phải sử dụng máy toàn đạc điện tử đo chênh cao hoặc sử dụng thuỷ chuẩn kỹ thuật.
+ Sai số khép đường chuyền toàn đạc phải đạt các yêu cầu sau:
Về góc: fb£±60” ;
Về độ dài (vị trí): fS = L/400 (m).
Trong đó:
L- độ dài đườg chuyền tính bằng m;
n- số cạnh trong đường chuyền.
– Giao hội hoặc dẫn điểm trạm đo vẽ
Khi sử dụng phương pháp giao hội hoặc dẫn điểm giải tích để xác định cao toạ độ trạm máy phải tuân theo những điều kiện sau:
+ Góc giao hội: 300 £ g £1500;
+ Chiều dài cạnh giao hội không được vượt quá hai lần chiều dài cạnh đường chuyền toàn đạc ghi trong bảng 3.1;
+ Đo góc cạnh: như đo đường chuyền toàn đạc.
b. Đo vẽ bình đồ địa hình.
– Đo vẽ chi tiết địa hình theo phương pháp cực, cạnh, đo bằng lưới chỉ hoặc đường cong khoảng cách, đọc số đến 0,1m. Góc bằng (bi), góc nghiêng (Zi) đọc như góc trong đường chuyền toàn đạc nhưng chỉ đo một chiều.
– Khoảng cách từ máy đến mia không vượt quá quy định ở bảng 3.2.
– Khi vẽ ít nhất phải kiểm tra định hướng từ 2 điểm. Sai lệch về hướng giữa trị đo và trị tính ngược £90”.
– Mỗi trạm đo, ít nhất phải có 3 điểm địa vật rõ ràng trùng với trạm liền kề để tiếp biên.
– Mỗi trạm máy phải vẽ sơ đồ chi tiết về dáng địa hình. Vẽ hình dạng của địa vật (địa vật định hướng và địa vật đo vẽ), phải tuân theo thứ tự sau đây:
+ Vẽ những địa vật định hướng trước như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ hệ, điểm yên ngựa, đồi độc lập, cây, nhà độc lập v.v… sau đến địa hình, địa vật dạng đường, diện v.v… theo “Quy phạm đo vẽ địa hình tỷ lệ 1:500¸5000” 96TCN 43-90 của Tổng cục Địa chính.
Bảng 3.2: Khoảng cách từ máy đến các điểm mia
Tỷ lệ bình đồ |
Khoảng cao đều đường bình độ h (m) |
Khoảng cách lớn nhất giữa các điểm mia (m) |
Khoảng cách từ máy đến mia |
|
Đo vẽ địa hình (m) |
Đo vẽ địa vật (m) |
|||
1:200 |
0,25 0,5 1,0 |
5 10 10 |
50 50 80 |
30 30 40 |
1:500 |
0,5 1,0 |
10 15 |
100 150 |
60 60 |
1:1000 |
0,5 1,0 |
20 30 |
150 200 |
80 80 |
1:2000 |
0,5 1,0 |
40 40 |
200 200 |
100 100 |
1:5000 |
1 2 |
50 80 |
300 300 |
150 150 |
+ Dùng thước đo độ và thước đo vẽ ngay bình đồ ngoài thực địa. Sau đó so sánh bổ sung tại thực địa để tránh sai sót. Thời gian chuyển trị đo thành bản vẽ bình độ mỗi trạm không quá 3 ngày.
– Vùng tiếp biên giữa hai mảnh bản đồ là 2cm theo tỷ lệ bình đồ ví dụ: bình đồ tỷ lệ 1:2000 tính theo tỷ lệ bình đồ vùng tiếp biên là 40m v.v… Sau khi lên biên đạt độ chính xác như sau:
+ Độ lệch giữa các vị trí địa vật D£0,4mm´M (trong đó M là mẫu số tỷ lệ bản đồ thành lập);
+ Độ chênh cao Dh£1/4 h, trong đó h là khoảng cao đều đường bình độ;
+ Sau đó tiếp biên quét, số hoá và in bằng máy Plotter.
– Nếu vẽ bằng máy toàn đạc điện tử, việc vẽ địa hình địa vật được tự động hoá qua chương trình SDR hoặc Suffer trực tiếp lấy số liệu từ Card hoặc fieldbook và vẽ bình đồ số ngay trên máy tính. Sau khi kiểm tra, được in qua các máy Ploter.
3.2 Phương pháp bàn đạc
3.2.1 Phạm vi ứng dụng
Đo vẽ địa hình, địa vật ở khu vực bằng phẳng, độ dốc a<60.
3.2.2 Giấy để vẽ bình đồ và kẻ lưới ô vuông
– Phải dùng giấy Croki có độ co giãn £ ±2mm, bồi phẳng trên tấm bàn gỗ hoặc kẽm nhôm hoặc nhựa với độ lồi lõm £ ±0,2mm hoặc vẽ trực tiếp trên đế polyester có độ co giãn £±0,1mm.
– Trên bàn vẽ phải kẻ lưới ô vuông cách nhau 10cm. Triển các điểm khống chế lên kèm theo cao độ. Sai số kẻ lưới ô vuông và triển toạ độ £ ±0,2mm. Sai số kích thước đường chéo khung bản vẽ £ ±0,3mm. Kẻ lưới ô vuông phải dùng thước Đrôbưsep hoặc bàn triển toạ độ của các máy triển toạ độ có vạch khắc nhỏ nhất đến 0,1mm.
3.2.3 Kiểm tra và kiểm định máy
Máy và dụng cụ vẽ phải được kiểm tra, kiểm định trước khi đo vẽ (phụ lục A). Mia dùng để đo vẽ dài 3m¸ 4m có bọt thuỷ tròn với sai số £ 60”.
3.2.4 Các phương pháp tăng dày trạm đo
Để tăng dày mật độ điểm trạm đo, phải xác định thêm điểm đường chuyền bàn đạc, giao hội bàn đạc và dẫn điểm. Điểm gốc để phát triển phải là điểm giải tích 1,2; đường chuyền cấp 1,2.
3.2.5 Sai số định tâm
Để đảm bảo độ chính xác, định tâm máy bàn đạc phải sử dụng dây dọi, không được định tâm tự do. Sai số định tâm phải đạt:
– 0,5cm đối với bình đồ 1:200;
– 1cm đối với bình đồ 1:500;
– 2cm đối với bình đồ1:1000;
– 5cm đối với bình đồ 1:2000;
– 10cm đối với bình đồ 1:5000.
3.2.6 Phương pháp đường chuyền bàn đạc
a. Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền bàn đạc không vượt quá tiêu chuẩn ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền bàn đạc.
Tỷ lệ bình đồ |
Chiều dài lớn nhất đường chuyền (m) |
Chiều dài cạnh đường chuyền (m) |
Số cạnh lớn nhất trong đường chuyền |
1:200 1:500 1:1000 1:2000 1:5000 |
100 200 250 500 1000 |
10¸50 50¸100 80¸150 150¸200 200¸250 |
3 4 5 6 8 |
b. Đo cạnh đường chuyền bàn đạc
– Cạnh đường chuyền bàn đạc đo qua lưới chỉ của máy bàn đạc. Xác định trị chiều dài cạnh phải đo đi, về. Nếu sai số DD/D £1/200 thì lấy trị trung bình làm cạnh tính. Khi đo các loại bình đồ tỷ lệ quá lớn như :1:200; 1:500, canh đường chuyền bàn đạc phải đo bằng thước thép 20m,30m,50m có khắc mm. Nếu góc nghiêng a³20 phải cải chính chiều dài cạnh đo theo công thức:
DD = -h2/2D (3.1)
Trong đó :
h- chênh cao hai đầu cạnh đường chuyền (m);
D là chiều dài cạnh đường chuyền (m).
Sai số tương đối cạnh đường chuyền giữa đo đi và về sau khi hiệu chỉnh DD ở công thức 3.1 phải đạt:
dD/D £ 1/300 (3.2)
c. Xác định cao độ đường chuyền bàn đạc
– Cao độ của các điểm đường chuyền bàn đạc được xác định bằng đo cao lượng giác theo hai chiều đi và về. Sai số cho phép sự sai lệch chênh cao giữa đo đi và về dh/D£1/2000, với dh, D tính bằng m.
– Sai số khép cao độ đường chuyền bàn đạc:
(cm) (3.3)
Trong đó :
L- chiều dài tuyến đường chuyền tính bằng số 100m;
n- số cạnh đường chuyền có trong tuyến.
3.2.7 Phương pháp giao hội bàn đạc
Phương pháp giao hội bàn đạc chỉ được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện sau:
– Góc giao hội bàn đạc 200 £ g £ 1500;
– Cạnh giao hội không lớn hơn 2 lần chiều dài cạnh đường chuyền thống kê ở bảng 3.3;
– Cạnh của tam giác sai số £0,5mm;
– Các điểm gốc giao hội ³3 điểm.
3.2.8 Phương pháp dẫn điểm
Phương pháp dẫn điểm được thực hiện với các điều kiện sau:
– Khoảng cách từ điểm gốc đến điểm dẫn nhỏ hơn hoặc bằng cạnh đường chuyền thống kê ở bảng 3.3 và không được phát triển tiếp;
– Đo góc và cạnh điểm dẫn như quy định ở Điều 3.2.6 đối với đường chuyền bàn đạc, khi bình đồ tỷ lệ quá lớn như 1:500, 1:200, chiều dài điểm dẫn phải đo bằng thước thép có khắc đến mm, máy đo xa quang điện, máy toàn đạc điện tử hoặc mia Bala với sai số phải đạt :
dD/D £ 1/300 (3.4)
3.2.9 Đo vẽ chi tiết bình đồ
a. Chuẩn bị bàn vẽ
Sau khi có bàn vẽ đã bồi trên gỗ theo quy định ở Điều 3.2.2 hoặc sử dụng trực tiếp tấm Polyester, tiến hành đưa toàn bộ các điểm khống chế mặt bằng, cao độ cơ sở như đường chuyền cấp 1,2; giải tích cấp 1, 2 ; các điểm trạm đo (thực hiện bằng các phương pháp đường chuyền toàn đạc, bàn đạc v.v… ) lên bản vẽ với độ chính xác vị trí £0,2mm trên bản vẽ, đường chéo bản vẽ £ 0,2mm.
b. Định hướng bản vẽ
Định hướng bản vẽ phải được tiến hành ít nhất đến 2 điểm khống chế ở xa điểm đặt máy ³ 5cm trên bản vẽ. Sai số định hướng £ ± 0,2mm. Trong quá trình đo phải thường xuyên kiểm tra định hướng.
c. Quan hệ giữa tỷ lệ bình đồ, khoảng cao đều cơ bản đường bình độ.
Khoảng cách lớn nhất giữa các điển mia, từ máy đến mia quy định ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Quan hệ giữa tỷ lệ bình đồ và khoảng cao đều đường bình độ
Tỷ lệ đo vẽ bình đồ |
Khoảng cao đều cơ bản đường bình độ (m) |
Khoảng cách giữa các điểm mia (m) |
Khoảng cách xa nhất từ máy đến mia (m) |
||
Khi đo dáng địa hình |
Khi đo địa vật rõ rệt |
Khi đo địa vật không rõ rệt |
|||
1:200 |
0,25 0,5 1 |
2 5 5 |
50 50 50 |
30 30 30 |
40 40 40 |
1:500 |
0,5 1 |
10 10 |
100 100 |
50 50 |
60 60 |
1:1000 |
0,5 1,0 |
20 20 |
150 200 |
80 80 |
100 100 |
1:2000 |
0,5 1,0 |
30 40 |
200 200 |
100 100 |
150 150 |
1:5000 |
1,0 2,0 |
50 100 |
250 300 |
150 150 |
200 200 |
d. Đo vẽ bình đồ
Đo vẽ bình đồ theo phương pháp cực ở vị trí bàn độ đã định hướng bàn đạc. Việc định hướng tối thiếu 2 hướng và phải kiểm tra khi kết thúc trạm đo vẽ. Trường hợp riêng biệt với những điểm định hướng cần phải dùng phương pháp giao hội bàn đạc để xác định vị trí trên bản vẽ. Góc giao hội: 600£ g £1200.
– Vẽ địa vật, địa hình theo thứ tự những nội dung sau:
+ Vẽ những địa vật định hướng trước như cây độc lập, đường quốc lộ, đường tàu hoả v.v… tiếp đến hệ giao thông, thuỷ hệ, đường phân thuỷ v.v… đến dân cư, công trình xây dựng và cuối cùng là các diện tích cây tự nhiên và cây trồng;
+ Độ cao của các điểm mia đo ở vị trí bàn độ đã đo khoảng cách. Sai số chỉ tiêu Mo bàn độ đứng phải xác định 2 lần trong ngày;
+ Khi độ dốc £30 có thể dùng tia ngắm ngang của máy bàn đạc đo độ cao điểm mia chi tiết;
+ Khi đo vẽ khoảng cao đều h³1,0m, độ cao điểm mia lấy đến 0,01m, ghi trên bình đồ đến 0,1m. Khi đo vẽ khoảng cao đều h<1,0m, độ cao điểm mia đo và ghi trên bình đồ đến 0,01m.
– Vẽ đường bình độ
Theo cao độ các điểm mia, kết hợp với người vẽ nhận dạng địa hình bằng mắt, tiến hành vẽ đường bình độ theo phương pháp nội suy tuyến tính ngay ngoài thực địa.
Thứ tự vẽ đường bình độ như sau:
+ Theo đường phân thuỷ, tụ thuỷ, yên ngựa, đỉnh đồi, núi, mỏm cao, phác hoạ đường bình độ cái như 0, 5, 10m v.v… khi khoảng cao đều đường bình độ cơ bản là 1,0m và 0,2,4m v.v… khi khoảng cao đều đường bình dộ là 0,5m;
+ Sau đó vẽ các đường bình độ cơ bản theo đường bình độ cái.
e. Kí hiệu biểu diễn
Kí hiệu biểu diễn địa hình địa vật băng kênh và các công trình trên kênh tuân theo Quy phạm 96TCN –31-91 – Kí hiệu bản đồ tỷ lệ 1:500 ¸1:10.000, 1:25.000” của Tổng cục Địa chính.
3.2.10 Can bình đồ gốc
– Trước khi can các bản đồ gốc, phải tiếp biên giữa các mảnh bình đồ. Việc tiếp biên dùng qua giấy can có độ co giãn £± 2 mm; Băng tiếp biên rộng 10 cm; Phần can tiếp biên chung 3cm.
– Hạn sai tiếp biên phải đạt:
+ Độ xê dịch vị trí của các địa vật quan trọng £±1mm;
+ Các địa vật khác £± 2,0mm;
+ Độ chênh lệch cao độ (dh) giữa các đường bình độ cùng tên phải nằm trong hạn sai sau:
Vùng đồng bằng: dh£1/3h (h- khoảng cao đều cơ bản);
Vùng đồi: dh£1/2h;
Vùng núi dh£2/3h.
– Can bản gốc bằng mực tàu màu đen trên giấy can hoặc bản Polyester. Can theo thứ tự sau:
+ Lưới ô vuông;
+ Các điểm khống chế ;
+ Các địa vật định hướng hình tuyến, góc cạnh chính xác v.v… ;
+ Cuối cùng là khu dân cư, cây trồng, rừng cây tự nhiên v.v…
3.2.11 Số hoá bản gốc
– Bản đồ gốc vẽ trực tiếp trên giấy hoặc đế Poltester phải được quét, số hoá hoặc trực tiếp vẽ bình đồ số theo các phần mềm như Surfer, SDR v.v… Ở những cơ quan có khả năng vi tính phải số hoá qua máy quét Scaner hoặc trực tiếp vẽ bình đồ qua mô hình số theo các phần mềm như Suffer, SDR, Autocadland v.v…
– Hạn sai tiếp biên các mô hình, các bản gốc theo Điều 3.2.10.
– Bản gốc bình đồ được in ra bản can (màu đen) hoặc giấy Croki qua các loại màu như quy định Quy phạm 96TCN 31-91 và lưu giữ trên đĩa CD.
– Mẫu trình bày bình đồ băng kênh theo mục D.1 phụ lục D.
4. ĐO, VẼ MẶT CẮT DỌC, NGANG
Đo, vẽ mặt cắt dọc, ngang quy định cho hai loại kênh:
– Kênh mới;
– Kênh cũ cần tu sửa, nâng cấp.
4.1 Kênh mới
4.1.1 Đo, vẽ mặt cắt dọc
a. Tỷ lệ đo, vẽ mặt cắt dọc
Đo vẽ dọc tuyến tim kênh theo 2 hướng, tỷ lệ chiều cao và chiều dài khác nhau:
– Tỷ lệ chiều cao: thường là 1:100; 1:200 đến 1:500, tuỳ theo độ dốc của địa hình sao cho tuyến cắt dọc được vẽ thay đổi mức so sánh ít nhất và thể hiện đầy đủ thay đổi bề mặt địa hình.
– Tỷ lệ chiều dài: phụ thuộc vào chiều dài cắt dọc và sự thay đổi địa hình, thường có tỷ lệ là 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000
b. Mật độ điểm cao độ trên mặt cắt dọc
– Vùng đồng bằng có độ dốc a£30: mật độ trung bình đo mặt cắt dọc thường bằng 1¸2 cm theo tỷ lệ mặt cắt.
Ví dụ: tỷ lệ mặt cắt dọc 1:2000, khoảng cách xa nhất giữa hai điểm mặt cắt dọc là 20m đến 40m. Những vùng có đột biến địa hình như bậc nước, ruộng bậc thang, phân cấp giữa thềm và mái dốc v.v…: phải lấy điểm mia theo ranh giới phân địa hình.
– Vùng đồi, núi a£60: mật độ trung bình đo mặt cắt dọc thường bằng 1cm theo tỷ lệ vẽ mặt cắt.
Ví dụ: tỷ lệ vẽ mặt cắt 1:2000, khoảng cách xa nhất giữa các điểm mia khoảng 20m.
– Vùng núi a> 60: khoảng cách phải lấy nhỏ hơn 1cm theo tỷ lệ bản vẽ mặt cắt.
c. Nội dung đo vẽ mặt cắt dọc
Mặt cắt dọc tuyến kênh mới, công trình trên kênh mới phải thể hiện đầy đủ những nội dung sau:
– Sự thay đổi theo chiều cao của bề mặt địa hình, đặc biệt những vị trí có thay đổi địa hình đột biến.
– Vị trí, kích thước các địa vật có trên tuyến tim công trình trên kênh như: nhà dân, cây độc lập, vỉa đá lộ, các hố khoan đào, các công trình xây dựng (nếu có) v.v… một cách chính xác.
d. Sơ hoạ mặt bằng tuyến kênh trên mặt cắt dọc
Phần sơ hoạ phải vẽ đầy đủ:
– Vị trí, kích thước các công trình xây dựng và dân dụng có trên tuyến kênh như: khu công nghiệp, hệ thống giao thông.
– Vị trí đầu các kênh nhánh, vị trí các công trình trên kênh, vị trí các khe tụ thuỷ v.v…
– Các đoạn cong phải sơ hoạ đầy đủ theo tuyến cong, theo tuyến đến các đỉnh ngoặt Si để phục vụ cho giải phóng mặt bằng.
e. Vẽ mặt cắt dọc
– Mặt cắt dọc được vẽ bằng phương pháp thủ công qua thước và bút vẽ hoặc trên máy vi tính qua các phần mềm Autocad, Microstation, phần mềm chuyên dùng như: GP2000, SDR5.9 v.v…
– Khổ giấy vẽ:
+ Chiều cao khổ giấy vẽ mặt cắt dọc thường là 27cm, cả biên vừa khổ giấy A4 (29cm): mục D.2 phụ lục D.
+ Chiều cao khổ bản vẽ mặt cắt dọc cùng với bình đồ băng kênh và cắt ngang thiết kế có thể theo khổ A1, A3, A4 tuỳ theo kích thước thực dùng hoặc tỷ lệ bản vẽ theo yêu cầu của thiết kế (mục D.1 phụ lục D).
4.2 Mặt cắt dọc kênh cũ
4.2.1 Số đường vẽ mặt cắt dọc
Mặt cắt dọc kênh cũ được vẽ bởi 4 đường: đường bờ tả, bờ hữu, lòng kênh và mép nước trên kênh (nếu có nước).
– Đường cắt dọc bờ tả kí hiệu bằng các đường đứt gãy, mỗi đoạn dài 2mm, cách nhau 2mm, nét đậm 0,2mm;
– Đường cắt dọc bờ hữu vẽ bằng nét liền, lực nét 0,2mm;
– Đường mép nước vẽ theo kí hiệu quy định trong Quy phạm 96TCN-31-91;
– Đường đáy kênh vẽ nét liền đậm 0,3mm.
(Mục D.3 phụ lục D trình bày bản vẽ mẫu mặt cắt dọc kênh cũ).
4.2.2 Đo chiều dài và cao độ trên mặt cắt dọc kênh cũ
a. Chiều dài mặt cắt dọc kênh cũ được đo qua thước thép 20m, 50m hoặc máy đo xa quang điện sao cho độ chính xác phải đạt:
DL/L £1/2000
Cách đo chiều dài như sau: Phân chia khoảng chia trên mặt kênh trung bình từ 1cm¸1,5cm theo tỷ lệ cắt dọc tuỳ theo độ dốc của bờ kênh. Sử dụng cọc gỗ 5´5´10cm có ghi tên Ci (i=1¸n), K0, K1, K2,…KC bằng sơn đỏ. Đo khoảng cách từng đoạn theo sát mặt tim bờ kênh. Tại những đoạn cong phải phân chia sao cho đường đo dài cung và chiêù dài cong có sai số chênh chiều dài £1/1000. Đến từng Km chẵn (K0, K1,K2…), phải kiểm tra giữa số đoạn đo và khoảng cách cộng dồn để đảm bảo độ chính xác. Gặp các công trình trên kênh phải đo vị trí theo tim công trình và xác định qua chiều dài kênh; Ví dụ Cống điều tiết: K1+300,5m v.v… kèm theo là kích thước chiều dài, rộng của cống, cống có mấy cửa, hình gì, kích thước, đường kính cửa, cao độ mặt cống và đáy cống, bậc nước, cống bê tông hay gạch xây v.v…
b. Đo cao độ các điểm mặt cắt dọc kênh cũ phải đo bằng thuỷ chuẩn hình học cấp kỹ thuật, sai số phải đạt:
fh £±50mm
Trong đó: L- là độ dài tuyến cắt dọc tính bằng Km.
– Có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo cao độ các điểm cắt dọc với điều kiện sai số chiều dài phải đạt £1/2000 và chênh cao phải đạt:
fh £±50mm
4.2.3 Nội dung vẽ trên mặt cắt dọc
Ngoài những nội dung như vẽ mặt cắt dọc kênh mới, đối với kênh cũ phải vẽ thêm những nội dung sau đây:
– Thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, cao độ mặt, đáy các công trình trên kênh như: công trình lấy nước (cầu máng, xiphông, cống lấy nước đầu các kênh cấp 1, vượt cấp v.v…), cống điều tiết, bậc nước, hệ thống đo nước, chuyển nước, tiêu nước, xả nước, công trình giao thông qua kênh và các công trình quản lý kênh;
– Mô tả vị trí, kích thước thực trạng trên kênh như: phạm vi gia cố, phạm vi xói lở, bồi lắng, hỏng vỡ v.v…
(Nội dung vẽ mặt cắt dọc theo mẫu ở mục D.3 phụ lục D).
4.3 Mặt cắt ngang kênh
Đo mặt cắt ngang kênh cũ và mới đều phải tiến hành qua các bước sau:
4.3.1 Định vị vị trí mặt cắt
Vị trí mặt cắt ngang được định vị qua cọc Ci trên cắt dọc, tuyến cắt ngang được đo theo phương vuông góc với phương cắt dọc.
4.3.2 Đo các điểm chi tiết mặt cắt ngang
Đo các điểm chi tiết theo phương pháp toàn đạc quang cơ, toàn đạc điện tử. Trị số khoảng cách đọc được phải có độ chính xác DD/D£1/200.
Cao độ đo qua chỉ giữa, đọc một chiều với sai số cao độ phải đạt fh£100mm, trong đó D là chiều dài tuyến đo tính theo đơn vị100m.
Khi chuyển trạm máy trong tuyến mặt cắt ngang, phải đo cao độ lại điểm đứng máy trước, sai số phải nhỏ hơn hạn sai:
fh£±50mm
4.3.3 Mật độ điểm chi tiết trong mặt cắt ngang
Mật độ điểm chi tiết trong mặt cắt ngang quy định như sau:
– Kênh mới:
+ Khi độ dốc a£30: khoảng cách giữa các điểm mặt cắt ngang d£2cm theo tỷ lệ vẽ mặt cắt ngang. Ví dụ: tỷ lệ 1:100, khoảng cách d£2m, với tỷ lệ 1:200 khoảng cách d£4m v.v…;
+ Khi độ dốc a<60: khoảng cách d£1cm theo tỷ lệ vẽ mặt cắt ngang. Ví dụ: tỷ lệ 1:100, khoảng cách d£1m, với tỷ lệ 1:200 khoảng cách d£2m v.v…;
+ Khi độ dốc a³60: khoảng cách d<1cm tuỳ theo sự biến đổi của địa hình. Ví dụ: Độ dốc trung bình a = 6030’, khoảng cách cắt ngang đo 5m/1điểm. Khi tỷ lệ vẽ 1:500, nhưng tại chỗ chuyển tiếp cao độ đột biến a »100, có thể có bậc nước, mật độ phải 2m/1điểm để biểu diễn đầy đủ địa hình.
– Kênh cũ:
Mật độ điểm chi tiết mặt cắt ngang cần bảo đảm:
+ Đáy kênh phải có ít nhất 3 điểm (hai bên và giữa);
+ Mái kênh phải có đủ điểm biểu diễn đúng mặt địa hình lồi, lõm, xói, lở, bồi, gia cố của mái kênh cũ với chênh cao £0,3m nên có một điểm cao độ;
+ Mặt kênh phải có ít nhất 3 điểm: 2 bên mép và giữa mặt;
+ Chân kênh phía ngoài lòng kênh ít nhất phải có 2 điểm: chân kênh và điểm lưu không;
+ Khu vực đo ngoài phạm vi kênh để phục vụ cho mở rộng kênh thường trung bình 1cm theo tỷ lệ, vẽ 1 điểm chi tiết.
4.3.4 Chiều vẽ mặt cắt ngang kênh
Chiều vẽ mặt cắt ngang tính từ trái (tả) sang phải (hữu) theo chiều dòng nước chảy.
4.3.5 Mẫu vẽ mặt cắt ngang: mục D.4, D.5 phụ lục D.
5. XÁC ĐỊNH TUYẾN, TIM KÊNH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH
5.1 Xác định tuyến kênh và các công trình trên kênh
5.1.1 Công tác chuẩn bị
– Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vỹ, toàn đạc điện tử và thuỷ chuẩn theo các bước ở mục A.1, A.2, A.3 phụ lục A.
– Theo tuyến kênh thiết kế của chủ nhiệm công trình trên bình đồ băng kênh (tỷ lệ 1:5000, 1:2000, 1:1000), bình đồ vị trí công trình (tỷ lệ 1:1000, 1:500, 1:200), đánh số thứ tự các điểm Ko, Si (i=1¸n), Ki (i=1¸n) các cọc đo cắt ngang Ci (i=1¸n).
5.1.2 Xác định tuyến từ bình đồ ra thực địa
– Sử dụng bình đồ thiết kế, đọc toạ độ X,Y của các điểm K0, Ki (i=1¸n), KC, Si (i=1¸n) đến 0,1m qua thước vuông, thước đo độ hoặc dùng bàn toạ độ. Nếu là bình đồ số trên máy vi tính, việc đọc toạ độ X,Y và cao độ H chính xác đến 0,01m.
– Giải bài toán ngược trắc địa theo các công thức sau:
,
(5.1)
bi = ai-1-ai hoặc bi = 3600-(ai-1-ai)
Trong đó:
ai– là góc phương hướng cần tính giữa 2 điểm;
S – Độ dài giữa hai điểm;
Dy, Dx: hiệu số toạ độ giữa hai điểm;
bi – là góc bằng cần đo ngoài thực địa giữa hai hướng thứ i-1 và i+1 tại tâm điểm i.
– Sử dụng các máy kinh vỹ hoặc toàn đạc (thông thường và điện tử) mở các góc bi , đo cạnh Si tính từ bài toán ngược ở công thức 5.1 ra thực tế để đóng cọc (kích thước 5´5´10cm), có ghi tên dọc theo tuyến kênh.
– Độ chính xác đo cạnh phải đạt DS/S£1/2000.
– Độ chính xác đo góc phải đạt mb £ ±30”.
5.2 Xác định tim, tuyến kênh và các công trình trên kênh
– Tim tuyến kênh gồm có điểm sau:
+ Điểm đầu kênh đặt tên là K0, điểm cuối kênh là KC;
+ Các điểm ngoặt kênh Si qua tuyến cong bao gồm những điểm cơ bản TO, TF, Bi và các điểm chi tiết trên tuyến cong.
– Tim công trình trên kênh gồm các điểm sau:
+ Điểm đầu công trình: tiếp giáp giữa tim kênh và đầu công trình;
+ Các điểm ngoặt tim công trình (Si ) qua các điểm cong TO, TF, Bi …;
+ Điểm cuối công trình: tiếp giáp tim cuối công trình và tim kênh.
– Các điểm tim được xác định qua các phương pháp sau:
+ Phương pháp đường chuyền đa giác;
+ Phương pháp giao hội giải tích (phía trước, sau, bên cạnh);
+ Phương pháp cực.
5.2.1 Phương pháp đường chuyền đa giác
Ở khu vực có nhiều địa vật hoặc độ phủ thực vật dày đặc, khó thông tuyến, thường sử dụng phương pháp đường chuyền cạnh ngắn khép kín hoặc phù hợp để xác định tim kênh và công trình; Các bước tiến hành theo thứ tự như sau:
– Theo tọa độ X,Y của các điểm thiết kế bán kính cong R tại các tuyến ngoặt, góc ngoặt Si, giải bài toán ngược trắc địa: xác định chiều dài Si và góc phương hướng a, góc kẹp bi.
– Sử dụng các máy toàn đạc thông thường và thước thép hoặc toàn đạc điện tử tuỳ theo độ chính xác và phương tiện có được xác định vị trí các điểm tim ngoài thực địa. Đánh dấu, đúc mốc, quy tâm chính xác đến cm.
– Đo chiều dài theo hai chiều thuận nghịch với độ chính xác mS/S £1/5000 (theo tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới TCVN 4118-85).
– Đo góc theo phương pháp toàn đạc với sai số trung phương mb £ ±10” (tương đương tuyến đường chuyền cấp 2).
– Bình sai theo phương pháp gián tiếp có điều kiện, tham khảo mục B.1 phụ lục B).
5.2.2 Phương pháp giao hội
Ở khu vực có độ chia cắt địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, sử dụng phương pháp giao hội giải tích để xác định tim kênh và công trình trên kênh; Các bước thứ tự tiến hành giao hội như sau:
– Đánh dấu điểm tim ngoài thực địa như phương pháp đường chuyền;
– Chọn các điểm khống chế cấp 1 (giải tích 1, đường chuyền cấp 1) làm các điểm cơ sở để giao hội tim tuyến kênh với số lượng như sau: Giao hội phía trước 3 điểm, giao hội bên cạnh 2 điểm và 1 điểm kiểm tra, giao hội phía sau 3 điểm cơ sở và 1 điểm cơ sở kiểm tra;
– Đo góc theo phương pháp toàn vòng với 2 vòng đo sao cho sai số trung phương mb £±10”;
– Bình sai theo phương pháp gián tiếp có điều kiện, tham khảo ở mục B.2 phụ lục B.
5.2.3 Phương pháp toạ độ cực
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp:
+ Lượng điểm khống chế cơ sở (Giải tích1, 2, đường chuyền 1,2) khá đầy đủ;
+ Khu vực có địa vật dày đặc, chỉ sử dụng được 1 hoặc 2 hướng đo;
+ Chỉ xác định 1 hoặc 2 điểm tim với chiều dài £200m.
5.2.4 Các phương pháp xác định tim, tuyến cong của kênh và công trình
a. Tính các yếu tố của đường cong tròn
Tại góc ngoặt của kênh, phải xác định tim tuyến đường cong tròn (hình 5.1):
– Các yếu tố cơ bản của đường cong là:
+ Góc ngoặt tại đỉnh Si: gọi là q;
+ Bán kính cong của đường cong tim kênh là R được chon tuỳ thuộc vào điều kiện thực địa và cấp kênh.
– Xác định các yếu tố xác định các điểm TO, TF, Bi như sau:
+ Chiều dài tiếp tuyến T:
(5.2)
+ Chiều dài cung cong tròn K:
(5.3)
+ Chiều dài đoạn BI:
(5.4)
+ Chiều dài dây cung DC=b
(5.5)
b. Xác định ngoài thực địa
– Sử dụng các máy toàn đạc thông thường cùng thước thép hoặc toàn đạc điện tử, xác định các yếu tố trên ngoài thực địa như sau:
+ Đặt máy tại Si, cân bằng và ngắm về điểm ngoặt Si-1 đọc khoảng cách bằng và quay về Si+1 đọc khoảng cách T tương tự, ta xác định được hai điểm D,C là hai điểm đầu (T0) và cuối (TF) của đường cong;
+ Từ máy tại Si mở góc từ điểm C theo chiều kim đồng hồ, theo giá trị số bàn độ bằng , dọc chiều dài BI (trong công thức 5.4, xác định điểm I là điểm giữa cung cong). Kiểm tra lại qua điểm D;
+ Kiểm tra chiều dài dây cung giữa theo trị đo thực tế và so sánh với trị tính ở công thức (5.5). Nếu sai số DS/S £1/2000 là được.
– Trường hợp các điểm cơ bản của đường cong không đủ để xác định chính xác tuyến đường cong, cần phải chia thành những cung cong nhỏ từng đoạn 5m, 10m, 20m tuỳ thuộc vào bán kính cong và chiều dài đường cong. Các phương pháp xác định điểm chi tiết đường cong gồm: phương pháp toạ độ vuông góc, phương pháp toạ độ cực, phương pháp dây cung kéo dài (mục C.4 phụ lục C).
Phụ lục A
KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH THIẾT BỊ ĐỊA HÌNH
A.1 Máy kinh vỹ
A.1.1 Kiểm nghiệm tính năng quang học của ống kính
Ngắm ống kính lên một ngôi sao, xoay kính mắt ra hay vào mà thấy ngôi sao hiện thành hình tròn hoặc giống gần hình elip, chứng tỏ ống kính đảm bảo độ chính xác đo ngắm.
A.1.2 Kiểm nghiệm trục bọt thuỷ bắc ngang song song với trục ngắm
Trước khi kiểm nghiệm phải điều chỉnh cho chiều dài ống bọt nước bằng 0,4 ¸ 0,5 khoảng cách giữa hai vạch khắc đầu và cuối của ống bọt nước.
Kiểm nghiệm tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Kiểm nghiệm trục của ống bọt nước bắc ngang và trục của ống ngắm nằm trên cùng một mặt phẳng.
Sau khi cân máy xong, cố định bộ phận ngắm, vặn lỏng ốc hãm thẳng đứng, xoay lò xo ở ốc xê dịch nhỏ thẳng đứng ra. Sau đó khẽ nghiêng đi, nghiêng lại ống bọt nước bắc ngang về hai phía trục nằm ngang. Nếu bọt nước không động đậy, chứng tỏ trục bọt nước bắc ngang cùng nằm trên mặt phẳng với trục ống ngắm. Nếu bọt nước chạy, sử dụng hai ốc điều chỉnh cho đến khi bọt nước không di chuyển là được.
Bước 2: Kiểm nghiệm ống bọt nước bắc ngang song song với trục nằm ngang của ống kính.
Quay bộ phận ngắm sao cho ống nước bắc ngang nằm trên một hướng với hai ốc cân máy. Cố định bộ phận ngắm lại, điều chỉnh 2 ốc cân bằng máy để cho bọt nước vào giữa. Sau đó nhấc ống bọt nước bắc ngang ra, đảo ngược ống kính rồi lại đặt ống bọt nước vào, nếu bọt nước vẫn giữa nguyên ở giữa chứng tỏ trục của ống thủy song song với trục ống kính. Nếu ngược lại, phải dùng 2 ốc cân máy hiệu chỉnh 1/2 độ chênh, 1/2 còn lại sử dụng ốc điều chỉnh bọt nước hiệu chỉnh làm 2, 3 lần như vậy, đến khi đạt thì thôi.
A.1.3 Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh 2C
Trị số 2C là sai số do trục nằm ngang không vuông góc với trục ngắm.
Kiểm nghiệm có thể thực hiện trong phòng hoặc ngoài trời. Đối với tam giác hạng 4, GT1, GT2, ĐC1, ĐC2 thường kiểm nghiệm và hiệu chỉnh ngoài trời; Các bước tiến hành như sau.
– Cân bằng máy chính xác;
– Chọn 3 đến 5 điểm đo, có khoảng cách gần như nhau, nhưng chiều cao khác nhau. Tiến hành đọc trị góc (hướng) theo từng điểm đọc tại hai vị trí của bàn độ (thuận, đảo). Tính trị 2C theo công thức sau:
2C = (D – T ) – 180o
Với máy có độ chính xác du xích (bộ cực nhỏ) 1”: sai số 2C £ 6”; Máy có độ chính xác du xích là 3”: sai số 2C £ 12” v.v…
– Nếu vượt quá hạn sai trên, phải tiến hành hiệu chỉnh như sau:
+ Tính trị C = ;
+ Tính trị số khi đo đảo (bàn độ bên phải).
Đo = Đ ± C; Nếu C > 0 thì trừ (-); Nếu C < 0 thì cộng (+).
Sau đó đặt trị số trên bàn độ và du xích bằng Đo, khi đó vạch chữ thập chuyển khỏi vật đo. Sử dụng hai ốc trái, phải di chuyển cho giao chữ thập trùng với vật đo. Tiến hành 2 – 3 lần như vậy. Sau đó kiểm tra qua 2 vật thấp nhất, cao nhất. Nếu đạt hạn sai coi như là được.
A.1.4. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh Mo
Sai số vạch chỉ tiêu hoặc trục chỉ tiêu (0o – 360o) không song song với trục nằm ngang của bọt thủy trên bàn độ đứng hoặc sai số không vuông góc giữa vạch chỉ tiêu và trục đứng của bộ phận tự động gọi là Mo; Kiểm nghiệm Mo như sau:
– Cân bằng máy, ngắm 3 mục tiêu có chiều cao khác nhau (độ chênh cao càng lớn càng tốt). Tại vị trị bàn độ trái (đo thuận) đọc trị số Z1, quay đảo ống kính, ngắm lại các vật đó, sau khi cân bằng bọt thủy, đọc trị Z2, tính trị M0:
Mo =
Qui định Mo £ 3 t, trong đó t – độ chính xác du xích với (máy T2, có t = 1” thì Mo £ 3”; Với máy Set3B có t = 3” thì Mo £ 9” v.v… ).
– Nếu Mo vượt hạn sai, phải tiến hành hiệu chỉnh như sau:
Quay ống kính ngắm vào vật vừa kiểm nghiệm. Đặt trị số :, Z0 là trị cần hiệu chỉnh. Trên bàn độ, du xích: khi đó chữ thập lưới chỉ lệch khỏi vật. Hiệu chỉnh qua ốc trên, dưới sao cho trùng khít. Thực nghiệm 2, 3 lần như hiệu chỉnh 2C.
A.2 Máy toàn đạc điện tử
A.2.1. Một số máy toàn đạc điện tử độ chính xác cao
Hiện nay ở nước ta và trong ngành thủy lợi đã nhập khá nhiều máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao đến siêu chính xác (về góc mb £ 3”, về cạnh ms/s £ 1/100.000) như: TC 720, DTM 700, DTM 520, DTM 420, SET 3B v.v… của Thụy Sỹ, Nhật.
Nhìn chung, các máy toàn đạc đều có một số bộ phận chính sau:
– Máy kinh vĩ định vị:
+ Giống như các máy kinh vĩ khác, nhưng quá trình đo góc bằng, đứng, khoảng cách được nối kết quang học với các mạch IC để chuyển qua bộ máy tính tự động bởi nguồn hồng ngoại;
+ Máy phát nguồn hồng ngoại do nguồn điện của acquy có điện thế từ 6-12V. Acquy dạng khô và có bộ nạp chuyên dùng. Bộ phát quang hồng ngoại theo nguyên lý lệch pha đến mặt gương và được phản hồi. Bộ phận nhận phản hồi qua IC tính, hiển thị lên màn hình của bộ phận tính các trị số góc ngang (HAR), góc thiên đỉnh (ZA), khoảng cách hiện (D, S), trị chênh cao (Dh).
+ Bộ phận máy tính nhận và tính trị số góc ngang, đứng, khoảng cách nghiêng, bằng, chênh cao, tọa độ E(y), N(x).
Kết quả là qua máy toàn đạc điện tử xác định được các trị góc ngang, đứng với độ chính xác đến 1” – 3”, khoảng cách đến mm, cao tọa độ xác định đến mm. Trị số khoảng cách chênh nhau giữa 3 lần đo đi, đo về đạt:
DS/S £ 1/100.000.
Sau đó lấy trị trung bình.
Các trị cao độ Ht, toạ độ X(N), Y(E) được ghi trên đĩa dạng SDC hoặc fieldbook, trút qua máy tính đo vẽ trực tiếp ra bản đồ địa hình, mặt cắt, tính khối lượng v.v… Theo các phần mềm: SDR của Nhật, SURFER của Mỹ hoặc Autocad land development v.v…
Cao độ xác định qua các máy toàn đạc điện tử sau khi bình sai có thể đạt thủy chuẩn hạng 4, phục vụ đo vẽ bình đồ tỷ lệ lớn từ 1:5.000 ¸ 1:200.
A.2.2. Kiểm nghiệm, hiệu chỉnh máy
Mỗi máy toàn đạc điện tử đều có một số cấu tạo riêng biệt. Việc hiệu chỉnh và kiểm nghiệm cho từng loại máy đều phải tuân theo Catolog kỹ thuật kèm theo. Dưới đây quy định những bước chung cho các loại máy toàn đạc điện tử hiệu chỉnh các yếu tố góc, độ dài qua bãi tuyến gốc quốc gia:
Nước ta hiện nay có 4 bãi tuyến gốc: gần cầu Thăng Long Hà Nội, Xuân Mai Hòa Bình, Đà Lạt và Phú Thọ thành phố Hồ Chí Minh.
a. Kiểm nghiệm trị đo góc qua lưới tuyến gốc, qua những phương pháp đo toàn vòng với 9 vòng đo. Kết quả sai số trung phương trị đo tính theo công thức:
Trong đó:
v – số hiệu chỉnh giữa trị góc đo và trị góc gốc tính từ tọa độ lưới;
n – số lần đo.
b. Kiểm nghiệm hệ thống gương (gương sào, gương đơn, gương kép, gương 3, gương chùm).
– Kiểm nghiệm hệ thống gương qua bài kiểm nghiệm quốc gia (sai số đo góc đến 0,1”; Sai số đo cạnh đến ms/s £ 1/1.000.000). Với các điểm chuẩn: gương sào với khoảng cách D £ 1000m, gương đôi (ba) với D £ 2000m, gương chùm với D £ 3000m.
– Quá trình tiến hành như sau:
+ Dọi tâm gương và cân bằng qua giá, bọt thủy;
+ Cân bằng và dọi tâm máy qua 3 ốc chân;
+ Bật núm “Starts” khởi động máy khi đã định hướng đến gương qua bộ phận ngắm kinh vĩ. Khi qua máy kêu “tít, tít” đều cùng với đèn đỏ tín hiệu, chứng tỏ máy hoạt động tốt.
– Lần lượt đo góc ngang, đứng, chênh cao Dh, khoảng cách nghiêng (D), ngang (S) ba lần với sai số trong hạn sai:
db £ 1” ¸ 3” (tùy loại máy);
Dh £ 3mm;
DD/D £ 1/100.000.
– Đọc tọa độ E(y), N(x) của các điểm chuẩn trong lưới gốc. So sánh với trị gốc đảm bảo Dx = Dy £ 0,005m.
– Tính diện tích kiểm tra theo công thức:
2S = Sxi (yi+1 – yi-1)
= Syi (xi-1 – xi+1)
– Tính thể tích kiểm tra theo công thức:
c. Hiệu chỉnh trị đo dài
Hiệu chỉnh độ dài cạnh đo qua máy toàn đạc điện tử gồm có:
– Hiệu chỉnh độ dài do chênh cao giữa chiều cao gương đo (Jg) và chiều cao máy (Jm).
h = Jg – Jm
dS1 = – h2/2D
Trong đó: D – Khoảng cách đọc trên máy.
– Hiệu chỉnh độ dài do độ cao trung bình của cạnh đo với mặt nước biển.
dS2 = -D ´ (Hm/Nm)
Trong đó :
B – vĩ độ;
a = 6378248m – bán trục lớn;
e = 0,006893421623;
Hm = (HA + HB)/2 – A,B là hai đầu cạnh đo.
– Hiệu chỉnh độ dài khi chuyển về kinh tuyến giữa của lưới chiếu GAUSS.
dS3 = D ´ (Y2m/2R2)
Trong đó: Ym – tung độ tính bằng km từ khu đo so với kinh tuyến giữa;
R – bán kính trái đất.
– Độ dài cuối cùng của chiều dài cạnh bằng:
S0 = Dđo + dS1 + dS2 + dS3
A.3 Các máy thuỷ chuẩn
A.3.1. Kiểm tra và hiệu chỉnh lưới chỉ
Chỉ đứng của lưới chỉ phải trùng với phương đường dây dọi. Cách kiểm tra và hiệu chỉnh như sau:
– Chọn nơi khuất gió hoặc trong phòng kín, treo quả dọi bằng dây chỉ. Để cho dây chỉ thẳng đứng và yên tĩnh, cần đặt quả dọi và chậu nước. Cách dây chỉ khoảng 20 đến 25m, đặt máy thuỷ chuẩn. Sau khi đã cân bằng máy, cho đầu dây chỉ trên máy trùng với đường dây dọi, nhìn qua ống kính xem dây chỉ máy đã trùng với dây dọi chưa. Nếu đầu kia của dây chỉ lệch khỏi 0,5mm thì phải chỉnh như sau:
+ Vặn lỏng các ốc điều chỉnh lưới chỉ trên máy (ốc trái, phải của lưới chỉ), nhẹ nhàng xoay lưới chỉ sao cho trùng khít với đường dây dọi. Sau đó xiết chặt ốc lại;
+ Tiếp tục kiểm tra 2,3 lần để hiệu chỉnh hoàn toàn dây chỉ đứng trùng với dây dọi;
– Khi dây chỉ đứng trùng theo phương dây dọi thì dây chỉ ngang là nằm ngang song song với mặt thuỷ chuẩn của trái đất (vì máy cấu tạo dây chỉ ngang vuông góc với dây chỉ đứng được khắc trong tấm kính không co giãn).
A.3.2 Kiểm tra và hiệu chỉnh góc i
Góc i là góc tạo bởi hình chiếu lên mặt phẳng thẳng đứng giữa trục ống thuỷ dài và trục ống ngắm. Về lý thuyết, các máy thuỷ chuẩn hình học được cấu tạo i = 0, nhưng thực tế, góc i luôn tồn tại: Phải kiểm tra và hiệu chỉnh để giá trị của chúng nằm trong hạn sai cho phép đo cao độ các cấp. Với lưới thuỷ chuẩn hạng 3,4 góc i £20”, Quá trình kiểm tra và hiệu chỉnh như sau:
– Kiểm tra:
Chọn bãi kiểm tra tương đối bằng phẳng. Đóng hai cọc A,B, cách nhau 40 đến 50m. Đóng cọc có đinh mũ tròn để dựng mia. Ở giữa AB đặt trạm máy I1 và kéo dài AB một đoạn bằng 1/10AB đặt máy I2 (I2A=1/10AB ), xem hình A.1.
Lần lượt đặt máy tại I1, I2. Dùng phương pháp chập vạch đọc số a1,b1,a2,b2 trên mia A,B.
Góc i tính theo công thức:
Trong đó :
Dh = (b1-a1) + (a2-b2);
S” = 206265;
D = 40m – 50m.
Nếu i >20” phải tiến hành hiệu chỉnh
– Hiệu chỉnh:
Tính số đọc mia xa (B) b2‘ = b2 + 1,1 Dh
Hình A.1: Kiểm tra và hiệu chỉnh góc i
Máy đang đặt tại I2, dùng vi động đưa đường chỉ ngang về số đọc b2‘ trên mia dựng ở B, khi đó bọt nước thuỷ dài lệch, ta chỉnh ốc cân bằng bọt thuỷ cho về giữa. Nếu máy tự động như NI025, K0NI007 v.v… việc hiệu chỉnh phải sử dụng hai ốc trên, dưới của thập tự tuyến sao cho dây chỉ ngang chỉ đúng trị số b2‘ trên mia B; Phải kiểm tra và hiệu chỉnh hai, ba lần cho đến khi đạt yêu cầu.
A.3.3 Xác định giá trị vạch chia trên ống thuỷ dài
Với các máy thuỷ chuẩn chính xác có ống thuỷ dài để cân bằng ống kính, khi đọc số như NI030, NI004.. phải xác định giá trị vạch chia ống thuỷ dài; Cách làm như sau:
– Chọn bãi phẳng dài từ 50 đến 60m. Độ dài đo chính xác đến 0,1m. Dựng mia có bọt thuỷ tròn cân bằng ở một đầu. Đặt máy sao cho hai ốc cân theo phương pháp vuông góc với phương từ máy đến mia, nghĩa là ốc cân thứ 3 nằm trùng phương từ máy đến mia. Sau khi cân bằng máy, vặn ốc cân thứ 3 cho bọt thuỷ chạy về 1 đầu ống. Đọc số ở hai đầu bọt nước và trên mia theo dây giữa. Chuyển bọt nước sang đầu bên kia và cũng đọc như vậy (có thể dùng vít nghiêng để vặn cho bọt nước lệch về 2 đầu thay cho ốc cân 3).
Giá trị khoảng vạch chia trên ống thuỷ dài (đến 0,1”) tính theo công thức:
t”= |
206 L |
|
h.D |
Trong đó: L – hiệu số đọc trên mia tính đến mm;
h – số khoảng chia của bọt nước di động;
D – Khoảng cách từ máy đến mia (m).
Giá trị t” được xác định 2 đến 3 lần trên các khoảng cách khác nhau vào buổi trời lặng gió hoặc trong phòng kiểm nghiệm.
Các giá trị khoảng chia t” được ghi vào lý lịch của máy. Nếu khoảng chia bọt thuỷ không đạt yêu cầu (hạng 4: t”>25”, hạng 3: t”>20”) thì phải thay đổi ống thuỷ dài chính xác hơn.
A.3.4 Kiểm nghiệm độ chính xác trục ngắm khi điều chỉnh tiêu cự
a. Kiểm nghiệm độ chắc chắn của thấu kính tiêu cự.
Chọn vị trí A bằng phẳng, đóng 3 cọc để cố định chân máy. Đường thẳng từ A theo hướng bằng phẳng chọn 6 cọc, mỗi cọc cách nhau 10m. Mỗi cọc đều phải đóng đinh có mũ để dựng mia; Phương pháp đo:
– Đặt máy tại A với 3 chân giá định vị trên 3 cọc, cân bằng máy, ngắm về mia lần lượt đặt tại các cọc (hình A.2);
– Vặn vít nghiêng cho bọt nước thật trùng hợp;
|
Giữ nguyên vị trí vít nghiêng. Dùng 1 mia đặt lần lượt tất cả các cọc 1,2,3,4,5,6. Mỗi lần ngắm mia phải điều chỉnh tiêu cự thật rõ. Dùng bộ đo cực nhỏ kẹp vạch (hoặc chỉ giữa) đọc số đọc trên mia, ký hiệu là a.
– Dùng vít nghiêng nâng số đọc ở cọc 6 lên khoảng 20mm, rồi lần lượt đọc các trị số như mục đọc trị số a trên qua các vị trí cọc, ký hiệu là b;
– Dùng vít nghiêng hạ số đọc tại cọc 6 xuống 20mm so với vị trí nằm ngang và thao tác như mục đọc trị số b, ký hiệu là c.
Nếu thấu kính không bị lắc lư, rung động thì hiệu số giữa các vị trí trên mia khi đọc trị số b,c với trị xác suất (trị số a) phải bằng không. Nếu trị lệch £1,5mm đối với hạng 3,4 coi là được. Trường hợp lớn hơn phải đưa về nơi sản xuất hoặc sửa chữa lắp ráp hiệu chỉnh lại.
b. Kiểm nghiệm độ di động song song với trục ngắm của thấu kính điều chỉnh tiêu cự.
– Chọn bãi
Tại bãi đất bằng phẳng, chọn vị trí A, đóng 3 cọc đặt chân máy. LấyA làm tâm, vẽ một vòng tròn bán kính 50m. Trên cung tròn đóng 8 cọc gỗ trên có đinh mũ để dựng mia. Tại điểm O cũng đóng 3 cọc để đặt chân máy, khoảng cách các cọc từ 0,1,2,…,7 là 10,20,30,40,…,70m (đo chính xác qua thước thép khắc đến mm),
xem hình A.3.
– Phương pháp đo
Đặt máy tại A, điều chỉnh tiêu cự thật rõ sau khi cân bằng máy. Sau đó tiến hành đo trị số của mia đặt theo thứ tự 0,1,2,…,7, qua chỉ giữa và bộ đo cực nhỏ, đo từ 7,6,…v.v về 0 như trên. Hai lượt đo như vậy gọi là 1 lần. Phải tiến hành đo 4 lần như vậy với hai điều kiện:
+ Trong 1 lần đo không thay đổi tiêu cự;
+ Phải thay đổi chiều cao máy trong các lần đo qua giá 3 chân.
– Chuyển máy đến điểm 0. Trình tự thao tác giống trạm A qua các vị trí của mia 1,2,….,7.
Giá trị chênh giữa các lần đo gọi là V£±1mm với hạng 3,4 là được. Nếu vượt hạn thì không được dùng khi đo qua sông (Lưu ý: phải hiệu chỉnh góc i trước khi làm bước này).
A.3.5 Xác định hệ số khoảng cách và sự không đối xứng của lưới chỉ
a. Hệ số khoảng cách
Hầu hết các máy đo thuỷ chuẩn hạng 3,4 hiện nay là dùng loại không có bộ đo cực nhỏ. Phương pháp xác định hệ số khoảng cách như sau:
– Chọn bãi bằng phẳng, lấy khoảng cách từ máy đến mia 75m đến 100m. Sau khi cân bằng máy, tiến hành đọc trị số trên mặt đen mia qua dây chỉ trên dưới, trị số gọi là l (l = dưới – trên khi máy ảnh ngược, l = trên – dưới khi máy ảnh thuận);
– Đọc trị số l qua 3 lần, mỗi lần thay đổi chiều cao máy, khoảng cách giữa máy và mia được xác định qua thước thép với sai số DD/D£1/500.
Hệ số khoảng cách được tính qua công thức:
K= |
D |
|
l |
Trong đó: D – Chiều dài tuyến đo bằng thước thép với sai số mD/D£1/500.
– Nếu máy có bộ đo cực nhỏ như K0NI007, xác định hệ số K theo Quy phạm xây dựng lưới nhà nước hạng 1,2,3 và 4 (Quyết định số 112/KT ngày 15/5/1989 Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước nay là Tổng cục Địa chính).
b. Sự không đối xứng của lưới chỉ.
Trên bãi kiểm nghiệm như trên, đọc 3 lần trị số đọc dây trên, giữa, dưới. Từ tính toán được lấy trung bình từ 3 trị trên.
Tính sự đối xứng theo công thức:
a = (giữa – trên) – (dưới – giữa) £ 1,4mm
Nếu vượt quá 1,4mm phải thay đổi lưới chỉ khác tại xưởng chế tạo.
A.3.6 Kiểm nghiệm xác định các thông số của mia
a. Xác định chiều dài trung bình 1 m trên mia
– Đặt mia và thước Giơ-ne-vơ trong cùng mặt phẳng với nhiệt độ 200C, độ ẩm 60%; Đặt mia song song với thước Giơ-ne-vơ, kẹp sát khoảng cách từ 1 đến 10, 10 đến 20, 20 đến 29 dm với mia gỗ. Ở hai đầu mỗi đoạn, đọc trị số 2 lần. Khi chuyển lần đọc phải dịch thước đi một chút. Đọc số trên thước Giơ-ne-vơ đến 0,1 của vạch chia (mỗi vạch chia 0,02mm). Chênh lệch giữa hai hiệu số của hai lần đọc trên thước Giơ-ne-vơ đối với khoảng cách 1 m của mia £ 0,06mm. Nếu vượt quá thì phải xê dịch thước và đọc lại 2 lần như trên. Nếu 3 lần liền kề đạt yêu cầu mới lấy trị số là giá trị thực của 1m trên mia. Trị số của khoảng cách trên mia đo đi, đo về khác nhau £ 0,1mm được phép lấy trị trung bình.
b. Kiểm nghiệm mặt đáy của mia có trùng với vạch số 0 không.
Vạch “0” mặt đen của mia gỗ hoặc vạch “0” của thang chính trên mia in-va phải trùng với mặt đáy của mia.
Cách kiểm nghiệm: dán vào đáy mia lưỡi dao cạo, sử dụng thước Giơ-ne-vơ đo từ lưỡi dao cạo lên vạch chia trên mia. Sự trùng hợp hoặc khác biệt giữa trị đo qua thước với trị trên mia cho ta xác định được “độ không trùng hợp điểm 0” của mia
c. Kiểm nghiệm sự vuông góc của mặt đáy mia với trụ đứng của mia
Lấy 3 cọc sắt hoặc 3 cọc gỗ có mũ đinh, đóng trên cùng một khoảng cách máy từ 20 đến 30m. Chênh cao giữa các đỉnh cọc phải từ 10 đến 20cm.
Đọc máy đến mia qua 2 lần đo theo các vị trí của đế mia như sau:
– Trung tâm mia (1); – Rìa sau giữa mia (2); – Rìa sau trái mia (3); – Rìa trước trái mia (4); – Rìa trước giữa mia (5); – Rìa trước phải mia (6); – Rìa sau phải mia (7).
|
.4 |
.5 |
.6 |
|
.1 |
|
|
.3 |
.2 |
.7 |
|
Mỗi lần đọc mia qua dây giữa phải giữ nguyên vị trí ống kính.
Với trị số 3 cọc, ta được 21 trị số qua 7 vị trí của mặt đáy mia. Nếu các trị số chênh nhau đều nhỏ hơn 0,1mm, chứng tỏ mặt đáy mia vuông góc với trục đứng của mia. Nếu vượt quá 0,1mm thì khi đo thuỷ chuẩn hạng 3, 4 phải luôn đặt giữa mia trên điểm đo.
d. Xác định hằng số K giữa mặt đen, đỏ của cặp mia.
– Đóng 3 cọc sắt hoặc gỗ có mũ đinh theo hàng ngang cách máy từ 20 đến 30m. Độ chênh cao giữa các cọc từ đến 20cm. Đối với mia gỗ, chỉ cần đóng 1 cọc và đo 4 lần.
– Thứ tự đo mỗi lần như sau: Cân máy thật chính xác và giữ nguyên trong 1 lần đo, dựng mia thứ nhất lần lượt qua các vị trí của cọc, đọc trị số dây giữa qua mặt đen, đỏ. Tiếp tục với mia thứ 2 cũng như trên.
– Thay đổi chiều cao máy đọc tiếp lần 2,3,4, tương tự như lần 1 với 2 mia.
– Hiệu số giữa số đọc mặt đen, mặt đỏ chính là K. Lập thành bảng trị số K qua 4 lần đọc qua cặp mia (mia 1, mia 2). Sau đó lấy trị trung bình làm trị đo thực tế (thông thường với mia gỗ, K = 4473, 4573, với mia in – va K = 60).
e. Xác định độ võng của mia.
Mặt khắc số của mia phải là mặt phẳng. Kiểm nghiệm độ võng f qua dây chỉ căng từ đầu mia về cuối mia. Sau đó dùng thước thép độ chính xác đến mm đo các khoảng cách ai (a1,a2,a3) từ đầu này, qua giữa và đến đầu kia.
Độ võng tính theo công thức:
Nếu f >8mm với 1 mia gỗ, f >4mm mia in-va thì phải đổi lấy mia khác. Nếu không có mia đổi thì phải tính số cải chính mia theo công thức:
Trong đó:
Df – Số cải chính chiều dài mia (mm);
f – Độ võng của mia (mm);
l – Chiều dài mia (mm).
Phụ lục B (Tham khảo)
BÌNH SAI CÁC TUYẾN KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG VÀ CAO ĐỘ THEO PHẦN MỀM PICKNET VER2.00
B.1 Bình sai tuyến đường chuyền trên máy vi tính
VÍ DỤ: THÀNH QUẢ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI MẶT BẰNG
ĐƯỜNG CHUYỀN ĐÊ CẤP I – TUYẾN THÁI BÌNH
CHỈ TIÊU KỸ THUẬT LƯỚI
1. Tổng số điểm: 51
2. Số điểm gốc: 3
3. Số điểm mới lập: 48
4. Số lượng góc đo: 49
5. Số lượng cạnh đo: 50
6. Góc phương vị đo: 0
SỐ LIỆU KHỞI TÍNH
Số TT |
Tên điểm |
Tọa độ |
|
X (m) |
Y (m) |
||
1 |
GPS 3 |
2261858.452 |
18627349.526 |
2 |
GPS 4 |
2261436.024 |
18627675.275 |
3 |
GPS 1 |
2262529.634 |
18625814.740 |
BẢNG THÀNH QUẢ TỌA ĐỘ BÌNH SAI
Số TT |
Ký hiệu điểm |
Tọa độ |
Sai số vị trí điểm |
|||
X (m) |
Y (m) |
Mx |
My |
Mp |
||
1 |
DC |
2263021.650 |
18626264.772 |
.038 |
.041 |
.056 |
2 |
C29 |
2263610.003 |
18626517.807 |
.058 |
.086 |
.104 |
3 |
C30 |
2264104.186 |
18626753.180 |
.076 |
.123 |
.144 |
4 |
C31 |
2265300.951 |
18626262.068 |
.049 |
.208 |
.214 |
5 |
86 – 2h |
2265574.308 |
18626949.941 |
.044 |
.227 |
.231 |
6 |
C32 |
2265616.797 |
18624485.970 |
.116 |
.230 |
.258 |
7 |
C33 |
2265945.723 |
18623361.107 |
.193 |
.249 |
.315 |
8 |
C34 |
2266762.252 |
18622137.472 |
.273 |
.295 |
.402 |
9 |
C35 |
2269093.425 |
18622009.761 |
.283 |
.424 |
.509 |
10 |
C36 |
2269406.355 |
18621923.392 |
.288 |
.440 |
.526 |
11 |
C37 |
2269499.898 |
18621821.802 |
.293 |
.445 |
.533 |
12 |
C38 |
2270435.389 |
18621322.626 |
.318 |
.487 |
.582 |
13 |
C39 |
2271723.079 |
18620805.587 |
.343 |
.544 |
.543 |
14 |
C40 |
2273171.433 |
18620127.500 |
.376 |
.610 |
.716 |
15 |
C41 |
2274147.075 |
18619890.411 |
.388 |
.655 |
.761 |
16 |
C42 |
2275110.028 |
18619394.894 |
.412 |
.700 |
.812 |
17 |
C43 |
2275691.807 |
18617478.795 |
.511 |
.727 |
.888 |
18 |
C44 |
2276880.700 |
18616721.553 |
.552 |
.782 |
.957 |
19 |
G1 |
2277381.595 |
18616628.558 |
.557 |
.804 |
.978 |
20 |
ph82h |
2277789.079 |
18616554.022 |
.561 |
.825 |
.998 |
21 |
MC82 |
2277892.619 |
18616540.410 |
.562 |
.831 |
1.003 |
22 |
x26 |
2278190.063 |
18616467.198 |
.566 |
.849 |
1.021 |
23 |
x25 |
2278757.348 |
18616145.522 |
.587 |
.892 |
1.067 |
24 |
82-1t |
2277877.022 |
18618083.037 |
.491 |
.825 |
.960 |
25 |
C6 |
2277495.929 |
18618306.715 |
.482 |
.808 |
.941 |
26 |
C7 |
2276733.593 |
18619029.782 |
.451 |
.776 |
.897 |
27 |
C8 |
2276611.337 |
18619980.239 |
.412 |
.770 |
.873 |
28 |
C9 |
2276333.880 |
18620401.232 |
.394 |
.758 |
.854 |
29 |
C10 |
2276128.400 |
18620578.593 |
.387 |
.748 |
.842 |
30 |
C11 |
2275914.395 |
18621005.758 |
.367 |
.737 |
.824 |
31 |
C12 |
2275335.501 |
18621681.718 |
.336 |
.708 |
.784 |
32 |
C13 |
2274844.195 |
18622147.461 |
.313 |
.682 |
.751 |
33 |
C14 |
2274190.030 |
18622474.589 |
.297 |
.647 |
.712 |
BẢNG TƯƠNG HỖ VỊ TRÍ ĐIỂM
N% điểm đầu |
N% điểm cuối |
Chiều dài |
Ms |
Ms/S |
Phương vị |
M(a) |
(m) |
(m) |
|
o’ “ |
“ |
||
DC |
C29 |
640.457 |
.014 |
1/45300 |
231616.54 |
16.26 |
|
GPS1 |
666.796 |
.014 |
1/46700 |
2222655.73 |
16,86 |
C29 |
C30 |
547.373 |
.014 |
1/40100 |
252804.48 |
15.86 |
|
DC |
640.457 |
.014 |
1/45300 |
2031616.54 |
16.26 |
C30 |
C29 |
547.373 |
.014 |
1/40100 |
2052804.48 |
15.86 |
|
C31 |
1293.614 |
.018 |
1/73500 |
3374118.34 |
15.63 |
C31 |
C30 |
1293.614 |
.018 |
1/73500 |
1574118.34 |
15.63 |
|
86-2h |
351.598 |
.013 |
1/27900 |
3210146.34 |
15.57 |
86-2h |
C31 |
351.598 |
.013 |
1/27900 |
1410146.34 |
15.57 |
|
C32 |
1555.552 |
.019 |
1/81700 |
2713354.70 |
15.49 |
C32 |
86-2h |
1555.552 |
.019 |
1/81700 |
913354.70 |
15.49 |
|
C33 |
1171.968 |
.017 |
1/69000 |
2861758.75 |
15.06 |
C33 |
C32 |
1171.968 |
.017 |
1/69000 |
1061758.75 |
15.06 |
|
C34 |
1471.054 |
.019 |
1/79300 |
3034254.38 |
14.43 |
C34 |
C33 |
1471.054 |
.019 |
1/79300 |
1234254.38 |
14.43 |
|
C35 |
2334.669 |
.023 |
1/100900 |
3565151.25 |
13.67 |
C35 |
C34 |
2334.669 |
.023 |
1/100900 |
1765151.25 |
13.67 |
|
C36 |
324.630 |
.012 |
1/26100 |
3443413.59 |
13.49 |
C36 |
C35 |
324.630 |
.012 |
1/26100 |
1643413.59 |
13.49 |
|
C37 |
138.097 |
.011 |
1/12100 |
3123818.65 |
13.35 |
C37 |
C36 |
138.097 |
.011 |
1/12100 |
1323818.65 |
13.35 |
|
C38 |
1060.339 |
.016 |
1/64800 |
3315456.50 |
13.16 |
C38 |
C37 |
1060.339 |
.016 |
1/64800 |
1515456.50 |
13.16 |
|
C39 |
1387.615 |
.018 |
1/76600 |
3380724.02 |
13.05 |
C39 |
C38 |
1387.615 |
.018 |
1/76600 |
1580724.02 |
13.05 |
|
C40 |
1599.228 |
.019 |
1/83200 |
3345443.46 |
13.11 |
C40 |
C39 |
1599.228 |
.019 |
1/83200 |
1545443.46 |
13.11 |
|
C41 |
1004.036 |
.016 |
1/62500 |
3462029.07 |
13.31 |
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC LƯỚI
1. Sai số trong số đơn vị M = 4.32″
2. Điểm yếu nhất (x25 ) mp = .819 (m)
3. Chiều dài cạnh yếu: (MC82 – ph82h)ms/s = 1/11500
4. Phương vị cạnh yếu: (DC – GPS1) ma = 13.71″
BẢNG TRỊ ĐO, SỐ HIỆU CHỈNH VÀ TRỊ BÌNH SAI GÓC
Số TT |
Ký hiệu góc |
Trị đo O ‘ “ |
Số CC m.ph. |
Số H.C (“) |
Trị bình sai 0 ‘ “ |
||
Trái |
Giữa |
Phải |
|||||
1 |
GPS1 |
DC |
C29 |
1604921.00 |
-.35 |
.11 |
1604920.77 |
2 |
DC |
C29 |
C30 |
1821148.00 |
-.35 |
.21 |
1821147.86 |
3 |
C29 |
C30 |
C31 |
1321314.00 |
-.55 |
.30 |
1321313.75 |
4 |
C30 |
C31 |
86-2h |
1632028.00 |
-.47 |
.35 |
1632027.88 |
5 |
C31 |
86-2h |
C32 |
1303208.00 |
-.10 |
.35 |
1303208.25 |
6 |
86-2h |
C32 |
C33 |
1944404.00 |
-.12 |
.14 |
1944404.02 |
7 |
C32 |
C33 |
C34 |
1972456.00 |
-.36 |
.02 |
1972455.66 |
8 |
C33 |
C34 |
C35 |
2330858.00 |
-.98 |
-.06 |
2330856.96 |
9 |
C34 |
C35 |
C36 |
1674223.00 |
-.82 |
.17 |
1674222.34 |
10 |
C35 |
C36 |
C37 |
1480405.00 |
-.13 |
.18 |
1480405.06 |
11 |
C36 |
C37 |
C38 |
1991638.00 |
-.32 |
.18 |
1991637.86 |
12 |
C37 |
C38 |
C39 |
1861228.00 |
-.69 |
.21 |
1861227.52 |
13 |
C38 |
C39 |
C40 |
1764720.00 |
-.84 |
.28 |
1764719.44 |
14 |
C39 |
C40 |
C41 |
1912546.00 |
-.74 |
.35 |
1912545.61 |
15 |
C40 |
C41 |
C42 |
1662545.00 |
-.59 |
.44 |
1662544.85 |
16 |
C41 |
C42 |
C43 |
1340709.00 |
-.47 |
.47 |
1340709.00 |
17 |
C42 |
C43 |
C44 |
2203658.00 |
-.53 |
.18 |
2203657.64 |
18 |
C43 |
C44 |
G1 |
2015836.00 |
-.50 |
.19 |
2015835.69 |
19 |
C44 |
G1 |
ph82h |
1800907.24 |
-.27 |
.00 |
1800906.97 |
20 |
G1 |
ph82h |
MC82 |
1825235.00 |
-.15 |
.00 |
1825234.85 |
21 |
ph82h |
MC82 |
x26 |
1733942.00 |
-.12 |
.00 |
1733941.88 |
22 |
MC82 |
x26 |
x25 |
1641621.50 |
-.26 |
.00 |
1641621.24 |
23 |
C44 |
G1 |
82-1t |
2614228.00 |
-.30 |
.24 |
2614227.94 |
24 |
G1 |
82-1t |
C6 |
2582358.00 |
-.03 |
.60 |
2582358.56 |
25 |
82-1t |
C6 |
C7 |
1665528.00 |
.35 |
.59 |
1665528.93 |
26 |
C6 |
C7 |
C8 |
1404854.00 |
.27 |
.63 |
1404854.89 |
27 |
C7 |
C8 |
C9 |
2060326.00 |
.12 |
.80 |
2060326.92 |
28 |
C8 |
C9 |
C10 |
1954848.00 |
.15 |
.84 |
1954848.99 |
29 |
C9 |
C10 |
C11 |
1572434.00 |
.13 |
.85 |
1572434.98 |
30 |
C10 |
C11 |
C12 |
1935758.00 |
.24 |
.90 |
1935759.15 |
31 |
C11 |
C12 |
C13 |
1855710.00 |
.33 |
.96 |
1855711.29 |
32 |
C12 |
C13 |
C14 |
1965405.00 |
.36 |
.98 |
1965406.34 |
33 |
C13 |
C14 |
C15 |
1893934.00 |
.54 |
.95 |
1893935.49 |
34 |
C14 |
C15 |
C16 |
1875331.00 |
.68 |
.87 |
1875332.56 |
35 |
C15 |
C16 |
C17 |
1501120.00 |
.69 |
.75 |
1501121.45 |
36 |
C16 |
C17 |
MC84t |
1424653.00 |
.41 |
.77 |
1424654.18 |
37 |
C17 |
MC84t |
C18 |
2583430.00 |
.36 |
.91 |
2583431.27 |
38 |
MC84t |
C18 |
C19 |
2100558.00 |
.42 |
.78 |
2100559.19 |
39 |
C18 |
C19 |
C20 |
1304221.00 |
.58 |
.67 |
130422.25 |
40 |
C19 |
C20 |
C21 |
1524702.00 |
.78 |
.55 |
1524703.33 |
41 |
C20 |
C21 |
86-2t |
1695026.00 |
.51 |
.61 |
1695027.12 |
42 |
C21 |
86-2t |
C22 |
1754626.00 |
.45 |
.69 |
1754627.13 |
43 |
86-2t |
C22 |
C23 |
2302515.00 |
.55 |
.83 |
2302516.38 |
44 |
C22 |
C23 |
C24 |
1764001.00 |
.49 |
.73 |
1764002.22 |
45 |
C23 |
C24 |
C25 |
1994215.00 |
.55 |
.67 |
1994216.22 |
46 |
C24 |
C25 |
C26 |
1771246.00 |
.69 |
.48 |
1771247.18 |
47 |
C25 |
C26 |
CC4 |
1922053.00 |
.44 |
.32 |
1922053.76 |
48 |
C26 |
CC4 |
GPS3 |
2810922.00 |
.03 |
.26 |
2810922.29 |
49 |
CC4 |
GPS3 |
GPS4 |
230660.00 |
.06 |
.21 |
230700.27 |
BẢNG TRỊ ĐO, SỐ HIỆU CHỈNH VÀ TRỊ BÌNH SAI CẠNH
Số TT |
Ký hiệu cạnh |
Trị đo (m) |
Số cải chính |
Số hiệu chỉnh (m) |
Trị bình sai (m) |
||
d.1 |
d.2 |
Elip |
Gauss |
||||
1 |
GPS1 |
DC |
666.666 |
.000 |
.130 |
.000 |
66.796 |
2 |
DC |
C29 |
640.331 |
.000 |
.126 |
.000 |
640.457 |
3 |
C29 |
C30 |
547.265 |
.000 |
.108 |
.000 |
547.373 |
4 |
C30 |
C31 |
1293.359 |
.000 |
.255 |
.001 |
1293.614 |
5 |
C31 |
86-2h |
351.529 |
.000 |
.069 |
.000 |
351.598 |
6 |
86-2h |
C32 |
1555.251 |
.000 |
.301 |
.000 |
1555.552 |
7 |
C32 |
C33 |
1171.746 |
.000 |
.222 |
.000 |
1171.968 |
8 |
C33 |
C34 |
1470.781 |
.000 |
.273 |
.001 |
1471.054 |
9 |
C34 |
C35 |
2334.240 |
.000 |
.428 |
.001 |
2334.669 |
10 |
C35 |
C36 |
324.570 |
.000 |
.059 |
.000 |
324.630 |
11 |
C36 |
C37 |
138.072 |
.000 |
.025 |
.000 |
138.097 |
12 |
C37 |
C38 |
1060.146 |
.000 |
.193 |
.000 |
1060.339 |
13 |
C38 |
C39 |
1387.364 |
.000 |
.250 |
.001 |
1387.615 |
14 |
C39 |
C40 |
1598.942 |
.000 |
.286 |
.001 |
1599.228 |
15 |
C40 |
C41 |
1003.858 |
.000 |
.178 |
.000 |
1004.036 |
16 |
C41 |
C42 |
1082.774 |
.000 |
.191 |
.000 |
1082.965 |
17 |
C42 |
C43 |
2002.128 |
.000 |
.346 |
.001 |
2002.475 |
18 |
C43 |
C44 |
1409.329 |
.000 |
.238 |
.001 |
1409.568 |
19 |
C44 |
C1 |
|
.000 |
|
.000 |
509.155 |
20 |
G1 |
ph82h |
414.176 |
.000 |
.069 |
.000 |
414.245 |
21 |
ph82h |
MC82 |
104.413 |
.000 |
.017 |
.000 |
104.430 |
22 |
MC82 |
x26 |
306.271 |
.000 |
.051 |
.000 |
104.430 |
23 |
x26 |
x25 |
652.032 |
.000 |
.109 |
.000 |
652.141 |
24 |
G1 |
82-1t |
1536.280 |
.000 |
.261 |
.000 |
1536.540 |
25 |
82-1t |
C6 |
441.811 |
.000 |
.076 |
.000 |
441.887 |
26 |
C6 |
C7 |
1050.523 |
.000 |
.182 |
.000 |
1050.705 |
27 |
C7 |
C8 |
958.120 |
.000 |
.169 |
.000 |
958.288 |
28 |
C8 |
C9 |
504.110 |
.000 |
.090 |
.000 |
504.199 |
29 |
C9 |
C10 |
271.391 |
.000 |
.049 |
.000 |
271.439 |
30 |
C10 |
C11 |
477.688 |
.000 |
.086 |
.000 |
477.774 |
31 |
C11 |
C12 |
889.806 |
.000 |
.161 |
.000 |
889.967 |
32 |
C12 |
C13 |
676.853 |
.000 |
.124 |
.000 |
676.977 |
33 |
C13 |
C14 |
731.265 |
.000 |
.135 |
.000 |
731.399 |
34 |
C14 |
C15 |
1109.285 |
.000 |
.205 |
.000 |
1109.490 |
35 |
C15 |
C16 |
1137.672 |
.000 |
.212 |
.000 |
1137.883 |
36 |
C16 |
c17 |
1398.680 |
.000 |
.262 |
-.001 |
1398.942 |
37 |
C17 |
MC84t |
861.396 |
.000 |
.164 |
.000 |
861.560 |
38 |
MC84t |
C18 |
915.990 |
.000 |
.175 |
000 |
916.165 |
39 |
C18 |
C19 |
477.777 |
.000 |
.091 |
.000 |
477.868 |
40 |
C19 |
C20 |
1494.802 |
.000 |
.286 |
-.001 |
1495.087 |
41 |
C20 |
C21 |
1400.714 |
.000 |
.271 |
-.001 |
1400.984 |
42 |
C21 |
86-2t |
1010.351 |
.000 |
.198 |
.000 |
1010.549 |
43 |
86-2t |
C22 |
1497.456 |
.000 |
2.99 |
-.001 |
1497.754 |
44 |
C22 |
C23 |
919.107 |
.000 |
.185 |
.000 |
919.292 |
45 |
C23 |
C24 |
599.488 |
.000 |
.121 |
.000 |
599.609 |
46 |
C24 |
C25 |
1108.605 |
.000 |
.224 |
.000 |
1108.828 |
47 |
C25 |
C26 |
1031.859 |
.000 |
.208 |
.000 |
1032.067 |
48 |
C26 |
CC4 |
327.970 |
.000 |
.066 |
.000 |
328.036 |
49 |
CC4 |
GPS3 |
463.908 |
.000 |
.093 |
.000 |
464.001 |
50 |
GPS3 |
GPS4 |
533.354 |
.000 |
.107 |
-.021 |
533.440 |
Ngày…….. tháng…….. năm ………..
1. Người thực hiện đo đạc:
2. Người thực hiện tính toán:
** Tính theo chương trình PICKNET Ver 2.00 **
Bắt đầu tính: 01:59:33 Kết thúc tính: 01:59:35
ĐƯỜNG CHUYỀN ĐÊ CẤP I
TUYẾN THÁI BÌNH
B.2 Bình sai lưới giao hội phía trước trên máy vi tính
CÁC CHỈ TIÊU CỦA LƯỚI
1. Tổng số điểm : 8
2. Số điểm gốc : 4
3. Số điểm mới lập : 4
4. Số lượng góc đo : 6
5. Số lượng cạnh đo : 5
6. Góc phương vị đo : 0
SỐ LIỆU KHỞI TÍNH
STT |
Tên điểm |
Toạ độ |
|
X(m) |
Y(m) |
||
1 2 3 4 |
NL12 NLC NL5 NL6 |
78388.730 78556.820 77594.310 77765.590 |
80569.940 80648.130 80714.960 80544.000 |
THÀNH QUẢ TOẠ ĐỘ BÌNH SAI
STT |
Kí hiệu điểm |
Toạ độ |
Sai số vị trí điểm |
|||
X(m) |
Y(m) |
mx |
My |
Mp |
||
1 2 3 4 |
NL7 NL8 NL10 NL11 |
77837.745 77928.355 78171.175 78306.236 |
80492.684 80428.238 80451.603 80522.836 |
.009 .012 .012 .009 |
.006 .008 .008 .006 |
.011 .014 .014 .011 |
TƯƠNG HỖ VỊ TRÍ ĐIỂM
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài |
Phương vị |
Ms/s |
m(a) |
m(t/h) |
m |
0 ’ ” |
|
” |
m |
||
NL7 | NL6
NL8 |
88 . 542
111.192 |
144 34 46 . 72 324 34 41 . 30 |
1/ 8600
1/ 10700 |
8 . 28
8 . 35 |
. 011
. 011 |
NL8 | NL10
NL7 |
243 . 941
111 . 192 |
05 29 46 . 79 144 34 41 . 30 |
1/ 23400
1/ 10700 |
6 .44
8 . 35 |
. 013
. 011 |
NL10 | NL11
NL8 |
152 . 694
243 . 941 |
27 48 27 . 94 185 29 46 . 79 |
1/ 14900
1/ 23400 |
7 . 67
6. 44 |
. 012
. 013 |
NL11 | NL12
NL10 |
94 . 995
152 . 694 |
29 43 34 . 67 207 48 27 . 94 |
1/ 9400
1/ 14900 |
8 . 05
7 .67 |
. 111
. 012 |
NL12 | NLC
NL11 |
194 . 499
94 . 995 |
23 42 13 . 55 209 43 34 .67 |
——–
1/ 9400 |
——-
8 .05 |
——-
. 011 |
NLC | NL12 | 194 . 499 |
203 42 13 .55 |
——– | ——— | ——— |
NL5 | NL6 | 242 . 000 |
315 .3 12 .86 |
——– | ——— | ——— |
NL6 | NL5
NL7 |
242 . 000
88 . 542 |
135 03 12 .86 324 34 46 . 72 |
——-
1/ 8600 |
——–
8 . 28 |
——–
. 011 |
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC LƯỚI.
1.Sai số trong số đơn vị M = 10.83”
2. Điểm yếu nhất ( NL8) mp = . 014 (m)
3. Chiều dài cạnh yếu: (NL6-NL7) ms/s=1/8600
4. Phương vị cạnh yếu: (NL8-NL7) ma=8.35”
TRỊ ĐO, SỐ HIỆU CHỈNH VÀ TRỊ BÌNH SAI GÓC
STT |
Kí hiệu góc |
Góc đo |
Số h/c |
Góc bình sai |
||||||
1 2 3 4 5 6 |
NL5
NL6 NL7 NL8 NL10 NL11 |
NL6
NL7 NL8 NL10 NL11 NL12 |
NL7
NL8 NL10 NL11 NL12 NLC |
189
179 220 202 181 173 |
31
59 54 18 55 58 |
30
50 60 40 10 45 |
3.86 4.58 5.49 1.15 -3.27 -6.12 |
189
179 220 202 181 173 |
31
59 55 18 55 58 |
33.86
54.58 05.49 41.15 06.73 38.88 |
TRỊ ĐO, SỐ HIỆU CHỈNH VÀ TRỊ BÌNH SAI CẠNH
STT |
Kí hiệu cạnh |
S(đo) |
Số h/c |
S (bình sai) |
|
1 2 3 4 5 |
NL6
NL7 NL8 NL10 NL11 |
NL7
NL8 NL10 NL11 NL12 |
88.550 111.200 243.950 152.700 95.000 |
-0.008 -0.008 -0.009 -0.006 -0.005 |
88.542 111.192 243.941 152.694 94.995 |
B.3 Bình sai tuyến thuỷ chuẩn hình học qua máy vi tính, Thành quả tính toán bình sai thuỷ chuẩn hạng 4
CÁC CHỈ TIÊU CỦA LƯỚI
1. Tổng số điểm :
2. Số điểm gốc : 2
3. Số lượng mới lập :28
4. Số lượng trị đo : 30
SỐ LƯỢNG KHỞI TÍNH
STT | Tên điểm | Độ cao (m) |
1
2 |
LA.II.III.5
LA.II.III.3 |
1479.924
1531.393 |
TUYẾN
LA-II.5_XH24_XH23_XH22_XH21_XH20_XH19_XH18_XH17_R1__XH16_XH15_XH14_R2_X
Số đoạn đo N = 15
Chiều dài tuyến đo [S] = 2.555(km)
Sai số khép Wh = -15.0 (mm)
Sai số khép giới hạn Wh(gh) = 32.0 (mm)
KẾT QUẢ ĐỘ CAO BÌNH SAI
STT |
Kí hiệu điểm |
Độ cao H(m) |
S.S.T.P. MH (m) |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 |
XH24 XH23 XH22 XH21 XH20 XH19 XH18 XH17 R1 XH16 XH15 XH14 R2 XH13 XH11 XH10 XH9 XH8 XH7 R3 XH6 XH5 XH4 XH3 XH2 XH1 XH26 XH25 |
1479.167 1478.913 1478.926 1478.990 1478.980 1497.465 1479.382 1479.526 1480.615 1479.628 1481.302 1480.563 1480.936 1479.142 1478.747 1478.795 1479.340 1479.047 1481.585 1482.363 1479.555 1479.432 1479.359 1479.265 1478.985 1479.150 1479.302 1479.220 |
.008 .008 .008 .008 .008 .008 .007 .007 .006 .006 .005 .004 .003 .003 .004 .005 .006 .007 .007 .007 .007 .007 .007 .007 .007 .008 .008 .008 |
TRỊ ĐO VÀ CÁC ĐẠI LƯỢNG BÌNH SAI
STT |
Tên đoạn đo
Từ – đến |
Chênh cao đo (m) | Chiều dài L(m) | Số h/c
V(m) |
Chênh cao b/s(m) | |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 |
LA-II.5
XH24 XH23 XH22 XH21 XH20 XH19 XH18 XH17 R1 XH16 XH15 XH14 R2 XH13 XH12 XH11 XH10 XH9 XH8 XH7 R3 XH6 XH5 XH4 XH3 XH2 XH1 XH26 XH25 |
_XH24
_XH23 _XH22 _XH21 _XH20 _XH19 _XH18 _XH17 _R1 _XH16 _XH15 _XH14 _R2 _XH13 _XH12 _XH11 _XH10 _XH9 _XH8 _XH7 _R3 _XH6 _XH5 _XH4 _XH3 _XH2 _XH1 _XH26 _XH25 _LA-II.3 |
-.764
-.255 .012 .064 -.011 .485 -0.84 .143 1.089 -.987 1.673 -.740 .373 -1.794 -.508 .111 .047 .545 -.267 2.510 .778 -2.809 -.123 -.074 -.094 -.280 .165 .151 -.083 52.164
|
1.25
.15 .08 .11 .12 .05 .16 .10 .05 .04 .11 .12 .04 .07 .11 .09 .11 .12 .11 .11 .02 .06 .06 .05 .06 .03 .03 .08 .13 1.18 |
.007
.001 .000 .001 .001 .000 .001 .001 .000 .000 .001 .001 .001 .001 .001 .001 .000 .001 .001 .001 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 001 .001 .009 |
-.757
-.254 .012 .065 -.010 .485 -.083 .144 1.089 -.987 1.674 -.739 .373 -1.794 -.507 .112 .048 .546 -.266 2.511 .778 -2.809 -.123 -.074 -.094 -.280 .165 .152 -.082 52.173 |
Sai số đơn vị trọng số Mh = .010
B.4 Sơ hoạ thống kê và mẫu mốc bê tông khống chế mặt bằng và cao độ
B.4.1 Sơ hoạ, thống kê cao, toạ độ khống chế mặt bằng và cao độ trên tuyến kênh
CƠ QUAN THỰC HIỆN |
THỐNG KÊ SƠ HOẠ ĐIỂM GIẢI TÍCH 1, 2 |
|||
CÔNG TRÌNH |
Thời gian thực hiện |
Máy đo | Người đo ngày…… | |
SỐ HIỆU CÔNG TRÌNH | Bắt đầu | Kết thúc | Htrạm | Người kiểm tra ngày……. |
Tên mốc |
Cao độ |
Toạ độ |
Sơ hoạ |
Ghi chú |
|
X |
Y |
||||
A1 |
38.294 |
71.363.486 |
66.241.098 |
|
Mốc bê tông trát bệ khắc chữ A1 đúc trên tảng đá nằm trên đỉnh đồi đá thấp. Trên đường từ huyện vào xã Nhị Hà nằm ở bên phải cách đường 30m. Cách chợ nhị Hà 500m, cách trạm y tế 300m, gần quán uốn tóc và quán nước
|
A2 |
46.060 |
72.257.322 |
66.333.225 |
|
Mốc bê tông trát bệ klhắc chữ A2, ở giữa có núm sắt đúc trên tảng đá cách đường ô tô 500m đối diện với trạm y tế xã theo đường mòn gần quán nước vào chân núi có nhiều đá lăn, đá tảng |
A3 |
66.410 |
71.668.753 |
64.007.326 |
|
Từ chợ nhị Hà, đi theo đường vào hồ CK7 tới ngã ba rẽ phải theo đường vào 300 m. Tới đồi K3, mốc bê tông trát, khắc chữ chìm thuộc xã Nhị Hà-Ninh Phước |
A4 |
94.168 |
73.618.312 |
67.304.457 |
|
Mốc bê tông gắn trên dỉnh nóc tháp Chàm thuộc thôn Bâu Xanh xã Phước Hữu huyện Ninh Phước |
A5 |
69.965.779 |
60.040.122 |
|
Mốc bê tông trát bê khắc chữ A5 chôn trong ruộng trồng màu cách chéo đập theo phía tả 40m. Từ uỷ ban xã Phước Hà, theo đường nhỏ đến đập Cà Tiêu khoảng 200m là gặp mốc |
B.4.2 Mẫu mốc bê tông khống chế mặt bằng và cao độ
Hình B.1: Mẫu mốc bê tông khống chế mặt bằng và cao độ
a, c- mốc tim chính công trình và kênh;
b- mốc tim những điểm chi tiết đường cong và điểm khôi phục tim, tuyến;
d- mốc định tuyến đỉnh ngoặt Si;
e- cọc gỗ định tuyến điểm chi tiết;
m- mốc km trên kênh.
Phụ lục C
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TUYẾN KÊNH, TUYẾN CÔNG TRÌNH
C.1 Phương pháp tiến dần
Phương pháp định tuyến tiến dần tiến hành theo trình tự sau (hình C.1):
– Đặt máy tại S1, đặt tiêu ngắm tại S2(S1,S2 là hai điểm ngoặt kề nhau của tuyến kênh).
Hình C.1: Phương pháp tiến dần
– Điều quang máy thật rõ S2 ngắm từ S1 về S2, đặt trị số bàn độ cố định (00, 100,600 v.v…) khoá bàn độ lại.
Dựng tiêu thứ tự từ C1, C2, C3,…C6. Mỗi khi dựng tiêu đều điều quang và cố định trị bàn độ đã đặt.
– Sai số cho phép lệch tuyến thẳng £2mm.
– Đánh dấu vị trí đóng cọc như mẫu ở hình B.1 (e).
– Định tuyến một lượt tiếp từ S1, C1…C6, S2 theo trị bàn độ đã đặt, vạch tuyến bằng sơn đỏ trên đầu cọc. Sai số lệch về S2 £2mm.
C.2 Phương pháp lùi dần
– Phương pháp lùi dần được tiến hành như phương pháp tiến dần chỉ khác là hiệu định tuyến ngược laị.
– Phương pháp này sử dụng thuận lợi khi đã rõ các điểm đầu và cuối và độ chính xác cao hơn phương pháp tiến dần. Song khi mật độ giao thông đi lại dày đặc hoặc nhiều cây cối, địa vật thì hay nhầm tuyến.
C.3 Định tuyến kênh khi có chướng ngại vật
Khi trên tuyến kênh có chướng ngại vật, việc định tuyến và xác định tim theo phương án sau:
– Sử dụng các phương pháp xác định toạ độ sau: phương pháp xác định toạ độ vuông góc, phương pháp toạ độ cực, phương pháp giao hội (mục C.4. phụ lục C), với sai số nhỏ hơn sai số xác định tim tuyến (theo yêu cầu) :
Trong đó:
me– sai số định tuyến của từng đoạn, từng bước để vượt chướng ngại vật;
n- số cạnh, số bước xác định toạ độ gián tiếp đến điểm cần cắm tim;
M- sai số trung phương xác định vị trí điểm tim, tuyến.
– Chôn mốc và đánh số thứ tự theo bản thiết kế.
– Đo chính xác tuyến để xác định X, Y của điểm tim tuyến với sai số £ ±0,01m so với trị thiết kế của chủ nhiệm đồ án hoặc theo trị tính từ cấu hình tuyến yêu cầu (cong, ngoặt, góc vuông, thẳng hàng v.v…).
– Biểu diễn các điểm tim tuyến trên bình đồ băng kênh hoặc công trình.
C.4 Các phương pháp xác định điểm chi tiết của đường cong
Các điểm cơ bản của đường cong chưa đủ để xác định vị trí của đường cong ngoài thực địa khi đường cong dài, trải qua nhiều địa hình, địa vật; Cần phải bố trí thêm một số điểm chi tiết có khoảng cách đều nhau, có thể là 5, 10, 15 hoặc 20m tuỳ thuộc vào bán kính cong và chiều dài dây cung. Hiện nay, có một số phương pháp xác định các điểm chi tiết của đường cong có độ tin cậy đảm bảo.
C.4.1. Phương pháp toạ độ vuông góc
a. Công thức tính:
Bản chất của phương pháp là các điểm chi tiết của đường cong được xác định trong hệ toạ độ vuông góc, nhận điểm đầu hoặc điểm cuối đường cong (To,TF) là gốc toạ độ và hướng tiếp cự của đường cong làm trục hoành (Hình C.2).
Toạ độ của điểm i chi tiết trên đường cong bằng:
(C.1)
Trong đó :
R- bán kính cong đã chọn của chủ nhiệm công trình;
i- số thứ tự của điểm chi tiết;
j- góc ở tâm giữa các điểm chi tiết;
(C.2)
Với K- là khoảng cách trên đường cong giữa các điểm chi tiết.
b. Xác định điểm chi tiết đường cong ngoài thực địa
– Từ điểm đầu hoặc cuối của đường cong trên hướng tiếp cự (phương tiếp tuyến vuông góc với bán kính hướng tâm cong R) người ta đặt liên tiếp những đoạn thẳng bằng iK qua thước thép hoặc máy đo xa với sai số mS/S £1/1000. Tại đầu mút các khoảng cách này, người ta lùi lại các khoảng cách bằng (iK-xi) tương ứng. Tại các điểm mới tìm được này, dựng các góc vuông với tiếp tuyến qua đo góc vuông với sai số £30” và trên đó đặt các khoảng cách bằng các tung độ yi (theo công thức C.1) để xác định các điểm chi tiết thứ i trên đường cong (i= 1,2,3…).
C.4.2. Phương pháp toạ độ cực
a. Công thức xác định
Góc cực là góc hợp bởi đường tiếp cự và các tia từ điểm đầu (D=T0) hoặc cuối qua các điểm chi tiết, còn khoảng cách cực S là chiều dài giữa hai điểm chi tiết trên dây cung (hình C.3) tính theo công thức:
(C.3)
b. Xác định tại thực địa
Đặt máy tại D, mở góc cực bằng j/2 so với hướng tiếp cự. Trên hướng tìm được, đo trực tiếp khoảng cách S bằng thước thép hoặc máy đo xa với mS/S £1/1000, xác định được điểm 1. Tiếp tục đứng tại 1, mở góc j/2 như trên, đo khoảng cách S trên hướng vừa xác định được điểm 2 v.v… Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết các điểm chi tiết cần xác định.
C.4.3. Phương pháp dây cung kéo dài
– Điểm 1 được xác định theo phương pháp toạ độ vuông góc.
– Trên hướng dây cung kéo dài, đặt đoạn thẳng S (qua thước thép hoặc máy đo xa) tìm được vị trí điểm 2’.
– Từ điểm 1 và 2’ giao hội cạnh với các khoảng cách S và d xác định được vị trí của điểm 2. Công thức xác định d:
Phương pháp dây cung kéo dài
(C.4)
– Tiếp tục kéo dài dây cung theo hướng và đặt khoảng cách bằng S ta được 3’ và tương tự như trên ta xác định được điểm 3 là điểm chi tiết trên đường cong.
– Tiếp tục như trên cho đến xác định được tất cả các điểm chi tiết trên đường cong của tuyến kênh hoặc tuyến công trình.
Phụ lục D
MẪU CẮT DỌC, CẮT NGANG
D.1 Bình đồ băng kênh kết hợp cắt dọc
D.2 Cắt dọc kênh mới
D.3 Cắt dọc kênh cũ
D.4 Cắt ngang kênh cũ
D.5 Cắt ngang kênh mới
D.2 CẮT DỌC KÊNH MỚI
D.1 BÌNH ĐỒ BĂNG KÊNH VÀ CẮT DỌC
D.2 CẮT DỌC KÊNH MỚI
D.4 MẶT CẮT NGANG KÊNH CŨ
D.5 CẮT DỌC KÊNH MỚI
TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 40:2002 VỀ QUY PHẠM ĐO KÊNH VÀ XÁC ĐỊNH TIM CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 14TCN40:2002 | Ngày hiệu lực | 19/06/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | 04/06/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |