TIÊU CHUẨN NGÀNH TCN68-175:1998 NGÀY 19/12/1998 VỀ CÁC GIAO DIỆN ĐIỆN PHÂN CẤP SỐ – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TCN 68 – 175: 1998

CÁC GIAO DIỆN ĐIỆN PHÂN CẤP SỐ

YÊU CẦU KỸ THUẬT

PHYSICAL/ELECTRICAL HIERACHICAL DIGITAL INTERFACES

TECHNICAL REQUIREMENT

MỤC LỤC

Lời nói đầu …………………………………………………………………………………………………………..

1. Phạm vi áp dụng ……………………………………………………………………………………………….

2. Các định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt …………………………………………………………..

3. Yêu cầu kỹ thuật………………………………………………………………………………………………..

Phụ lục A (Quy định): Các chỉ tiêu về rung pha và trôi pha tại các giao diện…………….

Phụ lục B (Quy định): Các yêu cầu về bảo vệ quá áp………………………………………………

Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………………………………….

 

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn TCN 68 – 175: 1998 được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị của ITU-T về các giao diện phân cấp số và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị viễn thông sử dụng trên mạng viễn thông Việt Nam.

TCN 68 – 175: 1998 do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ – Hợp tác quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 772/1998/QĐ-TCBĐ ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.

 

CÁC GIAO DIỆN ĐIỆN PHÂN CẤP SỐ

YÊU CẦU KỸ THUẬT

PHYSICAL/ELECTRICAL HIERACHICAL DIGITAL INTERFACES

TECHNICAL REQUIREMENT

(Ban hành theo Quyết định số 772/1998/QĐ-TCBĐ ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giao diện điện phân cấp số của các hệ thống thiết bị viễn thông được kết nối hoặc sử dụng trong mạng viễn thông Việt Nam.

Tiêu chuẩn này được sử dụng trong:

– Quá trình lắp đặt, kiểm tra, khai thác, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông có các giao diện điện phân cấp số sử dụng trong mạng viễn thông Việt Nam;

– Kết nối các hệ thống thiết bị viễn thông với mạng viễn thông Việt Nam thông qua các giao diện điện phân cấp số;

– Hợp chuẩn các thiết bị viễn thông số.

2. Các định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

2.1 Tín hiệu hiển thị cảnh báo – A. Alarm Indication Signal – AIS

2.2 Mã đổi dấu – A. Coded Mark Inversion – CMI

2.3 Mã lưỡng cực bậc 3 – A. High Density Biopolar of oder 3 code – HDB 3

2.4 Bộ mã hóa – giải mã – A. Code & Decoder – CODEC

2.5 Điều chế xung mã – A. Pulse Code Modulation – PCM

2.6 Trôi pha và rung pha – A. Wander and Jitter

Trôi pha và rung pha là những biến đổi về pha của tín hiệu số thu được so với những vị trí lý tưởng của chúng.

Rung pha là những biến đổi pha có tần số lớn hơn hoặc bằng 10 Hz.

Trôi pha là những biến đổi pha có tần số bé hơn 10 Hz.

2.7 Rung pha tại giao diện – A. Interface Jitter

2.8 Khoảng đơn vị – A. Unit Interval – UI

2.9 Giới hạn mức rung pha đầu vào – A. Input Jitter Tolerance

Giới hạn mức rung pha đầu vào của thiết bị là biên độ và tần số rung pha lớn nhất cho phép đối với mỗi tốc độ truyền dẫn tại đầu vào giao diện của thiết bị.

2.10 Rung pha đầu ra – A. Output Jitter

Rung pha do thiết bị sinh ra được xác định bằng tổng các rung pha ở đầu ra của thiết bị khi tín hiệu đầu vào không bị rung pha.

2.11 Sai số khoảng thời gian – A. Time Interval Error – TIE

Sai số khoảng thời gian là những biến đổi đỉnh – đỉnh của thời gian trễ của một tín hiệu số so với một tín hiệu định thời lý tưởng trong một chu kỳ quan sát.

2.12 Sai số khoảng thời gian lớn nhất – A. Maximum Time Interval Error – MTIE

MTIE là những biến đổi đỉnh – đỉnh lớn nhất của thời gian trễ của một tín hiệu số so với một tín hiệu định thời lý tưởng theo mỗi chu kỳ quan sát.

2.13 Phân cấp số cận đồng bộ – A. Plesiochronous Digital Hierarchy – PDH

2.14 Phân cấp số đồng bộ – A. Synchronous Digital Hierarchy – SDH

2.15 Luồng số của phân cấp số đồng bộ – A. Synchronous Transport Modul– STM

2.16 Luồng số cơ sở của phân cấp số đồng bộ – A. Synchronous Transport Modul 1 – STM -1

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Giao diện điện tốc độ 64 kbit/s

3.1.1 Các đặc tính chung

– Tốc độ bit danh định: 64 kbit/s.

– Sai số cho phép: ±10-5.

Các giao diện tốc độ 64 kbit/s bao gồm 3 loại sau:

– Giao diện cùng hướng;

– Giao diện nhịp tập trung;

– Giao diện ngược hướng.

Ba tín hiệu được mang trên giao diện là:

– Tín hiệu thông tin 64 kbit/s;

– Tín hiệu định thời 64 kHz;

– Tín hiệu định thời 8 kHz.

3.1.1.1 Giao diện cùng hướng

Giao diện cùng hướng là giao diện mà thông tin và tín hiệu định thời kết hợp với nó được truyền trên cùng một hướng.

Hình 1: Giao diện cùng hướng

3.1.1.2 Giao diện nhịp tập trung

Giao diện nhịp tập trung là giao diện mà thông tin và các tín hiệu định thời kết hợp với nó được cung cấp từ đồng hồ trung tâm cho cả hai hướng truyền dẫn.

Hình 2: Giao diện nhịp tập trung

3.1.1.3 Giao diện ngược hướng

Giao diện ngược hướng là giao diện mà thông tin và tín hiệu định thời kết hợp với nó truyền theo một hướng tới thiết bị thứ cấp đối với cả hai chiều truyền dẫn thông tin.

Hình 3: Giao diện ngược hướng

3.1.2. Các đặc tính điện của giao diện cùng hướng 64 kbit/s

3.1.2.1. Các đặc tính điện tại các đầu ra

Tín hiệu số tại đầu ra của giao diện điện cùng hướng 64 kbit/s phải có các đặc tính kỹ thuật nằm trong mặt nạ xung như hình 4, hình 5 và bảng 1.

Bảng 1 – Các đặc tính điện tại đầu ra của giao diện cùng hướng 64 kbit/s

Tốc độ ký tự, kbauds 256
Cáp cho mỗi hướng truyền Một đôi cáp đối xứng
Dạng xung xung vuông
Trở kháng tải thử, Ω 120 (điện trở thuần)
Điện áp đỉnh danh định mức cao (có xung),V 1,0
Điện áp đỉnh mức thấp (không xung),V 0 ± 0,1
Độ rộng xung danh định, ms 3,9
Tỷ số giữa biên độ xung dương và xung âm được xác định ở giữa xung 0,95 ¸ 1,05
Tỷ số giữa độ rộng của xung dương và xung âm được xác định tại một nửa biên độ danh định 0,95 ¸ 1,05
Rung pha đỉnh – đỉnh cực đại Xem phụ lục A, mục A1.1

Hình 4: Mặt nạ xung đơn của giao diện cùng hướng 64 kbit/s

Hình 5: Mặt nạ xung kép của giao diện cùng hướng 64 kbit/s

3.1.2.2 Các đặc tính điện tại các đầu vào

Tín hiệu số ở đầu vào giao diện cùng hướng 64 kbit/s được xác định giống như các đầu ra giao diện cùng hướng 64 kbit/s nhưng được phép thay đổi theo các đặc điểm kỹ thuật của cáp kết nối. Suy hao của cáp kết nối này tại tần số 128 kHz cần nằm trong dải từ 0 đến 3 dB.

Giá trị nhỏ nhất của suy hao phản xạ tại các đầu vào được quy định trong bảng 2.

Bảng 2 – Giá trị nhỏ nhất của suy hao phản xạ tại các đầu vào của giao diện cùng hướng 64 kbit/s

Dải tần

kHz

Suy hao phản xạ

dB

4 ¸ 13

13 ¸ 256

256 ¸ 384

12

18

14

Các chỉ tiêu về rung pha đầu vào giao diện cùng hướng 64 kbit/s: xem phụ lục A, mục A.2.

3.1.3 Các đặc tính điện của giao diện nhịp tập trung 64 kbit/s

Đối với mỗi hướng truyền cần có cáp đối xứng mang tín hiệu thông tin. Ngoài ra, cần có cáp đối xứng mang các tín hiệu định thời kết hợp (64 kHz và 8 kHz) từ nguồn đồng hồ trung tâm đến các thiết bị đầu cuối.

Cấu trúc của các tín hiệu và mối quan hệ về pha được chỉ ra trong hình 6.

Hình 6: Các cấu trúc tín hiệu giao diện nhịp tập trung 64 kbit/s tại các đầu ra của thiết bị

3.1.3.1 Các đặc tính điện tại các đầu ra

Các đặc tính điện tại các đầu ra của giao diện nhịp tập trung 64 kbit/s được trình bày trong bảng 3.

Bảng 3 – Các đặc tính điện tại các đầu ra của giao diện nhịp tập trung 64 kbit/s

Các tham số

Mang tín hiệu thông tin

Mang tín hiệu định thời

Dạng xung Dạng xung danh định là xung vuông, với thời gian lên và thời gian xuống nhỏ hơn 1ms. Dạng xung danh định là xung     vuông,  với thời gian lên và thời gian xuống nhỏ hơn 1ms.
Trở kháng tải thử danh định, Ω 110 (điện trở thuần) 110 (điện trở thuần)
Điện áp đỉnh mức cao (có xung), V a) 1,0 ± 0,1

b) 3,4 ± 0,5

a) 1,0 ± 0,1

b) 3,0 ± 0,5

Điện áp đỉnh mức thấp (không xung), V a) 0 ± 0,1

b) 0 ± 0,5

a) 0 ± 0,1

b) 0 ± 0,5

Độ rộng xung danh định, ms 15,6 a) 7,8

b) 9,8 ¸ 10,9

Chú thích: Việc lựa chọn các trường hợp a) và b) cần tính đến các môi trường tạp âm khác nhau và độ dài cáp cực đại giữa các thiết bị liên quan.

3.1.3.2 Các đặc tính điện tại các đầu vào

Các đặc tính điện của tín hiệu số tại các đầu vào của giao diện nhịp tập trung 64 kbit/s được xác định như đối với các đầu ra nhưng được phép thay đổi theo các đặc tính của cáp kết nối.

Các thay đổi đối với các tham số trong bảng phụ thuộc vào khoảng cách kết nối cực đại là từ 350 m đến 450 m.

3.1.4 Các đặc tính điện của giao diện ngược hướng 64 kbit/s

Cấu trúc của các tín hiệu và các mối quan hệ về pha của chúng tại các đầu ra thông tin được chỉ ra trong hình 7.

Hình 7: Các cấu trúc tín hiệu giao diện ngược hướng 64 kbit/s tại các đầu ra thông tin

3.1.4.1 Các đặc tính điện tại các đầu ra

Tín hiệu số tại đầu ra giao diện điện ngược hướng 64 kbit/s phải có các đặc tính kỹ thuật nằm trong mặt nạ xung như trong hình 8, hình 9 và bảng 4.

Bảng 4 – Các đặc tính điện tại các đầu ra của giao diện điện ngược hướng 64 kbit/s

Các tham số

Mạng tín hiệu thông tin

Mang tín hiệu định thời

Dạng xung (Dạng xung danh định là xung vuông) Các xung của tín hiệu hợp lệ phải nằm trong mặt nạ xung trong hình 8. Các xung của tín hiệu hợp lệ phải nằm trong mặt nạ xung trong hình 9.
Cáp cho mỗi hướng truyền Một đôi cáp đối xứng Một đôi cáp đối xứng
Trở kháng tải thử, Ω 120 (điện trở thuần) 120 (điện trở thuần)
Điện áp đỉnh danh định của mức cao (có xung), V

1,0

1,0

Điện áp đỉnh mức thấp (không xung), V

0± 0,1

0 ± 0,1

Độ rộng xung danh định, ms

15,6

7,8

Tỷ số giữa biên độ xung dương và xung âm được xác định ở giữa xung

0,95 ¸ 1,05

0,95 ¸ 1,05

Tỷ số giữa độ rộng của xung dương và xung âm được xác định tại một nửa biên độ danh định

0,95 ¸ 1,05

0,95 ¸ 1,05

3.1.4.2 Các đặc tính điện tại các đầu vào

Các đặc tính điện của tín hiệu số tại đầu vào của giao diện ngược hướng 64 kbit/s được xác định giống như đối với các đầu ra của giao diện ngược hướng 64 kbit/s nhưng được phép thay đổi theo đặc tính của cáp kết nối. Suy hao của cáp kết nối này tại tần số 32 kHz cần nằm trong dải từ 0 đến 3 dB. Giá trị nhỏ nhất của suy hao phản xạ tại các đầu vào được quy định trong bảng 5.

Bảng 5 – Giá trị nhỏ nhất của suy hao phản xạ tại các đầu vào của giao diện ngược hướng 64 kbit/s

Dải tần

kHz

Suy hao phản xạ

dB

Tín hiệu thông tin

Tín hiệu định thời kết hợp

1,6 ¸ 3,2

3,2 ¸ 64

64 ¸ 96

3,2 ¸ 6,4

6,4 ¸ 128

128 ¸ 192

12

18

14

Hình 8: Mặt nạ xung thông tin của giao diện ngược hướng 64 kbit/s

Hình 9: Mặt nạ xung định thời của giao diện ngược hướng 64 kbit/s

3.1.5 Các yêu cầu bảo vệ quá áp và tiếp đất

Các yêu cầu về bảo vệ quá áp: xem phụ lục B.

Các yêu cầu về tiếp đất: tuân thủ theo tiêu chuẩn TCN 68 – 141: 1995.

3.2 Giao diện điện tốc độ 2 048 kbit/s

3.2.1 Các đặc tính chung

Tốc độ bit danh định: 2 048 kbit/s;

Sai số cho phép: ± 5.10-5;

Mã đường truyền: HDB3;

3.2.2 Các đặc tính điện tại đầu ra

Tín hiệu số tại đầu ra giao diện điện 2 048 kbit/s phải có các đặc tính kỹ thuật nằm trong mặt nạ xung như trong hình 10 và bảng 6.

Hình 10: Mặt nạ xung tại giao diện điện 2 048 kbit/s

Bảng 6 – Các đặc tính điện tại các đầu ra của giao diện điện 2 048 kbit/s

Dạng xung (dạng xung danh định là xung vuông) Tín hiệu hợp lệ phải nằm trong mặt nạ xung như hình 10
Cáp cho mỗi hướng truyền Một cáp đồng trục Một đôi cáp đối xứng
Trở kháng tải thử, Ω 75 (điện trở thuần) 120 (điện trở thuần)
Điện áp đỉnh danh định mức cao (có xung), V 2,37 3
Điện áp đỉnh mức thấp (không xung), V 0 ± 0,237 0 ± 0,3
Độ rộng xung danh định, ns 244
Tỷ số giữa biên độ xung dương và xung âm được xác định ở giữa xung 0,95 ¸ 1,05
Tỷ số giữa độ rộng của xung dương và xung âm được xác định tại một nửa biên độ danh định 0,95 ¸ 1,05
Rung pha đỉnh – đỉnh cực đại Xem phụ lục A, mục A1.1

3.2.3 Các đặc tính điện tại đầu vào

Các đặc tính điện của tín hiệu số tại đầu vào giao diện điện 2 048 kbit/s được xác định như đối với các đầu ra của giao diện điện 2 048 kbit/s nhưng được phép thay đổi theo đặc tính của cáp kết nối.

Suy hao của cáp kết nối tuân theo quy luật (f)1/2 và suy hao tại tần số 1024 kHz phải nằm trong dải từ 0 đến 6 dB. Giá trị nhỏ nhất của suy hao phản xạ tại các đầu vào được quy định trong bảng 7.

Bảng 7 – Giá trị nhỏ nhất của suy hao phản xạ tại các đầu vào của giao diện điện 2 048 kbit/s

Dải tần

kHz

Suy hao phản xạ

dB

51 ¸ 102

102 ¸ 2048

2048 ¸ 3072

12

18

14

Các chỉ tiêu về rung pha đầu vào giao diện điện 2 048 kbit/s: xem phụ lục A, mục A.2.

3.2.4 Các yêu cầu bảo vệ quá áp và tiếp đất

Các yêu cầu về bảo vệ quá áp: xem phụ lục B.

Các yêu cầu về tiếp đất: tuân thủ theo tiêu chuẩn TCN 68 – 141: 1995.

3.3 Giao diện điện tốc độ 34 368kbit/s

3.3.1 Các đặc tính chung

Tốc độ bit danh định: 34 368 kbit/s

Sai số cho phép: ± 2.10-5

Mã đường truyền: HDB 3

3.3.2. Các đặc tính điện tại đầu ra

Tín hiệu số tại đầu ra giao diện điện 34 368 kbit/s phải có các đặc tính kỹ thuật nằm trong mặt nạ xung như trong hình 11 và bảng 8.

Hình 11: Mặt nạ xung tại giao diện điện 34 368 kbit/s

Bảng 8 – Các đặc tính điện tại đầu ra giao diện điện 34 368 kbit/s

Dạng xung (theo danh định là xung vuông) Tín hiệu hợp lệ phải nằm trong mặt nạ xung như hình 11
Cáp cho mỗi hướng truyền Một cáp đồng trục
Trở kháng tải thử, Ω 75 (điện trở thuần)
Điện áp đỉnh danh định mức cao (có xung), V

1,0

Điện áp đỉnh mức thấp (không xung), V

0 ± 0,1

Độ rộng xung danh định, ns

14,55

Tỷ số giữa biên độ xung dương và xung âm được xác định ở giữa xung

0,95 ¸ 1,05

Tỷ số giữa độ rộng của xung dương và xung âm được xác định tại một nửa biên độ danh định

0,95 ¸ 1,05

Rung pha đỉnh – đỉnh cực đại Xem phụ lục A, mục A1.1

3.3.3 Các đặc tính điện tại đầu vào

Các đặc tính điện của tín hiệu số tại đầu vào giao diện điện 34 368 kbit/s được xác định như đối với các đầu ra của giao diện điện 34 368 kbit/s nhưng được phép thay đổi theo đặc tính của cáp kết nối.

Suy hao của cáp kết nối tuân theo quy luật (f)1/2 và suy hao tại tần số 17184 kHz cần nằm trong dải từ 0 đến 12 dB.

Giá trị nhỏ nhất của suy hao phản xạ tại các đầu vào được quy định trong bảng 9.

Bảng 9 – Giá trị nhỏ nhất của suy hao phản xạ tại các đầu vào của giao diện điện 34 368 kbit/s

Dải tần

kHz

Suy hao phản xạ

dB

860 ¸ 1720

1720 ¸ 34368

34368 ¸ 51550

12

18

14

Các chỉ tiêu về rung pha đầu vào giao diện điện 34368 kbit/s: xem phụ lục A, mục A.2.

3.3.4. Các yêu cầu bảo vệ quá áp và tiếp đất

Các yêu cầu về bảo vệ quá áp: xem phụ lục B.

Các yêu cầu về tiếp đất: tuân thủ theo tiêu chuẩn TCN 68-141 : 1995.

3.4 Giao diện điện tốc độ 139 264kbit/s

3.4.1 Các đặc tính chung

Tốc độ bit danh định: 139 264 kbit/s

Sai số cho phép: ±15.10-6

Mã đường truyền: CMI.

3.4.2 Các đặc tính điện tại đầu ra

Tín hiệu số tại đầu ra giao diện điện 139 264 kbit/s phải có các đặc tính kỹ thuật nằm trong mặt nạ xung như trong hình 12, hình 13 và bảng 10.

Hình 12: Mặt nạ xung ứng với bit 0 tại đầu ra của giao diện điện 139 264 kbit/s

Chú ý 1: Biên độ cực đại ở trạng thái dừng không được vượt quá 0,55 V. Phần vượt quá phải nằm trong khoảng biên độ từ 0,55 V đến 0,6 V.

Chú ý 2: Đối với các phép đo sử dụng mặt nạ xung này, tín hiệu được phối ghép với máy hiện sóng theo chế độ xoay chiều bằng cách sử dụng một tụ điện có điện dung lớn hơn 0,01 mF.

Mức 0 danh định cho cả hai mặt nạ xung được dóng với đường vạch ngang của máy hiện sóng (đường ở giữa) trong trường hợp không có tín hiệu vào. Khi có tín hiệu vào, vị trí vạch ngang của máy hiện sóng có thể được điều chỉnh để đáp ứng các giới hạn của mặt nạ xung. Việc điều chỉnh không được vượt quá ± 0,05 V. Điều này có thể được kiểm tra bằng cách ngắt tín hiệu vào và xác định xem vạch ngang của máy hiện sóng có nằm trong khoảng ± 0,05 V của mức “zero” danh định của mặt nạ xung hay không.

Hình 13: Mặt nạ xung ứng với bit 1 tại đầu ra của giao diện điện 139 264 kbit/s

Chú ý 1: Biên độ cực đại ở trạng thái dừng không được vượt quá 0,55 V. Phần vượt quá phải nằm trong khoảng biên độ từ 0,55 V đến 0,6 V.

Chú ý 2: Đối với các phép đo sử dụng mặt nạ xung này, tín hiệu được phối ghép với máy hiện sóng theo chế độ xoay chiều bằng cách sử dụng một tụ điện có điện dung lớn hơn 0,01 mF.

Mức 0 danh định cho cả hai mặt nạ xung được dóng với đường vạch ngang của máy hiện sóng (đường ở giữa) trong trường hợp không có tín hiệu vào. Khi có tín hiệu vào, vị trí vạch ngang của  máy hiện sóng có thể được điều chỉnh để đáp ứng các giới hạn của mặt nạ xung. Việc điều chỉnh không được vượt quá ± 0,05 V. Điều này có thể được kiểm tra bằng cách ngắt tín hiệu vào và xác định xem vạch ngang của máy hiện sóng có nằm trong khoảng ± 0,05 V của mức “zero” danh định của mặt nạ xung hay không.

Bảng 10 – Đặc tính điện của giao diện điện 139 264 kbit/s

Dạng xung Dạng xung danh định là xung vuông, nằm trong mặt nạ xung trong hình 12 và 13.
Cáp cho mỗi hướng truyền Một cáp đồng trục
Trở kháng tải thử, Ω 75 (điện trở thuần)
Điện áp đỉnh – đỉnh, V 1 ± 0,1
Thời gian chuyển mức từ 10% đến 90% của biên độ ổn định khi đo, ns £ 2
Dung sai cho thời điểm chuyển mức, ns

Chuyển xuống mức âm:

Chuyển lên mức dương tại điểm giữa chu kỳ:

Chuyển lên mức dương tại biên của khoảng đơn vị:

 

± 0,1 (hình 12, 13)

± 0,35 (hình 12)

± 0,5 (hình 13)

Suy hao phản xạ, dB ³ 15 trong dải tần 7 MHz đến 120 MHz
Rung pha đỉnh – đỉnh cực đại Xem phụ lục A, mục A1.1

3.4.3 Các đặc tính điện tại đầu vào

Các đặc tính điện của tín hiệu số tại đầu vào giao diện điện 139 264 kbit/s được xác định như đối với các đầu ra của giao diện điện 139 264 kbit/s nhưng được phép thay đổi theo đặc tính của cáp kết nối.

Suy hao của cáp kết nối tuân theo quy luật (f)1/2 và suy hao cực đại là 12 dB tại tần số 70 MHz.

Các đặc tính suy hao phản xạ đầu vào giống như các đặc tính suy hao phản xạ của đầu ra.

Các chỉ tiêu về rung pha đầu vào giao diện điện 139 264 kbit/s: xem phụ lục A, mục A.2.

3.4.4 Các yêu cầu bảo vệ quá áp và tiếp đất

Các yêu cầu về bảo vệ quá áp: xem phụ lục B.

Các yêu cầu về tiếp đất: tuân thủ theo tiêu chuẩn TCN 68-141: 1995.

3.5 Giao diện điện tốc độ 155 520 kbit/s

3.5.1 Các đặc tính chung

Tốc độ bit danh định: 155 520 kbit/s

Sai số cho phép: ± 2.10-5

Mã đường truyền: CMI

3.5.2 Các đặc tính điện tại đầu ra

Tín hiệu số tại đầu ra giao diện STM-1 cần tuân theo các chỉ tiêu trong bảng 11 và nằm trong mặt nạ xung như trong hình 14 và hình 15.

Bảng 11- Đặc tính điện tại các đầu ra của giao diện STM-1

Dạng xung Dạng xung danh định là xung vuông nằm trong các mặt nạ xung trong hình 14 và 15
Cáp cho mỗi hướng truyền Một cáp đồng trục
Trở kháng tải thử danh định, W 75 (điện trở thuần)
Điện áp đỉnh – đỉnh, V 1 ± 0,1
Thời gian chuyển mức trong khoảng từ 10% đến 90% của biên độ ổn định khi đo, ns £ 2
Dung sai cho thời điểm chuyển mức, ns

Chuyển xuống mức âm:

Chuyển lên mức dương tại điểm giữa các khoảng đơn vị:

Chuyển lên mức dương tại biên của khoảng đơn vị:

 

± 0,1 (hình 14, 15)

± 0,35 (hình 14)

± 0,5 (hình 15)

Suy hao phản xạ, dB ³ 15 trong dải tần từ 8 MHz cho đến 240 MHz
Rung pha đỉnh – đỉnh cực đại Xem phụ lục A, mục A1.2

Hình 14: Mặt nạ của xung ứng với bit 0 tại đầu ra của giao diện điện STM-1 (Chú ý 3)

Chú ý 1: Biên độ cực đại ở trạng thái dừng không được vượt quá 0,55 V. Phần vượt quá phải nằm trong khoảng biên độ từ 0,55 V đến 0,6 V.

Chú ý 2: Đối với các phép đo sử dụng mặt nạ xung này, tín hiệu được phối ghép với máy hiện sóng theo chế độ xoay chiều bằng cách sử dụng một tụ điện có điện dung lớn hơn 0,01 mF.

Mức 0 danh định cho cả hai mặt nạ xung được dóng với đường vạch ngang của máy hiện sóng (đường ở giữa) trong trường hợp không có tín hiệu vào. Khi có tín hiệu vào, vị trí vạch ngang của máy hiện sóng có thể được điều chỉnh để đáp ứng các giới hạn của mặt nạ xung. Việc điều chỉnh không được vượt quá ± 0,05 V. Điều này có thể được kiểm tra bằng cách ngắt tín hiệu vào và xác định xem vạch ngang của máy hiện sóng có nằm trong khoảng ± 0,05 V của mức “zero” danh định của mặt nạ xung hay không.

Chú ý 3: Mỗi xung trong chuỗi xung đã được mã hoá phải thoả mãn các giới hạn của mặt nạ xung tương ứng, không kể trạng thái của các xung trước đó hay kế tiếp, cả hai mặt nạ xung được xác định theo cùng một chuẩn thời gian, nghĩa là sườn lên và xuống phải trùng nhau.

Mặt nạ tính đến cả rung pha tần số cao gây ra bởi giao thoa (nhiễu) kí tự tại đầu ra, nhưng không tính đến rung pha của tín hiệu đồng bộ liên kết với nguồn tín hiệu vào

Khi sử dụng máy hiện sóng để xác định sự phù hợp của xung tín hiệu với mặt nạ, điều quan trọng là phải sử dụng các kỹ thuật đồng bộ để loại trừ ảnh hưởng của rung pha tần số thấp. Điều này có thể thực hiện bằng cách đồng bộ máy hiện sóng theo dạng tín hiệu đo hoặc đồng bộ đồng thời máy hiện sóng và mạch tạo tín hiệu xung theo cùng một tín hiệu định thời. Các kỹ thuật này cần tiếp tục nghiên cứu.

Chú ý 4: Thời gian lên và xuống được đo giữa hai mức – 0,4 V và 0,4 V, và không được vượt quá 2 ns.

Hình 15: Mặt nạ xung ứng với bit 1 tại đầu ra của giao diện điện STM-1.
(Chú ý 3 và chú ý 5)

Chú ý 1: Biên độ cực đại ở trạng thái dừng không được vượt quá 0,55 V. Phần vượt quá phải nằm trong khoảng biên độ từ 0,55 V đến 0,6 V.

Chú ý 2: Đối với các phép đo sử dụng mặt nạ xung này, tín hiệu được phối ghép với máy hiện sóng theo chế độ xoay chiều bằng cách sử dụng một tụ điện có điện dung lớn hơn 0,01 mF.

Mức 0 danh định cho cả hai mặt nạ xung được dóng với đường vạch ngang của máy hiện sóng (đường ở giữa) trong trường hợp không có tín hiệu vào. Khi có tín hiệu vào, vị trí vạch ngang của máy hiện sóng có thể được điều chỉnh để đáp ứng các giới hạn của mặt nạ xung. Việc điều chỉnh không được vượt quá ± 0,05 V. Điều này có thể được kiểm tra bằng cách ngắt tín hiệu vào và xác định xem vạch ngang của máy hiện sóng có nằm trong khoảng ± 0,05 V của mức ‘zero” danh định của mặt nạ xung hay không.

Chú ý 3: Mỗi xung trong chuỗi xung đã được mã hoá phải thoả mãn các giới hạn của mặt nạ xung tương ứng, không kể trạng thái của các xung trước đó hay kế tiếp, cả hai mặt nạ xung được xác định theo cùng một chuẩn thời gian, nghĩa là sườn lên và xuống phải trùng nhau.

Mặt nạ tính đến cả rung pha tần số cao gây ra bởi giao thoa (nhiễu) kí tự tại đầu ra, nhưng không tính đến rung pha của tín hiệu đồng bộ liên kết với nguồn tín hiệu vào.

Khi sử dụng máy hiện sóng để xác định sự phù hợp của xung tín hiệu với mặt nạ, điều quan trọng là phải sử dụng các kỹ thuật đồng bộ để loại trừ ảnh hưởng của rung pha tần số thấp. Điều này có thể thực hiện bằng cách đồng bộ máy hiện sóng theo dạng tín hiệu đo hoặc đồng bộ đồng thời máy hiện sóng và mạch tạo tín hiệu xung theo cùng một tín hiệu định thời. Các kỹ thuật này cần tiếp tục nghiên cứu.

Chú ý 4: Thời gian lên và xuống được đo giữa hai mức – 0,4 V và 0,4 V, và không được vượt quá 2 ns.

Chú ý 5: Xung nghịch (đảo) có cùng đặc tính, lưu ý rằng dung sai đối với thời điểm chuyển từ mức dương sang mức âm và ngược lại là ± 0,1 ns và ± 0,5 ns.

3.5.3 Các đặc tính điện tại đầu vào

Các đặc tính điện của tín hiệu số tại đầu vào cần tuân theo các chỉ tiêu trình bày trong bảng 12 và hình vẽ 15 và được phép thay đổi theo đặc tính của cáp kết nối.

Suy hao của cáp kết nối tuân theo quy luật (f)1/2 và có suy hao cực đại là 12,7 đảm bảo tại tần số 78 MHz.

Các đặc tính suy hao phản xạ đầu vào giống như các đặc tính suy hao phản xạ của đầu ra.

Các chỉ tiêu về rung pha đầu vào giao diện điện STM-1: xem phụ lục A, mục A.2.

3.5.4 Các đặc tính tại các điểm kết nối chéo.

Mức công suất tín hiệu: Đo công suất băng thông sử dụng bộ cảm biến mức công suất với dải tần công tác ít nhất là 300 MHz sẽ có kết quả từ -2,5 đến + 4,3 dBm. Không có thành phần một chiều qua giao diện.

Biểu đồ mắt: dựa trên các mức công suất cực đại và cực tiểu đưa ra ở trên được chỉ ra trong hình 16. Biên độ điện áp được chuẩn hoá bằng 1 và thời gian được xác định trong các giới hạn của chu kỳ lặp lại xung T. Các điểm của biểu đồ mắt được chỉ ra trong bảng sau:

Bảng 12 – Đặc tính tại các điểm kết nối chéo

Điểm

Thời gian

Biên độ

a

b

c

d

e

f

– 0,25 T/2

– 0,05 T/2

– 0,05 T/2

– 0,20 T/2

– 0,05 T/2

– 0,05 T/2

0,00

0,25

0,25

0,00

– 0,25

– 0,25

Hình 16: Sơ đồ mắt giao diện STM – 1

Đầu cuối: Một cáp đồng trục được sử dụng cho mỗi hướng truyền

Trở kháng: Điện trở tải thử là 75 W ± 5% được sử dụng tại giao diện để đánh giá biểu đồ mắt và các tham số điện của tín hiệu.

3.5.5 Các yêu cầu bảo vệ quá áp và tiếp đất

Các yêu cầu về bảo vệ quá áp: xem phụ lục B.

Các yêu cầu về tiếp đất: tuân thủ theo tiêu chuẩn TCN 68 – 141: 1995.

3.6 Giao diện đồng bộ 2 048 kHz

3.6.1 Các yêu cầu chung

Tiêu chuẩn giao diện này áp dụng cho các thiết bị số đồng bộ bằng tín hiệu đồng bộ 2 048 kHz.

3.6.2. Các đặc tính điện tại đầu ra

Tín hiệu tại đầu ra giao diện đồng bộ 2 048 kHz phải có các đặc tính kỹ thuật nằm trong mặt nạ xung như trong hình 17 và bảng 13.

Bảng 13 – Các đặc tính điện của giao diện đồng bộ 2 048 kHz

Tần số, kHz 2 048 ± 5.10-5
Dạng xung Tín hiệu nằm trong mặt nạ xung như ở hình 17

Giá trị V tương ứng với giá trị đỉnh cực đại

Giá trị V1 tương ứng với giá trị đỉnh cực tiểu

Loại cáp

Một cáp đồng trục

Một đôi cáp đối xứng

Trở kháng tải thử, Ω

75

120

Điện áp đỉnh cực đại, V

1,5

1,9

Điện áp đỉnh cực tiểu, V

0,75

1,0

Rung pha cực đại tại đầu ra Giá trị đỉnh – đỉnh cực đại là 0,05 UI, được đo trong dải tần từ f= 20 Hz đến f2 = 40 Hz

(theo Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 164: 1997)

Giá trị rung pha cực đại tại đầu ra chỉ áp dụng đối với các thiết bị phân phối định thời mạng.

Các giá trị khác được xác định cho các đầu ra định thời của các thiết bị số mang tín hiệu định thời của mạng.

3.6.3 Các đặc tính điện tại đầu vào

Các đặc tính điện của tín hiệu tại đầu vào cần tuân thủ các chỉ tiêu nêu trong bảng 13 và được phép thay đổi theo đặc tính của cáp kết nối.

Đặc tính suy hao của cáp kết nối tuân theo quy luật (f)1/2 và suy hao tại tần số 2 048 kHz nằm trong dải từ 0 đến 6 dB. Tại tần số 2 048 kHz, suy hao phản xạ phải lớn hơn hoặc bằng 15 dB.

Hình 17: Dạng sóng tại đầu ra giao diện đồng bộ 2048 kHz

3.6.4 Các yêu cầu bảo vệ quá áp và tiếp đất

Các yêu cầu về bảo vệ quá áp: xem phụ lục B.

Các yêu cầu về tiếp đất: tuân thủ theo tiêu chuẩn TCN 68 – 141: 1995.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Các chỉ tiêu về rung pha và trôi pha tại các giao diện

A.1 Chỉ tiêu rung pha và trôi pha tại đầu ra các giao diện phân cấp số

A.1.1 Chỉ tiêu rung pha và trôi pha tại đầu ra các giao diện phân cấp PDH

A.1.1.1 Chỉ tiêu rung pha

Biên độ rung pha lớn nhất đối với mỗi phân cấp giao diện PDH không được phép vượt quá giá trị B1 UIPP khi đo với bộ lọc thông có tần số cắt cao hơn f1 và tần số cắt thấp nhất là f4.

Biên độ rung pha lớn nhất đối với mỗi giao diện phân cấp PDH không được phép vượt quá giá trị B2 UIPP khi đo với bộ lọc thông có tần số cắt cao f2 và tần số cắt thấp nhất f4. Độ dốc giữa tần số cắt cao và thấp của bộ lọc thông là 20 dB/decade.

Giá trị biên độ và tần số rung pha tại giao diện phân cấp hoặc ở đầu ra của thiết bị được cho trong bảng sau:

Bảng A.1 – Biên độ và tần số rung pha tại giao diện/ đầu ra thiết bị

Tốc độ bit

kbit/s

Biên độ UIPP

Băng thông bộ lọc đo

B1

B2

F1

Hz

F2

kHz

f4

kHz

64 *

0,25

0,05

20

3

20

2048

1,5

0,2

20

18

(700 Hz)

100

8448

1,5

0,2

20

3

(80 kHz)

400

34368

1,5

0,15

100

10

800

139264

1,5

0,075

200

10

3500

UIPP: Khoảng đơn vị đỉnh – đỉnh

* Chỉ áp dụng đối với giao diện cùng hướng

Đối với kênh:

64 kbit/s 1UI = 15,6 ms; 2048 kbit/s 1UI = 488 ns;
8448 kbit/s 1UI = 118 ns; 34368 kbit/s 1UI = 29,1 ns;
139264 kbit/s 1UI = 7,18 ns.    

Hình A.1: Sơ đồ đo rung pha tại giao diện phân cấp số (đầu ra của thiết bị)

A.1.1.2 Chỉ tiêu trôi pha

Mức trôi pha của các khối mạng phụ thuộc vào môi trường truyền dẫn và tuổi thọ của đồng hồ.

Chỉ tiêu trôi pha tại các phân mức giao diện:

– MTIE trong một chu kỳ S>104s không được vượt quá (10-2S +10000) ns

(Các giá trị trong chu kỳ S<104s đang được ITU nghiên cứu)

Hình A.2: Khoảng thời gian sai số cho phép lớn nhất MTIE theo chu kỳ quan sát S giây tại lối ra một giao diện phân cấp

A.1.2 Chỉ tiêu rung pha tại đầu ra giao diện phân cấp SDH STM-1

Tại lối ra giao diện STM-1, mức rung pha phải thoả mãn:

– Giá trị biên độ rung pha đo trong khoảng thời gian 60 giây sử dụng bộ lọc thông có tần số cắt thấp f1 và tần số cắt cao f4 không vượt quá B1 UIpp.

– Giá trị biên độ rung pha đo trong khoảng thời gian 60 giây sử dụng bộ lọc thông có tần số cắt thấp f2 và tần số cắt cao f4 không vượt quá B2 UIpp. Độ dốc giữa tần số cắt cao và thấp của bộ lọc thông là 20 dB/decade.

Sơ đồ đo rung pha tại giao diện STM-1 minh hoạ ở hình A.1 và các chỉ tiêu giới hạn cho phép được trình bày trong bảng A.2.

Bảng A.2 – Chỉ tiêu rung pha đầu ra

Phân mức SDH-n

Biên độ UIPP

Băng thông bộ lọc đo

B1

B2

F1

Hz

F2

kHz

f4

MHz

STM-1

1,5

0,15

500

65

1,3

UIPP: Khoảng đơn vị đỉnh – đỉnh

STM-1:  1UI = 6,43 ns

A.2 Chỉ tiêu rung pha và trôi pha tại đầu vào các giao diện phân cấp số

A.2.1 Chỉ tiêu rung pha và trôi pha tại đầu vào các giao diện phân cấp PDH

Đầu vào giao diện hoặc thiết bị truyền dẫn PDH phải có khả năng chấp nhận được mức rung pha và trôi pha cao nhất theo các tiêu chuẩn sau:

Bảng A.3 – Giá trị giới hạn cho phép rung pha và trôi pha đầu vào

Tốc độ kbit/s

UIPP

Tần số

Tín hiệu kiểm tra giả ngẫu nhiên

A0

A1

A2

A3

F0

Hz

F10

Hz

F9

Hz

F8

Hz

F1

Hz

F2

kHz

F3

kHz

f4

kHz

64*

1,15

(18ms)

0,25

0,05

1,2×10-5

20

0,6

3

20

211-1

2048

152

(18ms)

18

1,5

0,2

1,2×10-5

4,88×10-3

0,01

1,667

20

2,4

0,093

18

0,70

100

215-1

8448

618,6

(18ms)

1,5

0,2

1,2×10-5

20

0,4

10,7

3

80

400

215-1

34368

618,6

(18ms)

1,5

0,15

100

1

10

800

223-1

13924

6

1,5

0,075

200

0,5

10

3500

223-1

UIPP: Khoảng đơn vị đỉnh – đỉnh.

* Chỉ áp dụng đối với giao diện cùng hướng.

(Các giá trị còn để trống trong bảng đang được ITU nghiên cứu xác định).

Giá trị A0 (18 ms) thể hiện sự lệch pha giữa các tín hiệu đến và các tín hiệu định thời nội được lấy từ đồng hồ chuẩn.

Hình A.3: Giới hạn rung pha đầu vào giao diện PDH

A.2.2 Chỉ tiêu rung pha và trôi pha tại đầu vào giao diện phân cấp SDH STM-1 (155 520 kbit/s)

Các thiết bị SDH sử dụng giao diện điện STM-1 phải có khả năng chấp nhận mức rung pha và trôi pha với giá trị giới hạn cho phép trong bảng A4 và hình A3.

Bảng A.4 – Giá trị giới hạn cho phép lớn nhất rung pha và trôi pha đầu vào giao diện STM-1

Phân mức

STM-n

UIPP

Tần số

A0

A1

A2

A3

A4

F0

Hz

F12

Hz

F11

Hz

F10

Hz

F9

Hz

F8

Hz

F1

Hz

F2

Hz

F3

Hz

f4

Hz

STM-1

2800

311

39

1,5

0,15

12m

78m

1,6m

15,6m

0,125

19,3

500

6,5

65

1,3M

Hình A.4: Giới hạn cho phép mức rung pha và trôi pha đầu vào giao diện SDH

Ghi chú: các chỉ tiêu rung pha và trôi pha đối với các đường truyền dẫn số được quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 164: 1997.

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Các yêu cầu về bảo vệ quá áp

Các yêu cầu về bảo vệ quá áp đối với các thiết bị viễn thông có các giao diện điện phân cấp số tuân thủ theo Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 140: 1995.

Đầu ra và đầu vào của các giao diện điện phân cấp số cần chịu được ảnh hưởng của phép thử với 10 xung sét tiêu chuẩn (1,2/50 ms) với biên độ cực đại U (5 xung dương và 5 xung âm).

B.1 Đối với giao diện sử dụng cáp đồng trục

Sử dụng bộ tạo xung như hình B.1 (với các chế độ điện áp khác nhau).

Hình B.1: Bộ tạo xung 1,2/50 ms đối với các giao diện cáp đồng trục.

B.2 Đối với giao diện sử dụng các đôi cáp đối xứng

Sử dụng bộ tạo xung như hình B.2 (chế độ điện áp chung: U = 100 Vdc)

Hình B.2: Bộ tạo xung 1,2/50 ms đối với các giao diện cáp đối xứng

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CCITT – Recommendation G.703

Physical / Electrical Characteristics of Hierarchical Digital Interfaces, Geneva 4-1991.

2. CCITT – Recommendations G.801 to G.961:

Digital Network, Digital Sections and Digital Line System, Geneva 1989.

3. CCITT – Recommendations Q.500 to Q.554:

Digital Local, Combined Transit and International Exchanges in Integrated

Digital Network and Mixed Analogue – Digital Network, Geneva 1989.

4. CCITT – Blue Book, Volume I- Fascicle I.3:

Terms and Definitions Abbreviations and Acronyms Recommendations on

Means of Expression (Series B), General Telecommunications Statistics (Series C), Geneva 1989.

5. CCITT – Recommendations G.103:

Hypothetical Reference Connection-Blue Book, Fascicle III.1, Geneva 1989.

6. CCITT – 120 Recommendation:

National Network , Blue Book, Fascicle III.1. Geneva 1989.

7. CCITT – Recommendation – G.142:

Transmission Characteristics of Exchange, Blue Book, Fascicle III.1, Geneva 1989.

8. CCITT – Recommendation – Blue Book – Volume V:

Telephone Transmission Quality – Series P Recommendation, Geneva 1989.

9. CCITT – Recommendation I.324:

ISDN Network Architectrue.

10. CCITT – Recommendations G.700- G.772

11. CCITT – Recommendation G.704 : Synchronous Frame Structures used at 1544, 63112, 2048, 8448 and 44736 . ( 07/1995)

12. CCITT -Recommendation G.706 Frame Alignment and cyclic redundancy check procedures relating to basic frame structure defined in G.704. (04/91).

13. CCITT – Recommendation G.103 (11/88) Hypothetical reference connections – Blue Book, Fascicle III.1

14. ITU-T Recommendation G.120 (11/88) Transmission Characteristics of National Networks, Blue Book, Fascicle III.1.

15. ITU-T Recommendation G.706 (04/91) Frame Alignment and cyclic redundancy check procedures relating to basic frame structure defined in G.704.

16. ITU-T Recommendation G.113 (02/96) Transmission Impairments.

17. ITU-T Recommendation G.707 (03/96) Network Node Interface for The Synchronous Digital Hierarchy.

18. ITU-T Recommendation G.821 (08/96) Error Performance of an International Digital Connection Operating at a Bit Rate Below The Primary

Rate and Forming Part of an Integrated Services Digital Network.

19. ITU-T Recommendation G.826 (08/96) Error Performance Parameters and Objectives for International Constant Bit Rate Digital Paths at or Above The Primary Rate.

20. ITU-T Recommendation G.823 (03/93) The Control of Jitter and Wander within Digital networks which are based on the 2048 kbit/s hierachy.

21. Summary of ITU-T and Standardisation System in Japan, Technical Seminar on ITU-T Standardisation TSS – 96, Hanoi – Vietnam, 19-12 November 1996.

22. Technical Standards Plan – DETECON, Deutsche Telepost Consulting GmbH bonn 1993-EQ/VIE/89/006.

23. Vietnam Post and Telecommunications Confidential Telecommunications Network Development Plan 1996-2010.

24. VNPT Networks Management, 30 January 1996 Prepared by VNPT/Telstra Networks Management Task Force.

25. Telecommunication Networks

Butterworth – Heinemann 1996.

26. Vietnam Trunk Network SDH Project, Telstra 1994

27. TN-1X , Northern Telecom.

28. TN-16X , Northern Telecom.

29. Các tài liệu khai thác, bảo dưỡng thiết bị VIBA số.

30. Tiêu chuẩn kỹ thuật lỗi bit và rung pha của các đường truyền dẫn số.

(Tiêu chuẩn Ngành, mã số TCN 68-68-164: 1997 )

31. Tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống thông tin cáp sợi quang và thông tin Viba SDH.

(Tiêu chuẩn Ngành, mã số TCN 68 – 177: 1995)

32. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị Viba số.

(Tiêu chuẩn Ngành, mã số TCN 68 – 137: 1995)

33. Tiêu chuẩn kỹ thuật tiếp đất cho các công trình viễn thông.

(Tiêu chuẩn Ngành, mã số TCN 68 – 141: 1995)

34. Tiêu chuẩn kỹ thuật chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin.

(Tiêu chuẩn Ngành, mã số TCN 68 -140: 1995)

TIÊU CHUẨN NGÀNH TCN68-175:1998 NGÀY 19/12/1998 VỀ CÁC GIAO DIỆN ĐIỆN PHÂN CẤP SỐ – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCN68-175:1998 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành 19/12/1998
Cơ quan ban hành Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản