TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 14193:2024 VỀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ DẪN ĐƯỜNG VÔ TUYẾN MẶT ĐẤT – YÊU CẦU CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 14193:2024

HỆ THỐNG PHỤ TRỢ DẪN ĐƯỜNG VÔ TUYẾN MẶT ĐẤT – YÊU CẦU CHUNG

General requirements for radio navigation aids

Lời nói đầu

TCVN 14193:2024 “Hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất – Yêu cầu chung” do Học viện Hàng không Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HỆ THỐNG PHỤ TRỢ DẪN ĐƯỜNG VÔ TUYẾN MẶT ĐT – YÊU CẦU CHUNG

General requirements for radio navigation aids

1  Phạm vi áp dụng

Hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất – Yêu cầu chung áp dụng đối với tất cả các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất phục vụ cho hàng không dân dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2  Tài liệu viện dẫn

c tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.

2.1  Phụ ước 10 – Thông tin viễn thông hàng không, tập I – Các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến, phiên bn lần thứ 8, tháng 7 năm 2023 (Annex 10 – Aeronautical Telecommunications, Volume I  Radio Navigation Aids, Eighth Edition, July 2023).

2.2  Phụ ước 14  Sân bay, tập I – Thiết kế và Khai thác sân bay, phiên bản lần thứ 9, tháng 7 năm 2022 (Annex 14 – Aerodromes, Volume I – Aerodrome Design and Operations, Ninth Edition, July 2022).

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.1

Bán kính trung bình của tầm phủ sóng danh đnh (Average radius of rated coverage)

Bán kính của một vòng tròn có cùng tầm phủ sóng danh định.

3.1.2

Biên độ xung (Pulse amplitude)

Điện áp cực đại của đường bao xung tức là A trong hình A.1, phụ lục A.

3.1.3

Bộ dò hướng tự động (Automatic Direction Finder)

Bộ dò hướng tự động, được đặt trên tàu bay để thu tín hiệu dẫn đường của đài dẫn đường vô hướng.

3.1.4

Cấu trúc hướng (Course structure)

Các đặc tính của hướng bao gồm các đoạn cong, sự trệch, sự gồ ghề, và độ rộng cung hướng.

3.1.5

Chế độ tìm kiếm của DME (Search mode)

Trạng thái khi máy hỏi của DME thu được và bám chặt đáp ứng trả lời tương ứng với các xung hỏi riêng của nó từ máy trả lời đã chọn.

3.1.6

Chế độ theo dõi của DME (Track mode)

Trạng thái xảy ra khi máy hỏi của DME bám chặt các xung trả lời tương ứng với các xung hỏi riêng của nó, và liên tục cung cấp thông tin cự ly đo được.

3.1.7

Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (Equivalent Isotropically Radiated Power)

Tích số công suất cung cấp cho ăngten và độ lợi ăngten theo một hướng cho trước liên quan đến ăngten đẳng hướng (tăng tuyệt đối hoặc đẳng hướng).

3.1.8

Cung ch hưng hạ cánh (Course sector)

Một cung nằm trong mặt phẳng ngang có chứa đường chỉ hướng hạ cánh và giới hạn bởi quỹ tích của các điểm gần đường chỉ hướng hạ cánh nhất và có DDM = 0,155.

3.1.9

Cung chỉ hướng hạ cánh phía trưc (Front course sector)

Cung hướng hạ cánh nằm cùng phía với đường CHC so với ăngten đài chỉ hướng hạ cánh.

3.1.10

Cung chỉ hướng hạ cánh phía sau (Back course sector)

Cung hướng nằm ở phía đối diện của đài chỉ hướng hạ cánh từ đường CHC.

3.1.11

Cung ch góc hạ cánh (ILS glide path sector)

Cung nằm trong mặt phẳng đứng cha đường chỉ góc hạ cánh và giới hạn bởi quỹ tích của những điểm gần đường chỉ góc hạ cánh nhất và có DDM = 0,175.

3.1.12

Dịch vụ dẫn đường vô tuyến (Radio navigation service)

Dịch v cung cấp thông tin hướng dẫn hoặc dữ liệu vị trí để tàu bay hoạt động hiệu quả và an toàn được phụ trợ bởi một hay nhiều hệ thống dẫn đường vô tuyến.

3.1.13

Đài chỉ góc hạ cánh hai tần số (Two-frequency glide path system)

Đài có tầm phủ sóng bằng cách sử dụng hai giản đồ trường bức xạ độc lập có các tần số sóng mang riêng biệt trong dải tần số của đài chỉ góc hạ cánh.

3.1.14

Đài chỉ hướng hạ cánh hai tần số (Two-frequency localizer system)

Đài có tầm phủ sóng bằng cách sử dụng hai giản đồ trường bức xạ độc lập có các tần số sóng mang riêng biệt trong dải tần số của đài chỉ hướng hạ cánh.

3.1.15

Đài dẫn đường vô hướng (NDB – Non Directional radio Beacon)

Đài tự tìm mục tiêu làm việc ở dải tần số trung bình và thp, phát các tín hiệu vô hướng mà nhờ đó người lái trên tàu bay có trang bị máy thu và ăngten định hướng phù hợp, có thể xác định được hướng của mình đối với trạm mặt đất và tàu bay.

3.1.16

Đài xác định mốc (Locator)

Đài dẫn đường vô hướng có tần số hoạt động nằm trong dải tần số thấp và tần số trung bình (LF/MF) được sử dụng cho mục đích phụ trợ tiếp cn hạ cánh (thường được gọi là Đài gần và Đài xa).

3.1.17

Đài chỉ chuẩn VHF đường dài dạng hình quạt (Fan marker beacon)

Một loại Đài chỉ chuẩn mà bức xạ của nó phát ra không gian theo dạng hình quạt thẳng đứng.

3.1.18

Đài chỉ chuẩn VHF đường dài đánh dấu Z (Z marker beacon)

Một loại Đài chỉ chuẩn mà bức xạ của nó phát ra không gian theo dạng hình nón thẳng đứng.

3.1.19

Đặc tính của hệ thống ILS cấp I (Facility Performance Category I – ILS)

Một hệ thống hạ cánh bằng thiết bị cung cấp thông tin hướng dn tàu bay từ giới hạn tầm phủ sóng của hệ thống đến một điểm là nơi giao nhau giữa đường chỉ hướng hạ cánh và đường chỉ góc hạ cánh, và có một độ cao là 30 m (100 ft) hoặc thấp hơn so với mặt phẳng ngang có chứa ngưỡng của đường CHC.

3.1.20

Đặc tính của hệ thống ILS cấp II (Facility Performance Category II – ILS)

Một hệ thống hạ cánh bằng thiết bị cung cấp thông tin hướng dẫn tàu bay từ giới hạn tầm phủ sóng của hệ thống đến một điểm là nơi giao nhau giữa đường chỉ hướng hạ cánh và đường chỉ góc hạ cánh, và có một độ cao là 15 m (50 ft) hoặc thấp hơn so với mặt phẳng ngang có chứa ngưng của đường CHC.

3.1.21

Đặc tính của hệ thống ILS cấp III (Facility Performance Category III – ILS)

Một hệ thống hạ cánh bằng thiết bị cùng với sự phụ trợ của các thiết bị phụ ở những nơi cần thiết, cung cấp thông tin hướng dẫn tàu bay từ giới hạn tầm phủ sóng của hệ thống đến và dọc theo bề mặt của đường CHC.

3.1.22

Điểm gốc ảo (Virtual origin)

Điểm giao nhau giữa trục biên độ 0 % và đường thẳng qua các điểm 30 % và 5 % biên độ trên sườn lên xung (xem hình A.2, phụ lục A).

3.1.23

Điểm kiểm tra (Check-point)

Một điểm địa lý trên bề mặt mặt đất được định nghĩa theo một cách tự nhiên hay do con người mà vị trí chính xác của nó có thể được xác định bằng việc tham chiếu trên bản đồ hay bản khảo sát.

3.1.24

Đoạn cong của hướng (Course bend)

Một sự bắt đầu của hướng từ một đường thẳng.

3.1.25

Độ cao (Altitude)

Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển trung bình đến một mực, một điểm hoặc một vật được coi như một điểm.

3.1.26

Độ nhạy của hướng (Course sensitivity)

Sự khác nhau về chỉ thị góc phương vị thu được bằng việc xoay núm điều khiển để tạo ra độ lệch bằng 150 μA phía phải và 150 μA phía trái.

3.1.27

Độ nhạy sự dịch chuyển góc (Angular displacement sensitivity)

Tỷ số DDM đo được đối với sự dịch chuyển góc tương ứng từ một đường chuẩn thích hợp.

3.1.28

Độ nhạy sự dịch chuyển của đài chỉ hướng hạ cánh (Displacement sensitivity localizer)

Tỷ số DDM đo được đối với sự dịch chuyển hướng tương ứng từ một đường chuẩn thích hợp.

3.1.29

Độ rộng xung (Pulse duration)

Khoảng thời gian giữa các điểm 50 % biên độ trên sườn lên  sườn xuống của đường bao xung, nghĩa là giữa các điểm b và f trong hình A.1, phụ lục A.

3.1.30

Đường cất hạ cánh – Đường CHC (Runway)

Một khu vực hình chữ nhật xác định trên phần đất của sân bay được chuẩn bị cho tàu bay cất hạ cánh.

3.1.31

Đường chỉ hướng hạ cánh (Course line)

Quỹ tích của những điểm gần đường tâm đường CHC nhất, nằm trong mặt phẳng ngang bất kỳ và có DDM = 0.

3.1.32

Đường chỉ góc hạ cánh (ILS glide path)

Quỹ tích của những điểm nằm trong mặt phẳng đứng chứa đường tâm đường CHC và có DDM = 0, và tất cả những quỹ tích như thế đều gần mặt phẳng ngang nhất.

3.1.33

Góc hạ cánh (ILS glide path angle)

Góc hợp bởi một đường thẳng đại diện cho đường chỉ góc hạ cánh trung bình và mặt phẳng ngang.

3.1.34

Góc phương vị (Azimuth)

Một hướng tại một điểm chuẩn được diễn tả như là góc trong mặt phẳng ngang, giữa một điểm chuẩn đến một điểm khác, thường được đo theo chiều kim đồng hồ từ một đường chuẩn.

3.1.35

Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS – Instrument Landing System)

Hệ thống ILS cung cấp hướng dẫn chính xác cho tàu bay trong giai đoạn cuối của quá trình tiếp cận. Các tín hiệu có thể được người lái nhận từ các thiết bị hoặc được nhập trực tiếp vào hệ thống lái tự động và hệ thống quản lý chuyến bay. Đặc tính hệ thống ILS được chia thành ba loại tùy thuộc vào độ tin cậy, tính toàn vn và chất lượng của hướng dẫn, với đặc tính hệ thống ILS cấp III sẽ có yêu cầu nghiêm ngặt nhất.

3.1.36

Hệ thống tăng cường dẫn đường tại sân bay (GBAS – Ground Based Augumentation System)

Hệ thống tăng cường dẫn đường vệ tinh trong đó người sử dụng thu thông tin tăng cường trực tiếp từ một máy phát bố trí trên mặt đất (tại sân bay hoặc khu vực lân cận).

3.1.37

Hệ thống phụ tr dẫn đường vô tuyến mặt đất (Radio navigation aids)

Bao gồm:

– Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn – VOR (VHF Omnidirectional radio Range – VOR) mô tả trong chương 4.

– Thiết bị đo cự ly – DME (Distance Measuring Equipment – DME) mô tả trong chương 5.

– Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị – ILS (Instrument Landing System – ILS) mô tả trong chương 6.

– Đài dẫn đường vô hướng – NDB (Non Directional radio Beacon – NDB) mô tả trong chương 7.

– Đài chỉ chuẩn VHF đường dài (En-route VHF marker beacons (75 MHz)) mô tả trong chương 8.

3.1.38

Hiệu suất trả lời (Reply efficiency)

Tỷ số xung trả lời mà máy trả lời phát đi trên tổng số xung hỏi hợp lệ nhận được.

3.1.39

Hiệu suất hệ thống (System efficiency)

Tỷ số xung trả lời hợp lệ được xử lý bởi máy hỏi trên tổng số xung hỏi riêng của nó.

3.1.40

Hướng (Bearing)

Hướng ngang của một vật thể hay một điểm thường được đo theo chiều kim đồng hồ từ một đường chuẩn hay hướng qua 360°. Bắc từ là đường chuẩn thường được sử dụng.

3.1.41

ILS điểm “A” (ILS point A)

Điểm nằm trên đường chỉ góc hạ cánh được đo dọc theo đường tâm của đường CHC kéo dài theo hướng tàu bay tiếp cận một khoảng cách là 7,5 km (4 NM) từ ngưỡng đường CHC.

3.1.42

ILS điểm “B” (ILS point B)

Điểm nằm trên đường chỉ góc hạ cánh được đo dọc theo đường tâm của đường CHC kéo dài theo hướng tàu bay tiếp cận một khoảng cách là 1 050 m (3 500 ft) từ ngưỡng đường CHC.

3.1.43

ILS điểm “C” (ILS point C)

Điểm mà một phần đường chỉ góc hạ cánh danh định kéo dài hướng xuống đi qua tại một độ cao 30 m (100 ft) so với mặt phẳng ngang chứa ngưỡng.

3.1.44

ILS điểm “D” (ILS point D)

Điểm nằm trên đường tâm đường CHC 4 m, cách ngưỡng 900 m (3 000 ft) về phía ăngten đài chỉ hướng hạ cánh.

3.1.45

ILS điểm “E” (ILS point E)

Điểm nằm trên đường tâm đường CHC 4 m, cách điểm dừng cuối cùng của đường CHC 600 m (2 000 ft) về phía ngưỡng.

3.1.46

ILS điểm chuẩn (ILS point T)

Điểm có một độ cao xác định nằm trên giao điểm giữa đường tâm đường CHC và ngưỡng mà một phần đường chỉ góc hạ cánh danh định kéo dài hướng xuống đi qua.

3.1.47

Không lộ (Airway)

Một phần của không phận được thiết kế bởi một cơ quan có thẩm quyền thích hợp trong đó dịch vụ không lưu được cung cấp.

3.1.48

Khu vực di chuyển (manoeuvring area)

Một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn bánh, không bao gồm sân đỗ tàu bay.

3.1.49

Khu vực hoạt động (movement area)

Một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, lăn bánh, bao gồm khu vực di chuyển và sân đỗ tàu bay.

3.1.50

Kiểu W, X, Y, Z (Mode W, X, Y, Z)

Các phương pháp mã hóa quá trình phát của thiết bị đo cự ly dựa vào sự khác nhau về khoảng cách xung của một cặp xung để có thể sử dụng nhiều lần đối với một tần số (xem bảng A.1, phụ lục A).

3.1.51

Lỗi hướng (Course error)

Sự khác nhau giữa hướng được xác định bởi hệ thống dẫn đường và hướng đo thực tế. Lỗi này có thể mang giá trị âm hay dương, và sử dụng hướng đo thực tế làm chuẩn.

3.1.52

Mã xung (Pulse code)

Phương pháp phân biệt giữa các kiu W, X, Y, Z.

3.1.53

Ngưỡng đường CHC (Threshold)

Phần đầu tiên của đường CHC được phép sử dụng để hạ cánh.

3.1.54

Nửa cung ch hướng hạ cánh (Haft course sector)

Một cung nằm trong mặt phẳng ngang có chứa đường chỉ hướng hạ cánh và giới hạn bởi quỹ tích của những điểm gần đường chỉ hướng hạ cánh nhất và có DDM = 0,077 5.

3.1.55

Nửa cung chỉ góc hạ cánh (Haft ILS glide path sector)

Một cung nằm trong mặt phẳng đứng có chứa đường chỉ góc hạ cánh và giới hạn bởi quỹ tích của những điểm gần đường chỉ góc hạ cánh nhất và có DDM = 0,087 5.

3.1.56

Sân đỗ tàu bay (Apron)

Khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ đ phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, thư, bưu phm, bưu kiện, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung ứng suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.

3.1.57

Sự thẳng hàng của hướng (Course alignment)

Góc phương vị Từ của một hướng được tính toán bằng giá trị trung bình của sự gồ ghề, sự nhấp nhô và sự uốn lượn bất kỳ.

3.1.58

Sự trùng khớp hướng (Course coincidence)

Sự trệch đo được của các tia được chỉ định của hai thiết bị dẫn đường lân cận trong cấu trúc của không lộ.

3.1.59

Sự dịch chuyển hướng (Course displacement)

Sự khác nhau giữa sự thẳng hàng thực tế của hướng và sự thẳng hàng chính xác của hướng.

3.1.60

Sự gồ ghề của hướng (Course roughness)

Những sự trệch khỏi trục không đều của hướng bị gây ra do mặt đất không bằng phẳng, và có các chướng ngại vật, cây cối, dây điện.

3.1.61

Sự khác nhau về độ sâu điều chế (DDM – Difference in Depth of Modulation)

Tỷ lệ phần trăm của độ sâu điều chế của thành phần tín hiệu lớn hơn trừ đi tỷ lệ phần trăm của độ sâu điều chế của thành phần tín hiệu nhỏ hơn chia cho 100.

3.1.62

Sự trệch của hướng (Course scalloping)

Các sự trệch khỏi trục một cách đều đặn của hướng.

3.1.63

Tầm phủ sóng danh định (Rated coverage)

Khu vực bao quanh đài dẫn đường vô hướng mà bên trong nó có cường độ trường của thành phần phân cực đứng của sóng đất vượt quá giá trị tối thiểu đã được mô tả đối với khu vực địa lý lắp đặt đài.

3.1.64

Tầm phủ sóng hiệu dụng (Effective coverage)

Khu vực bao quanh đài dẫn đường vô hướng mà bên trong nó việc xác định hướng có thể đạt được một giá trị đủ độ chính xác đối với tính chất của hoạt động được liên quan.

3.1.65

Tầm phủ sóng của đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (Coverage)

Khu vực được thiết kế của không phận mà bên trong đó một tín hiệu không gian của các đặc tính đã được mô tả được bức xạ bởi một đài VOR.

3.1.66

Thiết bị đo cự ly (DME – Distance Measuring Equipment)

Thiết bị đo cự ly DME phải cung cấp sự chỉ thị một cách liên tục và chính xác cho các thiết bị trong buồng lái của tàu bay về cự ly xiên giữa tàu bay và một điểm chuẩn trên mặt đất.

3.1.67

Thiết bị đo cự ly/Phổ hẹp (DME/Narrow)

Thiết bị đo cự ly, chủ yếu phục vụ các yêu cầu hoạt động dẫn đường đường dài hay dẫn đường tại các khu vực kiểm soát tiếp cận (Teminal Control Areas), trong đó “N” đại diện cho các đặc tính phổ hẹp của thiết bị (để phân biệt với “W).

3.1.68

Thiết bị đo cự ly/Chính xác (DME/Precise)

Thiết bị đo cự ly của hệ thống MLS, trong đó “P” đại diện cho việc đo cự ly chính xác. Đặc tính phổ của thiết bị là của DME/N.

3.1.69

Thiết bị đo cự ly/Phổ rộng (DME/Wide)

Thiết bị đo cự ly, chủ yếu phục vụ các yêu cầu hoạt động dẫn đường đường dài hay dẫn đường tại các khu vực kiểm soát tiếp cận, trong đó W đại diện cho các đặc tính phổ rộng của thiết bị (để phân biệt với “N”).

3.1.70

Thời gian chết của DME (DME dead time)

Khoảng thời gian ngay sau khi giải mã một xung hỏi hợp lệ mà trong suốt khoảng thời gian này xung hỏi nhận được sẽ không làm phát sinh xung trả lời.

3.1.71

Thời gian phát khóa theo mã Morse (Key down time)

Thời gian mà tín hiệu “tà” (dot) hay “tịch” (dash) của một ký tự mã Morse được phát đi.

3.1.72

Thời gian tăng trưởng cục bộ (Partial rise time)

Khoảng thời gian đo được giữa các điểm 5 % và 30 % biên độ trên sườn lên của đường bao xung, nghĩa là giữa các điểm h và i trong hình A.1, phụ lục A.

3.1.73

Thời gian suy giảm của xung (Pulse decay time)

Khoảng thời gian đo được giữa các điểm 90 % và 10 % biên độ trên sườn xuống của xung, nghĩa là giữa các điểm e và g trong hình A.1, phụ lục A.

3.1.74

Thời gian tăng trưởng của xung (Pulse rise time)

Khoảng thời gian đo được giữa các điểm 10 % và 90 % biên độ trên sườn lên của đường bao xung, nghĩa là giữa các điểm a và c trên hình A.1, phụ lục A.

3.1.76

Tia (Radial)

Một hướng từ được kéo dài từ một Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn.

3.1.76

Tính liên tục của dịch vụ hướng dẫn hạ cánh (ILS continuity of service)

Chất lượng liên quan đến sự hiếm thy về việc dừng tín hiệu bức xạ. Mức độ liên tục của dịch vụ của đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh được diễn tả bằng các thuật ngữ về khả năng không mất tín hiệu hướng dẫn được bức xạ.

3.1.77

Tính toàn vẹn của hệ thống hướng dẫn hạ cánh (ILS integrity)

Đặc tính liên quan đến độ tin cậy mà có thể đặt vào tinh chính xác của thông tin do hệ thống cung cấp. Mức độ toàn vẹn của đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh được diễn tả bằng khả năng không bức xạ các tín hiệu dẫn đường bị lỗi.

3.1.78

Tốc độ phát (Transmission rate)

Số cặp xung trung bình mà máy trả lời phát đi trong một giây.

3.1.79

Vị trí đỗ tàu bay (Aircraft stand)

Một vùng được chỉ định trên sân đỗ được sử dụng cho một tàu bay đỗ.

3.1.80

Vùng báo lệch (Clearance zone)

Vùng có độ sâu điều chế của một tín hiệu âm tần vượt trội hơn so với tín hiệu kia.

3.1.81

Vùng bay sang phải (Fly-Right)

Vùng phía bên trái của đường chỉ hướng hạ cánh, vùng có tín hiệu âm tần 90 Hz vượt trội, còn gọi là vùng “Vàng” (Yellow zone).

3.1.82

Vùng bay sang trái (Fly-Left)

Vùng phía bên phải của đường chỉ hướng hạ cánh, vùng có tín hiệu âm tần 150 Hz vượt trội, còn gọi là vùng “Xanh” (Blue zone).

3.1.83

Vùng bay lên (Fly-Up)

Vùng phía dưới đường chỉ góc hạ cánh, vùng có tín hiệu âm tần 150 Hz vượt trội.

3.1.84

Vùng bay xuống (Fly-Down)

Vùng phía trên đường chỉ góc hạ cánh, vùng có tín hiệu âm tần 90 Hz vượt trội.

3.1.85

Vùng Hướng (Course zone)

Vùng có độ sâu điều chế của hai tín hiệu âm tần được điều chế bằng nhau.

3.2  Chữ viết tắt

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

A1A A symbol representing the form of radio radiation as defined by the ITU:

A: Double sideband amplitude modulation

1: One channel containing digital information, no subcarrier

A: Morse code

Một ký hiệu thể hiện dạng bức x vô tuyến được ITU định dạng:

A: điều chế biên độ đầy đủ hai biên tần

1: một kênh chứa tin tức số không có sử dụng một sóng mang phụ

A: phát mã Morse

A2A A symbol representing the form of radio radiation as defined by the ITU:

A: Double sideband amplitude modulation

2: One channel containing digital information, using a subcarrier

A: Morse code

Một ký hiệu th hiện dạng bức xạ vô tuyến được ITU định dạng:

A: điều chế biên độ đầy đ hai biên tần

2: một kênh chứa tin tức số có sử dụng một sóng mang phụ

A: phát mã Morse

A-CDM Airport Collaborative Decision Making Phối hợp ra quyết định tại cảng hàng không
ADF Automatic Direction Finder Bộ dò hướng tự động
AM Amplitude Modulation Điều chế biên độ (Điều biên)
ATU Automatic Tuning Unit Hệ thống tự động điều hưng
BADA Base of Aircraft DAta Số liệu cơ sở dữ liệu tàu bay
CAAV Civil Aviation Authority of Vietnam Cục hàng không Việt Nam
CAT I Category I Cấp I
CAT II Category II Cấp II
CAT III Category III Cấp III
CHC (Runway) Cất hạ cánh
CVOR Conventional VHF Omnidirectional radio Range Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn thông thường
CW Continuous Wave Sóng mang liên tục
3D Three Dimensional Không gian ba chiều
Dash “Tà” (dấu gạch ngang trong mã Morse)
DDM Difference in Depth of Modulation Sự khác nhau về độ sâu điều chế
DME Distance Measurement Equipment Thiết bị đo cự ly
DME/N Distance Measurement Equipment /Narrow Thiết bị đo cự ly/Phổ hẹp
DME/P Distance Measurement Equipment /Precise Thiết bị đo cự ly/Chính xác
DME/W Distance Measurement Equipment /Wide Thiết bị đo cự ly/Phổ rộng
DVOR Doppler VHF Omnidirectional radio Range

Dot

Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn theo nguyên lý Đốp-lơ

“Tịch” (dấu chấm trong mã Morse)

ECS Environmental Control System Hệ thống kiểm soát môi trường
EIRP Equivalent Isotropically Radiated Power Công suất bức xạ đng hướng tương đương
EMI ElectroMagnetic Interference Nhiễu Điện từ trường
EU European Union Liên minh Châu Âu
FAA Federal Aviation Administration (USA) Cục hàng không liên bang (Hoa Kỳ)
FAF Final Approach Fix Mốc tiếp cận chót
FIDS Flight Information and Display System Hệ thống hiển thị và thông tin chuyến bay
FM Frequency Modulation Điều chế tần số (Điều tần)
FOD Foreign Object Debris Vật ngoại lai
GAST D GBAS Approach Service Type D Dịch vụ tiếp cận GBAS loại D
GBAS Ground Based Augumentation System Hệ thống tăng cường dẫn đường tại sân bay
GIS Geographical Information System Hệ thống thông tin địa lý
GP Glide Path Đài chỉ góc hạ cánh
IATA International Air Transport Association Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
ICAO International Civil Aviation Organization Tổ chức hàng không dân dng quốc tế
IEC International Electrotechnical Commission Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế
IEC Standard International Electrotechnical Commission Standard Tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế
IAF Initial Approach Fix Mc tiếp cận đầu
IF Intermediate Fix Mốc tiếp cận giữa
ILS Instrument Landing System Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị
IM Inner Marker Đài chỉ chuẩn trong
IP Ingress Protection Sự bảo vệ chống xâm nhập do Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế IEC ban hành
ITU International Telecommunication Union Liên minh Viễn thông Quốc tế
LF Low Frequency Tần số thấp
LLZ Localizer Đài chỉ hướng hạ cánh
LTO Landing and Take Off Cất hạ cánh
MF Middle Frequency Tần số trung bình
MM Middle Marker Đài chỉ chuẩn giữa
OM Outer Marker Đài chỉ chuẩn ngoài
MES Main Engine start Động cơ chính khởi động
NDB Non Directional radio Beacon Đài dẫn đường vô hướng
N0N A symbol representing the form of radio radiation as defined by the ITU:

N: Unmodulated carrier

0: No modulating signal

N: No transmitted information

Một ký hiệu th hiện dạng bức xạ vô tuyến được ITU định dạng:

N: không điều chế sóng mang

0: không có tín hiệu điều chế

N: không có tin tức được phát

NPA Non Precision Approach Tiếp cận giản đơn
O3 Ozone Ôzôn
PA Precision Approach Tiếp cận chính xác
Pa Passcal Áp suất âm thanh
PSR Primary Surveillance Radar Ra-đa giám sát sơ cấp
RH Relative Humidity Độ m tương đối
RIDS Ramp Information Display System Hệ thống hiển thị thông tin khu vực sân đỗ
SSR Secondary Surveillance Radar Ra-đa giám sát th cấp
TOW Take-Off Weight Trọng lượng cất cánh
UHF Ultra High Frequency Tần số siêu cao
VDB VHF Data Broadcast Phát truyền thông dữ liệu sóng cực ngắn
VHF Very High Frequency Sóng cực ngắn
VHF FM Very High Frequency Frequency Modulation Điều tần sóng cực ngắn
VOR VHF Omnidirectional radio Range Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn

Bảng 1 – Bảng ký hiệu các đại lượng đo lường

Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

dB

Decibel

Đề-xi-ben

dBW/m2

Decibelwatt per square meters

Đi-bi-oát trên mét vuông

ft

Foot/Feet

Đơn vị đo chiều cao tính bằng bộ

g

Gram

Gam

h

Hour

Giờ

hp

Horsepower

Mã lực

Hz

Hertz

Héc

kHz

Kilohertz

Ki-lô-héc

MHz

Megahertz

Mê-ga-héc

km

Kilometre

Ki-lô-mét

kN

Kilonewton

Ki-lô-niu-tơn

kt

Knot

Ki-lô-nốt (Đơn vị đo tốc độ bằng dặm/ giờ)

KVA

Kilovolt ampere

Ki-lô-vôn am-pe

NM

Nautical Mile

Dặm hàng hải (Hi lý) = 1 852 m

m

Metre

mét

Mph

Mile per hour

Dặm trên giờ

ppps

Pulse Pair Per Second

Cặp xung trên giây

s

Second

Giây

t

ton

Tn (1t = 1 000 kg)

μA

Microampere

Mi-crô-am-pe

μV/m

Microvolt per metre

Mi-crô-vôn trên mét

V

Volt

Vốn

y

Year

Năm

W

Watt

Oát

Ω

Ohm

Ôm (đơn vị đo điện trở)

4  Yêu cầu chung Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn – VOR (Specification for VHF Omnidirectional radio Range – VOR)

4.1  Tổng quát (General)

4.1.1  VOR phải được lắp đặt và điều chỉnh sao cho các thiết bị chỉ thị trên tàu bay hiển thị sự lệch hướng theo chiều kim đồng hồ (phương vị) tính theo cực Bắc từ so với vị trí được đo từ đài.

4.1.2  VOR phải bức xạ một sóng mang tần số vô tuyến được kết hợp với hai quá trình điều chế tần số âm tần 30 Hz riêng biệt. Một trong hai quá trình điều chế này có pha độc lập so với góc phương vị của điểm quan sát (pha chuẩn)Quá trình điều chế còn lại (pha biến thiên) có pha tại điểm quan sát khác với pha chuẩn một góc bằng với phương vị của điểm quan sát so với đài.

4.1.3  Quá trình điều chế pha chuẩn và pha biến thiên phải là cùng pha dc theo đường kinh tuyến chuẩn xuyên qua đài.

4.2  Tần số hoạt động (Radio frequencies)

4.2.1  VOR phải hoạt động trong dải tần từ 111,975 MHz đến 117,950 MHz. Tần số hoạt động có thể chọn cao nhất là 117,950 MHz, với phân cách tần số giữa các kênh là 50 kHz.

4.2.2  Sai số tần số sóng mang tần số vô tuyến của VOR sử dụng phân cách tần số giữa các kênh là 50 kHz thì có sai số tần số phải là ± 0,002 % so với tần số hoạt động.

4.3  Sự phân cực và độ chính xác của giản đồ phát (Polarization and pattern accuracy)

4.3.1  Phát xạ từ VOR phải là phân cực ngang. Thành phần phát xạ phân cực đứng phải càng nhỏ càng tốt.

4.3.2  Độ chính xác của thông tin phương vị được phát đi bởi thành phần bức xạ phân cực ngang từ VOR cho tất cả các góc ngẩng nằm trong khoảng từ 0° đến 40° được đo từ tâm của hệ thống ăngten VOR phải nằm trong khoảng ± 2°.

4.4  Tầm phủ sóng (Coverage)

4.4.1  VOR phải cung cấp các tín hiệu cho phép thỏa mãn hoạt động của máy thu đặt trên tàu bay ở các mức độ và các cự ly được yêu cầu đối với các lý do hoạt động và đạt đến một góc ngng bằng 40°.

4.4.2  Cường độ trường hay mật độ công suất trong không gian của tín hiệu VOR phải bảo đảm thỏa mãn cho hoạt động của máy thu đặt trên tàu bay trong vùng phủ sóng với bán kính tối đa đạt giá trị 90 μV/m hay bằng âm 107 dBW/m2.

4.5  Sự điều chế của các tín hiệu dẫn đường (Modulations of navigation signals)

4.5.1  Sóng mang tần số vô tuyến quan sát được từ bất kỳ điểm nào trong không gian phải được điều chế biên độ bởi hai tín hiệu như sau:

4.5.1.1  Tín hiệu sóng mang phụ 9 960 Hz có biên độ không đổi được điều tần ở tần số 30 Hz:

a) Đối với CVOR thành phần tần số 30 Hz của sóng mang phụ điều tần được giữ cố định không đổi so với mọi góc phương vị và được gọi là “pha chuẩn” và phải có chỉ số điều tần là 16 ± 1 (tức là từ 15 đến 17);

b) Đối với DVOR pha của thành phần tần số 30 Hz thay đổi theo góc phương vị và được gọi là “pha biến thiên” và phải có ch số điều tần là 16 ± 1 (tức là từ 15 đến 17) khi quan sát ở mọi góc ngẩng lên đến 5°, và có chỉ số điều tần tối thiểu là 11 khi quan sát ở mọi góc ngẩng trên 5° cho đến 40°.

4.5.1.2  Tín hiệu điều chế biên độ 30 Hz:

a) Đối với CVOR thành phần này do trường quay tạo ra, có pha thay đổi theo phương vị, gọi là “pha biến thiên”;

b) Đối với DVOR thành phần này có pha không đổi theo góc phương vị và có biên độ không đổi được bức xạ đa hướng, gọi là “pha chuẩn”.

4.5.2  Độ sâu điều chế của sóng mang tần số vô tuyến với tín hiệu 30 Hz hay 9 960 Hz phải nằm trong giới hạn từ 28 % đến 32 %.

4.5.3  Độ sâu điều chế của sóng mang tần số vô tuyến với tín hiệu 30 Hz được quan sát ở góc ngẩng đến 5° phải nằm trong giới hạn từ 25 % đến 35 %. Độ sâu điều chế của sóng mang tần số vô tuyến với tín hiệu 9 960 Hz được quan sát ở góc ngẩng đến 5° phải nằm trong giới hạn từ 20 % đến 55 % đối với hệ thống không sử dụng điều chế âm thanh và trong giới hạn từ 20 % đến 35 % đi với hệ thống có sử dụng điều chế âm thanh.

4.5.4  Tần số điều chế pha chuẩn và pha biến thiên phải là 30 Hz, với dung sai tương đối ± 1 %.

4.5.5  Tần số trung tâm của việc điều chế sóng mang phụ phải là 9 960 Hz, với dung sai tương đối ± 1 %.

4.5.6  Tỷ lệ phần trăm điều chế:

a) Đối với CVOR tỷ lệ phần trăm điều chế biên độ sóng mang phụ 9 960 Hz phải không được vượt quá 5 %;

b) Đối với DVOR tỷ lệ phần trăm điều chế biên độ sóng mang phụ 9 960 Hz phải không được vượt quá 40 % khi đo ở điểm cách đài ít nhất là 300 m (1 000 ft).

4.5.7  Ở những nơi mà phân cách giữa các kênh là 50 kHz được thực hiện, thì mức biên tần các hài của thành phần 9 960 Hz trong tín hiệu bức xạ phải không được vượt quá các mức chỉ ra ở bảng 2, liên quan đến mức biên tần của thành phần 9 960 Hz.

Bảng 2  Mức biên tn các hài của thành phn 9 960 Hz

Thành phần sóng mang phụ

Mức

9 960 Hz

chuẩn 0 dB

Hài bậc hai

– 30 dB

Hài bậc ba

– 50 dB

Hài bậc bốn và trên bậc bốn

– 60 dB

4.6  Tín hiệu nhận dạng và tín hiệu thoại (Voice and identification)

4.6.1  Khi VOR cung cấp đồng thời kênh thông tin thoại đất đối không thì phải sử dụng chung tần số sóng mang được dùng cho chức năng dẫn đường. Sự bức xạ trên kênh này phải được phân cực ngang.

4.6.2  Độ sâu điều chế đnh của sóng mang trên kênh thông tin thoại phải không được lớn hơn 30 %.

4.6.3  Các đặc tính âm tần của kênh thông tin thoại phải nằm trong khoảng 3 dB đối với mức tại 1 000 Hz trong dải từ 300 Hz đến 3 000 Hz.

4.6.4  VOR phải cung cấp việc phát tín hiệu nhận dạng đồng thời trên cùng tần số sóng mang được dùng cho chức năng dẫn đường. Sự bức xạ tín hiệu nhận dạng phải được phân cực ngang.

4.6.5  Tín hiệu nhận dạng phải sử dụng mã Morse quốc tế và bao gồm từ hai đến ba chữ cái. Tín hiệu nhận dạng phải được phát với một tốc độ xấp xỉ 7 từ trong một phút và được lặp lại ít nhất mỗi 30 s một lần. Âm tần điều chế là 1 020 Hz ± 50 Hz.

4.6.6  Độ sâu điều chế của tín hiệu nhận dạng phải không được vượt quá 10 %, ngoại trừ những đài không dùng kênh thông tin thoại có thể cho phép tăng độ sâu điều chế tín hiệu nhận dạng đến giá trị không vượt quá 20 %.

4.6.7  Khi VOR cung cấp đồng thời kênh thông tin thoại đất đối không, thì độ sâu điều chế của tín hiệu nhận dạng phải là 5 % ± 1 % để cung cấp chất lượng thoại đáp ứng yêu cầu.

4.6.8  Việc phát thoại phải không được gây nhiễu đến chức năng dẫn đường cơ bản. Khi tín hiệu thoại được bức xạ thì tín hiệu nhận dạng phải không bị mất đi.

4.6.9  Chức năng thu VOR phải cho phép nhận dạng tích cực tín hiệu mong muốn dưới điều kiện các tín hiệu phải đáp ứng trong giới hạn vùng phủ sóng quy định, và với các thông số điều chế được quy định theo 4.6.5, 4.6.6 và 4.6.8.

4.7  Giám sát (Monitoring)

4.7.1  Một thiết bị phù hợp được đặt trong trường bức xạ của VOR phải cung cấp những tín hiệu giám sát cho sự hoạt động của một hệ thống giám sát tự động. Hệ thống giám sát phải phát một tín hiệu cảnh báo đến vị trí điều khiển để hủy bỏ các thành phần dẫn đường và nhận dạng từ sóng mang hay làm cho sự bức xạ dừng lại nếu có một hay một sự kết hợp các sai lệch sau đây từ các điều kiện đã được thiết lập xảy ra:

a) Có một sự thay đổi vượt quá 1° tại vị trí giám sát của thông tin phương vị được phát bởi VOR;

b) Có sự suy giảm 15 % các thành phn điều chế của mức điện áp các tín hiệu cao tần tại hệ thống giám sát, của các tín hiệu điều chế biên độ 30 Hz hay tín hiệu sóng mang phụ 9 960 Hz, hoặc cả hai.

4.7.2  Khi có sự hỏng hóc của chính hệ thống giám sát, phải phát một tín hiệu cảnh báo đến vị trí điều khiển và phải:

a) Hy bỏ các thành phần dẫn đường và nhận dạng từ sóng mang;

b) Làm cho sự bức xạ dừng lại.

4.8  Đặc tính loại bỏ nhiễu của hệ thống máy thu đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (interference immunity performance for VOR receiving systems)

4.8.1  Máy thu VOR phải có đầy đủ khả năng loại bỏ nhiễu từ các thành phần tín hiệu kép, nhiễu xuyên điều chế bậc ba gây ra bởi các tín hiệu phát thanh điều tần sóng cực ngắn (VHF FM), có các mức công suất tuân theo như sau:

× N1 + N2 + 72  0

đối với các tín hiệu phát thanh VHF FM ở dải tần số từ 107,7 MHz đến 108 MHz và:

đối với các tín hiệu phát thanh VHF FM ở dải tần số dưới 107,7 MHz

Trong đó, các tần số của hai tín hiệu phát thanh VHF FM tạo ra một tín hiệu kép, là thành phần nhiễu xuyên điều chế bậc ba tại tần số của đài VOR mong muốn trong máy thu.

N1 và N2 là những mức công suất (dBm) của hai tín hiệu phát thanh điều tần sóng cực ngắn tại đầu vào của máy thu đài VOR. Không mức công suất nào được phép vượt quá tiêu chuẩn giảm độ nhạy được thiết lập theo 4.8.2.

Δƒ = 108,1 – fở đây f1 là tần số của N1, là tín hiệu phát thanh VHF FM gần với tần số 108,1 MHz.

4.8.2  Máy thu VOR không được giảm độ nhạy khi có sự hiện diện của các tín hiệu phát thanh VHF FM có các mức công suất tuân theo bảng 3.

Bảng 3 – Sự suy giảm độ nhạy của máy thu

Tần số

(MHz)

Mức ti đa của tín hiệu không mong muốn tại đầu vào máy thu

(dBm)

Từ 88 đến 102

+ 15

104

+ 10

106

+ 5

107,9

 10

4.9  Cấp nguồn (Power supply)

4.9.1  Tất cả các VOR phải được cung cấp các hệ thống cấp nguồn phù hợp và bảo đảm tính liên tục của dịch vụ tương ứng với sự cn thiết của dịch vụ được cung cấp.

4.9.2  Thời gian chuyển mạch hệ thống cấp nguồn cho VOR phục vụ tiếp cận hạ cánh phải nhỏ hơn 15 giây.

4.9.3  VOR phải hoạt động tốt trong điều kiện nguồn cung cấp điện xoay chiều như sau:

a) Điện áp cấp nguồn đầu vào là 220 V, với dung sai tương đối là ± 10 %;

b) Tần số là 50 Hz, với dung sai tuyệt đối là ± 2 Hz.

4.10  Hệ thống ăngten (Antenna)

4.10.1  Ăngten sử dụng cho VOR bao gồm một ăngten vô hướng đặt ở tâm, cứ ít nhất 48 ăngten biên tần đặt xung quanh và ít nhất một ăngten giám sát trưng.

4.10.2  Hệ thống ăngten phải có mặt phản xạ (Counterpoise) có đường kính phù hợp, hệ thống vỏ che ăngten không gây ảnh hưởng đến việc bức xạ sóng điện từ.

4.10.3  Khi Ăngten của thiết bị đo cự ly được đặt đồng trục với ăngten của VOR thì không có bất kỳ sự gây nhiễu lẫn nhau nào giữa hai hệ thống.

4.10.4  Các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu:

a) Dải tần làm việc: Phù hợp với dải tần làm việc của đài;

b) Trở kháng đầu vào: 50 Ω;

c) Công suất đầu vào: Phù hợp với đài;

d) Phân cực: Ngang;

e) Chuyển mạch ăngten: Chuyển mạch điện tử.

4.11  Công nghệ thiết bị (Facility technology)

4.11.1  VOR được trang bị sử dụng cho mục đích dẫn đường hàng không dân dụng phải là đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn theo nguyên lý Đốp-lơ.

4.11.2  VOR phải:

a) Sử dụng công nghệ bán dẫn, mạch tích hợp, kỹ thuật vi xử lý;

b) Có cấu trúc theo kiểu mô-đun, tấm mạch thay thế trực tiếp;

c) Cấu hình tối thiểu có hai máy phát và hai bộ giám sát hoạt động song song;

d) Có hệ thống điều khiển giám sát từ xa, hệ thống kiểm tra và bảo trì từ xa, với phần mềm chuyên dụng và kết nối từ xa theo tiêu chuẩn mở;

e) Có chức năng chuyển đổi bằng tay và tự động, khởi động lại;

f) Có hệ thống nguồn dự phòng một chiều.

g) Phòng máy (Shelter) có hệ thống báo cháy và chữa cháy phù hợp theo quy định.

4.12  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

VOR phải hoạt động tốt trong điều kiện môi trường tối thiểu như sau:

a) Nhiệt độ:

– Ngoài trời: từ âm 10 °C đến + 55 °C;

– Trong nhà: từ 0 °C đến 40 °C.

b) Độ ẩm tương đối:

– Ngoài trời: 95 %;

 Trong nhà: 85%.

c) Tốc độ gió lớn nhất: 160 km/h (100 Mph).

4.13  Kiểm tra mặt đất (Ground testing)

4.13.1  Tổng quát. Thông tin và hướng dẫn sau đây để thiết lập một chương trình bảo trì theo yêu cầu cho VOR. Chương trình bảo trì bao gồm:

a) Kiểm tra hoạt động định kỳ để xác định xem VOR đang hoạt động có phù hợp với các tiêu chí đã thiết lập hay không;

b) Quy trình điều chỉnh thiết bị;

c) Chu kỳ kiểm tra;

d) Các thủ tục hỗ trợ hậu cần;

e) Sửa đổi thiết bị theo yêu cầu.

4.13.2  Các thông số kiểm tra mặt đất. Các yêu cầu kiểm tra mặt đất được liệt kê trong bảng 4.

Bảng 4 – Các thông số kiểm tra mặt đất

Thông số

Annex 10

TCVN

Đại lượng dự định đo

Sai số

Độ không bảo đảm đo

Định kỳ

Giản đồ xoay 3.3.1.1 4.1.1 Theo chiều kim đồng hồ

Chính xác

12 tháng

Sự đồng pha 3.3.1.3 4.1.3 Độ chính xác

Chính xác

12 tháng

Tần số sóng mang 3.3.2 4.2 Tần số

± 0,002 %

0,000 4 %

12 tháng

Phân cực 3.3.3.1 4.3.1 Độ lệch

± 2,0°

0,3°

Độ chính xác của gin đồ phát 3.3.3.2 4.3.2 Sự thng hàng

± 2,0°

0,4°

12 tháng

Tầm phủ sóng 3.3.4 4.4 Mật độ công suất

 107 dBW/m2 (90 μV/m)

3 dB

12 tháng

Độ dịch tần số 9 960 Hz 3.3.5.1 4.5 Tỷ số

16 ± 1

12 tháng

Đ sâu điều chế 9 960 Hz của sóng mang tần số vô tuyến 3.3.5.2 4.5.2 Độ sâu điều chế

Từ 28 % đến 32 %

1 %

12 tháng

Độ sâu điều chế 30 Hz của sóng mang tần số vô tuyến 3.3.5.3 4.5.3 Độ sâu điều chế

Từ 28 % đến 32 %

1 %

12 tháng

Tần số điều chế 30 Hz 3.3.5.4 4.5.4 Tần số

± 1 %

0,06 Hz

12 tháng

Tần số sóng mang phụ 9 960 Hz 3.3.5.5 4.5.5 Tần số

± 1 %

20 Hz

12 tháng

Điều chế AM của sóng mang phụ 9 960 Hz (CVOR) 3.3.5.6 4.5.6 Độ sâu điều chế

≤ 5%

1 %

12 tháng

Điều chế AM của sóng mang phụ 9 960 Hz (DVOR) 3.3.5.6 4.5.6 Độ sâu điều chế

 40 %

1 %

12 tháng

Mức dải biên của các sóng hài của thành phần 9 960 Hz 3.3.5.7 4.5.7 Độ sâu điều chế

Hài bậc hai

Hài bậc ba

Hài bậc bốn và trên bốn

Chuẩn 9 960

Hz = 0 dB

 – 30 dB

 – 50 dB

≤  60 dB

1 dB

12 tháng

Điều chế đỉnh của sóng mang trên kênh thông tin thoại 3.3.6.2 4.6.2 Độ sâu điều chế

≤ 30 %

1 %

12 tháng

Các đặc tính âm tần của kênh thông tin thoại 3.3.6.3 4.6.3 Công suất

± 3dB

1 dB

12 tháng

Tốc độ phát tín hiệu nhận dạng 3.3.6.5 4.6.5 Thời gian

7 từ trong một phút

12 tháng

Sự lặp lại tín hiệu nhận dạng 3.3.6.5 4.6.5 Thời gian

> 2 lần trong một phút

12 tháng

Âm tần điều chế 3.3.6.5 4.6.5 Tần số

1 020 Hz ± 50 Hz

10 Hz

12 tháng

Độ sâu điều chế của tín hiệu nhận dạng: 3.3.6.6 4.6.6 Độ sâu điều chế  

1 %

12 tháng

– Dùng kênh thông tin thoại

≤ 10 %

– Không dùng kênh thông tin thoại

 20 %

Phát thoại gây nhiễu đến chức năng dẫn đường: 3.3.6.7 4.6.8  

 

12 tháng

– Độ lệch Độ lệch

0,3 %

– Điều chế Điều chế

1 %

Giám sát phương vị 3.3.7.1 4.7.1a Độ lệch

± 1,0°

0,3°

12 tháng

Giám sát điều chế 3.3.7.1 4.7.1b Vôn (V)

15 %

1 %

12 tháng

Điều chế không mong muốn Độ sâu điều chế

 0,5 %

0,1 %

12 tháng

Vi phạm khu vực xung quanh VOR Sự thông thoáng xung quanh VOR Không phát sinh chướng ngại vật

12 tháng

4.13.3  Quy trình kiểm tra mặt đất. VOR phải được kiểm tra theo các quy trình của nhà sản xuất, nếu không được cung cấp thì áp dụng quy trình được quy định trong tài liệu 8071 – Hướng dẫn về kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến; Chương 2, tập I – Kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất, phiên bản lần thứ 5, năm 2018, chi tiết được nêu theo 4.13.2.

4.13.4  Thiết bị kiểm tra. Danh sách các thiết bị sử dụng trong việc kiểm tra mặt đất VOR theo hướng dẫn của tài liệu 8071 bao gồm:

a) Máy hiện sóng (nên sử dụng loại có băng thông 400 MHz);

b) Máy tạo dao động âm tần;

c) Máy phát sóng kiểm tra VOR;

d) Bộ đếm tần số;

e) Máy phân tích điều chế hoặc máy đo độ sâu điều chế;

f) Oát kế, chỉ thị tỷ số điện áp sóng đứng hoặc oát kế đường dây;

g) Bộ đầu dò VHF;

h) Máy phân tích phổ.

5  Yêu cầu chung thiết bị đo cự ly – DME (Specification for Distance Measuring Equipment – DME)

5.1  Tổng quát (General)

5.1.1  DME phải cung cấp sự chỉ thị một cách liên tục và chính xác cho các thiết bị trong buồng lái của tàu bay về cự ly xiên giữa tàu bay và một điểm chuẩn trên mặt đất.

5.1.2  DME bao gồm hai thành phần cơ bản, một được lắp đặt trên tàu bay, một được lắp đặt trên mặt đất. Phần lắp đặt trên tàu bay được gọi là máy hỏi (Interrogator) và phần lắp đặt trên mặt đất được gọi là máy trả lời (Transponder).

5.1.3  Khi hoạt động, máy hỏi s hỏi máy trả lời và máy trả lời sẽ luân phiên phát các xung trả lời đồng bộ với các xung hỏi tương ứng cho máy hỏi, nhờ vậy giúp xác định cự ly chính xác.

5.1.4  Khi DME được kết hợp với ILS hay VOR để tạo thành trạm ILS/DME hay VOR/DME, phải được kết hợp theo cách như sau:

a) Hoạt động trên một cặp tần số tiêu chuẩn theo 5.2.3;

b) Được lắp đặt vào vị trí theo 5.1.5;

c) Tuân thủ các yêu cầu về tín hiệu nhận dạng theo 5.2.6.

5.1.5  Các vị trí lắp đặt DME kết hợp cùng với hệ thống ILS hay VOR.

5.1.5.1  Khi VOR và DME kết hợp thành trạm VOR/DME đặt bên trong khu vực sân bay, thì ăngten VOR và DME không được cách nhau lớn hơn 80 m (260 ft).

5.1.5.2  Khi VOR và DME kết hợp thành trạm VOR/DME đặt bên ngoài khu vực sân bay, thì ăngten VOR và DME không được cách nhau lớn hơn 600 m (2 000 ft).

5.1.5.3  Khi DME kết hợp với ILS thành trạm ILS/DME, thì ăngten DME phải đặt cùng vị trí với ăngten đài chỉ góc hạ cánh.

5.2  Các đặc điểm của hệ thống (System characteristics)

5.2.1  Đặc tính hoạt động (Performance).

5.2.1.1  Cự ly (Range). DME phải cung cấp một phép đo cự ly xiên từ tàu bay đến một máy trả lời đã chọn bên trong tầm phủ sóng được quy định bởi các yêu cầu hoạt động của máy trả lời.

5.2.1.2  Tầm phủ sóng (Coverage).

5.2.1.2.1  Khi kết hợp với VOR, tầm phủ của DME/N tối thiểu phải bằng tầm phủ của VOR.

5.2.1.2.2  Khi kết hợp với ILS, tầm phủ của DME/N tối thiểu phải bằng với tầm phủ của ILS tương ứng.

5.2.1.3  Độ chính xác (Accuracy). Độ chính xác của hệ thống. Các tiêu chuẩn về độ chính xác được mô tả theo 5.3.5, 5.4.4 phải đáp ứng cơ bản 95 % khả năng có thể.

5.2.2  Dải tần hoạt động và sự phân cực (Radio frequencies and polarization). DME phải hoạt động trong dải tần từ 960 MHz đến 1 215 MHz với phân cực đứng. Tần số hỏi cũng như tần số trả lời phải được phân định sao cho cách nhau 1 MHz giữa các kênh.

5.2.3  Phân kênh (Channelling).

5.2.3.1  Các kênh hoạt động của DME phải được tạo thành bng cách ghép đôi các tần số hỏi và tr li, cũng như sự mã hóa xung ở các tần số ghép này.

5.2.3.2  Các kênh hoạt động của DME phải được chọn theo bảng B.1, phụ lục B, bằng 352 kênh trong đó số kênh, tần số và mã xung được chỉ định.

5.2.3.3  Ghép kênh. Khi máy trả lời của DME được dự định hoạt động kết hợp với một hệ thống dẫn đường VHF trong dải tần từ 108 MHz đến 117,95 MHz thì kênh hoạt động của DME phải được ghép với kênh VHF như theo bảng B.1, phụ lục B.

5.2.4  Tần số lặp lại của xung hỏi (Interrogation pulse repetition frequency).

5.2.4.1  Đối với DME/N. Tần số lặp lại xung trung bình của máy hỏi phải nhỏ hơn 30 cặp xung/s, với ít nhất 95 % khoảng thời gian được dành cho việc theo dõi (tracking).

5.2.4.2  Đối với DME/N. Khi cần giảm thời gian tìm kiếm, tần số lặp lại xung trung bình của máy hỏi có thể được tăng trong suốt quá trình này nhưng phải nhỏ hơn 150 cặp xung/s.

5.2.4.3  Đối với DME/N. Sau 15 000 cặp xung được phát đi mà không thu được các chỉ thị về khoảng cách, thì tần số lặp lại xung trung bình của máy hỏi phải nhỏ hơn đến 60 cặp xung/s sau đó, cho đến khi kênh hoạt động được thay đổi hay quá trình tìm kiếm (search) được thực hiện thành công.

5.2.4.4  Đối với DME/N. Khi sau một khoảng thời gian bằng 30 s, mà việc theo dõi không được thiết lập, thì tần số lặp lại xung trung bình của máy hỏi phải nhỏ hơn đến 30 cặp xung/s sau đó.

5.2.5  Dung lượng xử lý của hệ thống (Aircraft handling capacity of the system).

5.2.5.1  Dung lượng xử lý của máy trả lời trong một khu vực phải đáp ứng được mật độ không lưu trong giờ cao điểm hay tối thiểu là 100 tàu bay, không được có bất kỳ giá trị nào nhỏ hơn.

5.2.5.2  Ở những nơi mà mật độ không lưu gi cao điểm trong khu vực lớn hơn 100 tàu bay, máy trả lời phải có khả năng đáp ứng được mật độ cao điểm này.

5.2.6  Sự nhận dạng của máy trả lời (Transponder identification).

5.2.6.1  Máy trả lời phải phát tín hiệu nhận dạng theo một trong các hình thức được yêu cầu bởi 5.2.6.5.

a) Tín hiệu nhận dạng “độc lập” gồm các xung nhận dạng được mã hóa (theo mã Morse quốc tế) có thể được sử dụng với tất cả các máy trả lời;

b) Tín hiệu nhận dạng “liên kết” có thể được sử dụng cho máy trả li kết hợp với hệ thống dẫn đường VHF.

5.2.6.2  Cả hai hình thức nhận dạng phi sử dụng các tín hiệu, bao gồm một chuỗi các xung ghép được phát đi với tốc độ lặp lại là 1 350 cặp xung/s trong một khoảng thời gian thích hợp, và các tín hiệu này sẽ tạm thời thay thế tất các các xung trả lời thường xảy ra tại thời điểm đó ngoại trừ như được trình bày theo 5.2.6.2.2. Các xung này phải có đặc điểm tương tự như các xung khc của tín hiệu trả lời.

5.2.6.2.1  Đối với DME/N. Các xung trả lời phải được phát giữa các thời điểm phát tín hiệu nhận dạng.

5.2.6.2.2  Đối với DME/N. Nếu cần duy trì một chu kỳ làm việc không đổi, một cặp xung cân bằng (xung đệm) có cùng đặc tính với các cặp xung nhận dạng phải được phát sau mỗi cặp xung nhận dng 100 μs ± 10 μs.

5.2.6.3  Tín hiệu nhận dạng “độc lập” phải có đặc tính như sau:

a) Tín hiệu nhận dạng gồm các xung nhận dạng mã Morse có dạng “tà” (dash) và “tịch” (dot), mã hóa theo mã nhận dạng và được phát đi ít nhất mỗi 40 s một lần, với tốc độ tối thiểu 6 từ/phút;

b) Tốc độ ký tự và đặc điểm mã nhận dạng của máy trả lời DME phải tuân theo các giá trị sau đây để đảm bảo rằng toàn bộ thời gian phát mã nhận dạng tối đa phải nhỏ hơn đến 5s /1 nhóm mã nhận dạng. “Tịch phải có thời gian tồn tại từ 0,1 s đến 0,16 s. “Tà” phải có khoảng thời gian tồn tại bằng 3 “tịch”. Khoảng thời gian giữa “tịch” và “tà” phải bằng với khoảng thời gian một “tch” với dung sai tương đối ± 10%. Khoảng thời gian giữa các chữ cái phải lớn hơn đến 3 “tịch”. Tổng thời gian truyền một nhóm mã nhận dạng không được vượt quá 10 s.

5.2.6.4  Tín hiệu nhận dạng “liên kết” phải có đặc tính như sau:

a) Khi được kết hợp với hệ thống dẫn đường VHF, tín hiệu nhận dạng được phát đi theo dạng “tịch” và “tà” như theo 5.2.6.3 và phải đồng bộ với mã nhận dạng của hệ thống dẫn đường VHF;

b) Mỗi khoảng thời gian 40 s phải được chia thành bốn phần bằng nhau, trong đó tín hiệu nhận dạng của máy trả lời chỉ được phát đi trong một phần thời gian, còn tín hiệu nhận dạng của hệ thống dẫn đường VHF kết hợp được phát đi trong những phần thời gian còn lại.

5.2.6.5  Các yêu cầu thực hiện đối với tín hiệu nhận dạng.

5.2.6.5.1  Mã tín hiệu nhận dạng “độc lập” được sử dụng ở những nơi mà máy trả lời không được kết hợp với hệ thống dẫn đường VHF.

5.2.6.5.2  Ở những nơi mà máy trả lời được kết hợp với hệ thống dẫn đường VHF, thì tín hiệu nhận dạng phải được cung cấp bởi tín hiệu nhận dạng “liên kết”.

5.2.6.5.3  Khi liên lạc thoại được thực hiện trên hệ thống dẫn đường VHF, thì tín hiệu nhận dạng “liên kết” từ máy trả lời sẽ không bị triệt tiêu.

5.3  Các đặc điểm kỹ thuật chi tiết của máy trả lời và hệ thống giám sát kết hợp (Detailed technical characteristics of transponder and associated monitor)

5.3.1  Máy phát (Transmitter).

5.3.1.1  Tần số hoạt động. Máy trả lời phải phát theo tần số trả lời thích hợp với kênh DME đã ấn định (xem 5.2.3.3).

5.3.1.2  Độ ổn định tần số. Tần số hoạt động không được thay đổi nhiều hơn ± 0,002 % so với tần số danh định.

5.3.1.3  Dạng xung và phổ xung. Các quy định sau đây được áp dụng cho tất cả các xung bức xạ:

a) Thời gian tăng trưởng. Đối với DME/N thì thời gian tăng trưởng phải không vượt quá 3 μs;

b) Độ rộng xung phải bằng 3,5 μs ± 0,5 μs;

c) Thời gian suy giảm thông thưởng là 2,5 μs nhưng phải không vượt quá 3,5 μs;

d) Biên độ tức thời của xung tại những điểm bất kỳ nằm giữa điểm 95 % biên độ tối đa trên sườn lên và điểm 95 % biên độ tối đa trên sườn xuống không được nhỏ hơn 95 % biên độ điện áp tối đa của xung;

e) Đối với DME/N phổ của tín hiệu điều chế xung phải có dạng sao cho trong độ rộng xung EIRP trong dải tần 0,5 MHz, có tần số trung tâm là các tần số trên và dưới tần số kênh danh định 0,8 MHz, trong mỗi trường hợp phải nhỏ hơn đến 200 mW. Và EIRP trong dải tần 0,5 MHz, có tần số trung tâm là các tần số trên và dưới tần số kênh danh định 2 MHz trong mỗi trường hợp nhỏ hơn đến 2 mW. EIRP chứa trong bất kỳ di tần 0,5 MHz nào phải giảm dần khi tần số trung tâm của dải dịch chuyển ra khỏi tần số kênh danh định;

f) Để bảo đảm đúng các phương pháp xác định ngưỡng, độ lớn tức thời của bất kỳ xung mở quá độ nào xảy ra đúng lúc trước điểm gốc ảo phải nhỏ hơn 1 % biên độ đỉnh xung. Sự khởi đầu quá trình mở không được bắt đầu sớm hơn 1 μs trước điểm gốc ảo.

5.3.1.4  Khoảng cách xung (Pulse spacing).

5.3.1.4.1  Khoảng cách giữa hai xung tạo thành cặp xung phát đi được trình bày trong bảng A.1, phụ lục A.

5.3.1.4.2  Đối với DME/N thì khoảng cách xung phải có dung sai tuyệt đối là ± 0,25 μs.

5.3.1.4.3  Khoảng cách xung phải được đo giữa các điểm nửa biên độ trên các sườn lên của xung.

5.3.1.5  Công suất đỉnh đầu ra (Peak power output).

5.3.1.5.1  Đối với DME/N thì EIRP đỉnh phải không được nhỏ hơn công suất cần thiết nhằm bảo đảm mật độ công suất xung đỉnh xấp xỉ âm 83 dBW/m2 ở khoảng cách và mức độ phục vụ đã định tối đa.

5.3.1.5.2  Đối với DME/N thì EIRP đỉnh không được nhỏ hơn công suất cần thiết nhằm bảo đảm mật độ công suất đỉnh âm 89 dBW/m2 trong mọi tình trạng thời tiết hoạt động tại bất kỳ điểm nào bên trong tầm phủ sóng xác định theo 5.2.1.2.

5.3.1.5.3  ng suất đỉnh của các xung cấu thành bất kỳ cặp xung nào không được khác nhau nhiều hơn 1 dB.

5.3.1.5.4  Máy phát cần phải có khả năng trả lời sao cho nó có thể hoạt động liên tục với tốc độ phát (2 700 ± 90) cặp xung/s (nếu phục vụ cho 100 tàu bay).

5.3.1.5.5  Máy phát phải hoạt động với một tốc độ phát không nhỏ hơn 700 cặp xung/s bao gồm cả quá trình phát cặp xung trả lời và cặp xung đệm ngoại trừ trong khi phát xung nhận dạng. Tốc độ phát tối thiểu phải càng gần giá trị 700 cặp xung/s càng tốt.

5.3.1.6  Sự bức xạ giả (Spurious radiation). Trong suốt các khoảng thời gian giữa lúc phát các xung riêng lẻ, công suất giả thu được và đo được trong một máy thu có cùng đặc tính như máy thu của máy trả lời nhưng được chỉnh cộng hưởng theo bất kỳ xung hỏi hay xung trả lời nào của DME phải có giá trị thấp hơn công suất xung đỉnh thu và đo được trong cùng máy thu được chỉnh cộng hưởng với tần số trả lời đang sử dụng trong suốt quá trình phát xung yêu cầu 50 dB trở lên. Điều khon này áp dụng cho mọi sự phát xung giả, kể cả nhiễu điện và nhiễu do bộ điều chế gây ra.

5.3.1.6.1  Đối với DME/N thì mức công suất bức xạ giả xác định theo 5.3.1.6 phải thấp hơn mức xung đỉnh 80 dB trở lên.

5.3.1.6.2  Bức xạ giả ngoài dải tần. Tại tất cả các tần số từ 10 MHz đến 1 800 MHz, nhưng không kể đến dải tần từ 960 MHz đến 1 215 MHz, tín hiệu giả ở ngõ ra máy phát của máy trả lời phải không vượt quá âm 40 dBm trong bất kỳ 1 kHz băng thông nào của máy thu.

5.3.1.6.3  Bt kỳ sóng hài liên tục của tần số sóng mang trên bất kỳ kênh hoạt động nào của DME đều phải có EIRP không vượt quá âm 10 dBm.

5.3.2  Máy thu (Receiver).

5.3.2.1  Tần số hoạt động. Tần số trung tâm của máy thu phải là tần số hỏi thích hợp với kênh hoạt động của DME đã định (xem 5.2.3.3).

5.3.2.2  Độ ổn định tần số. Tần số trung tâm của máy thu không được thay đổi nhiều hơn ± 0,002 % tần số đã định.

5.3.2.3  Độ nhạy máy trả lời (Transponder sensitivity).

5.3.2.3.1  Khi không có bất kỳ cặp xung hỏi nào, ngoại trừ các cặp xung cần thiết để thực hiện phép đo độ nhạy, các cặp xung hỏi có tần số danh định và khoảng cách xung chính xác phải kích hoạt máy tr lời nếu mật độ công suất đỉnh tại ăngten máy trả lời tối thiểu là:

a) âm 103 dBW/m2 đối với DME/N với phạm vi ph sóng lớn hơn 56 km (30 NM);

b) âm 93 dBW/m2 đối với DME/N với phạm vi phủ sóng nhỏ hơn 56 km (30 NM).

5.3.2.3.2  Mật độ công suất nhỏ nhất được nêu rõ theo 5.3.2.3.1 phải làm cho máy trả lời trả lời với hiệu suất tối thiểu là 70 % đối với DME/N.

5.3.2.3.3  Dải động của DME/N. Hoạt động của máy trả lời phải được duy trì khi mật độ công suất của tín hiệu hỏi tại ăngten máy trả lời có giá trị bất kỳ nằm giữa giá trị tối thiểu được trình bày theo 5.3.2.3.1 cho đến một giá trị tối đa là âm 22 dBW/m2 khi được lắp đặt với hệ thống ILS và âm 35 dBW/m2 khi được lắp đặt với các hệ thống khác.

5.3.2.3.4  Độ nhạy của máy trả lời không được thay đổi nhiều hơn 1 dB đối với máy trả lời khi có tải nằm giữa 0% và 90% với tốc độ phát tối đa.

5.3.2.3.5  Đối với DME/N. Khi khoảng cách xung của một cặp xung hỏi thay đổi so với giá trị danh định ± 1 μs, độ nhạy máy thu không được giảm nhiều hơn 1 dB.

5.3.2.4  Hạn chế tải (Load limiting). Đối với DME/N khi ti của máy trả lời lớn hơn 90 % tốc độ phát tối đa, độ nhạy máy thu phải được tự động giảm đi để giới hạn xung trả lời, và bảo đảm không vượt quá tốc độ truyền tối đa cho phép (tầm suy giảm độ nhạy có thể cho phép tối thiểu là 50 dB).

5.3.2.5  Nhiễu (Noise). Khi máy thu nhận được xung hỏi với mật độ công suất như trong 5.3.2.3.1 nhằm tạo ra tốc độ phát bằng 90 % tốc độ tối đa, các cặp xung gây nhiễu không được vượt quá 5 % tốc độ phát tối đa.

5.3.2.6  Băng thông (Bandwidth).

5.3.2.6.1  Băng thông máy thu cho phép tối thiểu phải có giá trị sao cho độ nhạy máy trả lời không giảm nhiều hơn 3 dB khi tổng độ trôi tần số máy thu được cộng với độ trôi tần số hỏi bằng ± 100 kHz.

5.3.2.6.2  Đối với DME/N thì máy thu phải có đủ băng thông sao cho đáp ứng các yêu cầu theo 5.2.1.3 khi các tín hiệu vào thỏa mãn các tiêu chuẩn theo 5.3.1.3.

5.3.2.6.3  Các tín hiệu có tần số cách tần số kênh danh định lớn hơn 900 kHz và có mật độ công suất cho đến các giá trị được nêu theo 5.3.2.3.3 đối với DME/N thì không được kích hoạt máy trả lời. Các tín hiệu trung tần thu được phải bị triệt tiêu tối thiểu là 80 dB. Tất cả đáp ứng hay tín hiệu giả trong dải tần từ 960 MHz đến 1215 MHz và các tần số ảnh phải bị triệt tiêu tối thiểu là 75 dB.

5.3.2.7  Thời gian hồi phục (Recovery time). Trong vòng 8 μs khi nhận tín hiệu có độ nhạy lớn hơn độ nhạy tối thiểu từ 0 dB đến 60 dB, độ nhạy tối thiểu của máy trả lời đối với một tín hiệu mong muốn phải có giá trị trong khoảng 3 dB giá trị đạt được khi không có tín hiệu. Các yêu cầu này phải được đáp ứng bằng các mạch triệt sóng dội. Khoảng thời gian 8 μs được đo giữa các điểm na biên độ trên các sườn lên của hai tín hiệu, và cả hai tín hiệu này có dạng tuân theo các đặc điểm kỹ thuật được trình bày theo 5.3.1.4.

5.3.2.8  Bức xạ giả (Spurious radiatitions). Bức xạ từ bất kỳ phần nào của máy thu hay các mạch liên kết với nhau phải đáp ứng các yêu cầu được trình bày theo 5.3.1.6.

5.3.2.9  Triệt sóng dội và sóng liên tục (CW and echo suppression). Việc triệt sóng dội và sóng liên tục phải được thực hiện đầy đủ đối với các vị trí mà máy trả lời được sử dụng.

5.3.2.10  Bảo vệ chống lại nhiễu (Protection against interference). Bảo vệ chống lại nhiễu bên ngoài dải tần DME phải được thực hiện đầy đủ tại các vị trí mà máy thu hoạt động.

5.3.3  Giải mã (Decoding).

5.3.3.1  Máy trả lời phải có mạch giải mã để có thể được kích hoạt bởi các cặp xung nhận được có độ rộng xung và khoảng cách xung phù hợp với các tín hiệu hỏi như được trình bày theo 5.3.1.3 và 5.3.1.4.

5.3.3.2  Các tín hiệu đến trước, giữa hay sau các xung cấu thành một cặp xung có khoảng cách xung chính xác không được ảnh hưởng đến hoạt động của mạch giải mã.

5.3.3.3  Loại bỏ bộ giải mã trong DME/N. Một cặp xung hỏi có khoảng cách giữa hai xung sai khác lớn hơn đến ± 2 μs so với giá trị danh định và có mức tín hiệu bất kỳ cho đến một giá trị được nêu rõ theo 5.3.2.3.3 phải bị loại bỏ tại bộ giải mã để tốc độ phát không lớn hơn giá trị đạt được khi không có xung hỏi.

5.3.4  Thời gian giữ chậm (Time delay).

5.3.4.1  Khi DME được kết hợp với hệ thống dẫn đường VHF, thời gian giữ chậm phải là khoảng thời gian từ điểm nửa biên độ trên sườn lên của xung thứ hai cấu thành cặp xung hỏi đến điểm nửa biên độ trên sườn lên của xung thứ hai cấu thành cặp xung trả lời. Thời gian giữ chậm này phải có giá trị như trong bảng A.1, phụ lục A.

5.3.4.2  Đối với DME/N. Thời gian giữ chậm của máy trả lời cần phải được điều chỉnh theo một giá trị thích hợp nằm giữa giá trị danh định âm 15 μs và giá trị danh định của thời gian giữ chậm, cho phép máy hỏi trên tàu bay chỉ thị về cự ly là zêro (bằng không) tại một điểm xác định cách xa máy trả lời.

5.3.4.2.1  Đối với DME/N thì thời gian giữ chậm phải là khoảng thời gian từ điểm nửa biên độ trên sườn lên của xung thứ nhất cặp xung hỏi đến điểm nửa biên độ trên sườn lên của xung thứ nht cặp xung trả lời.

5.3.4.3  Đối với DME/N thì máy trả lời phải được lắp đặt gần vị trí để có chỉ thị về cự ly là zêro (bằng không) khi có thể thực hiện được.

5.3.5  Độ chính xác (Accuracy).

5.3.5.1  Đối với DME/N thì máy trả li có sai số tuyệt đối không lớn hơn ± μs (150 m (500 ft)) đối với lỗi toàn hệ thống.

5.3.5.2  Đối với DME/N. Sự kết hợp của lỗi máy trả lời, lỗi tọa độ vị trí máy trả lời, hiệu ứng lan truyền và hiệu ứng nhiễu xung ngẫu nhiên không được lớn hơn ± 185 m (0,1 NM) đối với lỗi toàn hệ thống.

5.3.5.3  Đối với DME/N khi kết hợp với một hệ thống phụ trợ hạ cánh thì máy trả lời có sai s tuyệt đối không lớn hơn ± 0,5 μs (75 m (250 ft)) đối với lỗi toàn hệ thống.

5.3.6  Hiệu suất (Efficiency).

5.3.6.1  Hiệu suất trả lời của máy trả lời tối thiểu phải là 70 % đối với DME/N ở tất cả các giá trị tải của máy trả lời lên đến tải tương ứng theo 5.2.5 và tại mức độ nhạy tối thiểu quy định theo 5.3.2.3.1 và 5.3.2.3.4.

5.3.6.2  Thời gian chết của máy trả lời. Máy trả lời phải được ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian thường không vượt quá 60 μs sau khi giải mã xung hỏi hợp lệ. Trong các trường hợp đặc biệt, khi vị trí địa lý gây ra phn xạ không mong muốn, thời gian chết có thể được tăng lên nhưng chỉ đến một giá trị tối thiểu cần thiết nhằm cho phép sự triệt sóng dội đối với DME/N.

5.3.7  Giám sát và điều khiển (Monitoring and Control).

5.3.7.1  Tại mỗi vị trí đặt máy trả lời phải cung cấp các phương tiện đ giám sát và điều khiển tự động máy trả lời đang sử dụng.

5.3.7.2  Hoạt động giám sát của DME/N.

5.3.7.2.1  Khi xảy ra các sự cố vi phạm bất kỳ các điều kiện được trình bày theo 5.3.7.2.2 hệ thống giám sát phải thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cung cấp chỉ thị thích hợp cho người sử dụng tại các v trí điều khiển;

b) Tự động dừng hoạt động máy trả lời đang sử dụng;

c) Tự động khởi động thiết bị dự phòng.

5.3.7.2.2  Hệ thống giám sát phải thực hiện các hoạt động được nêu theo 5.3.7.2.1 nếu:

a) Thời gian giữ chậm thay đổi lớn hơn hoặc bằng 1 μs (150 m (500 ft)) so với giá trị danh định;

b) Thời gian giữ chậm thay đổi lớn hơn hoặc bng 0,5 μs (75 m (250 ft)) so với giá trị danh định khi DME/N kết hợp với thiết bị phụ trợ hạ cánh.

5.3.7.2.3  Hệ thống giám sát phải thực hiện các hoạt động được nêu rõ theo 5.3.7.2.1 nếu khoảng cách xung giữa xung th nhất và xung thứ hai trong một cặp xung khác với giá trị danh định (được trình bày trong bảng A.1, Phụ lục A) lớn hơn đến 1 μs.

5.3.7.2.4  Hệ thống giám sát phải cung cấp các chỉ thị thích hợp tại vị trí điều khiển nếu bất kỳ các điều kiện nào sau đây xảy ra:

a) Suy giảm công suất phát của máy trả lời lớn hơn hoặc bằng 3 dB;

b) Suy giảm độ nhạy nhỏ nhất của máy thu lớn hơn hoặc bằng 6 dB;

c) Khoảng cách giữa xung thứ nhất và xung th hai của cặp xung trả li của máy trả lời khác với danh định theo 5.3.1.4 lớn hơn hoặc bằng 1 μs;

d) Thay đổi tần số thu và phát vượt quá tầm kiểm soát của các mạch điều chỉnh tự động.

5.3.7.2.5  Hệ thống cần phải có giải pháp nhất định để bảo đảm rằng bất kỳ điều kiện và tình trạng nào được liệt kê theo 5.3.7.2.2, 5.3.7.2.3, 5.3.7.2.4 có thể xảy ra kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó trước khi hệ thống giám sát thực hiện hoạt động của mình. Khoảng thời gian này phải càng nhỏ càng tốt, nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 s, đáp ứng được yêu cầu tránh làm gián đoạn dịch vụ mà máy trả lời cung cấp.

5.3.7.2.6  Máy trả lời không được kích hoạt lớn hơn 120 lần/s để thực hiện các mục đích hoặc là giám sát, hoặc là điều khiển tần số tự động, hoặc cả hai.

5.3.7.2.7  Lỗi của bất kỳ bộ phận nào của chính hệ thống giám sát phải tự động tạo ra kết quả giống như lỗi của phần tử được giám sát.

5.4  Các đặc điểm kỹ thuật của máy hỏi (Technical characteristics of Interrogator)

5.4.1  Máy phát (Transmitter).

5.4.1.1  Tần số hoạt động. Máy hỏi phải phát theo tần số hỏi thích hợp với kênh DME đã ấn định (xem 5.2.3.3).

5.4.1.2  Độ ổn định tần số. Tần số hoạt động không được thay đổi lớn hơn ± 100 kHz so với tần số danh định.

5.4.1.3  Hình dạng và phổ xung. Các quy định sau đây được áp dụng cho tất cả các xung bức xạ:

a) Thời gian tăng trưởng: Đối với DME/N thì thời gian tăng trưởng phải không được vượt quá 3 μs;

b) Độ rộng xung phải bằng 3,5 μs ± 0,5 μs;

c) Thời gian suy giảm thông thường là 2,5 μs nhưng không được vượt quá 3,5 μs;

d) Biên độ tức thời của xung tại những điểm bất kỳ nằm giữa điểm 95 % biên độ tối đa trên sườn lên và điểm 95 % biên độ tối đa trên sườn xuống không được nhỏ hơn 95 % biên độ điện áp tối đa của xung;

e) Phổ của tín hiệu điều chế xung phải có dạng sao cho ít nhất 90 % năng lượng trong mỗi xung trong phạm vi 0,5 MHz trong băng tần tập trung vào tần số kênh danh định;

f) Để bảo đảm đúng các phương pháp xác định ngưỡng, độ lớn tức thời của bất kỳ xung m quá độ nào xy ra đúng lúc trước điểm gốc ảo phải nhỏ hơn 1 % biên độ định xung. Sự khởi đầu quá trình mở không được bắt đầu sớm hơn 1 μs trước điểm gốc ảo.

5.4.1.4  Khoảng cách xung (Pulse spacing).

5.4.1.4.1  Khoảng cách giữa hai xung tạo thành cặp xung phát đi được trình bày trong bảng A.1, phụ lục A.

5.4.1.4.2  Đối với DME/N thì dung sai khoảng cách xung phải có giá trị là ± 0,25 μs.

5.4.1.4.3  Khoảng cách xung phải được đo giữa các điểm nửa biên độ trên các sườn lên của xung.

5.4.1.5  Tần số lặp lại xung (Pulse repetition frequency).

5.4.1.5.1  Tần số lặp lại xung phải như quy định theo 5.2.4.

5.4.1.5.2  Sự thay đổi về thời gian giữa các cặp xung hỏi liên tiếp phải đủ để tránh sai khóa pha.

5.4.1.6  Sự bức xạ giả (Spurious radiation). Trong suốt các khoảng thời gian giữa lúc phát các xung riêng lẻ, công suất giả thu và đo được trong một máy thu có cùng đặc tính như máy thu của máy trả lời nhưng được chnh cộng hưng theo bất kỳ xung hỏi hay xung trả lời nào của DME phải có giá trị thấp hơn công suất xung đỉnh thu và đo được trong cùng máy thu được chỉnh cộng hưởng với tn số trả lời đang sử dụng trong suốt quá trình phát xung yêu cầu 50 dB trở lên. Điều khoản này áp dụng cho mọi sự phát xung giả, kể c nhiễu điện và nhiễu do bộ điều chế gây ra. Nguồn CW giả phát ra từ máy hỏi trên bất kỳ tần số hỏi hoặc trả lời nào của DME không được vượt quá 20 μW (âm 47 dBW).

5.4.2  Thời gian giữ chậm (Time delay).

5.4.2.1  Thời gian giữ chậm này phải có giá trị như bảng A.1, phụ lục A.

5.4.2.2  Đối với DME/N. Thời gian giữ chậm phải là khoảng thời gian giữa thời gian của điểm nửa biên độ trên sườn lên của xung hỏi thứ nhất và thời gian mà các mạch cự ly đạt đến điều kiện tương ứng với chỉ thị về cự ly là zêro (bằng không).

5.4.3  Máy thu (Receiver).

5.4.3.1  Tần số hoạt động. Tần số trung tâm của máy thu phi là tần số hỏi thích hợp với kênh hoạt động của thiết bị đo cự ly đã định (xem 5.2.3.3).

5.4.3.2  Độ nhạy máy thu.

5.4.3.2.1  Đối với DME/N độ nhạy của máy hỏi phải đủ để thu nhận và cung cấp thông tin về cự ly đến độ chính xác quy định trong 5.4.4 đối với mật độ công suất tín hiệu quy định theo 5.3.1.5.

5.4.3.2.2  Đối với DME/N hiệu suất của máy hỏi phải được duy trì khi mật độ công suất của tín hiệu trả lời tại ăngten của máy hỏi nằm giữa các giá trị nhỏ nhất cho theo 5.3.1.5 và giá trị lớn nhất là âm 18 dBW/m2.

5.4.3.3  Băng thông (Bandwidth). Đối với DME/N thì máy thu phải có đ băng thông sao cho đáp ứng các yêu cầu theo 5.2.1.3 khi các tín hiệu vào thỏa mãn các tiêu chuẩn theo 5.3.1.3.

5.4.3.4  Loại bỏ nhiễu (Interference rejection)

5.4.3.4.1  Khi có một tỷ lệ tín hiệu DME đồng kênh mong muốn và không mong muốn ít nhất là 8 dB tại các đầu nối đầu vào của máy thu, máy hỏi phải hiển thị thông tin cự ly và cung cấp nhận dạng rõ ràng từ tín hiệu mạnh hơn.

5.4.3.4.2  Đối với DME/N các tín hiệu DME lớn hơn 900 kHz bị loại bỏ khỏi tần số danh định kênh mong muốn và có biên độ lên đến 42 dB trên độ nhạy ngưỡng sẽ bị loại bỏ.

5.4.3.5  Giải mã (Decoding)

5.4.3.5.1  Máy hỏi phải bao gồm một mạch giải mã sao cho máy thu chỉ có thể được kích hoạt bởi các cặp xung nhận được có độ rộng xung và khoảng cách xung phù hợp với tín hiệu máy trả lời như mô tả theo 5.3.1.4.

5.4.3.5.2  Đối với DME/N một cặp xung trả lời với khoảng cách giữa hai xung sai khác ± 2 μs trở lên, từ giá trị danh định và với bt kỳ mức tín hiệu nào trên 42 dB trên độ nhạy của máy thu phải bị loại bỏ.

5.4.4  Độ chính xác (Accuracy). Đối với DME/N máy hỏi không được đóng góp sai số lớn hơn ± 315 m (± 0,17 NM) hoặc 0,25 % của cự ly được chỉ thị, tùy theo giá trị nào lớn hơn, đối với tổng thể lỗi hệ thống.

5.5  Cấp nguồn (Power supply)

5.5.1  Tất cả DME phải được cung cấp các hệ thống cấp nguồn phù hợp và cách để bảo đảm tính liên tục của dịch vụ tương ứng với sự cần thiết của dịch vụ được cung cấp.

5.5.2  Thời gian chuyển đổi hệ thống cấp nguồn cho các DME phục vụ tiếp cận h cánh phụ thuộc vào kiểu của đường CHC và hoạt động của tàu bay được cung cấp dịch vụ (xem bng 5).

Bảng 5 – Thời gian chuyển đổi hệ thống cấp nguồn cho DME được sử dụng tại sân bay

Kiu của đường CHC

Thiết bị đo cự ly (DME)

Thời gian chuyển đổi

Tiếp cận không chính xác

DME kết hợp VOR

15 s

Tiếp cận chính xác cấp I

DME kết hợp ILS

10 s

Tiếp cận chính xác cấp II

DME kết hợp ILS

0 s

Tiếp cận chính xác cấp III

DME kết hợp ILS

0 s

5.5.3  DME phải hoạt động tốt trong điều kiện nguồn cung cấp điện xoay chiều như sau:

a) Điện áp cấp nguồn đu vào là 220 V, với dung sai tương đối là ± 10 %;

b) Tần số là 50 Hz, với dung sai tuyệt đối là ± 2 Hz.

5.6  Hệ thống ăngten (Antenna)

5.6.1  Khi DME sử dụng kết hợp với VOR thì ăngten sử dụng phải là ăngten vô hướng đặt cách hệ thống ăngten VOR theo quy định 5.1.5 ở trên.

5.6.2  Khi DME sử dụng kết hợp với ILS thì ăngten sử dụng phải là ăngten định hướng và đặt tại cùng vị trí với hệ thống ăngten đài chỉ góc hạ cánh.

5.6.3  Trong cả hai trường hợp trên ăngten của DME phải không có bất kỳ sự gây nhiễu lẫn nhau nào giữa các hệ thống này.

5.7  Công nghệ thiết bị (Facility technology)

5.7.1  DME được sử dụng cho mục đích dẫn đường hàng không dân dụng phải là thiết bị đo cự ly loại N (DME/N).

5.7.2  DME phải:

a) Sử dụng công nghệ bán dẫn, mạch tích hợp và kỹ thuật vi xử lý, có cấu trúc theo kiểu mô-đun, tấm mạch thay thế trực tiếp;

b) Máy phát có cấu hình kép, hai bộ giám sát hoạt động song song;

c) Có hệ thng điều khiển, giám sát tại chỗ và từ xa;

d) Có hệ thống kiểm tra và bảo trì từ xa, với phần mềm chuyên dụng và kết nối từ xa theo tiêu chuẩn mở;

e) Có hệ thống nguồn dự phòng một chiều.

f) Phòng máy (Shelter) có hệ thống báo cháy và chữa cháy phù hợp theo quy định.

5.8  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

DME phải hoạt động tốt trong điều kiện môi trưng tối thiểu như sau:

a) Nhiệt độ.

– Ngoài trời: từ âm 10 °C đến + 55 °C;

– Trong nhà: từ 0 °C đến 40 °C.

b) Độ ẩm tương đối.

– Ngoài trời: 95 %;

– Trong nhà: 85 %.

c) Tốc độ gió lớn nhất: 160 km/h (100 Mph).

5.9  Kiểm tra mặt đất (Ground Testing)

5.9.1  Tổng quát. Thông tin và hướng dẫn sau đây nêu các yêu cầu về kiểm tra mặt đất áp dụng cho DME/N, như quy định trong chương 5. Các nguyên tắc mà DME dựa trên các chức năng, sao cho độ chính xác của các ch báo cự ly về cơ bản là độc lập với mặt đất mô hình trường bức xạ thiết bị. Do đó, việc xác định hiệu suất thiết bị mặt đất chính xác có thể thường được thực hiện với thiết bị giám sát và bảo trì mặt đất phù hợp với các quy trình đã nêu trong tài liệu của các nhà sản xuất DME riêng biệt. Nhiều thông số trong chương 5 cũng có thể được kiểm tra trên tàu bay với một hệ thng thích hợp.

5.9.2  Các thông số kiểm tra mặt đất. Các yêu cầu kiểm tra mặt đt được liệt kê trong bng 6.

Bảng 6 – Các thông số kiểm tra mặt đất

Thông số

Annex 10

TCVN

Đại lượng dự định đo

Sai s

Độ không bảo đảm đo

Định kỳ

Máy phát
– Độ ổn định Tần số 3.5.4.1.2 5.3.1.2 Tần số Tần số kênh được chỉ định, với dung sai tương đối là ± 0,002 %

0,001 %

12 tháng

– Phổ xung 3.5.4.1.3 5.3.1.3 Công suất Đầu ra bức xạ trong mỗi dải tần 0,5 MHz có tâm là ± 0,8 MHz từ tần số danh định không quá 200 mW; đầu ra bức xạ trong mỗi di tần 0,5 MHz có tâm là ± 2 MHz từ tần số danh định không quá 2 mW. Biên độ của các thùy liên tiếp giảm tỷ lệ với sự tách biệt tần số của chúng khỏi tần số danh định

1 dB

6 tháng

– Dạng xung 3.5.4.1.3 5.3.1.3 Thời gian, biên độ – Thời gian tăng trưởng  3 μs

– Độ rộng xung 3,5 μs ± 0,5 μs

– Thời gian suy giảm  3,5 μs

– Biên độ tức thời  95 %

0,1 μs

0,1 μs

0,1 μs

1 %

6 tháng

– Khoảng cách xung 3.5.4.1.4 5.3.1.4 Thời gian (12 ± 0,25) μs

0,1 μs

6 tháng

– Công suất đỉnh đầu ra 3.5.4.1.5 5.3.1.5 Công suất EIRP đỉnh phải không được nhỏ hơn công suất cần thiết nhằm bảo đảm mật độ công suất xung đỉnh  – 89 dBW/m2 ở khoảng cách và mức độ phục vụ đã định tối đa

1 dB

6 tháng

– Sự thay đổi đỉnh 3.5.4.1.5 5.3.15 Công suất Chênh lệch công suất giữa các xung của một cặp xung  1 dB

0,2 dB

6 tháng

 Tốc độ phát 3.5.4.1.5 5.3.1.5 Tốc độ  700 ppps

10 ppps

6 tháng

Máy thu
– Độ ổn định tần số 3.5.4.2.2 5.3.2.2 Tần số Tần số kênh được chỉ định ± 0,002 %

0,001 %

6 tháng

– Độ nhạy 3.5.4.2.3.1 5.3.2.3 Công suất Sao cho mật độ công suất tại anten  -103 dBW/m2

1 dB

6 tháng

– Suy giảm độ nhạy 3.5.4.2.3.5 5.3.2.3 Công suất < 1 dB cho tải từ 0 % đến 90 % với tốc độ truyền tối đa

0,2 dB

6 tháng

– Băng thông 3.5.4.2.6 5.3.2.6

Sao cho độ nhạy giảm xuống  3 dB đối với độ lệch tần số máy hỏi bằng ± 100 kHz.

0,5 dB

6 tháng

Giải mã 3.5.4.3 5.3.3 Đếm xung Không có trả lời đối với các xung hỏi có khoảng cách xung lớn hơn 2 μs so với danh định

10 cặp xung

6 tháng

Thời gian giữ chậm 3.5.4.4 5.3.4 Thời gian 50 μs

1 μs

6 tháng

Tín hiệu nhận dạng 3.5.3.6 5.2.6 Tín hiệu nhận dạng – 1 350 cặp xung trong các khoảng thời gian phát mã Morse thích hợp

 10 cặp xung

12 tháng

– độ dài dot = 0,1s đến 0,16 s; độ dài dash = 0,3 s đến 0,48 s; khoảng cách giữa dot và dash = độ dài dot ± 10 %; khoảng cách giữa từ  3 dot

 10 μs

– tổng độ dài của một chuỗi mã  10 s

– 0,5 s

Hoạt động giám sát 3.5.4.7.2.2 5.3.7.2 Thời gian Hệ thống giám sát phải báo động khi: Độ trễ trả li thay đổi hơn 1 μs (0,5 μs đối với DME được kết hợp với ILS)

0,2 μs

12 tháng

Độ trễ hoạt động giám sát 3.5.4.7.2.5 5.3.7.2 Thời gian Độ trễ ≤ 10 s

0,5 s

12 tháng

5.9.3  Quy trình kiểm tra mặt đất. Các thông số của thiết bị mặt đất cần được kiểm tra thường xuyên được nêu trong bảng 6. Có thể yêu cầu sửa đổi dựa trên khuyến nghị của nhà sn xuất hoặc kinh nghiệm khai thác. DME phải được kiểm tra theo các quy trình của nhà sản xuất, nếu không được cung cấp thì áp dụng quy trình được quy định trong tài liệu 8071 – Hướng dẫn về kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến; Chương 2, tập I – Kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất, phiên bản lần thứ 5, năm 2018, chi tiết được nêu theo 5.9.2.

5.9.4  Thiết bị kiểm tra. Sau đây là danh sách đề xut các thiết bị kiểm tra, được hiệu chuẩn khi thích hợp, để sử dụng trong việc bảo trì mặt đất DME theo hướng dẫn của tài liệu 8071:

a) Máy hiện sóng, với thời gian cơ sở thích hợp;

b) Đồng hồ đo công suất đnh UHF;

c) Máy đo miliwatt UHF;

d) Tải UHF, có tần số và công suất đỉnh phù hợp với ít nhất 1,3 GHz và 1,3 kW;

e) Bộ đếm tần số UHF;

f) Bộ ghép định hướng UHF với các đầu ra đã hiệu chỉnh;

g) Bộ suy giảm đã hiệu chuẩn, 10 dB, công suất đnh 20 W;

h) Bộ suy giảm đã hiệu chuẩn, 20 dB, công suất đnh 20 W;

i) Máy phân tích phổ UHF;

j) Thiết bị kiểm tra DME được lắp sẵn hoặc bên ngoài.

6  Yêu cầu chung hệ thống hạ cánh bằng thiết bị – ILS (Specification for Instrument Landing System – ILS)

6.1  Các yêu cầu cơ bản (Basic requirements)

6.1.1  Hệ thống ILS phải bao gồm các thành phần cơ bản sau:

a) Đài chỉ hướng h cánh VHF, hệ thống giám sát kết hợp, thiết bị chỉ thị và điều khin từ xa;

b) Đài chỉ góc hạ cánh UHF, hệ thống giám sát kết hợp, thiết bị chỉ th và điều khiển từ xa;

c) Một phương tiện thích hợp để cho phép kiểm tra xác minh đường h cánh.

6.1.1.1  Có thể sử dụng một hoặc nhiều đài chỉ chuẩn VHF để cung cấp thông tin về cự ly từ đài đến ngưỡng, thiết bị phải phù hợp với các thông số kỹ thuật theo điều 6.6. Nếu DME được sử dụng thay cho các đài chỉ chuẩn VHF, thiết bị phải phù hợp với thông số kỹ thuật theo điều 5.2.

6.1.1.2  Đặc tính của hệ thống ILS cấp I, II và III là phải cung cấp các chỉ dẫn tại vị trí điều khiển từ xa được chỉ định về trạng thái hoạt động của tất cả các thành phần của hệ thống mặt đất ILS, như sau:

a) đối với tất cả hệ thống ILS cấp II và III, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan đến việc kim soát tàu bay ở giai đoạn tiếp cận chót phải là một trong những vị trí điều khiển từ xa được chỉ định và phải nhận được thông tin về tình trạng hoạt động của ILS, với độ trễ tương xứng với yêu cầu của môi trường hoạt động;

b) đối vi hệ thống ILS cấp I, nếu ILS đó cung cấp dịch vụ dẫn đường vô tuyến thiết yếu, thì cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan đến việc kiểm soát tàu bay ở giai đoạn tiếp cận chót phải là một trong những vị trí điều khiển từ xa được chỉ định và phải nhận được thông tin về tình trạng hoạt động của ILS, với độ trễ tương xứng với yêu cầu của môi trường hoạt động.

6.1.2  Hệ thống ILS phải được lắp đặt và điều chỉnh sao cho cách ngưỡng một khoảng cách quy định, thì các chỉ thị của thiết bị đo tương ứng trên tàu bay thể hiện cho sự dịch chuyển tương ứng của đường chỉ hướng hạ cánh hay đường chỉ góc hạ cánh một cách thỏa đáng, bất chấp hệ thống ILS nào được lắp đặt.

6.1.3  Các thành phần của LLZ và GP được trình bày rõ theo 6.1.1 a) và b) là một phần của hệ thống cấp I phải tuân theo ít nhất là các tiêu chuẩn theo điều 6.2 và 6.4 tương ứng, ngoại trừ những tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống cấp II.

6.1.4  Các thành phần của LLZ và GP được trình bày rõ theo 6.1.1a) và b) là một phần của hệ thống cấp II phải tuân theo các tiêu chuẩn thích hợp với những thành phần này trong hệ thống cấp I, cũng như được bổ sung và hiệu đính bởi các tiêu chuẩn theo điều 6.2 và 6.4 mà phải áp dụng cho hệ thống cấp II.

6.1.5  Các thành phần của LLZ, GP và các thiết bị phụ trợ khác được trình bày theo 6.1.2 là một phần của hệ thống cấp III phải tuân theo khác với các tiêu chuẩn thích hợp với các thành phần này trong hệ thống cấp I và II, ngoại trừ như được bổ sung bởi các tiêu chuẩn theo điều 6.2 và 6.4 áp dụng cho hệ thống cấp III.

6.1.6  Để bảo đm mức độ an toàn thích hợp, hệ thống ILS phải được thiết kế và duy trì sao cho khả năng hoạt động trong phạm vi các yêu cầu thực hiện đã định phải có một giá trị cao, phù hợp với cấp hoạt động liên quan.

6.1.7  Đối với các LLZ và GP cấp II và cấp III thì mức độ toàn vẹn và mức độ liên tục của dịch vụ ít nhất phải là mức 3, như được định nghĩa theo 6.2.12.3 (đài chỉ hướng hạ cánh) và 6.4.8.3 (đài chỉ góc hạ cánh).

6.1.8  Tại những sân bay có hai hệ thống ILS riêng biệt phục vụ hai đầu ngược nhau của một đường CHC, phải có một chuyển mạch khóa liên kết để bảo đảm rằng chỉ có đài chỉ hướng hạ cánh đang phục vụ hướng tiếp cận mới được bức xạ thông tin dẫn đường, ngoại trừ những nơi mà LLZ đang sử dụng là LLZ cấp I và không gây ra nhiễu có hại đến hoạt động của hệ thống.

6.1.9  Tại những sân bay có nhiều hệ thống ILS phục vụ các đầu ngược nhau trên cùng một đường CHC hay trên các đường CHC khác nhau mà sử dụng các tần số theo từng cặp giống nhau, phải được trang bị một chuyển mạch khóa liên kết để bảo đảm rằng chỉ có một hệ thống ILS được bức xạ thông tin dẫn đường tại một thời điểm. Khi chuyển từ hệ thống ILS này sang hệ thống ILS khác, sự bức xạ từ cả hai hệ thống ILS phải được triệt tiêu trong một khoảng thời gian không nhỏ hơn 20 s.

6.1.10  Tại những sân bay có một hệ thống ILS và một hệ thống GBAS phục vụ cho các hướng tiếp cận ngược nhau trên cùng một đường CHC, khi hướng tiếp cận được sử dụng không phải là hướng do ILS phục vụ, thì LLZ không được bức xạ khi khai thác có tầm nhìn thp và GBAS yêu cầu GAST D đang được tiến hành, ngoại trừ trường hợp có thể chứng minh rằng tín hiệu đài chỉ hướng hạ cánh hỗ trợ tuân thủ các yêu cầu trong phụ ước 10, tập I, phụ lục B, 3.6.8.2.2.5 và 3.6.8.2.2.6 xác định tỷ lệ tín hiệu mong muốn trên tín hiệu không mong muốn và công suất kênh lân cận tối đa mà máy thu GBAS VDB có thể chịu được.

6.2  Đài chỉ hướng hạ cánh VHF và hệ thống giám sát kết hợp (VHF localizer and associated monitor)

6.2.1  Tổng quát (General).

6.2.1.1  Bức xạ từ hệ thống ăngten LLZ phải tạo ra một giản đồ trường bức xạ tổng hợp được điều chế biên độ bởi hai tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz. Giản đồ trường bức xạ này phải tạo ra một cung chỉ hướng có một tín hiệu âm tần vượt trội trên một phía của đường chỉ hướng và có một tín hiệu âm tần còn lại vượt trội trên phía ngược lại.

6.2.1.2  Khi một người quan sát đứng đi diện với ăngten LLZ từ đầu tiếp cận của đường CHC, độ sâu điều chế sóng mang tần số hoạt động do tín hiệu âm tần 150 Hz gây ra phải vượt trội ở phía bên tay phải của người quan sát và độ sâu điều chế do tín hiệu âm tần 90 Hz gây ra phải vượt trội ở phía bên tay trái của người quan sát.

6.2.1.3  Tất cả các góc nằm ngang được sử dụng để xác định các giản đồ trường của LLZ đều phải bắt nguồn từ tâm của ăngten LLZ, là nơi cung cấp các tín hiệu được sử dụng trong cung chỉ hưng phía trước.

6.2.2  Tần số hoạt động (Radio frequency).

6.2.2.1  LLZ phải hoạt động trong dải tần từ 108 MHz đến 111,975 MHz. Đối với LLZ một tần số thì sai số tần số cho phép là ± 0,005 %. Đối với LLZ hai tần số thì sai số tần số cho phép là ± 0,002 % và dải danh định bị chiếm bởi hai sóng mang phải đối xứng qua tần số được chọn. Với tất cả các sai số được áp dụng, sự phân cách tần số giữa hai sóng mang đối với LLZ hai tần số không nhỏ hơn 5 kHz và không lớn hơn 14 kHz.

6.2.2.2  Sự phát xạ của LLZ phải là phân cực ngang. Thành phần phân cực đứng bức xạ trên đường chỉ hướng hạ cánh phải không vượt quá giá trị tương ứng với một sai số DDM = 0,016 khi một tàu bay được định vị trên đường ch hướng hạ cánh và trên độ nghiêng bằng 20° so với mặt phng ngang.

6.2.2.2.1  Đối với LLZ cấp II, thành phần phân cực đứng bức xạ trên đường chỉ hướng hạ cánh phải không vượt quá giá trị tương ứng với một sai số DDM = 0,008 khi một tàu bay được định vị trên đường chỉ hưng hạ cánh và trên độ nghiêng bằng 20° so với mặt phẳng ngang.

6.2.2.2.2  Đối với LLZ cấp III, thành phần phân cực đứng bức xạ bên trong một cung được giới hạn bởi cả hai bên đường chỉ hướng hạ cánh có DDM = 0,02 phải không vượt quá giá trị tương ứng với một sai số DDM = 0,005 khi một tàu bay trên độ nghiêng bằng 20° so với mặt phẳng ngang.

6.2.2.3  Đối với LLZ cấp III, các tín hiệu phát ra từ máy phát phải không chứa các thành phần dẫn đến sự dao động đường chỉ hướng hạ cánh một cách rõ ràng và có DDM đỉnh đối đỉnh lớn hơn 0,005 trong dải tần từ 0,01 Hz đến 10 Hz.

6.2.3  Tầm phủ sóng (Coverage).

6.2.3.1  LLZ phải cung cấp đầy đủ tín hiệu để bảo đảm cho sự hoạt động bên trong các cung phủ sóng của đài chỉ góc hạ cánh và đài chỉ hướng hạ cánh trong điều kiện lắp đặt ở địa hình lý tưởng. Cung phủ sóng phải được kéo dài từ tâm ăngten LLZ đến cự ly như sau:

a) 46,3 km (25 NM) trong cung ± 10° so với đường chỉ hướng phía trước;

b) 31,5 km (17 NM) trong cung từ ± 10° đến ± 35° so với đường chỉ hướng phía trước;

c) 18,5 km (10 NM) bên ngoài cung ± 35° so với đường chỉ hướng phía trước nếu tầm phủ được cung cấp.

6.2.3.2  Tại các sân bay có đặc điểm địa hình hạn chế hay các yêu cầu hoạt động cho phép, các giới hạn có thể giảm xuống đến 33,3 km (18 NM) trong cung ± 10° so với đường chỉ hướng và 18,5 km (10 NM) trong phần còn lại, khi các phương tiện dẫn đường thay thế cung cấp tầm phủ sóng thỏa mãn trong vùng tiếp cận giữa. Các tín hiệu của LLZ phải được thu nhận tại cự ly đã được mô tả và trên một độ cao 600 m (2 000 ft) so với mức cao của ngưỡng đường CHC, hay 300 m (1 000 ft) so với mức cao của điểm cao nhất bên trong vùng tiếp cận giữa và tiếp cận chót. Các tín hiệu như thế phải được thu nhận tại cự ly đã được mô tả, cho đến một bề mặt kéo dài ra ngoài từ ăngten đài chỉ hướng hạ cánh và nghiêng theo một độ dc 7° trên mặt phẳng ngang.

6.2.3.3  Trong tất cả các phần của vùng phủ sóng được trình bày theo 6.2.3.1, cụ thể hơn như được ghi theo 6.2.3.3.1, 6.2.3.3.2, 6.2.3.3.3, cường độ trường phải không nhỏ hơn 40 μV/m (âm 114 dBW/m2).

6.2.3.3.1  Đối với LLZ cấp I, cường độ trường tối thiểu trên đường chỉ góc hạ cánh ILS và bên trong cung chỉ hướng của đài ch hướng hạ cánh tại một cự ly 18,5 km (10 NM) đến một độ cao 60 m (200 ft) so với mặt phẳng ngang chứa ngưỡng phải không nhỏ hơn 90 μV/m (âm 107 dBW/m2).

6.2.3.3.2  Đối với LLZ cấp II, cường độ trường tối thiểu trên đường chỉ góc hạ cánh ILS và bên trong cung chỉ hướng của đài chỉ hướng hạ cánh phải không nhỏ hơn 100 μV/m (âm 106 dBW/m2) tại một cự ly 18,5 km (10 NM) và tăng đến một giá trị không nhỏ hơn 200 μV/m (âm 100 dBW/m2) tại một độ cao 15 m (50 ft) so với mặt phẳng ngang chứa ngưỡng.

6.2.3.3.3  Đối với LLZ cấp III, cường độ trường tối thiểu trên đường chỉ góc hạ cánh ILS và bên trong cung hướng của đài chỉ hướng hạ cánh phải không nhỏ hơn 100 μV/m (âm 106 dBW/m2) tại cự ly 18,5 km (10 NM) và tăng đến một giá trị không nhỏ hơn 200 μV/m (âm 100 dBW/m2) tại một độ cao 6m (20 ft) so với mặt phẳng ngang chứa ngưỡng. Từ điểm này đến một điểm xa hơn có độ cao trên đường tâm đường CHC 4 m (12 ft) và cách ngưỡng 300 m (1 000 ft) về phía ăngten của LLZ và sau đó tại một độ cao 4 m (12 ft) dọc theo chiều dài đường CHC về phía ăngten của LLZ, cường độ trường phải không nhỏ hơn 100 μV/m (âm 106 dBW/m2).

6.2.3.4  Tầm phủ sóng được cung cấp bởi LLZ hai tần số, thì một sóng mang cung cấp giản đồ trường bức xạ trong cung chỉ hướng trước và sóng mang còn lại cung cấp giản đ trường bức xạ bên ngoài cung chỉ hướng này, tỷ số giữa hai cường độ tín hiệu sóng mang trong không gian nằm trong cung chỉ hướng phía trước đến các giới hạn phủ sóng được ghi rõ theo 6.2.3.1 phải không nhỏ hơn 10 dB.

6.2.4  Cấu trúc chỉ hướng (Course structure).

6.2.4.1  Đối với LLZ cấp I, các đoạn cong trong đường chỉ hướng phải có biên độ không được vượt quá giá trị mô tả trong bảng 7.

Bảng 7 – Cấu trúc ch hướng của LLZ cấp I

Khu vực

(Zone)

Biên độ (DDM)

(Xác suất 95 %)

– Từ giới hạn ngoài tầm phủ sóng đến ILS điểm “A”.

0,031

– Từ ILS điểm “A” đến ILS điểm “B”.

0,031 tại ILS điểm “A”, giảm tuyến tính đến 0,015 tại ILS điểm “B”

– Từ ILS điểm “B” đến ILS điểm “C”.

0,015

6.2.4.2  Đối với LLZ cấp II và III, các đoạn cong trong đường chỉ hướng phải có biên độ không được vượt quá giá trị mô tả trong bảng 8.

Bảng 8 – Cấu trúc chỉ hướng của LLZ cấp II/III

Khu vực

(Zone)

Biên độ (DDM)

(Xác suất 95 %)

– Từ giới hạn ngoài tầm phủ sóng đến ILS điểm “A”.

0,031

– Từ ILS điểm “A” đến ILS điểm “B”.

0,031 tại ILS điểm “A”, giảm tuyến tính đến 0,005 tại ILS điểm “B”

– Từ ILS điểm “B” đến điểm chuẩn ILS.

0,005

* Chỉ đvới LLZ cấp III:
– Từ điểm chuẩn ILS đến ILS điểm “D”.

0,005

– Từ ILS điểm “D” đến ILS điểm “E”.

0,005 ti ILS điểm “D”, tăng tuyến tính đến 0,010 tại ILS điểm “E

6.2.5  Điều chế sóng mang (Carrier modulation).

6.2.5.1  Độ sâu điều chế danh định của tần số sóng mang do mỗi tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz tạo ra dọc theo đường chỉ hướng phải là 20 %.

6.2.5.2  Độ sâu điều chế của tần số sóng mang do mỗi tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz tạo ra phải nằm trong khoảng từ 18 % đến 22 %.

6.2.5.3  Các dung sai sau sẽ được áp dụng cho các tần số của âm tần điều chế:

a) Các âm tần điều chế phải là 90 Hz và 150 Hz với dung sai tuyệt đối là ± 2,5 % đối với đài LLZ cấp I;

b) Các âm tần điều chế phải là 90 Hz và 150 Hz với dung sai tuyệt đối là ± 1,5 % đối với đài LLZ cấp II;

c) Các âm tần điều chế phải là 90 Hz và 150 Hz với dung sai tuyệt đối là ± 1 % đối với đài LLZ cấp III;

d) Toàn bộ thành phần hài của tín hiệu 90 Hz phải không vượt quá 10 %; ngoài ra đối với LLZ cấp III, thành phần hài bậc hai của tín hiệu âm tần 90 Hz phải không vượt quá 5 %;

e) Toàn bộ thành phần hài của tín hiệu 150 Hz phải không vượt quá 10 %.

6.2.5.3.1  Đối với LLZ cấp III, độ sâu điều chế của tần số sóng mang tại tần số nguồn xoay chiều và các tần số hài của nó, hay các thành phần không mong muốn khác, phải không vượt quá 0,5 %. Các hài của nguồn xoay chiều, hay các thành phần không mong muốn khác có thể điều chế xen lẫn với các tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz hay các hài của các tín hiệu âm tần dẫn đến sự dao động trên đường chỉ hướng, dao động này phải có độ sâu điều chế của tần số sóng mang không được vượt quá 0,05 %.

6.2.5.3.2  Các tín hiệu âm tần điều chế phải được tự động điều chỉnh về pha để trong phạm vi nửa cung chỉ hướng, các dạng sóng 90 Hz và 150 Hz được giải điều chế đi qua điểm gốc 0 và đồng pha nằm trong giới hạn:

a) Đối với LLZ cấp I và II là 20°;

b) Đối với LLZ cấp III là 10°.

của pha liên quan đến thành phần 150 Hz, mỗi nửa chu kỳ của dạng sóng 90 Hz và 150 Hz kết hợp.

6.2.5.3.3  Đối với LLZ hai tần số.

6.2.5.3.3.1  Nội dung theo 6.2.5.3.2 phải được áp dụng cho mỗi sóng mang.

6.2.5.3.3.2  Tín hiệu âm tần điều chế 90 Hz của một sóng mang phải được tự động điều chỉnh về pha với tín hiệu âm tần điều chế 90 Hz của sóng mang còn lại để các dạng sóng được giải điều chế đi qua điểm gốc 0 và đồng pha nằm trong giới hạn:

a) Đối với LLZ cấp I và II là 20°;

b) Đối với LLZ cấp III là 10°.

của pha liên quan đến thành phần 90 Hz.

6.2.5.3.3.3  Tín hiệu âm tần 150 Hz cũng phải được tự động điều chỉnh về pha để các dạng sóng giải điều chế đi qua điểm gốc 0 nằm trong giới hạn:

a) Đối với LLZ cấp I và II là 20°;

b) Đối với LLZ cấp III là 10°.

của pha liên quan đến thành phn 150 Hz.

6.2.5.3.4  Đối với LLZ hai tần số sử dụng quan hệ về pha âm tần khác với mô tả theo 6.2.5.3.3 phải được cấp phép hoạt động. Đối với LLZ dạng này, quan hệ pha giữa 90 Hz và 90 Hz và giữa 150 Hz và 150 Hz phải được điều chỉnh theo các giá trị danh định của chúng đến khoảng giới hạn tương đương với các giá trị được trình bày theo 6.2.5.3.3.

6.2.5.3.5  LLZ có tổng độ sâu điều chế của sóng mang tần số hoạt động do các tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz tạo ra phải không vượt quá 60 % hay nhỏ hơn 30 % bên trong tầm phủ sóng yêu cầu.

6.2.5.3.6  Khi sử dụng kênh thông tin thoại đt đối không, thì tổng các độ sâu điều chế của tần số sóng mang do tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz gây ra phải không vượt quá 65 % trong khoảng 10° so với đường chỉ hướng và phải không vượt quá 78 % tại bất kỳ điểm nào khác xung quanh LLZ.

6.2.6  Độ chính xác của đường chỉ hướng (Course alignment accuracy). Đường chỉ hướng trung bình phải được điều chỉnh và duy trì bên trong các giới hạn tương đương với các sự dịch chuyển sau đây từ đường tâm đường CHC tại điểm chuẩn ILS:

a) Đối với LLZ cấp I: ± 10,5 m (35 ft), hay tương đương một cách tuyến tính với DDM = 0,015;

b) Đối với LLZ cấp II: ± 7,5 m (25 ft);

c) Đối với LLZ cấp III: ± 3 m (10 ft).

6.2.7  Độ nhạy của sự dịch chuyển (Displacement sensitivity).

6.2.7.1  Độ nhạy dịch chuyển danh định bên trong nửa cung chỉ hướng tại điểm chuẩn ILS phải là 0,001 45 DDM/m (hay 0,000 44 DDM/ft) ngoại trừ đối với nơi sử dụng LLZ cấp I, là nơi không thể đáp ứng được độ nhạy dịch chuyển danh định. Đối với LLZ cấp I trên đường CHC của sân bay có mã hiệu cấp 1 và 2 (xem bảng C.1, phụ lục C), hệ thống phải đạt được độ nhạy dịch chuyển danh định tại ILS điểm “B”. Góc tối đa của cung chỉ hướng phải không vượt quá 6°.

6.2.7.2  Độ nhạy dịch chuyển hưởng về một phía phải được điều chỉnh và duy trì bên trong các giới hạn sau:

a) ± 17 % giá trị danh định đối với LLZ cấp I;

b) ± 10 % giá trị danh định đối với LLZ cấp II và III.

6.2.7.3  DDM phải tăng tuyến tính tương ứng với sự dịch chuyển góc từ đường chỉ hướng phía trước (có DDM = 0) cho đến một góc về cả hai phía của đường chỉ hướng trước có DDM = 0,180. Từ góc này đến một góc ± 10°, DDM phải không nhỏ hơn 0,180. Từ góc ± 10° đến góc ± 35°, DDM không được nhỏ hơn 0,155. Tại các nơi mà tầm phủ sóng được yêu cầu bên ngoài cung ± 35°, DDM trong khu vực phủ sóng, phải không nhỏ hơn 0,155.

6.2.8  Thoại (Voice).

6.2.8.1  LLZ cấp I và II có thể cung cấp một kênh thông tin thoại đất đối không hoạt động đồng thời với các tín hiệu nhận dạng và dẫn đường, miễn là các hoạt động này không gây nhiễu bằng bất cứ cách nào đến chức năng hoạt động cơ bản của LLZ.

6.2.8.2  LLZ cấp III không được cung cấp kênh thông tin thoại đất đối không này để bảo đảm tính chính xác.

6.2.8.3  Khi kênh thông tin thoại đất đối không được cung cấp, nó phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:

6.2.8.3.1  Kênh thông tin thoại đất đối không phải có sóng mang hay các tần số sóng mang giống như được sử dụng cho chức năng của LLZ, và phải có trường bức xạ phân cực ngangỞ những nơi mà hai sóng mang được điều chế với âm thoại, các pha điều chế liên quan trên hai sóng mang phải có pha sao cho tránh xảy ra các giá trị 0 bên trong tầm phủ sóng của LLZ.

6.2.8.3.2  Độ sâu điều chế đỉnh của sóng mang hay các sóng mang do kênh thông tin thoại đất đối không gây ra không vượt quá 50 % nhưng phải được điều chỉnh để:

a) Tỷ số giữa độ sâu điều chế đỉnh do kênh thông tin thoại đất đối không gây ra và độ sâu điều chế đỉnh do tín hiệu nhận dạng gây ra gần bằng 9:1;

b) Tổng các thành phần điều chế do sử dụng kênh thông tin thoại đất đối không, các tín hiệu dẫn đường, và các tín hiệu nhận dạng phải không vượt quá 95 %.

6.2.8.3.3  Các đặc tính tần số âm tần của kênh thông tin thoại đất đối không phải bằng phẳng cho đến không quá 3 dB tương xứng với mức độ tại tần số 1 000 Hz trong dải tần từ 300 Hz đến 3 000 Hz.

6.2.9  Tín hiệu nhận dạng (Identification).

6.2.9.1  LLZ phải phát tín hiệu nhận dạng cho đường CHC và hướng tiếp cận mà nó phục vụ, trên cùng sóng mang hay các tần số sóng mang. Quá trình phát tín hiệu nhận dạng dù là bằng bất kỳ cách nào cũng phải không được gây nhiễu với chức năng dẫn đường của LLZ.

6.2.9.2  Tín hiệu nhận dạng phải được tạo ra bởi sự điều chế sóng mang hay các tần số sóng mang theo kiểu A2A, sử dụng tín hiệu điều chế âm tần 1 020 Hz với sai số cho phép là ± 50 Hz. Độ sâu điều chế phải từ 5 % đến 15 %, ngoại trừ ở những nơi mà kênh thông tin thoại đất đối không được cung cấp, độ sâu điều chế phải được điều chỉnh để tỷ số giữa độ sâu điều chế đỉnh do sự liên lạc thoại đất đối không gây ra và độ sâu điều chế đnh do sự điều chế tín hiệu nhận dạng gây ra gần bằng 9:1. Quá trình bức xạ tín hiệu nhận dạng phải có phân cực ngang. Khi mà hai sóng mang được điều chế với các tín hiệu nhận dạng, pha điều chế liên quan phải có giá trị sao cho tránh xảy ra các giá trị 0 bên trong tầm phủ sóng của LLZ.

6.2.9.3  Tín hiệu nhận dạng phải sử dụng mã Morse quốc tế và bao gồm 2 hay 3 chữ cái. Nó có thể đứng sau tín hiệu mã Morse quốc tế có chữ “I”, và theo sau là một khoảng dừng ngắn ở các nơi cần thiết để phân biệt hệ thống ILS với các hệ thống dẫn đường khác trong khu vực tiếp cận giữa.

6.2.9.4  Tín hiệu nhận dạng được phát gồm các ký hiệu “tịch” (dot) và “tà” (dash) với một tốc độ tương ứng gần bằng 7 từ/phút và phải được lặp lại sau những khoảng thời gian bằng nhau, không nhỏ hơn 6 lần/phút, trong suốt thời gian LLZ hoạt động. Khi quá trình phát của LLZ không sẵn sàng, chẳng hạn như là sau khi các thành phần tín hiệu dẫn đường bị loại bỏ, hay trong khi bo trì và kiểm tra, thì tín hiệu nhận dạng phải được triệt tiêu. Các ký hiệu “tịch” phải có thời gian tồn tại từ 0,1 s đến 0,16 s, thời gian tồn ti của ký hiệu “tà” phải bằng 3 lần thời gian tồn tại của ký hiệu “tch”. Khoảng thời gian giữa các ký hiệu “tịch” và các ký hiệu “tà” phải bằng với khoảng thời gian một ký hiệu “tịch” với dung sai tương đi là ± 10 %. Khoảng thời gian giữa các chữ cái phải không nhỏ hơn khoảng thời gian tồn tại của 3 ký hiệu “tịch”.

6.2.10  Lắp đặt (Siting).

6.2.10.1  Đối với ILS cấp II và III, hệ thống ăngten LLZ phải được đặt trên trục tâm đường CHC kéo dài tại điểm dừng, và phải được điều chỉnh để các đường chỉ hướng nằm trong một mặt phẳng đứng chứa trục tâm đường CHC. Hệ thống ăngten phải có độ cao tối thiểu cần thiết nhằm thỏa mãn các yêu cầu về tầm phủ sóng được trình bày theo 6.2.3, và khoảng cách từ điểm dừng cuối cùng của đường CHC phải phù hợp với giá trị thực tế an toàn của điều kiện tĩnh không.

6.2.10.2  Đối với ILS cấp I, hệ thống ăngten LLZ phải được định vị và điều chỉnh như theo 6.2.10.1, trừ khi các ràng buộc về địa điểm yêu cầu ăngten phải được dịch chuyển khỏi trục tâm của đường CHC.

6.2.11  Giám sát (Monitoring).

6.2.11.1  Hệ thống giám sát tự động phải cung cấp một tín hiệu cảnh báo đến các vị trí điều khiển và làm cho một trong những hoạt động sau đây xảy ra, theo các khoảng thời gian được trình bày theo 6.2.11.4, nếu xy ra bất kỳ các điều kiện nào được đề cập theo 6.2.11.2:

a) Ngừng bức xạ;

b) Triệt tiêu các thành phần dn đường và nhận dạng ra khỏi sóng mang.

6.2.11.2  Các điều kiện sau đây phải làm cho hệ thống giám sát bắt đầu hoạt động:

a) Đối với LLZ cấp I, có một sự dịch chuyển đường chỉ hướng trung bình từ trục đường CHC tương đương lớn hơn 10,5 m (35 ft), hay tương đương tuyến tính với DDM = 0,015, tại điểm chuẩn ILS;

b) Đối với LLZ cấp II, có một sự dịch chuyển đường chỉ hướng trung bình từ trục đường CHC tương đương lớn hơn 7,5 m (25 ft) tại điểm chuẩn ILS;

c) Đối với LLZ cấp III, có một sự dịch chuyển đường chỉ hướng trung bình từ trục đường CHC tương đương lớn hơn 3 m (10 ft) tại điểm chuẩn ILS;

d) Đối với LLZ một tần số, có một sự suy giảm công suất ra đến một giá trị nhỏ hơn 50% giá trị danh định, miễn là đài chỉ hướng hạ cánh vẫn đáp ứng được các yêu cầu theo 6.2.3, 6.2.4, 6.2.5;

e) Đối với LLZ hai tần số, có một sự suy giảm công suất ra của cả hai sóng mang đến một giá trị nhỏ hơn 80 % giá trị danh định, ngoại trừ sự suy giảm lớn hơn đến một giá trị nằm giữa 80 % và 50 % giá trị danh định có thể được cho phép, miễn là LLZ vẫn đáp ứng được các yêu cầu theo 6.2.3, 6.2.4, 6.2.5;

f) Độ nhạy dịch chuyển thay đổi lớn hơn 17 % so với giá trị danh định áp dụng cho LLZ.

6.2.11.3  Toàn bộ khoảng thời gian bức xạ bao gồm cả khoảng thời gian bức xạ 0, làm vượt ra ngoài các giới hạn hoạt động được trình bày theo 6.2.11.2a), b), c), d), e) và f) phải càng ngắn càng tốt, đáp ứng được yêu cầu tránh làm gián đoạn các dịch vụ dẫn đường mà LLZ cung cấp.

6.2.11.4  Toàn bộ khoảng thời gian được đề cập theo 6.2.11.3 phải không vượt quá các giá trị sau đây trong bất kỳ tình huống nào:

a) 10 s đối với LLZ cấp I;

b) 5 s đối với LLZ cấp II;

c) 2 s đối với LLZ cấp III.

6.2.11.5  Thiết kế và hoạt động của hệ thống giám sát phải loại bỏ được tín hiệu dẫn đường và nhận dạng, đồng thời cung cấp được tín hiệu cảnh báo ti các điểm điều khiển xác định trong trường hợp chính hệ thống giám sát bị hỏng hóc.

6.2.12  Tính toàn vẹn và tính liên tục của các mức độ và yêu cầu dịch vụ (Integrity and continuity of service levels and requirements).

6.2.12.1  Một LLZ phải được ấn định một mức độ về tính toàn vẹn và tính liên tục của dịch vụ như đã nêu theo 6.2.12.2 đến 6.2.12.5.

6.2.12.2  Mức của LLZ sẽ là mức 1 nếu a) hoặc b) dưới đây xảy ra:

a) tính toàn vẹn hoặc tính liên tục hoặc cả hai của dịch vụ của LLZ đều không được chứng minh;

b) cả tính toàn vẹn và tính liên tục của dịch vụ của LLZ đều được chứng minh, nhưng ít nhất có một trong hai không đáp ứng các yêu cầu của mức 2.

6.2.12.3  Mức của LLZ sẽ là mức 2 nếu:

a) xác suất không phát ra tín hiệu dẫn đường lỗi không nhỏ hơn từ 1 đến 1,0 x 107 trong một lần hạ cánh bất kỳ;

b) xác suất không làm mt bức xạ dẫn đường lớn hơn từ 1 đến 4 x 10-6 trong bất kỳ khoảng thời gian 15 s nào (tương đương với 1 000 giờ thời gian trung bình giữa các lần ngừng hoạt động).

6.2.12.4  Mức của LLZ sẽ là mức 3 nếu:

a) xác suất không phát ra tín hiệu dẫn đường lỗi không nhỏ hơn từ 1 đến 0,5 x 109 trong một lần hạ cánh bất kỳ;

b) xác suất không làm mất bức xạ dn đường lớn hơn từ 1 đến 2 x 106 trong bất kỳ khoảng thời gian 15 s nào (tương đương với 2 000 giờ thời gian trung bình giữa các lần ngừng hoạt động).

6.2.12.5  Mức của LLZ sẽ là mức 4 nếu:

a) xác suất không phát ra tín hiệu dẫn đường lỗi không nhỏ hơn từ 1 đến 0,5 x 109 trong một lần hạ cánh bất kỳ;

b) xác suất không làm mất bức xạ dẫn đường lớn hơn từ 1 đến 2 106 trong bất kỳ khoảng thời gian 30 s nào (tương đương với 4 000 gi thời gian trung bình giữa các lần ngừng hoạt động).

6.3  Đặc tính loại bỏ nhiễu của hệ thống máy thu đài chỉ hướng hạ cánh (interference immunity performance for ILS localizer receiving systems)

6.3.1  Máy thu LLZ phải cung cấp đầy đủ khả năng loại bỏ nhiễu để chống nhiễu từ tín hiệu kép, đó là các sn phẩm điều chế qua lại bậc ba gây ra bởi các tín hiệu phát thanh điều tần sóng cực ngắn (VHF FM) có các mức phù hợp như sau:

x N1 N2 + 72 ≤ 0

đối với các tín hiệu phát thanh VHF FM ở dải tần số từ 107,7 MHz đến 108 MHz và:

đối với các tín hiệu phát thanh VHF FM ở dải tần số dưới 107,7 MHz

 đây các tần số của hai tín hiệu phát thanh VHF FM tạo ra trong máy thu một tín hiệu kép là sản phẩm điều chế qua lại bậc ba tại tần số của LLZ mong muốn.

N1 và N2 là những mức (dBm) của hai tín hiệu phát thanh VHF FM tại đầu vào của máy thu LLZ. Không mức nào được phép vượt quá tiêu chuẩn giảm độ nhạy được thiết lập theo 6.3.2.

Δƒ = 108,1 – f1 ở đây f1 là tần số của N1, là tín hiệu phát thanh VHF FM gần với tần số 108,1 MHz.

6.3.2  Máy thu LLZ phải không bị giảm bớt độ nhạy khi có sự hiện diện của các tín hiệu phát thanh VHF FM theo các mức độ phù hợp với bảng 9.

Bảng 9 – Sự suy giảm độ nhạy của máy thu

Tần số

(MHz)

Mức tối đa của tín hiệu không mong muốn tại đầu vào máy thu

(dBm)

Từ 88 đến 102

+ 15

104

+ 10

106

+ 5

107,9

 10

6.4  Đài chỉ góc hạ cánh UHF và hệ thống giám sát kết hợp (UHF glidepath equipment and associated monitor)

6.4.1  Tổng quát (General).

6.4.1.1  θ được sử dụng trong điều 6.4 này là để biểu thị góc hạ cánh danh định.

6.4.1.2  Sự bức xạ từ hệ thống ăngten GP phải tạo ra một giản đồ trường hỗn hợp được điều chế biên độ bởi hai tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz. Giản đồ bức xạ của ăngten phải được sắp xếp để cung cấp một đường thẳng hạ cánh nằm trong mặt phẳng đứng chứa trục tâm của đường CHC, với tín hiệu âm tần 150 Hz vượt trội nằm ở phía dưới đường chỉ góc hạ cánh và tín hiệu âm tần 90 Hz vượt trội nằm ở phía trên đường chỉ góc hạ cánh đến một góc tối thiểu là 1,75 x θ.

6.4.1.3  Góc hạ cánh (θ) phải là 3°, các góc hạ cánh lớn hơn 3° không được sử dụng ngoại trừ tại những sân bay không thỏa mãn các yêu cầu về tĩnh không.

6.4.1.4  Góc hạ cánh phải được điều chỉnh và duy trì trong khoảng:

a) θ ± 0,075 × θ đối với các đài chỉ góc hạ cánh cấp I và II;

b) θ ± 0,04 × θ đối với các đài chỉ góc hạ cánh cấp III.

6.4.1.5  Phần đường chỉ góc hạ cánh thẳng kéo dài hướng xuống phải đi qua điểm chuẩn ILS tại một độ cao nhằm bảo đảm thông tin hướng dẫn an toàn qua các chướng ngại vật, cũng như việc sử dụng hiệu quả và an toàn đường CHC phục vụ.

6.4.1.6  Độ cao của điểm chuẩn ILS đối với GP cấp I, II và III phải là 15 m (50 ft), với sai số cho phép là + 3 m (10 ft).

6.4.1.7  Độ cao của điểm chuẩn ILS đối với GP cấp I được sử dụng trên đường CHC tiếp cận chính xác với chiều dài ngắn của sân bay có mã hiệu cấp 1 và 2 (xem bảng C.1, phụ lục C) phải là 12 m (40 ft), với sai số cho phép là + 6 m (20 ft).

6.4.2  Tần số hoạt động (Radio frequency).

6.4.2.1  GP phải hoạt động trong dải tần từ 328,6 MHz đến 335,4 MHz. Đối với loại một tần số thì sai số tần số cho phép là ± 0,005 %. Đối với loại hai tần số thì sai số tần số cho phép là ± 0,002 % và dải tần danh định dành cho các sóng mang phải đối xứng qua tần số được phân định. Với tất cả các giá trị sai số cho phép được áp dụng, khoảng phân cách tần số giữa các sóng mang của đài chỉ góc hạ cánh hai tần số phải không nhỏ hơn 4 kHz và không lớn hơn 32 kHz.

6.4.2.2  Sự phát xạ của GP phải là phân cực ngang.

6.4.2.3  Đối với GP cấp III, các tín hiệu phát ra từ đài phải không chứa các thành phn dẫn đến sự dao động đường chỉ góc hạ cánh một cách rõ ràng và có DDM đỉnh đối đỉnh lớn hơn 0,02 trong dải tần từ 0,01 Hz đến 10 Hz.

6.4.3  Tầm phủ sóng (Coverage).

6.4.3.1  GP phải cung cấp đầy đủ tín hiệu để cho phép sự hoạt động hoàn ho của hệ thống máy thu lắp đặt trên tàu bay trong các cung 8° theo phương vị trên mỗi bên của trục đường chỉ góc hạ cánh, đến một cự ly tối thiểu 18,5 km (10 NM) lên đến 1,75 θ và xuống đến 0,45 θ trên mặt phẳng ngang hay đến một góc thấp hơn như thế, xuống đến 0,3 x θ, khi được yêu cầu để bảo vệ thủ tục cắt đường chỉ góc hạ cánh đã ban hành.

6.4.3.2  Để cung cấp tầm phủ sóng cho hoạt động của GP được trình bày theo 6.4.3.1, cường độ trưng tối thiểu bên trong cung phủ sóng phải là 400 μV/m (âm 95 dBW/m2). Đối với các GP cấp I, cường độ trường phải được cung cấp xuống đến một độ cao 30 m (100 ft) so với mặt phẳng ngang chứa ngưỡng. Đối với các GP cấp II và III, cường độ trường phi được cung cấp xuống đến một độ cao 15 m (50 ft) so với mặt phẳng ngang chứa ngưỡng.

6.4.4  Cấu trúc đường chỉ góc hạ cánh ILS (ILS Glidepath structure).

6.4.4.1  Đối với GP cấp I, độ cong đường chỉ góc hạ cánh phải có biên độ không được vượt quá giá trị mô tả trong bảng 10.

Bảng 10 – Cấu trúc của đường chỉ góc hạ cánh cấp I

Khu vực

(Zone)

Biên độ (DDM)

(95 % xác suất)

– Từ giới hạn ngoài tầm phủ sóng đến ILS điểm “C”.

0,035

6.4.4.2  Đối với GP cấp II và III, độ cong đường chỉ góc hạ cánh phải có biên độ không được vượt quá giá trị mô tả trong bảng 11.

Bảng 11 – Cấu trúc của đường chỉ góc hạ cánh cấp II/III

Khu vực

(Zone)

Biên độ (DDM)

(95 % xác suất)

– Từ giới hạn ngoài tầm phủ sóng đến ILS điểm “A”.

0,035

– Từ ILS điểm “A” đến ILS điểm “B“.

0,035 tại ILS điểm “A”, giảm tuyến tính đến 0,023 tại ILS điểm “B

– Từ ILS điểm “B” đến điểm chuẩn ILS.

0,023

6.4.5  Điều chế sóng mang (Carrier modulation).

6.4.5.1  Độ sâu điều chế danh định của tần số sóng mang do mỗi tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz tạo ra phải là 40 % dọc theo đường chỉ góc hạ cánh. Độ sâu điều chế phải nằm trong giới hạn từ 37,5 % đến 42,5 %.

6.4.5.2. Các dung sai sau sẽ được áp dụng cho các tần số của âm tần điều chế:

a) Các âm tần điều chế phải là 90 Hz và 150 Hz với dung sai tương đối là ± 2,5 % đối với đài GP cấp I;

b) Các âm tần điều chế phải là 90 Hz và 150 Hz với dung sai tương đối là ± 1,5 % đối với đài GP cấp II;

c) Các âm tần điều chế phải là 90 Hz và 150 Hz với dung sai tương đối là ± 1 % đối với đài GP cấp III;

d) Thành phần hài tổng cộng của tín hiệu 90 Hz phải không vượt quá 10 %; Ngoài ra đối với GP cấp III, hài bậc hai của tín hiệu 90 Hz phải không vượt quá 5 %;

e) Thành phần hài tổng cộng của tín hiệu 150 Hz phải không vượt quá 10 %.

6.4.5.3  Đối với GP cấp III, độ sâu điều chế của tần số sóng mang tại tần số nguồn xoay chiều và các tần số hài của nó, hay tại các tần số nhiễu khác, phải không vượt quá 1 %.

6.4.5.4  Các tín hiệu điều chế phải được tự động điều chỉnh pha để trong nửa cung tầm dạng sóng của tín hiệu giải điều chế 90 Hz và 150 Hz đi qua điểm 0 và đồng pha nằm trong giới hạn:

a) Đối với GP cấp I và II là 20°;

b) Đối với GP cấp III là 10°.

của pha tương ứng với thành phần 150 Hz, mỗi nửa chu kỳ của dạng sóng kết hợp 90 Hz và 150 Hz.

6.4.5.5  Đối với GP hai tần số.

6.4.5.5.1  Mô tả theo 6.4.5.4 phải được áp dụng cho mỗi sóng mang.

6.4.5.5.2  Tín hiệu âm tần điều chế 90 Hz của một sóng mang phải được tự động điều chỉnh pha với tín hiệu âm tần điều chế 90 Hz của sóng mang khác để các dạng sóng được giải điều chế đi qua điểm gốc 0 và đồng pha nằm trong giới hạn:

a) Đối với GP cấp I và II là 20°;

b) Đối với GP cấp III là 10°.

của pha liên quan đến thành phần 90 Hz.

6.4.5.5.3  Tín hiệu âm tần điều chế 150 Hz của một sóng mang phải được tự động điều chỉnh pha với tín hiệu âm tần điều chế 150 Hz của sóng mang khác để các dạng sóng được giải điều chế đi qua điểm gốc 0 và ng pha nằm trong giới hạn:

a) Đối với GP cấp I và II là 20°;

b) Đối với GP cấp III là 10°.

của pha liên quan đến thành phần 150 Hz.

6.4.5.6  GP hai Tần số sử dụng quan hệ pha âm tần khác với điều kiện cùng pha bình thường được mô tả theo 6.4.5.4 phải được cấp phép hoạt động. Đối với dạng GP này, quan hệ pha giữa 90 Hz với 90 Hz và giữa 150 Hz với 150 Hz phải được điều chỉnh theo các giá trị danh định của chúng đến khoảng giới hạn tương đương với các giá trị được trình bày theo 6.4.5.4.

6.4.6  Độ nhạy của sự dịch chuyển (Displacement sensitivity).

6.4.6.1  Đối với GP cấp I, độ nhạy của sự dịch chuyển góc danh định phải tương ứng với một giá trị DDM = 0,087 5 tại các sự dịch chuyển góc trên và dưới đường chỉ góc hạ cánh, nằm giữa 0,07 x θ và 0,14 x θ.

6.4.6.2  Đối với GP cấp II, độ nhạy của sự dịch chuyển góc danh định phải đối xứng. Độ nhạy của sự dịch chuyển góc danh định phải tương ứng với một giá trị DDM = 0,087 5 tại một sự dịch chuyển góc:

a) 0,12 x θ dưới đường chỉ góc hạ cánh với sai số ± 0,02 x θ;

b) 0,12 x θ trên đường chỉ góc hạ cánh với sai số + 0,02 x θ và âm 0,05 x θ.

6.4.6.3  Đối với GP cấp III, độ nhạy của sự dịch chuyển góc danh định phải tương ứng với một giá trị DDM = 0,087 5 tại các sự dịch chuyển góc trên và dưới đường chỉ góc hạ cánh, với sai số ± 0,02 x θ.

6.4.6.4  DDM dưới đường chỉ góc hạ cánh phải tăng một cách tuyến tính để giảm góc hạ cánh cho đến khi đạt được một giá trị DDM = 0,02. Giá trị này phải đạt được tại một góc không nhỏ hơn 0,3 x θ so với mặt phẳng ngang. Tuy nhiên, nếu giá trị này đạt được tại một góc trên 0,45 x θ thì giá trị DDM phải không nhỏ hơn 0,22 tối thiểu là xuống đến 0,45 x θ hay đến một góc thấp hơn như vậy, xuống đến một góc 0,3 x θ, như được yêu cầu để bảo vệ thủ tục cắt đường chỉ góc hạ cánh đã ban hành.

6.4.6.5  Đối với GP cấp I, độ nhạy của sự dịch chuyển góc phải được điều chỉnh và duy trì trong khoảng ± 25 % giá trị danh định đã chọn.

6.4.6.6  Đối với GP cấp II, độ nhạy của sự dịch chuyển góc phải được điều chỉnh và duy trì trong khoảng ± 20 % giá trị danh định đã chọn.

6.4.6.7  Đối với GP cấp III, độ nhạy của sự dịch chuyển góc phải được điều chỉnh và duy trì trong khoảng ± 15 % giá trị danh định đã chọn.

6.4.7  Giám sát (Monitoring).

6.4.7.1  Hệ thống giám sát tự động phải cung cấp một tín hiệu cảnh báo tại các điểm điều khiển và làm ngừng bức xạ theo các khoảng thời gian được trình bày theo 6.4.7.3, nếu xảy ra bất kỳ các điều kiện nào sau đây:

a) Có sự dịch chuyển góc hạ cánh trung bình tương ứng với lớn hơn âm 0,075 x θ đến dương 1,1 x θ so với θ;

b) Đối với GP một tần số, một sự suy giảm công suất ra đến một giá trị nhỏ hơn 50 % giá trị danh định, miễn là đài chỉ góc hạ cánh vẫn đáp ứng được các yêu cầu theo 6.4.3, 6.4.4, 6.4.5;

c) Đối với GP hai tần số, một sự suy giảm công suất ra của cả hai sóng mang đến một giá trị nhỏ hơn 80 % giá trị danh định, ngoại trừ sự suy giảm lớn hơn đến một giá trị nằm giữa 80 % và 50 % giá trị danh định có thể được cho phép, miễn là GP vẫn đáp ứng được các yêu cầu theo 6.4.3, 6.4.4, 6.4.5;

d) Đối với GP cấp I, sự thay đổi góc giữa đường chỉ góc hạ cánh và đường bên dưới đường chỉ góc hạ cánh (vùng 150 Hz chiếm ưu thế) mà tại đó DDM là 0,087 5 được nhận ra bởi nhiều mức lớn hơn của:

• ± 0,037 5 x θ;

• một góc tương đương với sự thay đổi của độ nhạy dịch chuyển đối với một giá trị khác 25 % so với giá trị danh định;

e) Đối với GP cấp II và III, sự thay đổi độ nhạy đến một giá trị lớn hơn 25 % giá trị danh định;

f) Hạ thấp đường thẳng dưới đường chỉ góc hạ cánh mà tại đó DDM = 0,087 5 đến một giá trị nhỏ hơn 0,747 5 x θ so với mặt phẳng ngang;

g) Suy giảm DDM đến nhỏ hơn 0,175 trong tm phủ sóng đã định dưới cung hạ cánh.

6.4.7.2  Toàn bộ khoảng thời gian bức xạ, bao gồm các khoảng thời gian bức xạ 0, làm vượt ra ngoài các giới hạn hoạt động được trình bày theo 6.4.7.1a), b), c), d), e) và f) phải càng ngắn càng tốt, đáp ứng được yêu cầu tránh làm gián đoạn các dịch vụ dẫn đường mà GP cung cấp.

6.4.7.3  Toàn bộ khoảng thời gian được đề cập theo 6.4.7.2 phải không vượt quá các giá trị sau đây trong bất kỳ tình huống nào:

a) 6 s đối với GP cấp I;

b) 2 s đối với GP cấp II và III.

6.4.7.4  Thiết kế và hoạt động của hệ thống giám sát phải loại bỏ được tín hiệu dẫn đường, đồng thời cung cấp được tín hiệu cảnh báo tại các điểm điều khiển xác định trong trường hợp chính hệ thống giám sát bị hỏng hóc.

6.4.8  Tính toàn vẹn và tính liên tục của các mức độ và yêu cầu dịch vụ (Integrity and continuity of service levels and requirements).

6.4.8.1  Một GP phải được ấn định một mức độ về tính toàn vn và tính liên tục của dịch vụ như đã nêu theo 6.4.8.2 đến 6.4.8.5.

6.4.8.2  Mức dịch vụ của GP s là mức 1 nếu a) hoặc b) xảy ra:

a) tính toàn vẹn hoặc tính liên tục hoặc cả hai của dịch vụ của đài chỉ góc hạ cánh đều không được chứng minh;

b) cả tính toàn vẹn và tính liên tục của dịch vụ của đài chỉ góc hạ cánh đều được chứng minh, nhưng ít nhất có một trong hai không đáp ứng các yêu cầu của mức 2.

6.4.8.3  Mức dịch vụ của GP sẽ là mức 2 nếu:

a) xác suất không phát ra tín hiệu dẫn đường lỗi không nhỏ hơn từ 1 đến 1,0 x 107 trong một lần hạ cánh bất kỳ;

b) xác suất không làm mất bức xạ dẫn đường lớn hơn từ 1 đến 4 x 10-6 trong bất kỳ khoảng thời gian 15 s nào (tương đương với 1 000 giờ thời gian trung bình giữa các lần ngừng hoạt động).

6.4.8.4  Mức dịch vụ của GP sẽ là mức 3 hay mức 4 nếu:

a) xác suất không phát ra tín hiệu dẫn đường lỗi không nhỏ hơn từ 1 đến 0,5 x 10-9 trong một ln hạ cánh bất kỳ;

b) xác suất không làm mất bức xạ dẫn đường lớn hơn từ 1 đến 2 x 10-6 trong bất kỳ khoảng thời gian 15 s nào (tương đương với 2 000 giờ thời gian trung bình giữa các lần ngừng hoạt động).

6.4.8.5  Các yêu cầu đối với GP mức 3 và mức 4 là như nhau. Việc công bố về tính toàn vẹn và tính liên tục của các mức dịch vụ đài chỉ góc hạ cánh phải khớp với công bố của đài chỉ hướng hạ cánh (tức là GP được công bố là mức 4 nếu LLZ đang đáp ứng cấp 4).

6.5  Sự ghép cặp tần số hoạt động giữa đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh (localizer and glidepath frequency pairing).

6.5.1  Việc ghép cặp các tần số hoạt động giữa LLZ và GP trên cùng một đường CHC phải tuân theo các tiêu chuẩn trong bảng 12.

Bảng 12 – Ghép cặp tần số giữa LLZ và GP.

LLZ

(MHz)

GP

(MHz)

LLZ

(MHz)

GP

(MHz)

108,10

334,70

110,10

334,40

108,15

334,55

110,15

334,25

108,30

334,10

110,30

335,00

108,35

333,95

110,35

334,85

108,50

329,90

110,50

329,60

108,55

329,75

110,55

329,45

108,70

330,50

110,70

330,20

108,75

330,35

110,75

330,05

108,90

329,30

110,90

330,80

108,95

329,15

110,95

330,65

109,10

331,40

111,10

331,70

109,15

331,25

111,15

331,55

109,30

332,00

111,30

332,30

109,35

331,85

111,35

332,15

109,50

332,60

111,50

332,90

109,55

332,45

111,55

332,75

109,70

333,20

111,70

333,50

109,75

333,05

111,75

333,35

109,90

333,80

111,90

331,10

109,95

333,65

111,95

330,95

6.5.2  Ở các khu vực mà các yêu cầu đối với các tần số hoạt động giữa LLZ và GP trên cùng một đường CHC không nhiều hơn 20 cặp, phải được chọn một cách tuần tự, theo yêu cu trong bảng 13.

Bảng 13 – Ghép cặp tần số giữa LLZ và GP trong khu vực nhỏ hơn 20 cặp

STT

LLZ

(MHz)

GP

(MHz)

STT

LLZ

(MHz)

GP

(MHz)

1

110,30

335,00

11

108,10

334 70

2

109,90

333,80

12

108,30

334,10

3

109,50

332,60

13

108,50

329,90

4

110,10

334,40

14

108,70

330,50

5

109,70

333,20

15

108,90

329,30

6

109,30

332,00

16

111,10

331,70

7

109,10

331,40

17

111,30

332,30

8

110,90

330,80

18

111,50

332,90

9

110,70

330,20

19

111,70

333,50

10

110,50

329,60

20

111,90

331,10

6.5.3  Ở các nơi mà LLZ hiện tại đáp ứng các yêu cầu hoạt động trong nước đang hoạt động trên các tần số kết thúc bằng các phần mười chẵn của 1 MHz, chúng phải được ấn định lại các tần số, tuân theo 6.5.1 hay 6.5.2 ở trên càng sớm càng tốt khi có thể thực hiện được và có thể tiếp tục hoạt động trên sự phân định hiện tại của chúng ch cho đến khi nào sự phân định lại này có thể được thực hiện.

6.5.4  Các LLZ hiện tại cung cấp các dịch vụ quốc tế đang hoạt động trên các tần số kết thúc bằng các phn mười lẻ của 1 MHz phải không được ấn định các tần số mới kết thúc bng các phần mười lẻ cộng với 1 phần 20 của 1 MHz, ngoại trừ ở các nơi được sự chấp thuận theo từng vùng mà ta có thể sử dụng chung bất kỳ các kênh nào được liệt kê trong bảng 12.

6.5.5  Tại những sân bay có nhiều hệ thống ILS phục vụ các đầu ngược nhau trên cùng một đường CHC hay trên các đường CHC khác nhau tại cùng một sân bay phải sử dụng các tần số theo từng cặp giống nhau trên cùng một đường CHC.

6.6  Các đài chỉ chuẩn VHF (VHF marker beacons)

6.6.1  Tổng quát (General).

6.6.1.1  Cách sử dụng các đài chỉ chuẩn.

a) Phải có ít nhất hai đài chỉ chuẩn được sử dụng trong cấu hình cơ bản của hệ thống ILS ngoại trừ trường hợp, theo ý kiến của Cục hàng không Việt Nam, một đài chỉ chuẩn duy nhất được coi là đủ. Đài chỉ chuẩn thứ ba có thể được đặt thêm vào vì các phương thức bay tại sân bay yêu cầu;

b) Các đài chỉ chuẩn phải phù hợp với các yêu cầu được mô tả theo điều 6.6. Khi sử dụng hai đài chỉ chuẩn thì phải sử dụng đài chỉ chuẩn giữa và đài chỉ chuẩn ngoài. Khi sử dụng một đài chỉ chuẩn thì phải sử dụng đài chỉ chuẩn giữa hay đài chỉ chuẩn ngoài. Khi sử dụng DME thay thế các đài chỉ chuẩn thì DME phải phù hợp với các yêu cầu được mô tả theo 6.6.6.5;

c) Các đài chỉ chuẩn phải cung cấp những giản đồ bức xạ sóng điện từ nhằm xác định một cự ly đã được quy định so với ngưỡng thm dc theo đường chỉ góc hạ cánh.

6.6.1.2  Khi một đài chỉ chuẩn được sử dụng kết hợp với cung chỉ hướng hạ cánh phía sau của đài chỉ hướng hạ cánh, nó phải phù hợp với đặc điểm của đài chỉ chuẩn quy định theo điều 6.6.

6.6.1.3  Các tín hiệu nhận dạng của đài chỉ chuẩn được sử dụng kết hợp với cung chỉ hướng hạ cánh phía sau của đài chỉ hướng hạ cánh phải có thể phân biệt rõ ràng với các đài chỉ chuẩn trong, giữa và ngoài, như quy định theo 6.6.4, 6.6.5.

6.6.2  Tn số hoạt động (radio frequency). Các đài chỉ chuẩn phải hoạt động ở tần số là 75 MHz, với sai số tần số cho phép là ± 0,005 % và có phân cực ngang.

6.6.3  Tầm phủ sóng (Coverage).

6.6.3.1  Các đài chỉ chuẩn phải được lắp đặt và điều chỉnh để cung cấp tầm phủ sóng, được đo lưng trên đường chỉ góc hạ cánh (của đài chỉ góc hạ cánh) và đường chỉ hướng hạ cánh (của đài chỉ hướng hạ cánh) vượt quá các cự ly sau đây:

a) Với đài chỉ chuẩn trong: 150 m ± 50 m (500 ft ± 160 ft);

b) Với đài chỉ chuẩn giữa: 300 m ± 100 m (1 000 ft ± 325 ft);

c) Với đài chỉ chuẩn ngoài: 600 m ± 200 m (2 000 ft ± 650 ft).

6.6.3.2  Cường độ trường tại các giới hạn của tầm phủ sóng được mô tả theo 6.6.3.1 phải là 1,5 mV/M (âm 82 dBW/m2), cường độ trưng trong khu vực tầm phủ sóng phải tăng đến ít nhất là 3 mV/M (âm 76 dBW/m2).

6.6.4  Sự điều chế (Modulation).

6.6.4.1  Các tần số điều chế của các đài chỉ chuẩn phải như sau:

a) Với đài chỉ chuẩn trong: 3 000 Hz;

b) Với đài chỉ chuẩn giữa: 1 300 Hz;

c) Với đài chỉ chuẩn ngoài: 400 Hz.

Với dung sai tương đối của các tần số ở trên phải là ± 2,5 % và thành phần hài tổng cộng của mỗi tần số phải không được vượt quá 15 %.

6.6.4.2  Độ sâu điều chế của các đài chỉ chuẩn phải là 95 % ± 4 %.

6.6.5  Tín hiệu nhận dạng (Identification).

6.6.5.1  Năng lượng sóng mang phải không bị ngắt, sự điều chế tín hiệu âm tần phải được mã hóa như sau:

a) Với đài chỉ chuẩn trong: phát sáu “tịch” (dot) trong một giây, phát liên tục;

b) Vi đài chỉ chuẩn giữa: phát liên tục các “tịch” (dot) và “tà” (dash), tốc độ của “tà” là 2 “tà” trong một giây, tốc độ của “tịch” là 6 “tịch” trong một giây;

c) Với đài chỉ chuẩn ngoài: phát hai “tà” trong một giây, phát liên tục.

6.6.5.2  Các tốc độ mã hoá này phải được duy trì trong khoảng ± 15 %.

6.6.6  Lp đặt (Siting).

6.6.6.1  Đài chỉ chuẩn trong phải được đặt như thế nào đó để chỉ th sự nguy him có thể xảy ra tại điểm ngưỡng của đường CHC trong điều kiện tầm nhìn thấp.

6.6.6.1.1  Với gin đồ bức xạ là phân cực đứng, đài chỉ chuẩn trong phải được đặt trong khoảng từ 75 m (250 ft) đến 450 m (1 500 ft) so với ngưỡng và lệch không lớn hơn 30 m (100 ft) so với đường tâm kéo dài của đường CHC.

6.6.6.1.2  Với giản đồ bức xạ không phải là phân cc đứng, đài chỉ chuẩn trong phải được đặt như thế nào đó để tạo ra một trường nằm trong cung chỉ hướng và cung chỉ góc của hệ thống ILS mà về cơ bản nó giống như được tạo ra từ một ăngten bức x phân cực đứng và được đặt như đã mô tả theo 6.6.6.1.1.

6.6.6.2  Đài chỉ chuẩn giữa phải được đặt như thế nào đó để chỉ thị sự nguy hiểm có thể xảy ra trong điều kiện tầm nhìn thấp của phương thức hướng dẫn tiếp cận bằng mắt.

6.6.6.2.1  Với giản đ bức xạ là phân cực đứng, đài chỉ chuẩn giữa khi được lắp đặt phải được đặt trong khoảng 1 050 m (3 500 ft) ± 150 m (500 ft) so với ngưỡng và lệch không lớn hơn 75 m (250 ft) so với đường tâm kéo dài của đường CHC.

6.6.6.2.2  Với giản đồ bức xạ không phải là phân cực đứng, đài chỉ chuẩn giữa phải được đặt như thế nào đó để tạo ra một trường nằm trong cung chỉ hướng và cung chỉ góc của hệ thống ILS mà về cơ bản nó giống như được tạo ra từ một ăngten bức xạ phân cực đứng và được đặt như đã mô tả theo 6.6.6.2.1.

6.6.6.3  Đài chỉ chuẩn ngoài phải được đặt như thế nào đó để cung cấp độ cao, cự ly và chức năng của đài chỉ chuẩn ngoài là kiểm tra tàu bay trong vùng tiếp cận giữa và tiếp cận cuối.

6.6.6.3.1  Với giản đồ bức xạ là phân cực đứng, đài chỉ chuẩn ngoài phải đặt cách ngưỡng 7,2 km (3,9 NM), ngoại trừ ở những nơi vì các lý do khai thác và địa hình mà cự ly này không thực hiện được thì đài chỉ chuẩn ngoài có thể được đặt từ 6,5 km đến 11,1 km (từ 3,5 NM đến 6 NM) so với ngưỡng và lệch không lớn hơn 75 m (250 ft) so với đường tâm kéo dài của đường CHC.

6.6.6.4  Với giản đồ bức xạ không phải là phân cực đứng, đài chỉ chuẩn ngoài phải được đặt như thế nào đó để tạo ra một trường nằm trong cung chỉ hướng và cung chỉ góc của hệ thống ILS mà về cơ bản nó giống như được tạo ra từ một ăngten bức xạ phân cực đứng.

6.6.6.5  Các vị trí của đài chỉ chuẩn, hoặc những nơi có thể áp dụng các cự ly tương đương được chỉ thị bởi DME khi được sử dụng để thay thế một phần hay toàn bộ các đài chỉ chuẩn trong hệ thống ILS, phải được thông báo phù hợp với Phụ ước 15.

6.6.6.6  Ở những sân bay mà một số điều khoản về đài chỉ chuẩn không áp dụng được, thì một thiết bị đo cự ly (DME) cùng với hệ thống giám sát kết hợp, và các thiết bị chỉ thị điều khiển từ xa được đặt phù hợp phải là một sự thay thế được chấp nhận như một phần hay tt cả thành phần đài chỉ chuẩn trong hệ thống ILS.

6.6.6.6.1  Khi sử dụng DME thay thế các đài chỉ chuẩn thì DME phải cung cấp thông tin cự ly tương đương hoạt động được cung cấp bởi các đài chỉ chuẩn.

6.6.6.6.2  Khi sử dụng DME như mt sự thay thế đối với đài chỉ chuẩn giữa, DME phải được cặp tần số phù hợp với tần số hoạt động của đài chỉ hướng hạ cánh và được đặt tại vị trí sao cho có lỗi về thông tin cự ly là nhỏ nhất.

6.6.6.6.3  Thiết bị đo cự ly theo 6.6.6.5 phải phù hợp với các đặc tính kỹ thuật theo tiêu chuẩn của thiết bị đo cự ly.

6.6.7  Giám sát (Monitoring). Hệ thống giám sát phải phát một tín hiệu cảnh báo đến vị trí điều khiển nếu một trong các điều kiện sau đây xảy ra:

a) Có sự hỏng hóc về sự điều chế hay sự mã hoá tín hiệu nhận dạng;

b) Sự suy giảm công suất sóng mang vượt quá 50 % so với giá trị danh định.

6.7  Cấp nguồn (Power supply)

6.7.1  Tất cả các thành phần trong hệ thống ILS phải được cung cấp các hệ thống cấp nguồn phù hợp và cách để bảo đảm tính liên tục của dịch vụ tương ứng với sự cần thiết của dịch vụ được cung cấp.

6.7.2  Thời gian chuyển đổi hệ thống cấp nguồn cho các thành phần trong hệ thống ILS phụ thuộc vào kiểu của đường CHC và hoạt động của tàu bay được cung cấp dịch vụ (xem bảng 14).

Bảng 14 – Thời gian chuyển đổi hệ thống cấp nguồn cho các thành phần trong hệ thống ILS được sử dụng tại sân bay

Kiểu của đường CHC

Các thành phần trong hệ thống ILS

Thời gian chuyển đổi

Tiếp cận chính xác cấp I đài chỉ hướng hạ cánh

10 s

  đài chỉ góc hạ cánh

10 s

  đài chỉ chuẩn giữa

10 s

  đài chỉ chuẩn ngoài

10 s

Tiếp cận chính xác cấp II đài chỉ hướng hạ cánh

0 s

  đài chỉ góc hạ cánh

0 s

  đài chỉ chuẩn trong

1 s

  đài chỉ chuẩn giữa

1 s

  đài chỉ chuẩn ngoài

10 s

Tiếp cận chính xác cấp III đài chỉ hướng hạ cánh

0 s

  đài chỉ góc hạ cánh

0 s

  đài chỉ chuẩn trong

1 s

  đài chỉ chuẩn giữa

1 s

  đài chỉ chuẩn ngoài

10 s

6.7.3  Hệ thống ILS phải hoạt động tốt trong điều kiện nguồn cung cấp điện xoay chiều như sau:

a) Điện áp cấp nguồn đầu vào là 220 V, với dung sai tương đối là ± 10 %;

b) Tần số là 50 Hz, với dung sai tuyệt đối là ± 2 Hz.

6.8  Hệ thống ăngten (Antenna)

6.8.1  Ăngten sử dụng cho hệ thống GP phải là ăngten định hướng (không sử dụng mặt phản xạ), có hệ thống ăngten giám sát trường gần, xa cho phù hợp với cấp khai thác.

6.8.2  Hệ thống ăngten phải có độ cao và kích thước phù hợp, hệ thống vỏ che ăngten không gây ảnh hưởng đến việc bức xạ sóng điện từ, và có cấu trúc dễ gãy.

6.8.3  Khi ăngten của DME được đặt đồng trục với ăngten GP thì phải không có bất kỳ sự gây nhiễu lẫn nhau nào giữa hai hệ thống này.

6.8.4  Các hệ thống ăngten giám sát trường phải được trang bị để bảo đảm khả năng tăng cường giám sát cho các cấp độ khai thác tương ứng như sau:

a) Đối với hệ thống ILS cấp I: có ăngten giám sát trường gần cho GP;

b) Đối với hệ thống ILS cấp II: có ăngten giám sát trường gần cho cả LLZ lẫn GP;

c) Đối với hệ thống ILS cấp III: có ăngten giám sát trường gần cho cả LLZ lẫn GP, và ăngten giám sát trường xa cho LLZ.

6.9  Công nghệ thiết bị (Facility technology)

6.9.1  Hệ thống ILS được sử dụng cho hàng không dân dụng phải là hệ thống ILS theo nguyên lý “Tần số kép” (hệ thống hai tần số).

6.9.2  Hệ thống ILS phải:

a) Sử dụng công nghệ bán dn, mạch tích hợp và kỹ thuật vi xử lý;

b) Cấu hình tối thiểu có hai máy phát và hai bộ giám sát;

c) Có cấu trúc theo kiểu mô-đun, tm mạch thay thế trực tiếp;

d) Có hệ thống kiểm tra và bảo trì từ xa, với phần mềm chuyên dụng và kết nối từ xa theo tiêu chuẩn mở.

e) Các phòng máy (Shelter) có hệ thống báo cháy và chữa cháy phù hợp theo quy định.

6.10  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

Điều kiện môi trường tối thiểu:

a) Nhiệt độ.

– Ngoài trời: từ âm 10 °C đến + 55 °C;

– Trong nhà: từ 0 °C đến 40 °C.

b) Độ ẩm tương đối.

– Ngoài trời: 95 %;

 Trong nhà: 85 %.

c) Tốc độ gió lớn nhất: 160 km/h (100 Mph).

6.11  Kiểm tra mặt đất (Ground Testing)

6.11.1  Tổng quát. Mục đích chính của kiểm tra mặt đất là để đảm bảo rằng ILS phát tín hiệu ra không gian đáp ứng các yêu cầu của Phụ ước 10 và cũng để xác nhận hoạt động chính xác của hệ thống giám sát. Vì thiết bị ILS rt khác nhau, nên không thể xác định một quy trình kiểm tra chi tiết để áp dụng cho tất cả các loại ILS. Do đó, nội dung này chỉ có mô tả phổ quát về các kiểm tra được cung cp bên dưới và các khuyến cáo của nhà sản xuất cần phải được sử dụng cho các kiểm tra bổ sung và quy trình chi tiết của thiết bị cụ thể. Tính định kỳ được chỉ ra đối với các kiểm tra mặt đất có thể được mở rộng dựa trên các cân nhắc thích hợp, chẳng hạn như việc sử dụng các kỹ thuật giám sát liên tục hoặc mối tương quan giữa các phép đo trên mặt đất và trên tàu bay của các thông số giống nhau.

6.11.2  Các thông số kiểm tra mặt đất.

a) Các yêu cầu kiểm tra mặt đất đối với LLZ được liệt kê trong bảng 15.

b) Các yêu cầu kiểm tra mặt đất đối với GP được liệt kê trong bảng 16.

c) Các yêu cầu kiểm tra mặt đất đối với Các đài chỉ chuẩn VHF được liệt kê trong bảng 17.

Bảng 15 – Các thông số kiểm tra mặt đất đối với LLZ

Thông số

Annex 10

TCVN

Đại lượng dự định đo

Sasố

Độ không bảo đảm đo

Định kỳ

Giản đồ bức xạ 3.1.3.1 6.2.1 Giản đồ bức xạ Chính xác

12 tháng
Tần số hoạt động 3.1.3.2.1 6.2.2.1 Tần số – Một tần số: 0,005%

– Hai tần số: 0,002 %

– Phân cách: > 5 kHz < 14 kHz

– Đối xứng

0,001 %

0,000 5 %

12 tháng
Điều chế giả 3.1.3.2.3 6.2.2.2 DDM Độ lệch < 0,005 DDM đỉnh đối đỉnh

0,001 DDM

3 tháng
Tầm phủ sóng (cự ly có thể sử dụng) 3.1.3.3.1 6.2.3 Công suất Như đã thiết lập lúc vận hành thử

1 dB

3 tháng
Cấu trúc chỉ hướng (cấp III) 3.1.3.4 6.2.4.2 DDM Như mô tả trong Annex 10

0,001 DDM

3 tháng
Điều chế sóng mang

– Cân bằng

– Độ sâu điều chế

3.1.3.5.1 6.2.5 DDM

Độ sâu điều chế

-Trong khoảng 10 μA của giá trị điều chế cân bằng

-Từ 18 % đến 22 %

 0,001 DDM

– 0,2 %

3 tháng
Tần số điều chế sóng mang 3.1.3.5.3 6.2.5 Tần số – Cấp I: ± 2,5 %

– Cấp II: ± 1,5 %

– Cp III: ± 1 %

0,1 %

12 tháng
Thành phần hài của tín hiệu 90 Hz 3.1.3.5.3d 6.2.5.3d Tổng sóng hài bậc 2 < 10%

< 5 % (cấp III)

0,5 %

12 tháng
Thành phần hài của tín hiệu 150 Hz 3.1.3.5.3e 6.2.5.3e Tổng sóng hài bậc 2 < 10 %

< 5 % (cấp III)

0,5 %

12 tháng
Điều chế không mong muốn 3.1.3.5.3.2 Gợn sóng Độ sâu điều chế < 0,5 %

0,1 %

6 tháng
Pha các âm tần điều chế 3.1.3.5.3.3 LF pha – Cấp I,II: < 20°

 Cấp III: < 10°

12 tháng
Pha các âm tần điều chế của LLZ 2 tần số (từng sóng mang và giữa các sóng mang) 3.1.3.5.3.4 LF pha – Cấp I, II: < 20°

 Cấp III: < 10°

12 tháng
Pha các hệ thống thay thế 3.1.3.5.3.5 LF pha – Cấp I, II, danh định: ± 20°

– Cấp III danh định: ± 10°

4°

2°

12 tháng
Tổng độ sâu điều chế 3.1.3.5.3.6.1 Độ sâu điều chế Độ sâu điều chế < 95 %

2 %

3 tháng
Tổng độ sâu điều chế khi sử dụng kênh thông tin thoại 3.1.3.5.3.7 6.2.5.3.6 Độ sâu điều chế Độ sâu điều chế < 65 % trong khoảng ± 10°, và < 78 % ở bên ngoài 10°

2 %

1 tháng
Sự thẳng hàng của hướng 3.1.3.6.1 6.2.6 DDM cự ly – Cấp I: < 10,5 m

– Cp II: < 7,5 m

– Cấp III: < 3 m

0,3 m

Cấp I: quý

Cp II: tháng

Cấp III: tuần

Độ nhạy sự dịch chuyển 3.1.3.7 6.2.7 DDM/m – 0,001 45 danh định.

– Cp I, II: ± 17 %

 Cấp III: ± 10 %

 

± 3%

± 2%

 

Cấp I, II: quý

Cấp III: tháng

Độ sâu điều chế đỉnh 3.1.3.8.3.2 Độ sâu điều chế < 50 %

2 %

3 tháng
Đặc tính tần số âm thanh 3.1.3.8.3.3 Độ sâu điều chế ± 3 dB

0,5 dB

12 tháng
Âm tần của tín hiệu nhận dạng 3.1.3.9.2 6.2.9.2 Tần số âm tần 1 020 Hz ± 50 Hz

5 Hz

12 tháng
Độ sâu điều chế của tín hiệu nhận dạng 3.1.3.9.2 6.2.9.2 Độ sâu điều chế Như đã thiết lập lúc vận hành th

1 %

3 tháng
Tốc độ phát của tín hiệu nhận dạng 3.1.3.9.4 6.2.9.4 Tốc độ phát 7 từ/phút đến 6 từ/phút

Không nhỏ hơn 6 từ/phút

Tỷ lệ lặp lại của tín hiệu nhận dạng 3.1.3.9.4 6.2.9.4 Thời gian Như đã thiết lập lúc vận hành thử

Điều chế pha 3.1.3.5.4 Độ lệch đỉnh Các giới hạn được đưa ra theo FM Hz/PM radian

10 Hz

5 Hz

5 Hz

3 năm
Hệ thống giám sát 6.2.11

Cấp I: quý

Cấp II: tháng

Cấp III: tuần

– Độ dịch hướng 3.1.3.11.2 DDM cự ly Hệ thống giám sát phải báo động khi có sự thay đổi đường hướng chính từ đường tâm đường CHC tương đương hoặc nhiều hơn giá trị sau tại điểm chuẩn ILS.  
– Cấp I: 10,5 m (35 ft)

2 m

– Cấp II: 7,5 m (25 ft)

1 m

 Cấp III: 6,0 m (20 ft)

0,7 m

– thay đổi độ nhạy dịch chuyển 3.1.3.11.2 f) DDM cự ly Hệ thống giám sát phải báo động khi có sự thay đổi độ nhạy dịch chuyển nhiều hơn giá trị danh định như sau:  
– Cấp I, II: ± 17 %

± 3%

– Cấp III: ± 17 %

± 3%

– tín hiệu báo lệch 3.1.3.11.2.1 DDM Hệ thống giám sát phải báo động khi kim chỉ thị CPI giảm xuống dưới 150 μA ở bất kỳ đâu trong vùng phủ sóng bên ngoài vùng chỉ hướng hạ cánh

± 5 μA

– sự suy giảm công suất 3.1.3.11.2 d) và e) Cường độ trường Hệ thống giám sát phải báo động khi công suất giảm 3 dB hoặc tầm phủ sóng giảm dưới yêu cầu đối với từng cấp

± 1 dB tương đối

– Toàn bộ khoảng thời gian bức xạ không th chp nhận được 3.1.3.11.3 Thời gian Đối với LLZ 2 tần số, hệ thống giám sát phải báo động khi có sự suy giảm công suất của cả 2 sóng mang đến giá trị ± 1dB, trừ khi các kiểm tra đã chứng minh rằng việc sử dụng các giới hạn rộng hơn ở trên s không gây ra sự suy giảm tín hiệu không thể chấp nhận được ( > 150 μA trong vùng báo lệch).

– Cấp I: 10 s

– Cp II: 5 s

– Cấp III: 2 s

± 5 μA

0,2 s

Bảng 16 – Các thông số kiểm tra mặt đt đối với GP

Thông số

Annex 10

TCVN

Đại lượng dự định đo

Sai số

Độ không bảo đảm đo

Định kỳ

Giản đồ bức xạ 3.1.5.1.1 6.4.1.2 Giản đồ bức xạ Chính xác

12 tháng
Góc hạ cánh 3.1.5.1.2.1 6.4.1 DDM, Góc Cấp I/II: trong khoảng 7,5 %

Cấp III: trong khoảng 4 %

Cấp I/II: 0,75 %

Cấp III: 0,4 %

3 tháng
Tần số hoạt động 3.1.5.2.1 6.4.2 Tần số – Một tần số: 0,005 %

– Hai tần số: 0,002 %

– Phân cách: > 4 kHz < 32 kHz

– Đối xứng

0,001 %

0,000 5 %

0,000 5 %

12 tháng
Điều chế không mong muốn 3.1.5.2.3   DDM ± 0,02 DDM đỉnh đối đỉnh

0,004 DDM

6 tháng
Tm phủ sóng (cự ly có thể sử dụng) 3.1.5.3 6.4.3 Công suất Như đã thiết lập lúc vận hành thử

1 dB

3 tháng
Điều chế sóng mang

– Cân bằng

– Độ sâu điều chế

3.1.5.5.1 6.4.5 DDM

Độ sâu điều chế

 

– 0,002 DDM

– từ 37,5 % đến 42,5 % cho mỗi âm tần

 

– 0,001 DDM

– 0,5 %

3 tháng
Tần số điều chế sóng mang 3.1.5.5.2

a,b,c

6.4.5.2 Tần số – Cấp I: ± 2,5 %

– Cấp II: ± 1,5 %

– Cấp III: ± 1 %

0,01 %

12 tháng
Thành phần hài của tín hiệu 90 Hz 3.1.5.5.2d 6.4.5.5 Tổng sóng hài bậc 2 < 10%

< 5 % (cấp III)

1 %

12 tháng
Thành phần hài của tín hiệu 150 Hz 3.1.5.5.2e 6.4.5.5 Tổng sóng hài bậc 2 < 10%

< 5 % (cấp III)

1 %

12 tháng
Điều chế biên độ không mong muốn 3.1.5.5.2.2   Gợn sóng < 1 %

0,1 %

12 tháng
Pha các âm tần điều chế 3.1.5.5.3 6.4.5.5 Pha – Cấp I,II: < 20°

 Cấp III: < 10°

12 tháng
Pha các âm tần điều chế của GP 2 tần số (từng sóng mang và giữa các sóng mang) 3.1.5.5.3.1 6.4.5.6 Pha – Cấp I, II: < 20°

 Cp III: < 10°

12 tháng
Pha các hệ thống thay thế 3.1.5.5.3.2   Pha – Cấp I, II, danh định: ± 20°

– Cấp III danh định: ± 10°

12 tháng
Độ nhạy sự dịch chuyển 3.1.5.6 6.4.6 DDM góc Như mô tả trong Annex 10

Cấp I: 2,5 %

Cấp II: 2%

Cấp III: 1,5%

Cấp I: quý

Cấp I: quý

Cấp III: tháng

Điều chế pha 3.1.3.5.4 Độ lệch đỉnh Các giới hạn được đưa ra theo FM Hz/PM radian

10 Hz

10 Hz

3 năm
H thống giám sát 6.4.7

Cấp I/II: quý

Cấp III: tháng

– Góc hạ cánh 3.1.3.11.2 DDM, góc Hệ thống giám sát phải báo động khi góc thay đổi 7,5 % so với góc ban hành

± 4 μA

– Độ nhạy dịch chuyển thay đổi 3.1.3.11.2 f) DDM, góc – Cấp I: Hệ thống giám sát phải báo động khi có sự thay đổi góc giữa đường trượt hạ cánh và đường bên dưới đường trượt là 75 μA, hơn 3,75 % góc hạ cánh

– Cp II: Hệ thống giám sát phải báo động khi có sự thay đổi độ nhạy dịch chuyển bằng hay hơn 25%

– Cấp III: Hệ thống giám sát phải báo động khi có sự thay đổi độ nhạy dịch chuyển bằng hay hơn 25 %

– sự suy giảm công suất 3.1.3.11.2 d) và e) công suất – Hệ thống giám sát phải báo động khi công suất giảm 3 dB hoặc khi tầm phủ sóng thấp hơn yêu cầu ban đầu, tùy thuộc vào điều kiện nào thay đổi nhỏ hơn

± 1 dB

        – Đối với GP 2 tần số, hệ thống giám sát phải báo động khi có sự thay đổi ± 1 dB trong cả hai sóng mang, trừ khi các kiểm tra đã chứng minh rằng việc sử dụng các giới hạn rộng hơn ở trên sẽ không gây ra sự suy giảm tín hiệu không thể chấp nhận được

± 0,5 dB

 
– Tín hiệu báo lệch 3.1.3.11.2.1 DDM góc Hệ thống giám sát phải báo động khi DDM < 0,175 bên dưới vùng báo lệch

– Toàn bộ khoảng thời gian bức xạ 3.1.3.11.3 Thời gian – Cấp I: 6 s

– Cấp II/III: 2 s

Bảng 17 – Các thông số kiểm tra mặt đất đối với các đài chỉ chuẩn VHF

Thông số

Annex 10

TCVN

Đại lượng dự định đo

Sai số

Độ không bảo đảm do

Định kỳ

Tần số 3.1.7.2.1 6.6.2 Tần số ± 0,01 % (khuyến cáo 0,005 %)

0,001 %

12 tháng
Công suất RF đầu ra 3.1.7.3 6.6.3 Công suất ± 15%

5 %

3 tháng
Độ sâu điều chế 3.1.7.4.2 6.6.4.2 Độ sâu điều chế Từ 91 % đến 99 %

2 %

3 tháng
Tần số điều chế 3.1.7.4.1 6.6.4.1 Tần số điều chế ± 2,5 % danh định

0,01 %

6 tháng
Thành phần hài Độ sâu điều chế Tng hài < 15 %

1 %

12 tháng
Tín hiệu nhận dạng 3.1.7.5.1 6.6.5 Tín hiệu nhận dạng Mã hoá đúng, âm thanh rõ ràng:   3 tháng
– OM: 400 Hz, 2 dash/s liên tục.

± 0,1 s

– MM: 1 300 Hz, xen kẽ các dot và dash liên tục.

± 0,1 s

– IM: 3 000 Hz, 6 dot/s liên tục.

± 0,03 s

Hệ thống giám sát 3.1.7.7.1 6.6.7 Báo động khi:

3 tháng
– công suất Công suất Giảm 3 dB

1 dB

– độ sâu điều chế % > 50 %

2 %

– tín hiệu nhận dạng Sự hiện diện của tín hiệu nhân dạng Mất tín hiệu hay phát liên tục

6.11.3  Quy trình kiểm tra mặt đất. ILS phải được kiểm tra theo các quy trình của nhà sản xuất và các quy trình cung cấp hướng dẫn để kiểm tra các thông số cụ thể của ILS được quy định trong tài liệu 8071 – Hướng dẫn về kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến, Chương 5, tập I – Kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất, phiên bản lần thứ 5, năm 2018 (khi không có quy trình của nhà sản xuất), chi tiết được nêu theo 6.11.2.

6.11.4  Thiết bị kiểm tra. Danh sách các thiết bị để sử dụng trong việc kiểm tra mặt đất ILS bao gồm:

a) Máy đo tần số bao gồm các băng tần 75 MHz, (từ 108 đến 112) MHz và (từ 328 đến 336) MHz và có độ chính xác ít nhất là 0,001 %;

b) Máy đo tần số âm tần hoặc nguồn tần số tiêu chuẩn có độ chính xác ít nhất là 0,005 % đối với đo tần số điều chế;

c) Máy đo điều chế hoặc máy hiện sóng để đo phần trăm điều chế;

d) Máy phân tích sóng âm thanh hoặc máy phân tích phổ để đo độ méo hài;

e) Đồng hồ đo công suất RF, tốt nhất là loại định hướng;

f) Máy thu ILS di động.

7  Yêu cầu chung Đài dẫn đường vô hướng – NDB (Specification for Non Directional radio Beacon – NDB)

7.1  Tầm phủ sóng (Coverage)

7.1.1  Giá trị tối thiểu của cường độ trường trong tầm phủ sóng danh định phải đạt giá trị là 70 μV/m.

7.1.2  Tt c thông báo hay công bố về tầm phủ sóng của NDB phải được dựa trên bán kính trung bình của tầm phủ sóng danh định.

7.1.3  NDB làm nhiệm vụ đài điểm (En-route) phải có bán kính trung bình của tầm phủ sóng danh định nằm trong khoảng từ 46,3 km đến 278 km (từ 25 NM đến 150 NM).

7.1.4  NDB làm nhiệm vụ phụ trợ tiếp cận hạ cánh phải có bán kính trung bình của tầm phủ sóng danh định nằm trong khoảng từ 18,5 km đến 46,3 km (từ 10 NM đến 25 NM).

7.1.5  Công suất bức xạ từ một NDB không được vượt quá 2 dB so với giá trị cần thiết để tạo ra một tầm phủ sóng danh định theo yêu cầu, ngoại trừ công suất này có thể tăng nếu tại khu vực phối hợp hoặc nếu không gây nhiễu có hại đối với các thiết bị khác.

7.2  Tần số hoạt động (Radio frequencies)

7.2.1  Tần số hoạt động của NDB nằm trong dải tần số từ 190 kHz đến 526,5 kHz (ngoại trừ đoạn tần số từ 495 kHz đến 505 kHz), phù hợp với qui hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ.

7.2.2  Sai số tần số của NDB nằm trong khoảng ± 0,005 % so với tần số hoạt động.

7.2.3  Khoảng cách tần số hoạt động của hai NDB đặt lân cận phải cách nhau tối thiểu là 6 kHz để bảo đảm không gây nhiễu lẫn nhau.

7.2.4  Để nâng cao tầm phủ sóng danh định, dải tần số hoạt động của NDB trong các khu vực phải chọn lựa tuân th theo các quy định sau:

a) Khu vực biển và hải đảo: từ 190 kHz đến 300 kHz;

b) Khu vực đất liền: từ 300 kHz đến 526,5 kHz.

7.2.5  Tại những sân bay mà các đài xác định mốc được sử dụng kết hợp với ILS thì phân cách tần số hoạt động của hai đài xác định mốc phải cách nhau tối thiểu là 15 kHz và tối đa là 25 kHz.

7.2.6  Tại những sân bay mà các đài xác định mốc được sử dụng kết hp với ILS cho cả hai đầu của một đường CHC và dùng chung một cặp tần số hoạt động thì phải bảo đảm rằng khi các đài xác định mốc không hoạt động thì không có sự bức xạ ra không gian.

7.3  Tín hiệu nhận dạng (Identification)

7.3.1  Mỗi NDB phải được nhận dạng bằng một tín hiệu nhận dạng, tín hiệu nhận dạng là một nhóm mã Morse quốc tế bao gồm từ hai đến ba chữ cái và được phát với tốc độ khoảng 7 từ trong một phút.

7.3.2  Tín hiệu nhận dạng đầy đủ phải được phát ít nhất 30 s một lần, ngoại trừ trong trường hợp tín hiệu nhận dạng được phát theo kiểu khóa tắt/mở thành phần sóng mang. Trong trường hợp này tín hiệu nhận dạng phải được phát xấp xỉ 60 s một lần, ngoại lệ có thể sử dụng khoảng thời gian ngắn hơn đối với các NDB, đặc biệt nơi mà thấy rằng thỏa mãn được nhu cầu hoạt động.

7.3.3  Đối với các NDB có bán kính trung bình của tầm phủ danh định bằng 92,7 km (50 NM) hay ít hơn dùng để phụ trợ cho tiếp cận và bay chờ tại khu vực lân cận sân bay, tín hiệu nhận dạng phải được phát ít nhất là 3 lần trong 30 s với khoảng thời gian giữa các lần phát là như nhau.

7.3.4  Tần số âm tần điều chế dùng cho tín hiệu nhận dạng phải là 1 020 Hz ± 50 Hz.

7.4  Các đặc tính của sự phát xạ (Characteristics of emissions)

7.4.1  Tất cả các NDB phải bức xạ một tín hiệu sóng mang không ngắt và được nhận dạng theo khóa tắt/mở một âm tần điều chế biên độ (N0N/A2A), trừ khi được quy định theo 7.4.2.

7.4.2  Các NDB có chức năng không phải là những NDB hoàn toàn, hoặc một phần có chức năng phụ trợ cho bay chờ, tiếp cận và hạ cánh, hoặc những NDB có bán kính trung bình của tầm phủ sóng danh định dưới 92,7 km (50 NM), có thể được nhận dạng theo khóa tắt/mở sóng mang không điều chế (N0N/A1A) nếu chúng ở những khu vực có mật độ NDB cao hoặc nơi không thể thực hiện được tầm phủ sóng danh định theo yêu cầu vì:

a) nhiễu sóng vô tuyến từ các đài phát thanh;

b) tiếng ồn trong khí quyn cao;

c) các điều kiện cục bộ.

7.4.3  Đối với các NDB được nhận dạng theo khóa tắt/mở một âm tần điều chế, độ sâu điều chế phải được duy trì khoảng 95 %.

7.4.4  Đối với các NDB được nhận dạng theo khóa tắt/mở một âm tần điều chế, các đặc tính của sự phát xạ trong khi có tín hiệu nhận dạng phải là như nhau để bảo đảm sự nhận dạng được thỏa mãn tại vùng giới hạn của tầm phủ sóng danh định.

7.4.5  Công suất sóng mang của NDB có phát xạ N0N/A2A không được giảm khi tín hiệu nhận dạng đang được phát xạ. Ngoại trừ trường hợp NDB có bán kính trung bình của tầm phủ sóng danh định vượt quá 92,7 km (50 NM), giảm không quá 1,5 dB có thể được chấp nhận.

7.4.6  Sự điều chế tần số âm tần không mong muốn phải ít hơn 5 % giá trị biên độ sóng mang.

7.4.7  Băng thông của sự phát xạ và mức độ phát xạ sóng hài phải được giữ ở giá trị thấp nhất mà trạng thái kỹ thuật và đặc tính của dịch vụ cho phép.

7.5  Vị trí lắp đặt (Siting)

7.5.1  Tại những sân bay mà các đài xác định mốc được sử dụng như là phần bổ tr cho ILS thì nó phải được đặt tại vị trí của các đài chỉ chuẩn giữa và đài chỉ chuẩn ngoài. Tại những sân bay mà chỉ có một đài xác định mốc được sử dụng như là phần bổ trợ cho ILS thì nó phải được đặt tại vị trí của đài chỉ chuẩn ngoài. Tại những sân bay mà các đài xác định mốc được sử dụng như là thiết bị phụ trợ trong khu vực tiếp cận cuối mà không có ILS thì các vị trí đặt đài phải chọn giống như khi có ILS (như quy định theo 6.6.6).

7.5.2  Tại những sân bay mà các đài xác định mốc được lắp đặt ở cả hai vị trí đài chỉ chuẩn giữa và đài chỉ chuẩn ngoài, thì phải được đặt về cùng một phía của đường tâm đường CHC kéo dài để cung cấp một tuyến giữa các đài xác định mốc, tuyến này sẽ là tuyến gần song song so với đường tâm đường CHC hơn cả.

7.5.3  Tại những sân bay mà NDB được sử dụng cho mục đích phụ trợ tiếp cận hạ cánh và được đặt tại vị trí của đài chỉ chuẩn giữa, thì khoảng cách từ vị trí đặt ăngten lệch so với đường tâm đường CHC kéo dài là nhỏ hơn ± 1 m.

7.5.4  Tại những sân bay mà NDB được sử dụng cho mục đích phụ trợ tiếp cận hạ cánh và được đặt tại vị trí của đài chỉ chuẩn ngoài, thì khoảng cách từ vị trí đặt ăngten lệch so với đường tâm đường CHC kéo dài là nhỏ hơn ± 10 m.

7.5.5  Tại những sân bay chỉ sử dụng một NDB thì vị trí của đài phải được lựa chọn sao cho phù hợp với các điều kiện tĩnh không, và phương thức tiếp cận hạ cánh.

7.6  Giám sát (Monitoring)

7.6.1  Cách giám sát phù hợp NDB là phải cung cp sự cảnh báo đến một vị trí phù hợp khi bộ giám sát phát hiện bất kỳ các điều kiện nào sau đây xảy ra:

a) Giảm công suất sóng mang lớn hơn 50 % so với công sut yêu cầu để đạt tầm phủ sóng danh định;

b) Không phát tín hiệu nhân dạng;

c) Bộ giám sát hỏng hay không thực hiện được cách tự giám sát.

7.6.2  Khi NDB được vận hành từ nguồn điện có tần số gần với tần số chuyển mạch (xung) của thiết bị ADF trên tàu bay, và khi thiết kế của NDB sao cho tần số nguồn điện có khả năng xuất hiện dưới dạng sn phẩm điều chế khi phát xạ, phương tiện giám sát phải có khả năng phát hiện sự điều chế nguồn điện như vậy trên sóng mang vượt quá 5 %.

7.6.3  Trong suốt thời gian phục vụ của một đài xác định mốc, cách giám sát là phải cung cấp một sự kiểm tra liên tục về chức năng của đài xác định mốc như đã được mô tả theo 7.6.1a,b,c.

7.6.4  Trong suốt thời gian phục vụ của một đài NDB không phải là đài xác định mốc, cách giám sát là phải cung cấp một sự kiểm tra liên tục về chức năng của đài của NDB như đã được mô tả theo 7.6.1a,b,c.

7.6.5  Thời gian từ lúc bộ giám sát cung cấp sự cảnh báo khi có các điều kiện như đã mô tả theo 7.6.1a,b,c xảy ra đến khi có sự chuyển máy hay tắt máy nhỏ hơn 15 s.

7.7  Các đặc điểm hệ thống của máy thu ADF trên tàu bay (System characteristics of airborne ADF receiving systems)

7.7.1  Độ chính xác của chỉ thị hướng. Hướng được cung cấp bởi máy thu ADF không được phép sai lệch quá ± 5° so với tín hiệu vô tuyến từ bất kỳ hướng nào có cường độ trường từ 70 μV/m trở lên được bức xạ từ đài NDB LF/MF hoặc đài xác định mốc hoạt động trong phạm vi sai số cho phép của TCVN này và khi có cả tín hiệu không mong muốn so với tín hiệu mong muốn từ một hướng 90° và:

a) trên cùng tần số và yếu hơn 15 dB;

b) cách nhau 2 kHz trở lên và yếu hơn 4 dB;

c) cách nhau 6 kHz trở lên và mạnh hơn 55 dB.

7.7.2  Lỗi hướng theo 7.7.1 ở trên bao gồm lỗi la bàn từ của tàu bay.

7.8  Cấp nguồn (Power supply)

7.8.1  Tất c các NDB phi được cung cấp các hệ thống cấp nguồn phù hợp và bảo đảm tính liên tục của dịch vụ tương ứng với sự cần thiết của dịch vụ được cung cấp.

7.8.2  Thời gian chuyển đổi hệ thống cấp nguồn cho các NDB phục vụ tiếp cận hạ cánh phụ thuộc vào kiểu của đường CHC và hoạt động của tàu bay được cung cấp dịch vụ (xem bảng 18).

Bảng 18 – Thời gian chuyển đổi hệ thống cấp ngun cho các NDB được sử dụng tại sân bay

Kiểu của đường CHC

Đài dẫn đường vô hướng

Thời gian chuyển đổi

Tiếp cận không chính xác

NDB

15 s

Tiếp cận chính xác cấp I

Các đài xác định mốc

10 s

Tiếp cận chính xác cấp II

Các đài xác định mốc

1 s

Tiếp cận chính xác cấp III

Các đài xác định mốc

1 s

7.8.3  Các NDB phải hoạt động tốt trong điều kiện nguồn cung cấp điện xoay chiều như sau:

a) Điện áp cấp nguồn đầu vào là 220 V, với dung sai tương đối là ± 10 %;

b) Tần số là 50 Hz, với dung sai tuyệt đối là ± 2 Hz.

7.9  Hệ thống ăngten (Antenna)

Các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu:

a) Dải tần làm việc: Phù hợp với dải tần làm việc của NDB;

b) Phải có hệ thống tự động điều hưng (ATU – Automatic Tuning Unit);

c) Tr kháng đầu vào của ATU: 50 Ω;

d) Công suất đầu vào: Phù hợp với thiết bị;

e) Gin đ hướng: Vô hướng.

7.10  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

NDB phải hoạt động tốt trong điều kiện môi trường tối thiểu như sau:

a) Nhiệt độ:

– Ngoài trời: từ âm 10 °C đến + 55 °C;

– Trong nhà: từ 0 °C đến 40 °C.

b) Độ ẩm tương đối:

– Ngoài trời: 95 %;

 Trong nhà: 85 %.

c) Tốc độ gió lớn nhất: 160 km/h (100 Mph).

7.11  Kiểm tra mặt đất (Ground Testing)

7.11.1  Tổng quát. Mục đích của kiểm tra mặt đất là để đảm bảo rằng NDB phát ra tín hiệu đáp ứng các yêu cầu theo 7.1 đến 7.6 của tiêu chuẩn này.  thiết bị NDB có rất nhiều chng loại khác nhau, nên không thể xác định chi tiết kiểm tra mặt đất áp dụng cho tất cả các chủng loại. Do đó, nội dung chỉ mô tả các kiểm tra cần thiết, tham khảo tài liệu của nhà sản xuất về các kiểm tra bổ sung và quy trình chi tiết cho thiết bị cụ thể.

7.11.2  Các thông số kiểm tra mặt đt. Các yêu cầu kiểm tra mặt đất NDB được liệt kê trong bảng 19.

Bảng 19 – Các thông số kiểm tra mặt đất

Thông số

Annex 10

TCVN

Đại lượng dự định đo

Sai s

Độ không bảo đảm đo

Định kỳ

Tần số hoạt động 3.4.4.2 7.2.2 Tần số ± 0,005 %

0,001 %

12 tháng
Dòng ăngten Dòng RF (A) ± 30 % giá trị đặt ban đầu

4 %

6 tháng
Độ sâu điều chế 3.4.6.2 7.4.3 Độ sâu điều chế Từ 85 % đến 95%

2 %

6 tháng
Tần số điều chế 3.4.5.4 7.3.5 Tần số âm tần (1 020 ± 50) Hz

5 Hz

6 tháng
Sự điều chế tần s âm tần không mong muốn 3.4.6.5 7.4.5 Độ sâu điều chế < 5 %

1 %

Như yêu cầu
Mức sóng mang thay đổi trong quá trình điều chế 3.4.6.4 Cường độ tín hiệu Ít hơn 0,5 dB (hay 1,5 dB) cho đài với ít hơn (hay lớn hơn) trong tầm phủ 50 NM

0,1 dB

6 tháng
Tín hiệu nhân dạng 3.4.5.2

3.4.5.3

7.3.2

7.3.4

Mã Morse quốc tế Âm thanh rõ ràng, mã thích hợp, mã hóa chính xác

Độ méo âm tần Độ sâu điều chế 10 % độ méo tối đa

Như yêu cầu
Hệ thống giám sát

6 tháng
a) dòng ăngten hoặc cường độ trường 3.4.8.1a 7.6.1a Dòng ăngten hoặc cường độ trường a) Báo động khi giảm 3 dB

1 dB

b) Không đạt tín hiệu nhận dạng 3.4.8.1b 7.6.1b b) Báo động khi mt điều chế hoặc điều chế liên tục

7.11.3  Quy trình kiểm tra mặt đất. NDB phải được kiểm tra theo các quy trình của nhà sản xuất, nếu không được cung cấp thì áp dụng quy trình được cung cấp trong tài liệu 8071 – Hưng dẫn về kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến, Chương 5, tập I – Kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất, phiên bản ln th 5, năm 2018, chi tiết được nêu theo 7.11.2.

7.11.4  Thiết bị kiểm tra. Danh sách các thiết bị để sử dụng trong việc kiểm tra mặt đất NDB theo hướng dn của tài liệu 8071 bao gồm:

a) Máy đo tần số tiêu chuẩn hoặc máy đếm tần số có độ chính xác ít nhất là 0,001 % (đối với tần số sóng mang);

b) Ampe kế cặp RF (nếu không phải là một bộ phận của thiết bị), để đo dòng ăngten;

c) Máy đo độ méo hoặc máy phân tích sóng, đốvới độ méo tần số âm thanh;

d) Máy đo tần số hoặc nguồn tần số tiêu chuẩn có độ chính xác ít nht là 0,005 % (để đo tần số tín hiệu nhận dạng), dụng cụ này thường có thể giống như được sử dụng trong a) ở trên;

e) Máy đo điều chế hoặc máy hiện sóng để đo phần trăm độ sâu điều chế;

f) Máy đo cường độ trường nơi các phép đo cường độ trường mặt đất được thực hiện hoặc khi cường độ trường trên tàu bay phải được hiệu chnh. Máy đo cường độ trường cũng có thể được sử dụng để kiểm tra bức x của sóng hài giả từ NDB.

8  Yêu cầu chung Đài chỉ chuẩn VHF đường dài (Specification for En-route VHF marker beacons (75 MHz))

8.1  Tần số hoạt động (Radio frequencies)

Tần số hoạt động của đài chỉ chuẩn VHF đường dài là 75 Mhz với sai số tần số nằm trong khoảng ± 0,005 %.

8.2  Các đặc điểm của sự phát xạ (Characteristics of emissions)

8.2.1  Đài chỉ chuẩn VHF đường dài phải bức xạ một sóng mang liên tục được điều chế với độ sâu điều chế từ 95 % đến dưới 100 %. Tổng thành phần sóng hài của điều chế không được vượt quá 15 %.

8.2.2  Tần số âm tần điều chế phải là 3 000 Hz ± 75 Hz.

8.2.3  Sự bức xạ từ đài chỉ chuẩn VHF đường dài phải là phân cực ngang.

8.2.4  Tín hiệu nhận dạng. Nếu một tín hiệu nhận dạng mã hóa được yêu cầu đối với đài chỉ chuẩn VHF đường dài, thì âm tần điều chế phải được mã hóa để phát các dấu chấm (dot) hoặc dấu gạch ngang (dash) hoặc cả hai theo một trình tự thích hợp. Chế độ mã hóa phải cung cấp một quãng thời gian của dấu chấm, dấu gạch ngang cùng các khoảng cách tương ứng với tốc độ phát khoảng 6 từ đến 10 từ trong mỗi phút. Sóng mang phải không bị gián đoạn trong quá trình nhận dạng.

8.2.5  Giản đồ bức xạ và tầm phủ sóng. Giản đồ bức xạ mong muốn nhất phải là:

a) trong trường hợp đài chỉ chuẩn VHF đường dài dạng hình quạt, đèn chỉ thị của máy thu chỉ hoạt động (sáng lên) khi tàu bay ở trong hình chữ nhật song song, đối xứng qua đường thẳng đứng qua đài chỉ chuẩn VHF đường dài và với các trục chính và trục phụ điều chỉnh phù hợp với đường bay phục vụ;

b) trong trường hợp đài chỉ chuẩn VHF đường dài đánh dấu Z, đèn chỉ thị của máy thu chỉ hoạt động (sáng lên) khi tàu bay nằm trong hình trụ, có trục là đường thẳng đứng qua đài chỉ chuẩn VHF đường dài.

8.2.6  Xác định phạm vi phủ sóng. Các giới hạn vùng phủ sóng của đài chỉ chuẩn VHF đường dài được xác định tn cơ sở cường độ trường quy định theo 7.6.3.2.

8.2.7  Giản đồ bức xạ. Giản đồ bức xạ của đài chỉ chuẩn VHF đường dài phải là các trục cực thẳng đứng và cường độ trường trong giản đồ bức xạ thì đối xứng qua trục cực trong mặt phẳng hoặc các mặt phng chứa các đường bay mà đài chỉ chuẩn VHF đường dài được dự định cung cấp.

8.3  Giám sát (Monitoring)

Đối với đài chỉ chuẩn VHF đường dài, phải cung cấp hệ thống giám sát phù hợp và hiển thị ở một vị trí thích hợp khi:

a) công suất sóng mang bức xạ giảm xuống dưới 50 % so với giá trị danh định;

b) độ sâu điều chế giảm xuống dưới 70 %;

c) lỗi mã hóa của tín hiệu nhận dạng.

8.4  Cấp nguồn (Power supply)

8.4.1  Các đài chỉ chuẩn VHF đường dài phải được cung cấp các hệ thống cấp nguồn phù hợp và bảo đảm tính liên tục của dịch vụ tương ứng với sự cần thiết của dịch vụ được cung cấp.

8.4.2  Các đài chỉ chuẩn VHF đường dài phải hoạt động tốt trong điều kiện nguồn cung cấp điện xoay chiều như sau:

a) Điện áp cấp nguồn đầu vào là 220 V, với dung sai tương đối là ± 10 %;

b) Tần số là 50 Hz, với dung sai tuyệt đối là ± 2 Hz.

8.5  Hệ thống ăngten (Antenna)

Các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu:

a) Dải tần làm việc: 75 MHz với sai số tần số nằm trong khoảng ± 0,005 %;

b) Hệ thống tự động điều hưng (ATU – Automatic Tuning Unit): Tùy chọn;

c) Tr kháng đầu vào của ATU: 50 Ω;

d) Công suất đầu vào: Phù hợp với thiết bị;

e) Giản đồ hướng: Dạng hình quạt hay đánh dấu Z.

8.6  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

Đài chỉ chuẩn VHF đường dài phải hoạt động tốt trong điều kiện môi trường tối thiểu như sau:

a) Nhiệt độ:

– Ngoài trời: từ âm 10 °C đến + 55 °C;

– Trong nhà: từ 0 °C đến 40 °C.

b) Độ ẩm tương đối:

– Ngoài trời: 95 %;

 Trong nhà: 85 %.

c) Tốc độ gió lớn nhất: 160 km/h (100 Mph).

8.7  Kiểm tra mặt đất (Ground Testing)

8.7.1  Tổng quát. Mục đích của kiểm tra mặt đất là để đảm bảo rằng đài chỉ chuẩn VHF đường dài phát ra tín hiệu đáp ứng các yêu cầu theo 8.1 đến 8.4 của tiêu chuẩn này.  thiết bị đài chỉ chuẩn VHF đường dài có rt nhiều chủng loại khác nhau, nên không thể xác định chi tiết kiểm tra mặt đất áp dụng cho tất c các chng loại. Do đó, nội dung chỉ mô tả các kiểm tra cần thiết, tham khảo tài liệu của nhà sản xuất về các kiểm tra bổ sung và quy trình chi tiết cho thiết bị cụ th.

8.7.2  Các thông số kiểm tra mặt đất. Các yêu cầu kiểm tra mặt đất đài chỉ chuẩn VHF đường dài được liệt kê trong bảng 20.

Bảng 20 – Các thông số kiểm tra mặt đất

Thông số

Annex 10

TCVN

Đại lượng dự định đo

Sai số

Độ không bảo đảm đo

Định kỳ

Tần số hoạt động 3.6.1.1 8.1 Tần số ± 0,005 %

0,001 %

12 tháng
Tầm phủ sóng (công suất RF đầu ra) 3.6.1.2.5 8.2.6 Công suất ± 15 % giá trị được đặt ban đầu

5 %

6 tháng
Độ sâu điều chế 3.6.1.2.1 8.2.1 Độ sâu điều chế 95 % đến 100 %

2 %

6 tháng
Tần số điều chế 3.6.1.2.2 8.2.2 Tần số âm tần ± 75 Hz

0,01 %

6 tháng
Thành phần hài của tần số âm tn 3.6.1.2.1 8.2.1 Độ sâu điều chế < 15%

1 %

12 tháng
Tín hiệu nhận dạng 3.6.1.2.4 8.2.4 Mã Morse quốc tế Âm thanh rõ ràng, mã thích hợp

6 tháng
Hệ thống giám sát

a) Công suất sóng mang

b) Độ sâu điều chế

c) Tín hiệu nhận dạng

3.6.1.3 8.3 a) Công suất

b) %

c)

Báo động khi:

a) giảm 3 dB

b) 70 %

c) Mất tín hiệu

1 dB

2 %

6 tháng

8.7.3  Quy trình kiểm tra mặt đất. Đài chỉ chuẩn VHF đường dài phải được kiểm tra theo các quy trình của nhà sản xuất và các quy trình cung cấp hướng dẫn để kiểm tra các thông số cụ thể của đài chỉ chuẩn VHF đường dài được quy định trong tài liệu 8071 – Hướng dẫn về kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến, Chương 5, tập I – Kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất, phiên bản lần thứ 5, năm 2018, chi tiết được nêu theo 8.7.2.

8.7.4  Thiết bị kiểm tra. Danh sách các thiết bị để sử dụng trong việc kiểm tra mặt đất đài chỉ chuẩn VHF đường dài bao gồm:

a) Máy đo tần số hoặc máy đếm tần số có độ chính xác ít nhất là 0,004 % (đối với tần số sóng mang là 75 MHz);

b) Máy đo tần số hoặc nguồn tần số chuẩn có độ chính xác tối thiểu 0,005 % (đối với đo tần số điều chế), thiết bị này thường giống như thiết bị được sử dụng ở mục a) ở trên;

c) Máy đo điều chế hoặc máy hiện sóng để đo phần trăm độ sâu điều chế;

d) Máy đo độ méo hoặc máy phân tích sóng, đối với độ méo tần số âm tần;

e) Máy đo công suất RF.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Các hình vẽ, bảng biểu

A.1. Các hình vẽ

Hình A.1 – Dạng xung DME

Hình A.2 – Điểm gốc ảo của xung

A.2. Bảng biểu

Bảng A.1 – Thời gian giữ chậm

Kiểu

Kiểu hoạt động

Khoảng cách cặp xung (μs)

Thời gian giữ chậm s)

Hỏi

Trả lời

Tính từ xung thứ 1

Tính từ xung thứ 2

X

DME/N

12

12

50

50

 

DME/P IA mode

12

12

50

 

DME/P FA mode

18

12

56

Y

DME/N

36

30

56

50

 

DME/P IA mode

36

30

56

 

DME/P FA mode

42

30

62

W

DME/N

 

DME/P IA mode

24

24

50

 

DME/P FA mode

30

24

56

Z

DME/N

 

DME/P IA mode

21

15

56

 

DME/P FA mode

27

15

62

CHÚ DN:

1) Chú ý 1: W và được ghép kênh với nhau trên cùng một tần số.

2) Chú ý 2: Z và Y được ghép kênh với nhau trên cùng một tần số.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Các tham số

Bảng B.1 – Góc DME/MLS, DME/VOR và DME/ILS/MLS phân kênh và ghép kênh

Ghép kênh

Các tham s của DME

Hỏi

Trả lời

 

Mã xung

Tần số (MHz)

Mã xung (μs)

Số kênh DME

Tần số VHF (MHz)

Góc MLS (MHz)

Số kênh MLS

Tần số (MHz)

DME/N (μs)

Mã DME/P

IA

FA

*1X

1 025

12

962

12

**1Y

1 025

36

1 088

30

*2X

1 026

12

963

12

**2Y

1 026

36

1 089

30

*3X

1 027

12

964

12

**3Y

1 027

36

1 090

30

*4X

1 028

12

965

12

**4Y

1 028

36

1 091

30

*5X

1 029

12

966

12

**5Y

1 029

36

1 092

30

*6X

1 030

12

967

12

**6Y

1 030

36

1 093

30

*7X

1 031

12

968

12

**7Y

1 031

36

1 094

30

*8X

1 032

12

969

12

**8Y

1 032

36

1 095

30

*9X

1 033

12

970

12

**9Y

1 033

36

1 096

30

*10X

1 034

12

971

12

**10Y

1 034

36

1 097

30

*11X

1 035

12

972

12

**11Y

1 035

36

1 098

30

*12X

1 036

12

973

12

**12Y

1 036

36

1 099

30

*13X

1 037

12

974

12

**13Y

1 037

36

1 100

30

*14X

1 038

12

975

12

**14Y

1 038

36

1 101

30

*15X

1 039

12

976

12

**15Y

1 039

36

1 102

30

*16X

1 040

12

977

12

**16Y

1 040

36

1 103

30

Δ17X

108,00

1 041

12

978

12

17Y

108,05

5 043,0

540

1 041

36

36

42

1 104

30

17Z

5 043,3

541

1 041

21

27

1 104

15

18X

108,10

5 031,0

500

1 042

12

12

12

979

12

18W

5 031,3

501

1 042

24

30

979

24

18Y

108,15

5 043,6

542

1 042

36

36

42

1 105

30

18Z

5 043,9

543

1 042

21

27

1 105

15

19X

108,20

1 043

12

980

12

19Y

108,25

5 044,2

544

1 043

36

36

42

1 106

30

19Z

5 044,5

545

1 043

21

27

1 106

15

20X

108,30

5 031,6

502

1 044

12

12

18

981

12

20W

5 031,9

503

1 044

24

30

981

24

20Y

108,35

5 044,8

546

1 044

36

36

36

1 107

30

20Z

5 045,1

547

1 044

21

21

1 107

15

21X

108,40

1 045

12

982

12

21Y

108,45

5 045,4

548

1 045

36

36

42

1 108

30

21Z

5 045,7

549

1 045

12

21

27

1 108

15

22X

108,50

5 032,2

504

1 046

12

12

18

983

12

22W

5 032,5

505

1 046

24

30

983

24

22Y

108,55

5 046,0

550

1 046

36

36

42

1 109

30

22Z

5 046,3

551

1 046

21

27

1 109

15

23X

108,60

1 047

12

984

12

23Y

108,65

5 046,6

552

1 047

36

36

42

1 110

30

23Z

5 046,9

553

1 047

21

27

1 110

15

24X

108,70

5 032,8

506

1 048

12

12

18

985

12

24W

5 033,1

507

1 048

24

30

985

24

24Y

108,75

5 047,2

554

1 048

36

36

42

1 111

30

24Z

5 047,5

555

1 048

21

27

1 111

15

25X

108,80

1 049

12

986

12

25Y

108,85

5 047,8

556

1 049

36

36

42

1 112

30

25Z

5 048,1

557

1 049

21

27

1 112

15

26X

108,90

5 033,4

508

1 050

12

12

18

987

12

26W

5 033,7

509

1 050

24

30

987

24

26Y

108,95

5 048,4

558

1 050

36

36

42

1 113

30

26Z

5 048,7

559

1 050

21

27

1 113

15

27X

109,00

1 051

12

988

12

27Y

109,50

5 049,0

560

1 051

36

36

42

1 114

30

27Z

5 049,3

561

1 051

21

27

1 114

15

28X

109,10

5 034,0

510

1 052

12

12

18

989

12

28W

5 034,3

511

1 052

24

30

989

24

28Y

109,15

5 049,6

562

1 052

36

36

42

1 115

30

28Z

5 049,9

563

1 052

21

27

1 115

15

29X

109,20

1 053

12

990

12

29Y

109,25

5 050,2

564

1 053

36

36

42

1 116

30

29Z

5 050,5

565

1 053

21

27

1 116

15

30X

109,30

5 034,6

512

1 054

12

12

18

991

12

30W

5 034,9

513

1 054

24

30

991

24

30Y

109,35

5 050,8

566

1 054

36

36

42

1 117

30

30Z

5 051,1

567

1 054

21

27

1 117

15

31X

109,40

1 055

12

992

12

31Y

109,45

5 051,4

568

1 055

36

36

42

1 118

30

31Z

5 051,7

569

1 055

21

27

1 118

15

32X

109,50

5 035,2

514

1 056

12

12

18

993

12

32W

5 035,5

515

1 056

24

30

993

24

32Y

109,55

5 052,0

570

1 056

36

36

42

1 119

30

32Z

5 052,3

571

1 056

21

27

1 119

15

33X

109,60

1 057

12

994

12

33Y

109,65

5 052,6

572

1 057

36

36

42

1 120

30

33Z

5 052,9

573

1 057

21

27

1 120

15

34X

109,70

5 035,8

516

1 058

12

12

18

995

12

34W

5 036,1

517

1 058

24

30

995

24

34Y

109,75

5 053,2

574

1 058

36

36

42

1 121

30

34Z

5 053,5

575

1 058

21

27

1 121

15

35X

109,80

1 059

12

996

12

35Y

109,85

5 053,8

576

1 059

36

36

42

1 122

30

35Z

5 054,1

577

1 059

21

27

1 122

15

36X

109,90

5 036,4

518

1 060

12

12

18

997

12

36W

5 036,7

519

1 060

24

30

997

24

36Y

109,95

5 054,4

578

1 060

36

36

42

1 123

30

36Z

5 054,7

579

1 060

21

27

1 123

15

37X

110,00

1 061

12

998

12

37Y

110,05

5 055,0

580

1 061

36

36

42

1 124

30

37Z

5 055,3

581

1 061

21

27

1 124

15

38X

110,10

5 037,0

520

1 062

12

12

18

999

12

38W

5 037,3

521

1 062

24

30

999

24

38Y

110,15

5 055,6

582

1 062

36

36

42

1 125

30

38Z

5 055,9

583

1 062

21

27

1 125

15

39X

110,20

1 063

12

1 000

12

39Y

110,25

5 056,2

584

1 063

36

36

42

1 126

30

39Z

5 056,5

585

1 063

21

27

1 126

15

40X

110,30

5 037,6

522

1 064

12

12

18

1 001

12

40W

5 037,9

523

1 064

24

30

1 001

24

40Y

110,35

5 056,8

586

1 064

36

36

42

1 127

30

40Z

5 057,1

587

1 064

21

27

1 127

15

41X

110,40

1 065

12

1 002

12

41Y

110,45

5 057,4

588

1 065

36

36

42

1 128

30

41Z

5 057,7

589

1 065

21

27

1 128

15

42X

110,50

5 038,2

524

1 066

12

12

18

1 003

12

42W

5 038,5

525

1 066

24

30

1 003

24

42Y

110,55

5 058,0

590

1 066

36

36

42

1 129

30

42Z

5 058,3

591

1 066

21

27

1 129

15

43X

110,60

1 067

12

1 004

12

43Y

110,65

5 058,6

592

1 067

36

36

42

1 130

30

43Z

5 058,9

593

1 067

21

27

1 130

15

44X

110,70

5 038,8

526

1 068

12

12

18

1 105

12

44W

5 039,1

527

1 068

24

30

1 105

24

44Y

110,75

5 059,2

594

1 068

36

36

42

1 131

30

44Z

5 059,5

595

1 068

21

27

1 131

15

45X

110,80

1 069

12

1 106

12

45Y

110,85

5 059,8

596

1 069

36

36

42

1 132

30

45Z

5 060,1

597

1 069

21

27

1 132

15

46X

110,90

5 039,4

528

1 070

12

12

18

1 107

12

46W

5 039,7

529

1 070

24

30

1 107

24

46Y

110,95

5 060,4

598

1 070

36

36

42

1 133

30

46Z

5 060,7

599

1 070

21

27

1 133

15

47X

111,00

1 071

12

1 108

12

47Y

111,05

5 061,0

600

1 071

36

36

42

1 134

30

47Z

5 061,3

601

1 071

21

27

1 134

15

48X

109,90

5 036,4

518

1 060

12

12

18

997

12

48W

5 036,7

519

1 060

24

30

997

24

48Y

109,95

5 054,4

578

1 060

36

36

42

1 123

30

48Z

5 054,7

579

1 060

21

27

1 123

15

49X

111,20

1 073

12

1 010

12

49Y

111,25

5 062,2

604

1 073

36

36

42

1 136

30

49Z

5 062,5

605

1 073

21

27

1 136

15

50X

111,30

5 040,6

532

1 074

12

12

18

1 011

12

50W

5 040,9

533

1 074

24

30

1 011

24

50Y

111,35

5 062,8

606

1 074

36

36

42

1 137

30

50Z

5 063,1

607

1 074

21

27

1 137

15

51X

111,40

1 075

12

1 012

12

51Y

111,45

5 063,4

608

1 075

36

36

42

1 138

30

51Z

5 063,7

609

1 075

21

27

1 138

15

52X

111,50

5 041,2

534

1 076

12

12

18

1 013

12

52W

5 041,5

535

1 076

24

30

1 013

24

52Y

111,55

5 064,0

610

1 076

36

36

42

1 139

30

52Z

5 064,3

611

1 076

21

27

1 139

15

53X

111,60

1 077

12

1 014

12

53Y

111,65

5 064,6

612

1 077

36

36

42

1 140

30

53Z

5 064,9

613

1 077

21

27

1 140

15

54X

111,70

5 041,8

536

1 078

12

12

18

1 015

12

54W

5 042,1

537

1 078

24

30

1 015

24

54Y

111,75

5 065,2

614

1 078

36

36

42

1 141

30

54Z

5 065,5

615

1 078

21

27

1 141

15

55X

111,80

1 079

12

1 016

12

55Y

111,85

5 065,8

616

1 079

36

36

42

1 142

30

55Z

5 066,1

617

1 079

21

27

1 142

15

56X

111,90

5 042,4

538

1 080

12

12

18

1 017

12

56W

5 042,7

539

1 080

24

30

1 017

24

56Y

111,95

5 066,4

618

1 080

36

36

42

1 143

30

56Z

5 066,7

619

1 080

21

27

1 143

15

57X

112,00

1 081

12

1 018

12

57Y

112,05

1 081

36

1 144

30

58X

112,10

1 082

12

1 019

12

58Y

112,15

1 082

36

1 145

30

59X

112,20

1 083

12

1 120

12

59Y

112,25

1 083

36

1 146

30

**60X

1 084

12

1 021

12

**60Y

1 084

36

1 147

30

**61X

1 085

12

1 022

12

**61Y

1 085

36

1 148

30

**62X

1 086

12

1 023

12

**62Y

1 086

36

1 149

30

**63X

1 087

12

1 024

12

**63Y

1 087

36

1 150

30

**64X

1 088

12

1 151

12

**64Y

1 088

36

1 025

30

**65X

1 089

12

1 152

12

**65Y

1 089

36

1 026

30

**66X

1 090

12

1 153

12

**66Y

1 090

36

1 027

30

**67X

1 091

12

1 154

12

**67Y

1 091

36

1 028

30

**68X

1 092

12

1 155

12

**68Y

1 092

36

1 029

30

**69X

1 093

12

1 156

12

**69Y

1 093

36

1 030

30

70X

112,30

1 094

12

1 157

12

**70Y

112,35

1 094

36

1 031

30

71X

112,40

1 095

12

1 158

12

**71Y

112,45

1 095

36

1 032

30

72X

112,50

1 096

12

1 159

12

**72Y

112,55

1 096

36

1 033

30

73X

112,60

1 097

12

1 160

12

**73Y

112,65

1 097

36

1 034

30

74X

112,70

1 098

12

1 161

12

**74Y

112,75

1 098

36

1 035

30

75X

112,80

1 099

12

1 162

12

**75Y

112,85

1 099

36

1 036

30

76X

112,90

1 100

12

1 163

12

**76Y

112,95

1 100

36

1 037

30

77X

113,00

1 101

12

1 164

12

**77Y

113,05

1 101

36

1 038

30

78X

113,10

1 102

12

1 165

12

**78Y

113,15

1 102

36

1 039

30

79X

113,20

1 103

12

1 166

12

**79Y

113,25

1 103

36

1 040

30

80X

113,30

1 104

12

1 167

12

80Y

113,35

5 067,0

620

1 104

36

36

42

1 041

30

802

5 067,3

621

1 104

21

27

1 041

15

81X

113,40

1 105

12

1 168

12

81Y

113,45

5 067,6

622

1 105

36

36

42

1 042

30

81Z

5 067,9

623

1 105

21

27

1 042

15

82X

113,50

1 106

12

1 169

12

82Y

113,55

5 068,2

624

1 106

36

36

42

1 043

30

82Z

5 068,5

625

1 106

21

27

1 043

15

83X

113,60

1 107

12

1 170

12

83Y

113,65

5 068,8

626

1 107

36

36

42

1 044

30

83Z

5 069,1

627

1 107

21

27

1 044

15

84X

113,70

1 108

12

1 171

12

84Y

113,75

5 069,4

628

1 108

36

36

42

1 045

30

84Z

5 069,7

629

1 108

21

27

1 045

15

85X

113,80

1 109

12

1 172

12

85Y

113,85

5 070,0

630

1 109

36

36

42

1 046

30

85Z

5 070,3

631

1 109

21

27

1 046

15

86X

113,90

1 110

12

1 173

12

86Y

113,95

5 070,6

632

1 110

36

36

42

1 047

30

86Z

5 070,9

633

1 110

 

21

27

1 047

15

87X

114,00

1 111

12

1 174

12

87Y

114,05

5 071,2

634

1 111

36

36

42

1 048

30

87Z

5 071,5

635

1 111

21

27

1 048

15

88X

114,10

1 112

12

1 175

12

88Y

114,15

5 071,8

636

1 112

36

36

42

1 049

30

88Z

5 072,1

637

1 112

21

27

1 049

15

89X

114,20

1 113

12

1 176

12

89Y

114,25

5 072,4

638

1 113

36

36

42

1 050

30

89Z

5 072,7

639

1 113

21

27

1 050

15

90X

114,30

1 114

12

1 177

12

90Y

114,35

5 073,0

640

1 114

36

36

42

1 051

30

90Z

5 073,3

641

1 114

21

27

1 051

15

91X

114,40

1 115

12

1 178

12

91Y

114,45

5 073,6

642

1 115

36

36

42

1 052

30

91Z

5 073,9

643

1 115

21

27

1 052

15

92X

114,50

1 116

12

1 179

12

92Y

114,55

5 074,2

644

1 116

36

36

42

1 053

30

92Z

5 074,5

645

1 116

21

27

1 053

15

93X

114,60

1 117

12

1 180

12

93Y

114,65

5 074,8

646

1 117

36

36

42

1 054

30

93Z

5 075,1

647

1 117

21

27

1 054

15

94X

114,70

1 118

12

1 181

12

94Y

114,75

5 075,4

648

1 118

36

36

42

1 055

30

94Z

5 075,7

649

1 118

21

27

1 055

15

95X

114,80

1 119

12

1 182

12

95Y

114,85

5 076,0

650

1 119

36

36

42

1 056

30

95Z

5 076,3

651

1 119

21

27

1 056

15

96X

114,90

1 120

12

1 183

12

96Y

114,95

5 076,6

652

1 120

36

36

42

1 057

30

96Z

5 076,9

653

1 120

21

27

1 057

15

97X

115,00

 

1 121

12

1 184

12

97Y

115,05

5 077,2

654

1 121

36

36

42

1 058

30

97Z

5 077,5

655

1 121

21

27

1 058

15

98X

115,10

1 122

12

1 185

12

98Y

115,15

5 077,8

656

1 122

36

36

42

1 059

30

98Z

5 078,1

657

1 122

21

27

1 059

15

99X

115,20

1 123

12

1 186

12

99Y

115,25

5 078,4

658

1 123

36

36

42

1 060

30

99Z

5 078,7

659

1 123

21

27

1 060

15

100X

115,30

1 124

12

1 187

12

100Y

115,35

5 079,0

660

1 124

36

36

42

1 061

30

100Z

5 079,3

661

1 124

21

27

1 061

15

101X

115,40

1 125

12

1 188

12

101Y

115,45

5 079,6

662

1 125

36

36

42

1 062

30

101Z

5 079,9

663

1 125

21

27

1 062

15

102X

115,50

1 126

12

1 189

12

102Y

115,55

5 080,2

664

1 126

36

36

42

1 063

30

102Z

5 080,5

665

1 126

21

27

1 063

15

103X

115,60

1 127

12

1 190

12

103Y

115,65

5 080,8

666

1 127

36

36

42

1 064

30

103Z

5 081,1

667

1 127

21

27

1 064

15

104X

115,70

1 128

12

1 191

12

104Y

115,75

5 081,4

668

1 128

36

36

42

1 065

30

104Z

5 081,7

669

1 128

21

27

1 065

15

105X

115,80

1 129

12

1 192

12

105Y

115,85

5 082,0

670

1 129

36

36

42

1 066

30

105Z

5 082,3

671

1 129

21

27

1 066

15

106X

115,90

1 130

12

1 193

12

106Y

114,55

5 082,6

672

1 130

36

36

42

1 067

30

106Z

5 082,9

673

1 130

21

27

1 067

15

107X

116,00

1 131

12

1 194

12

107Y

116,05

5 083,2

674

1 131

36

36

42

1 068

30

107Z

5 083,5

675

1 131

21

27

1 068

15

108X

116,10

1 132

12

1 195

12

108Y

116,15

5 083,8

676

1 132

36

36

42

1 069

30

108Z

5 084,1

677

1 132

21

27

1 069

15

109X

116,20

1 133

12

1 196

12

109Y

116,25

5 084,4

678

1 133

36

36

42

1 070

30

109Z

5 084,7

679

1 133

21

27

1 070

15

110X

116,30

1 134

12

1 197

12

110Y

116,35

5 085,0

680

1 134

36

36

42

1 071

30

110Z

5 085,3

681

1 134

21

27

1 071

15

111X

116,40

1 135

12

1 198

12

111Y

116,45

5 085,6

682

1 135

36

36

42

1 072

30

111Z

5 085,9

683

1 135

21

27

1 072

15

112X

116,50

1 136

12

1 199

12

112Y

116,55

5 086,2

684

1 136

36

36

42

1 073

30

112Z

5 086,5

685

1 136

21

27

1 073

15

113X

116,60

1 137

12

1 200

12

113Y

116,65

5 086,8

686

1 137

36

36

42

1 074

30

113Z

5 087,1

687

1 137

21

27

1 074

15

114X

116,70

1 138

12

1 201

12

114Y

116,75

5 087,4

688

1 138

36

36

42

1 075

30

114Z

5 087,7

689

1 138

21

27

1 075

15

115X

116,80

1 139

12

1 202

12

115Y

116,85

5 088,0

690

1 139

36

36

42

1 076

30

115Z

5 088,3

691

1 139

21

27

1 076

15

116X

116,90

1 140

12

1 203

12

116Y

116,95

5 088,6

692

1 140

36

36

42

1 077

30

116Z

5 088,9

693

1 140

21

27

1 077

15

117X

117,00

1 141

12

1 204

12

117Y

117,05

5 089,2

694

1 141

36

36

42

1 078

30

117Z

5 089,5

– 695

1 141

21

27

1 078

15

118X

117,10

1 142

12

1 205

12

118Y

117,15

5 089,8

696

1 142

36

36

42

1 079

30

118Z

5 090,1

697

1 142

21

27

1 079

15

119X

117,20

1 143

12

1 206

12

119Y

117,25

5 090,4

698

1 143

36

36

42

1 080

30

119Z

5 090,7

699

1 143

21

27

1 080

15

120X

117,30

1 144

12

1 207

12

120Y

117,35

1 144

36

1 081

30

121X

117,40

1 145

12

1 208

12

121Y

117,45

1 145

36

1 082

30

122X

117,50

1 146

12

1 209

12

122Y

117,55

1 146

36

1 083

30

123X

117,60

1 147

12

1 210

12

123Y

117,65

1 147

36

1 084

30

**124X

117,70

1 148

12

1 211

12

**124Y

117,75

1 148

36

1 085

30

**125X

117,80

1 149

12

1 212

12

**125Y

117,85

1 149

36

1 086

30

**126X

117,90

1 150

12

1 213

12

**126Y

117,95

1 150

36

1 087

30

CHÚ DN:

Ý nghĩa các kênh được đánh du:

* Các kênh này được dành riêng cho phân b quốc gia.

** Các kênh này có thể được sử dụng đ phân bổ quốc gia trên cơ sở thứ cấp.

Lý do chính để bảo lưu các kênh này là để bảo vệ hệ thống radar giám sát thứ cp (SSR).

Δ Tần số 108,0 MHz không được lên lịch để gán cho dịch vụ ILS. Kênh hoạt động số 17X của DME được liên kết có thể được chỉ định cho sử dụng khn cấp. Tần số trả lời của kênh số 17X (tức là 978 MHz) cũng được sử dụng cho hoạt động của bộ thu phát truy cập phổ (UAT). Tiêu chuẩn và Khuyến cáo Thực hành cho UAT được tìm thấy trong Phụ ước 10, Tp III, Phần I, Chương 12.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Mã hiệu sân bay

Mã hiệu sân bay (hay mã chuẩn sân bay), gồm 2 thành phần là Mã số và Mã chữ được chọn cho mục đích quy hoạch sân bay phù hợp với những tính năng của tàu bay mà công trình sân bay dự kiến phục vụ.

Thành phần 1 “Mã số” từ 1 đến 4 được xác định căn cứ vào giá trị chiều dài đường cất hạ cánh chuẩn sử dụng cho tàu bay dùng đường cất hạ cánh đó.

Thành phần 2 “Mã chữ” từ A đến F được xác định căn cứ vào chiều dài sải cánh tàu bay và khoảng cách giữa mép ngoài của các bánh ngoài của hai càng chính tàu bay.

Bảng C.1 – Giải thích mã hiệu sân bay

Thành phần 1 “Mã số”

Thành phần 2 “Mã chữ”

Mã số

Chiều dài đường cất hạ cánh chuẩn sử dụng cho tàu bay dùng đường cất hạ cánh đó

(m)

Mã chữ

Sải cánh tàu bay

(m)

Khoảng cách giữa mép ngoài của các bánh ngoài của hai càng chính tàu bay

(m)

1

Nhỏ hơn 800

A

Dưới 15 Dưới 4,5

2

Từ 800 đến dưới 1 200

B

Từ 15 đến dưới 24 Từ 4,5 đến dưới 6

3

Từ 1 200 đến dưới 1 800

C

Từ 24 đến dưới 36 Từ 6 đến dưới 9

4

Bằng và lớn hơn 1 800

D

Từ 36 đến dưới 52 Từ 9 đến dưới 14

 

 

E

Từ 52 đến dưới 65 Từ 9 đến dưới 14

 

 

F

Từ 65 đến dưới 80 Từ 14 đến dưới 16

 

Thư mục Tài liệu tham khảo

– Tài liệu 8071 – ng dẫn về kiểm tra các hệ thống phụ tr dẫn đường vô tuyến, tập  Kiểm tra các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất, phiên bản lần thứ 5, năm 2018 (Doc 8071 – Manual on Testing of Radio Navigation Aids, Volume I – Testing of Ground Based Radio Navigation Systems, Fifth Edition, 2018).

– TCCS 05:2009/CHK. Tiêu chuẩn cơ sở các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất Hàng không, công bố ngày 13/05/2009.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

3.2  Chữ viết tắt

 Yêu cầu chung Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn – VOR (Specification for VHF Omnidirectional radio Range – VOR)

4.1  Tổng quát (General)

4.2  Tần số hoạt động (Radio frequencies)

4.3  Sự phân cực và độ chính xác của giản đồ phát (Polarization and pattern accuracy)

4.4  Tầm phủ sóng (Coverage)

4.5  S điều chế của các tín hiệu dẫn đường (Modulations of navigation signals)

4.6  Tín hiệu nhận dạng và tín hiệu thoại (Voice and identification)

4.7  Giám sát (Monitoring)

4.8  Đặc tính loại bỏ nhiễu của hệ thống máy thu đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (interference immunity performance for VOR receiving systems)

4.9  Cấp nguồn (Power supply)

4.10  Hệ thống ăngten (Antenna)

4.11  Công nghệ thiết bị (Facility technology)

4.12  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

4.13  Kiểm tra mặt đất (Ground testing)

 Yêu cầu chung thiết bị đo cự ly – DME (Specification for Distance Measuring Equipment – DME)

5.1  Tổng quát (General)

5.2  Các đặc đim của hệ thống (System characteristics)

5.3  Các đặc điểm kỹ thuật chi tiết của máy trả lời và hệ thống giám sát kết hợp (Detailed technical characteristics of transponder and associated monitor)

5.4  Các đặc điểm kỹ thuật của máy hỏi (Technical characteristics of Interrogator)

5.5  Cấp nguồn (Power supply)

5.6  Hệ thống ăngten (Antenna)

5.7  Công nghệ thiết bị (Facility technology)

5.8  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

5.9  Kiểm tra mt đất (Ground Testing)

6  Yêu cầu chung hệ thống hạ cánh bằng thiết bị – ILS (Specification for Instrument Landing System – ILS)

6.1  Các yêu cầu cơ bản (Basic requirements)

6.2  Đài chỉ hướng hạ cánh VHF và hệ thống giám sát kết hợp (VHF localizer and associated monitor)

6.3  Đặc tính loại bỏ nhiễu của hệ thống máy thu đài chỉ hướng hạ cánh (interference immunity performance for ILS localizer receiving systems)

6.4  Đài chỉ góc hạ cánh UHF và hệ thống giám sát kết hợp (UHF glidepath equipment and associated monitor)

6.5  Sự ghép cặp tần số hoạt động giữa đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh (localizer and glidepath frequency pairing)

6.6  Các đài chỉ chuẩn VHF (VHF marker beacons)

6.7  Cấp nguồn (Power supply)

6.8  Hệ thống ăngten (Antenna)

6.9  Công nghệ thiết bị (Facility technology)

6.10  Điều kiện môi trưng (Environmental conditions)

6.11  Kiểm tra mặt đất (Ground Testing)

 Yêu cầu chung Đài dẫn đường vô hướng – NDB (Specification for Non Directional radio Beacon – NDB)

7.1  Tầm phủ sóng (Coverage)

7.2  Tần số hoạt động (Radio frequencies)

7.3  Tín hiệu nhận dạng (Identification)

7.4  Các đặc tính của sự phát xạ (Characteristics of emissions)

7.5  Vị trí lắp đặt (Siting)

7.6  Giám sát (Monitoring)

7.7  Các đặc điểm hệ thống của máy thu ADF trên tàu bay (System characteristics of airborne ADF receiving systems)

7.8  Cấp nguồn (Power supply)

7.9  Hệ thống ăngten (Antenna)

7.10  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

7.11  Kiểm tra mặt đất (Ground Testing)

 Yêu cầu chưng Đài chỉ chuẩn VHF đường dài (Specification for En-route VHF marker beacons (75 MHz))

8.1  Tần số hoạt động (Radio frequencies)

8.2  Các đặc điểm của sự phát xạ (Characteristics of emissions)

8.3  Giám sát (Monitoring)

8.4  Cấp nguồn (Power supply)

8.5  Hệ thống ăngten (Antenna)

8.6  Điều kiện môi trường (Environmental conditions)

8.7  Kiểm tra mặt đất (Ground Testing)

Phụ lục A: Các hình vẽ, bảng biểu (quy định)

Phụ lục B: Các tham số (quy định)

Phụ lục C: Mã hiệu sân bay (tham khảo)

Thư mục Tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 14193:2024 VỀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ DẪN ĐƯỜNG VÔ TUYẾN MẶT ĐẤT – YÊU CẦU CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN14193:2024 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản