TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13997:2024 VỀ LỒNG TRÒN HDPE NUÔI CÁ BIỂN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP – YÊU CẦU KỸ THUẬT
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13997:2024
LỒNG TRÒN HDPE NUÔI CÁ BIỂN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP – YÊU CẦU KỸ THUẬT
HDPE round cage for industrial scale marine fish farm – Technical requirements
Lời nói đầu
TCVN 13997:2024 do Viện nghiên cứu Hải sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
LỒNG TRÒN HDPE NUÔI CÁ BIỂN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP – YÊU CẦU KỸ THUẬT
HDPE round cage for industrial scale marine fish farm – Technical requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật của lồng tròn HDPE dùng để nuôi cá biển quy mô công nghiệp ở vùng biển có độ sâu từ 20 m trở lên, có lưu tốc dòng chảy lớn hơn 0,3 m/s.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6809:2001, Quy phạm phân cấp và chế tạo phao neo.
3 Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1.1
Chiều cao lưới lồng (The height of cage nets)
Khoảng cách thẳng đứng được tính từ mặt trên của tay vịn xuống đến đáy lưới.
3.1.2
Dây giềng (Net rope)
Là loại dây Polypropylen (PP) được chế tạo từ nguyên liệu tổng hợp giúp định hình lưới cũng như giúp chịu lực của lưới trong quá trình nuôi thủy sản. Có 02 loại dây giềng, giềng lưới và giềng lực.
3.1.3
Kích thước mắt lưới (Mesh size)
Khoảng cách giữa tâm của hai nút thắt đối diện của cùng một mắt lưới khi mắt lưới được kéo căng hoàn toàn.
3.1.4
Khung lồng (Cage frame)
Là hệ thống ống nhựa HDPE gồm 02 vành (trong và ngoài) ờ phía dưới được liên kết bởi hệ thống đai (cùm) có tác dụng làm nổi khung lồng trên bề mặt nước; vành tay vịn ở phía trên có chu vi bằng vành trong phía dưới, được liên kết với 02 vành dưới bằng hệ thống trụ tay vịn (giá đỡ khung lồng).
3.1.5
Lưới lồng (Cage nets)
Là hệ thống các bộ phận lưới sử dụng để chứa và bảo vệ đối tượng nuôi trong một vùng nước nhất định, bao gồm lưới nuôi, lưới chắn và lưới bảo vệ. Có 02 loại lưới bảo vệ gồm: lưới che (chim) và lưới bảo vệ ngoài (cá dữ).
3.1.6
Vật nặng (Sinker)
Là bê tông hoặc thiết bị có tỉ trọng cao khác được gắn vào dây giềng ở đáy lồng để làm căng túi lưới trong nước.
3.2 Thuật ngữ và chữ viết tắt
Thuật ngữ và chữ viết tắt |
Diễn giải thuật ngữ |
HDPE |
High Density Polyethylene – Là một loại nhựa thu được từ việc polymer hóa khí ethylen. Đây là loại vật liệu có độ bền cao, thường được sử dụng làm khung lồng nuôi thủy sản. |
m |
Mét |
mm |
Milimét |
PA |
Polyamid: một dạng vật liệu chế tạo chỉ lưới và dây giềng |
PE |
Polyethylen: một dạng vật liệu chế tạo chỉ lưới và dây giềng |
PN |
Nominal Pressure – áp suất danh nghĩa tương đương với áp suất làm việc liên tục, tính bằng bar, được lấy dựa trên hệ số thiết kế tối thiểu, mà vẫn có thể chịu được nước ở nhiệt độ 20 °C. |
PP |
Polypropylen: một dạng vật liệu chế tạo dây giềng |
PVC |
Polyvinyl clorua: một dạng vật liệu chế tạo phao |
kg |
Kilôgam |
kgf |
Kilôgam lực |
SDR |
Standard Dimension Ratio – Tỷ số kích thước chuẩn là tỷ số của đường kính ngoài danh nghĩa với chiều dày thành ống danh nghĩa của ống |
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Cấu tạo tổng thể của hệ thống lồng tròn HDPE
Cấu tạo của hệ thống lồng tròn HDPE được thể hiện dưới Hình 1.
CHÚ DẪN:
1 Vành lồng trong | 4 Đai (cùm) ống | 7 Lưới chắn | 10 Vật nặng | 13 Phao giữ cân bằng dây neo |
2 Vành lồng ngoài | 5 Trụ tay vịn | 8 Lưới bảo vệ | 11 Neo | |
3 Vành tay vịn | 6 Lưới nuôi | 9 Dây giềng | 12 Dây neo |
Hình 1 – Cấu tạo tổng thể của hệ thống lồng tròn HDPE
4.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với khung lồng
Khung lồng tròn HDPE sử dụng vật liệu loại PN10 trở lên tùy vào từng vị trí cụ thể của khung lồng, chi tiết tại Bảng 1.
Bảng 1 – Thông số cơ bản của khung lồng tròn HDPE
Tên gọi |
Thông số cơ bản |
||
Đường kính lồng từ 10 m đến 20 m |
Đường kính lồng từ 21 m đến 30 m |
Đường kính lồng từ 31 m đến 40 m |
|
1. Vành lồng trong, PN16 | |||
– Đường kính ống, m. |
Từ 225,0 x 10-3 đến 250,0 x 10-3 |
Từ 250,0 x 10-3 đến 280,0 x 10-3 |
Từ 280,0 x 10-3 đến 315,0 x 10-3 |
– Chu vi, m |
Từ 31,4 đến 62,8 |
Từ 65,9 đến 94,2 |
Từ 97,3 đến 125,6 |
– Độ dày ống, m |
Từ 23,8 x 10-3 đến 29,6 x 10-3 |
Từ 29,6 x 10-3 đến 37,1 x 10-3 |
Từ 37,1 x 10-3 đến 47,0 x 10-3 |
– Số lượng, cái |
1 |
1 |
1 |
2. Vành lồng ngoài, PN16 | |||
– Đường kính ống, m |
Từ 225,0 x 10-3 đến 250,0 x 10-3 |
Từ 250,0 x 10-3 đến 280,0 x 10-3 |
Từ 280,0 x 10-3 đến 315,0 x 10-3 |
– Chu vi, m |
Từ 33,3 đến 66,9 |
Từ 70,0 đến 100,2 |
Từ 103,3 đến 133,5 |
– Độ dày ống, m |
Từ 23,8 x 10-3 đến 29,6 x 10-3 |
Từ 29,6 x 10-3 đến 37,1 x 10–3 |
Từ 37,1 x 10-3 đến 47,0 x 10-3 |
– Số lượng, cái |
1 |
1 |
1 |
3. Vành tay vịn, PN10 | |||
– Đường kính ống, m |
Từ 110,0 x 10-3 đến 125,0 x 10-3 |
Từ 110,0 x 10–3 đến 125,0 x 10-3 |
Từ 110,0 x 10–3 đến 125,0 x 10-3 |
– Chu vi, m |
Từ 31,4 đến 62,8 |
Từ 65,9 đến 94,2 |
Từ 97,3 đến 125,6 |
– Độ dày ống, m |
Từ 6,6 x 10-3 đến 7,4 x 10-3 |
Từ 6,6 x 10–3 đến 7,4 x 10–3 |
Từ 6,6 x 10–3 đến 7,4 x 10-3 |
– Số lượng, cái |
1 |
1 |
1 |
4. Đai (cùm) ống, PN10 | |||
– Đường kính lắp ống nối chính, m |
Từ 225,0 x 10-3 đến 250,0 x 10-3 |
Từ 250,0 x 10-3 đến 280,0 x 10-3 |
Từ 280,0 x 10-3 đến 315,0 x 10-3 |
– Đường kính lắp vành tay vịn, m |
Từ 110,0 x 10–3 đến 125,0 x 10-3 |
Từ 110,0 x 10–3 đến 125,0 x 10-3 |
Từ 110,0 x 10-3 đến 125,0 x 10-3 |
– Khoảng cách giữa hai đai (cùm), m |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
– Số lượng, cái |
Từ 15 đến 31 |
Từ 33 đến 47 |
Từ 49 đến 63 |
– Trọng lượng, kg/cái |
Từ 11,9 đến 14,8 |
Từ 14,8 đến 17,5 |
Từ 17,5 đến 28,1 |
5. Trụ tay vịn, PN10 | |||
– Chiều dài, m |
Từ 0,8 đến 0,9 |
Từ 0,8 đến 0,9 |
Từ 0,8 đến 0,9 |
– Đường kính ống, m |
Từ 110,0 x 10-3 đến 125,0 x 10-3 |
Từ 110,0 x 10-3 đến 125,0 x 10-3 |
Từ 110,0 x 10-3 đến 125,0 x 10-3 |
– Độ dày ống, m |
Từ 6,6 x 10-3 đến 7,4 x 10-3 |
Từ 6,6 x 10-3 đến 7,4 x 10-3 |
Từ 6,6 x 10-3 đến 7,4 x 10-3 |
CHÚ THÍCH:
1) Vành lồng trong dùng để treo lưới nuôi cá; 2) Đai (cùm) ống, trụ tay vịn và vành tay vịn có độ dày nhỏ hơn vành lồng. |
4.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với lưới lồng
Sử dụng mắt lưới hình vuông có vật liệu là PE hoặc HDPE hoặc các loại vật liệu phù hợp khác cho lưới lồng, nuôi cá biển quy mô công nghiệp, chi tiết tại Bảng 2.
Bảng 2 – Thông số cơ bản của lưới lồng
Nội dung |
Kích thước mắt lưới, m |
Độ thô chỉ lưới, m |
Chiều cao lưới, m |
Thể tích, m3 |
Chiều dài lưới, m |
1. Lưới lồng | |||||
– Đường kính lồng từ 10 m đến 20 m |
Từ 20,0 x 10-3 đến 50,0 x 10-3 |
Từ 1,5 x 10-3 đến 3,0 x 10-3 |
Từ 7,0 đến 12,0 |
Từ 1 099 đến 7 536 |
Từ 31,4 đến 62,8 |
– Đường kính lồng từ 21 m đến 30 m |
Từ 4 847 đến 16 956 |
Từ 65,9 đến 94,2 |
|||
– Đường kính lồng từ 31 m đến 40 m |
Từ 10 561 đến 30 144 |
Từ 97,3 đến 125,6 |
|||
2. Lưới chắn | |||||
– Đường kính lồng từ 10 m đến 20 m |
Từ 20,0 x 10–3 đến 50,0 x 10-3 |
Từ 1,0 x 10-3 đến 2,0 x 10-3 |
Từ 0,8 x 10-3 đến 0,9 x 10-3 |
|
Từ 31,4 đến 62,8 |
– Đường kính lồng từ 21 m đến 30 m |
Từ 65,9 đến 94,2 |
||||
– Đường kính lồng từ 31 m đến 40 m |
Từ 97,3 đến 125,6 |
||||
3. Lưới che | |||||
– Đường kính lồng từ 10 m đến 20 m |
Từ 40,0 x 10-3 đến 60,0 x 10-3 |
Từ 1,0 x 10-3 đến 2,0 x 10-3 |
|
|
Từ 31,4 đến 62,8 |
– Đường kính lồng từ 21 m đến 30 m |
Từ 65,9 đến 94,2 |
||||
– Đường kính lồng từ 31 m đến 40 m |
Từ 97,3 đến 125,6 |
||||
4. Lưới bảo vệ ngoài | |||||
– Đường kính lồng từ 10 m đến 20 m |
Từ 40,0 x 10-3 đến 60,0 x 10-3 |
Từ 1,0 x 10-3 đến 2,0 x 10-3 |
Từ 7,0 đến 12,0 |
|
Từ 33,3 đến 66,9 |
– Đường kính lồng từ 21 m đến 30 m |
Từ 70,0 đến 100,2 |
||||
– Đường kính lồng từ 31 m đến 40 m |
Từ 103,3 đến 133,5 |
||||
CHÚ THÍCH:
1) Lưới che dùng để hạn chế chim bắt cá nuôi, được căng trên thành của vành tay vịn; 2) Lưới bảo vệ ngoài sử dụng để hạn chế cá dữ (cá nhồng, cá mập) bắt cá nuôi, được căng tại vành lòng ngoài. |
4.4 Yêu cầu kỹ thuật đối với dây giềng
Sử dụng vật liệu PP hoặc các loại vật liệu phù hợp khác có lực đứt từ 1 519,9 kgf đến 6 189,8 kgf cho lồng nuôi có đường kính từ 10 m đến 40 m, chi tiết tại bảng 3.
Bảng 3 – Thông số cơ bản của dây giềng
Đường kính lồng, m |
Đường kính dây, mm |
Số lượng dây, cái |
Lực đứt, kgf |
Từ 10 đến 20 |
Từ 12 đến 16 |
Từ 16 đến 32 |
Từ 1 519,9 đến 3 058,2 |
Từ 21 đến 30 |
Từ 16 đến 20 |
Từ 32 đến 48 |
Từ 3 211,1 đến 4 614,8 |
Từ 31 đến 40 |
Từ 20 đến 22 |
Từ 48 đến 64 |
Từ 4 768,6 đến 6 189,8 |
4.5 Yêu cầu kỹ thuật đối với vật nặng
Sử dụng vật nặng là bê tông hoặc các loại vật liệu phù hợp khác có trọng lực trong nước từ 20,2 kgf đến 36,4 kgf cho lồng có đường kính từ 10 m đến 40 m, chi tiết tại bảng 4.
Bảng 4 – Thông số cơ bản của vật nặng
Đường kính lồng, m |
Số lượng, cái |
Trọng lực, kgf/cái |
Từ 10 đến 20 |
Từ 16 đến 32 |
Từ 20,2 đến 34,7 |
Từ 21 đến 30 |
Từ 32 đến 48 |
Từ 20,2 đến 36,4 |
Từ 31 đến 40 |
Từ 48 đến 64 |
4.6 Yêu cầu kỹ thuật đối với Neo
Sử dụng neo mỏ cày hoặc các dạng neo phù hợp khác có trọng lực trong nước từ 961,7 kgf đến 5 217,1 kgf cho lồng có đường kính từ 10 m đến 40 m, chi tiết tại bảng 5.
Bảng 5 – Thông số cơ bản của neo
Đường kính lồng, m |
Độ sâu vùng nuôi, m |
Số lượng neo trang bị, cái/lồng |
Trọng lực, kgf/cái |
Từ 10 đến 20 |
Từ 20,0 đến 60,0 |
4 |
Từ 961,7 đến 2 608,5 |
Từ 21 đến 30 |
Từ 2 019,5 đến 3 912,8 |
||
Từ 31 đến 40 |
Từ 2 981,2 đến 5 217,1 |
||
CHÚ THÍCH:
1) Neo mỏ cày sử dụng tốt tại nền đáy dạng bùn dày, đất sét và cát; 2) Neo bêtông sử dụng tốt tại nền đáy dạng rạn đá, sỏi và san hô; 3) Neo cọc sử dụng tốt tại nền đáy dạng bùn cát và dòng chảy lớn. |
4.7 Yêu cầu kỹ thuật đối với dây neo
Sử dụng vật liệu PP hoặc các loại vật liệu phù hợp khác có lực đứt từ 3 834,5 kgf đến 15 338,2 kgf, cho lồng nuôi có đường kính từ 10 m đến 40 m, chi tiết tại bảng 6.
Bảng 6 – Thông số cơ bản của dây neo
Đường kính lồng, m |
Đường kính dây, mm |
Lực đứt, kgf |
Từ 10 đến 20 |
Từ 18 đến 24 |
Từ 3 834,5 đến 7 669,1 |
Từ 21 đến 30 |
Từ 26 đến 32 |
Từ 8 052,5 đến 11 503,6 |
Từ 31 đến 40 |
Từ 32 đến 36 |
Từ 11 887,1 đến 15 338,2 |
4.8 Yêu cầu kỹ thuật đối với phao giữ cân bằng dây neo
Sử dụng vật liệu PVC hoặc các loại vật liệu phù hợp khác để làm phao nổi cho lồng nuôi cá biển công nghiệp, lực nổi từ 2 856 kgf trở lên.
4.9 Yêu cầu kỹ thuật đối với phụ tùng khác
Xích nối và maní dùng để truyền tải trọng buộc được thiết kế theo quy định tại mục 8.6.4 của TCVN 6809:2001
Phụ lục
(Tham khảo)
Yêu cầu về kỹ thuật hàn ống HDPE
Hàn ống HDPE có thể tham khảo theo bảng sau.
Bảng A.1 – Thông số kỹ thuật hàn ống HDPE
Loại ống (mm) |
Nhiệt độ |
P1 |
P2 |
t1 |
t2 |
t3 |
t4 |
t5 |
W |
110 x 6,6 |
220 |
0,20 |
0,10 |
6 |
100 |
5 |
6 |
550 |
6,3 đến 9,9 |
110 x 8,1 |
220 |
0,20 |
0,10 |
6 |
120 |
6 |
7 |
680 |
7,0 đến 10,1 |
125 x 6,0 |
220 |
0,20 |
0,10 |
6 |
90 |
6 |
6 |
500 |
6,0 đến 9, 5 |
125 x 7,4 |
220 |
0,20 |
0,10 |
6 |
110 |
6 |
6 |
620 |
6,7 đến 10,5 |
225 x 20,5 |
220 |
1,00 |
0,30 |
10 |
205 |
10 |
11 |
1 400 |
13,2 đến 20,4 |
250 x 18,4 |
220 |
1,00 |
0,30 |
9 |
180 |
8 |
9 |
1 300 |
12,2 đến 18,8 |
280 x 20,6 |
220 |
1,30 |
0,30 |
10 |
210 |
8 |
10 |
1 500 |
13,3 đến 20,4 |
280 x 25,4 |
220 |
1,60 |
0,40 |
11 |
254 |
11 |
13 |
1 800 |
15,7 đến 24,0 |
315 x 23,2 |
220 |
1,60 |
0,40 |
11 |
236 |
10 |
12 |
1 700 |
14,6 đến 22,4 |
315 x 28,6 |
220 |
2,00 |
0,40 |
12 |
286 |
12 |
15 |
2 100 |
17,3 đến 26,4 |
CHÚ THÍCH 1:
1) Nhiệt độ là nhiệt độ gia nhiệt đĩa nhiệt cần đạt tới, tính bằng độ C (°C); 2) P1 và P2 là áp suất cần điều chỉnh van sả áp trong quá trình hàn và áp suất cần sả cho quá trình gia nhiệt, tính bằng Mega Pascal (Mpa); 3) t1 và t2 là thời gian gia nhiệt có áp suất và thời gian gia nhiệt tăng cường, tính bằng giây (s); 4) t3 và t4 là thời gian di chuyển đĩa nhiệt ra khỏi 2 đầu ống và thời gian hàn có áp suất (tính từ khi 2 ống được gia nhiệt và áp vào nhau, tính bằng giây (s); 5) t5 là thời gian chờ cho mối hàn nguội, tính bằng giây (s). |
Độ lệch tối đa cho phép của ống HDPE sau khi hàn xong có thể tham khảo theo bảng A.2
Bảng A.2 – Sự chênh lệch của độ gờ bề mặt đầu ống cho phép
Đường kính ống (mm) |
Độ lệch tối đa cho phép (mm) |
Nhỏ hơn 355 |
0,5 |
Từ 400 đến nhỏ hơn 630 |
1,0 |
Từ 630 đến nhỏ hơn 800 |
1.3 |
Từ 800 đến nhỏ hơn 1 000 |
1,5 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. Như Văn Cẩn 2010, Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị đồng bộ và quy trình vận hành trang trại nuôi cá lồng vùng biển mở, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
[2]. Nguyễn Long 2010, Nghiên cứu nguồn lợi, công nghệ khai thác cá ngừ đại dương (Thunnus albacares; Thunnus obesus) phục vụ nuôi thương phẩm, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện nghiên cứu Hải sản.
[3]. Nguyễn Trọng Thảo 2009, Vật liệu và Công nghệ chế tạo ngư cụ, Trường đại học Thủy sản Nha Trang.
[4]. NS 9415.E:2009, Marine fish farms – Requirements for site survey risk analyses design dimensioning production installation and operation.
[5]. FAO 2015, Aquaculture operations in floating HDPE cages: a field handbook.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13997:2024 VỀ LỒNG TRÒN HDPE NUÔI CÁ BIỂN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN13997:2024 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |