TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8653-2:2024 VỀ SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NƯỚC CỦA MÀNG SƠN
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8653-2:2024
SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ
PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NƯỚC CỦA MÀNG SƠN
Wall emulsion paints – Test methods – Part 2: Determination of water resistance of paint film
Lời nói đầu
TCVN 8653-2:2024 thay thế TCVN 8653-2:2012
TCVN 8653-2:2024 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8653:2024, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử, bao gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 8653-1:2024, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 1: Xác định trạng thái sơn trong thùng chứa, đặc tính thi công, độ ổn định ở nhiệt độ thấp và ngoại quan màng sơn;
– TCVN 8653-2:2024, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 2: Xác định độ bền nước của màng sơn;
– TCVN 8653-3:2024, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 3: Xác định độ bền kiềm của màng sơn;
– TCVN 8653-4:2024, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 4: Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn;
– TCVN 8653-5:2024, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 5: Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn.
SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NƯỚC CỦA MÀNG SƠN
Wall emulsion paints – Test methods – Part 2: Determination of water resistance of paint film
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền nước của màng sơn tường dạng nhũ tương.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các loại tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu;
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm;
TCVN 5569 (ISO 1513), Sơn và vecni – Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử;
TCVN 8653-1, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 1: Xác định trạng thái sơn trong thùng chứa, đặc tính sử dụng, độ ổn định ở nhiệt độ thấp và ngoại quan màng sơn.
3 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
3.1 Lấy mẫu thử
Lấy mẫu đại diện của sản phẩm thử theo TCVN 2090 (ISO 15528).
3.2 Chuẩn bị và kiểm tra mẫu thử
Theo quy định trong TCVN 5669 (ISO 1513).
4 Điều kiện về vị trí thử nghiệm và nguồn sáng để quan sát
Điều kiện về vị trí thử nghiệm và nguồn sáng để quan sát theo Điều 4 của TCVN 8653-1.
5 Thiết bị, dụng cụ
5.1 Chậu nhựa, có dung tích từ (5 ÷ 10) L.
5.2 Nước khử ion, phù hợp loại 3 trong TCVN 4851 (ISO 3696).
5.3 Parafin, có điểm nóng chảy từ 55 °C đến 65 °C.
5.4 Khăn lau, khô và có khả năng thấm nước
6 Chuẩn bị tấm mẫu thử
Chuẩn bị 3 tấm mẫu thử theo Điều 5 của TCVN 8653-1, Tuy nhiên tấm mẫu thử được sơn 2 lần cách nhau 6 h trên cả hai mặt và để khô trong 5 ngày, sau đó lấy 2 tấm mẫu thử đem phủ kín bốn mặt viền xung quanh bằng parafin nóng chảy. Tấm mẫu thử còn lại được sử dụng làm mẫu đối chứng.
7 Cách tiến hành
Đem hai tấm mẫu thử trên ngâm ngập trong nước khử ion ở nhiệt độ (27 ± 5) °C theo chiều thẳng đứng, mặt nước luôn luôn cách cạnh trên của tấm mẫu thử ít nhất 3 cm.
Sau khi ngâm đủ thời gian quy định, lấy các tấm mẫu thử ra khỏi nước và dùng khăn lau mềm thấm khô các bề mặt.
8 Đánh giá kết quả
Quan sát bằng mắt thường các bề mặt tẩm mẫu ngay sau khi chúng được thấm khô. Nếu bề mặt các tấm mẫu thử không có sự bong tróc, phồng rộp, rạn nứt chân chim và nếu cả hai tấm mẫu thử này sau khi để lưu 2 h ở nhiệt độ phòng, không có sự thay đổi đáng kể về màu sắc và độ bóng so với mẫu đối chứng thì kết luận màng sơn “đạt” yêu cầu sau khoảng thời gian ngâm quy định.
Thư mục tài liệu tham khảo
1. JIS K 5663:2021, Synthetic resin emulsion paint and sealer (Sơn nhựa nhũ tương tổng hợp và sơn lót);
2. JIS K 5600-6-1, Testing methods for paints – Part 6: Chemical property of film – Section 1: Resistance to liquids (General methods) (Phương pháp thử cho sơn – Phần 6: Tính chất hóa của màng sơn – Mục 1: Khả năng chịu trong môi trường lỏng (Phương pháp chung)).
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
4 Điều kiện về vị trí thử nghiệm và nguồn sáng để quan sát
5 Thiết bị, dụng cụ
6 Chuẩn bị tấm mẫu thử
7 Cách tiến hành
8 Đánh giá kết quả
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8653-2:2024 VỀ SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NƯỚC CỦA MÀNG SƠN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8653-2:2024 | Ngày hiệu lực | 31/05/2024 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | 31/05/2024 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |