QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 78:2023/BTNMT VỀ QUY TRÌNH THIẾT LẬP BỘ DỮ LIỆU LỚP PHỦ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH SỬ DỤNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM QUANG HỌC
QCVN 78:2023/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH THIẾT LẬP BỘ DỮ LIỆU LỚP PHỦ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH SỬ DỤNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM QUANG HỌC
National technical regulation about the establishment process of landcover dataset for greenhouse gas emission calculation using optical remote sensing data
Lời nói đầu
QCVN 78:2023/BTNMT do Cục Viễn thám quốc gia biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số: /2023/TT-BTNMT ngày tháng năm 2023.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH THIẾT LẬP BỘ DỮ LIỆU LỚP PHỦ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH SỬ DỤNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM QUANG HỌC
National technical regulation about the establishment process of landcover dataset for greenhouse gas emission calculation using optical remote sensing data
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết lập và áp dụng bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học.
3. Tài liệu viện dẫn
QCVN 42:2020/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
TCVN 12687: 2019 Cơ sở dữ liệu địa lý – Xây dựng siêu dữ liệu.
Chú thích: Trong trường hợp tài liệu viện dẫn có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
4. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1 Phát thải khí nhà kính là phát thải khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
4.2 Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát được khi chiết tách thông qua dữ liệu viễn thám quang học.
4.3 Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học (gọi tắt là Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất) là tập hợp các thông tin, dữ liệu của các đối tượng lớp phủ mặt đất được chiết tách từ dữ liệu viễn thám quang học, làm đầu vào phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính.
4.4 Dữ liệu hiện trạng là dữ liệu chuyên đề được chiết tách từ dữ liệu viễn thám quang học tại một thời điểm nhất định.
4.5 Dữ liệu biến động là dữ liệu chuyên đề được thiết lập từ dữ liệu hiện trạng của một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn khác nhau.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
5. Cơ sở toán học
Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000 (sau đây được gọi là Hệ VN-2000) theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), cụ thể:
– Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM (Universal Transverse Mecator), Ellipsoid WGS84;
– Múi chiếu 6º, hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996.
6. Chuẩn mô hình cơ sở dữ liệu
Chuẩn về mô hình Cơ sở dữ liệu theo quy định tại Thông tư 26/2014/TT- BTNMT ngày 28/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy trình và Định mức kinh tế – kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.
Chuẩn về mô hình khái niệm dữ liệu không gian, thời gian và phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý theo QCVN 42: 2020/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Danh mục dữ liệu và đối tượng lớp phủ mặt đất
7.1 Danh mục dữ liệu thuộc bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất, bao gồm: vùng kinh tế xã hội; dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất 02 (hai) thời điểm; dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất; ma trận chuyển đổi giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất.
7.2 Đối tượng lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính được quy định trong Bảng đối tượng lớp phủ mặt đất dưới đây:
STT |
Đối tượng lớp phủ mặt đất |
1 |
Lớp phủ mặt đất là rừng |
2 |
Lớp phủ mặt đất là cây trồng |
3 |
Lớp phủ mặt đất là cỏ, cây bụi |
4 |
Lớp phủ mặt đất là vùng đất ngập nước |
5 |
Lớp phủ mặt đất là dân cư và cơ sở hạ tầng |
6 |
Lớp phủ mặt đất khác |
8. Khoảng thời gian thiết lập dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất
Dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất được thiết lập từ dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất tại hai thời điểm cách nhau 10 năm (thời điểm thứ hai là thời điểm cần thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất).
9. Quy mô thể hiện bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học
9.1 Quy mô quốc gia
Quy mô quốc gia được thực hiện trên toàn bộ phần đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam với mức độ chi tiết và độ chính xác thể hiện đối tượng trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính tương ứng với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:250.000.
9.2 Quy mô vùng
Phân vùng kinh tế – xã hội áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội, mức độ chi tiết và độ chính xác thể hiện đối tượng trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính tương ứng với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:100.000, bao gồm 06 vùng quy định tại mục B.2.1. Vùng Kinh tế – xã hội Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
10. Dữ liệu viễn thám quang học
10.1 Thời gian thu nhận dữ liệu
Dữ liệu viễn thám quang học phải được thu nhận trong vòng 01 năm tính từ thời điểm cần thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất.
10.2 Yêu cầu về dữ liệu
10.2.1 Đối với quy mô quốc gia: sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có độ phân giải không gian không quá 30 m.
10.2.2 Đối với quy mô vùng: sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có độ phân giải không gian không quá 15 m.
10.2.3 Dữ liệu viễn thám quang học cần đảm bảo ở mức 2A theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BTNMT ngày 25/3/2015 quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng (là dữ liệu viễn thám đã được đưa về hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000, hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế, sử dụng mô hình vật lý, các thông tin quỹ đạo của vệ tinh).
10.3 Yêu cầu về chất lượng dữ liệu
10.3.1 Độ tương phản được xác định bằng phương pháp đo đạc tỉ lệ tương phản hiển thị của Liên minh viễn thông quốc tế, tỉ lệ tương phản là “Đạt” khi lớn hơn hoặc bằng 3:1.
10.3.2 Độ sắc nét cần xác định lượng chi tiết mà hệ thống hình ảnh có thể tái tạo, được đo bằng “khoảng cách tăng” (khoảng mờ hoặc khoảng lóe) của một cạnh trong hình ảnh, độ sắc nét là “Đạt” khi khoảng cách đảm bảo nhỏ hơn kích thước 3 điểm ảnh.
10.3.3 Giá trị độ xám của điểm ảnh phải phù hợp với đường cong phản xạ phổ của đối tượng.
10.3.4 Hình ảnh địa vật biến dạng so với thực tế phải đảm bảo xác định được đúng đỉnh của các đa giác điều vẽ địa vật.
10.3.5 Mức độ chi tiết của dữ liệu nằm trong thang đánh giá khả năng giải đoán dữ liệu viễn thám (NIIRS) với độ phân giải và tỉ lệ tương ứng.
11. Xử lý dữ liệu viễn thám quang học
11.1 Chuyển đổi giá trị phản xạ
Dữ liệu viễn thám quang học thu nhận được chuyển đổi sang giá trị phản xạ ở đỉnh khí quyển TOA (Top of atmosphere) và chia theo tỷ lệ nhất quán trên toàn bộ khối, phổ phản xạ trong phạm vi giá trị từ 0 đến 1 và được ghi lại dưới dạng giá trị số nguyên 16 bit.
11.2 Chuẩn hóa phản xạ mặt đất
Chuẩn hóa phản xạ mặt đất phải đảm bảo sự tương đồng về phổ của các đối tượng lớp phủ mặt đất theo các nhóm chỉ số: (1) các chỉ số là dữ liệu phản xạ các kênh phổ; (2) các chỉ số thực vật, đất, nước; (3) các chỉ số thống kê: min, max, trung bình, trung vị; (4) các chỉ số chu kỳ: biên độ, pha; (5) tổ hợp của các chỉ số trên.
11.3 Tổ hợp dữ liệu viễn thám quang học
11.3.1 Dữ liệu sau khi chuẩn hóa phản xạ mặt đất được sử dụng để tổ hợp (composites) cho việc hiển thị dữ liệu, lựa chọn mẫu, lấy mẫu để xây dựng bộ mẫu khóa giải đoán phục vụ quá trình phân loại và giải đoán dữ liệu viễn thám quang học.
11.3.2 Dữ liệu viễn thám quang học sau khi tổ hợp (ghép khối dữ liệu) phải đảm bảo độ che phủ mây dưới 10%.
11.3.3 Chất lượng dữ liệu sau khi tổ hợp phải đảm bảo độ sáng tổng quan của dữ liệu trung bình hoặc hơi sáng; biểu đồ histogram phân bố tập trung ở khoảng 25% đến 55% của thang độ xám; tỷ lệ tương phản lớn hơn hoặc bằng 3:1.
12. Giải đoán dữ liệu viễn thám quang học
12.1 Xây dựng bộ mẫu khóa giải đoán
12.1.1 Mỗi mẫu khóa giải đoán là một đối tượng trên dữ liệu viễn thám quang học tương ứng với một mẫu đối tượng tại thực địa có cùng tọa độ. Việc chọn mẫu tuân thủ theo tiêu chí về những vùng có đặc tính phổ đồng nhất và đặc trưng cho đối tượng cần phân loại. Sau khi tiến hành chọn mẫu cho tất cả các đối tượng lớp phủ mặt đất, các mẫu khóa giải đoán được xây dựng thành bộ khóa giải đoán phục vụ quá trình phân loại.
12.1.2 Số lượng mẫu được lựa chọn phục vụ phân loại phải đảm bảo tối thiểu một mẫu trên một ô lưới với kích thước cạnh 10 km (đối với quy mô quốc gia) và 5 km (đối với quy mô cấp vùng). Trong đó, 70% mẫu phục vụ phân loại, 30% mẫu phục vụ kiểm chứng đánh giá độ tin cậy.
12.2 Phân loại dữ liệu viễn thám quang học
Quá trình giải đoán dữ liệu viễn thám quang học sử dụng phần mềm chuyên dụng và bộ mẫu khóa giải đoán. Kết quả thu được sau phân loại được xuất dưới dạng raster phục vụ thành lập thông tin hiện trạng lớp phủ mặt đất. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả phân loại cần đánh giá dựa trên chỉ số Kappa (K) được thống kê, kiểm tra và đánh giá sự phù hợp giữa những nguồn dữ liệu khác nhau hoặc áp dụng các thuật toán khác nhau. Độ tin cậy kết quả phân loại đảm bảo khi hệ số K ≥ 0,7.
Cách xác định chỉ số Kappa được thể hiện như sau:
Trong đó:
T – Độ chính xác toàn cục cho bởi ma trận sai số
E – Đại lượng thể hiện sự mong muốn (kỳ vọng) phân loại chính xác có thể dự đoán trước, nghĩa là E góp phần ước tính khả năng phân loại chính xác trong quá trình phân loại thực sự.
13. Xây dựng bộ dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất
Kết quả giải đoán các đối tượng lớp phủ mặt đất từ dữ liệu viễn thám quang học đạt yêu cầu được xây dựng thành bộ dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất.
14. Xây dựng bộ dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất
Bộ dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất được thực hiện bằng phương pháp chồng xếp hai bộ dữ liệu hiện trạng các đối tượng lớp phủ mặt đất tại 02 (hai) thời điểm. Mã chuyển đổi giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
15. Xây dựng bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính
15.1 Để thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất thì dữ liệu phải được chuẩn hóa và trình bày theo các đối tượng lớp phủ mặt đất được phân biệt bằng mã lớp phủ và màu sắc tương ứng.
15.2 Mô hình và nội dung bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất
– Dữ liệu được lưu trữ ở định dạng GDB và được tổ chức như sau:
+ Lớp dữ liệu vùng kinh tế – xã hội;
+ Lớp dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất tại các thời điểm;
+ Lớp dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất giữa 02 (hai) thời điểm;
+ Ma trận chuyển đổi giữa các loại lớp phủ mặt đất.
– Quy định kỹ thuật chi tiết mô hình và nội dung bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
15.3 Chuẩn hóa dữ liệu
– Dữ liệu được thiết lập, cập nhật và lưu trữ theo mô hình và nội dung cơ sở dữ liệu;
– Dữ liệu sau chuẩn hóa nhất quán ở Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, không gian và thuộc tính;
– Font chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001;
– Dữ liệu ở định dạng cơ sở dữ liệu thống nhất (Geodatabase);
– Dữ liệu đã được phân lớp;
– Thể hiện được quan hệ không gian trong cùng một lớp dữ liệu và giữa các lớp dữ liệu.
15.4 Trình bày bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất
Dữ liệu trình bày trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất theo các đối tượng dạng raster, được phân biệt bằng mã lớp phủ và màu sắc tương ứng, đáp ứng các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu không gian (topology), chi tiết quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
16. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Chứng nhận hợp quy sản phẩm theo Phương thức 1 “Thử nghiệm mẫu điển hình” quy định tại Phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
17. Quy định về công bố hợp quy
Sản phẩm bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học phải được công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Kết quả đo kiểm/thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy phải thực hiện tại tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
18. Trách nhiệm công bố hợp quy
18.1 Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có trách nhiệm công bố hợp quy đối với sản phẩm phù hợp với quy định nêu tại Điều 16 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
18.2 Việc công bố hợp quy thực hiện theo các văn bản sau: Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
18.2.1 Thành phần hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
18.2.2 Đơn vị tiếp nhận bảng công bố hợp quy là Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
19. Phương pháp thử
19.1 Đối với kết quả phân loại dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng phương pháp định lượng sản phẩm theo quy định tại Điểm 4.3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
19.2 Kiểm tra Chuẩn mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học theo QCVN 42:2020/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
20. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
21. Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
22. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./
Phụ lục A
(Quy định)
Mã chuyển đổi giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất (LPMĐ)
STT |
Loại đối tượng LPMĐ |
Đối tượng chuyển đổi LPMĐ |
Viết tắt |
Mã chuyển đổi |
1 |
LPMĐ là rừng F |
LPMĐ là rừng nguyên trạng |
11 |
FF |
2 |
LPMĐ là rừng chuyển thành cây trồng |
12 |
FC |
|
3 |
LPMĐ là rừng chuyển thành cỏ, cây bụi |
13 |
FG |
|
4 |
LPMĐ là rừng chuyển thành vùng đất ngập nước |
14 |
FW |
|
5 |
LPMĐ là rừng chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
15 |
FS |
|
6 |
LPMĐ là rừng chuyển thành LPMĐ khác |
16 |
FO |
|
7 |
LPMĐ là cây trồng C |
LPMĐ là cây trồng nguyên trạng |
22 |
CC |
8 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành rừng |
21 |
CF |
|
9 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành cỏ, cây bụi |
23 |
CG |
|
10 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành vùng đất ngập nước |
24 |
CW |
|
11 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
25 |
CS |
|
12 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành LPMĐ khác |
26 |
CO |
|
13 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi G |
LPMĐ là cỏ, cây bụi nguyên trạng |
33 |
GG |
14 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành rừng |
31 |
GF |
|
15 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành cây trồng |
32 |
GC |
|
16 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành vùng đất ngập nước |
34 |
GW |
|
17 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
35 |
GS |
|
18 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành LPMĐ khác |
36 |
GO |
|
19 |
LPMĐ là vùng đất ngập nước W |
LPMĐ là vùng đất ngập nước nguyên trạng |
44 |
WW |
20 |
LPMĐ là vùng ngập nước chuyển thành rừng |
41 |
WF |
|
21 |
LPMĐ là vùng ngập nước chuyển thành cây trồng |
42 |
WC |
|
22 |
LPMĐ là vùng ngập nước chuyển thành cỏ, cây bụi |
43 |
WG |
|
23 |
LPMĐ là vùng đất ngập nước chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
45 |
WS |
|
24 |
LPMĐ là vùng đất ngập nước chuyển thành LPMĐ khác |
46 |
WO |
|
25 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng S |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng nguyên trạng |
55 |
SS |
26 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành Đất rừng |
51 |
SF |
|
27 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành Đất cây trồng |
52 |
SC |
|
28 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành Đất cỏ, cây bụi |
53 |
SG |
|
29 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành Đất ngập nước |
54 |
SW |
|
30 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành LPMĐ khác |
56 |
SO |
|
31 |
LPMĐ khác (6) O |
LPMĐ khác nguyên trạng |
66 |
OO |
32 |
LPMĐ khác chuyển thành rừng |
61 |
OF |
|
33 |
LPMĐ khác chuyển thành cây trồng |
62 |
OC |
|
34 |
LPMĐ khác chuyển thành cỏ, cây bụi |
63 |
OG |
|
35 |
LPMĐ khác chuyển thành vùng đất ngập nước |
64 |
OW |
|
36 |
LPMĐ khác chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
65 |
OS |
Phụ lục B
(Quy định)
Mô hình cấu trúc và nội dung bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất
B.1. Mô hình cấu trúc bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất
B.2. Nội dung bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất
Tên lớp |
Phạm vi áp dụng |
vungKinhTeXaHoi (Vùng kinh tế – xã hội) | Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý thuộc chủ đề vùng kinh tế xã hội |
HienTrangLopPhu (Hiện trạng lớp phủ mặt đất) | Quy định cấu trúc dữ liệu của các đối tượng địa lý thuộc lớp phủ mặt đất |
BienDongLopPhu (Biến động lớp phủ mặt đất) | Quy định cấu trúc dữ liệu của các đối tượng địa lý thuộc lớp phủ bề mặt biến động thời điểm trước và thời điểm sau |
MaTranBienDong (Ma trận biến động giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất) | Quy định cấu trúc dữ liệu của bảng ma trận biến động diện tích giữa các loại đối tượng lớp phủ của thời điểm trước và thời điểm sau |
B.2.1. Vùng Kinh tế – xã hội
Tên lớp |
vungKinhTeXaHoi |
|||
Kiểu dữ liệu | Dữ liệu dạng vùng (Polygol) | |||
Mô tả | Khoanh bao các đối tượng hành chính dạng vùng | |||
Tên các thuộc tính | vungKinhTeXaHoi, maVung, ten | |||
STT |
Trường thuộc tính |
Kiểu dữ liệu |
Độ rộng |
Ghi chú |
1 |
vungKinhTeXaHoi |
Text |
10 |
Theo bảng mã đối tượng |
2 |
maVung |
Text |
5 |
Viết tắt của vùng sinh thái |
3 |
ten |
Text |
50 |
Tên các đối tượng địa lý thuộc chủ đề hành chính |
Bảng Vùng Kinh tế – xã hội |
||
Vùng |
mã |
Tỉnh |
Trung du miền núi phía Bắc | NORTH | Điện Biên |
Lai Châu | ||
Sơn La | ||
Hoà Bình | ||
Hà Giang | ||
Cao Bằng | ||
Bắc Kạn | ||
Lào Cai | ||
Lạng Sơn | ||
Tuyên Quang | ||
Yên Bái | ||
Thái Nguyên | ||
Phú Thọ | ||
Bắc Giang | ||
Đồng Bằng Sông Hồng | RRD | Vĩnh Phúc |
Hà Nội | ||
Bắc Ninh | ||
Hà Nam | ||
Hưng Yên | ||
Hải Dương | ||
Hải Phòng | ||
Thái Bình | ||
Nam Định | ||
Ninh Bình | ||
Quảng Ninh | ||
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung | NCEN | Thanh Hóa |
Nghệ An | ||
Hà Tĩnh | ||
Quảng Bình | ||
Quảng Trị | ||
Thừa Thiên Huế | ||
Đà Nẵng | ||
Quảng Nam | ||
Quảng Ngãi | ||
Bình Định | ||
Phú Yên | ||
Khánh Hòa | ||
Ninh Thuận | ||
Bình Thuận | ||
Tây Nguyên | CENH | Kon Tum |
Gia Lai | ||
Đắk Lắk | ||
Đắk Nông | ||
Lâm Đồng | ||
Đông Nam Bộ | SEST | Bình Phước |
Tây Ninh | ||
Bình Dương | ||
Đồng Nai | ||
Bà Rịa – Vũng Tàu | ||
TP.Hồ Chí Minh | ||
Đồng bằng sông Cửu Long | SWST | Cần Thơ |
Long An | ||
Tiền Giang | ||
Bến Tre | ||
Vĩnh Long | ||
Trà Vinh | ||
Hậu Giang | ||
Sóc Trăng | ||
Đồng Tháp | ||
An Giang | ||
Kiên Giang | ||
Bạc Liêu | ||
Cà Mau |
B.2.2. Hiện trạng lớp phủ mặt đất
Tên lớp |
HienTrangLopPhu |
|||
Kiểu dữ liệu | Dữ liệu dạng raster | |||
Mô tả | Gồm 06 loại lớp phủ cần giải đoán theo dữ liệu viễn thám. | |||
Tên các thuộc tính | ma, loaiLopPhu, value | |||
STT |
Trường thuộc tính |
Kiểu dữ liệu |
Độ rộng |
Ghi chú |
1 |
ma | Text |
5 |
Theo bảng mã |
2 |
loaiLopPhu | Text |
20 |
|
3 |
value | Integer |
5 |
Tính tự động |
4 |
dienTich | Double |
20 |
Bảng giá trị |
||
Loại lớp phủ |
Loại lớp phủ |
Mã |
1 |
Đất rừng |
F |
2 |
Đất cây trồng |
C |
3 |
Đất cỏ, cây bụi |
G |
4 |
Đất ngập nước |
W |
5 |
Đất dân cư và cơ sở hạ tầng |
S |
6 |
Đất khác |
O |
B.2.3. Biến động lớp phủ mặt đất
Tên lớp |
BienDongLopPhu |
||||
Kiểu dữ liệu | Dữ liệu dạng raster | ||||
Mô tả | Gồm các loại lớp phủ biến động giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất. | ||||
Tên các thuộc tính | loaiBienDong, value, dienTich | ||||
STT | Trường thuộc tính | Kiểu dữ liệu |
Độ rộng |
Ghi chú |
|
1 |
loaiBienDong | Text |
50 |
Theo phụ lục A, cột chuyển đổi LPMĐ | |
2 |
value | Integer |
5 |
Tính tự động | |
3 |
dienTich | Double |
20 |
||
B.2.4. Ma trận biến động giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất
Tên lớp |
MaTranBienDong |
||||
Kiểu dữ liệu | Dữ liệu dạng bảng | ||||
Mô tả | Gồm diện tích biến động của các loại đất | ||||
Tên các thuộc tính | loaiBienDong, maBienDong, dienTich | ||||
STT | Trường thuộc tính | Kiểu dữ liệu |
Độ rộng |
Ghi chú |
|
1 |
loaiBienDong | Text |
50 |
Theo phụ lục A, cột chuyển đổi LPMĐ | |
2 |
maBienDong | Text |
5 |
Theo phụ lục A, cột mã chuyển đổi | |
3 |
dienTich | Double |
20 |
||
B.3. Siêu dữ liệu bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất
Siêu dữ liệu phải được mã hoá bằng XML bao gồm các nhóm thông tin:
– Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu bao gồm các thông tin mô tả khái quát siêu dữ liệu đó, cụ thể gồm các thông tin sau đây:
+ Thông tin về bảng mã kí tự Tiếng Việt được sử dụng trong siêu dữ liệu;
+ Phạm vi dữ liệu mà siêu dữ liệu mô tả;
+ Tên chuẩn siêu dữ liệu, số phiên bản chuẩn siêu dữ liệu, thời gian xây dựng siêu dữ liệu;
+ Thông tin về đơn vị xây dựng siêu dữ liệu.
– Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ bao gồm các thông tin chỉ ra hệ quy chiếu toạ độ được áp dụng để xây dựng tập dữ liệu (nhóm thông tin này không bao gồm các thông tin định nghĩa hệ quy chiếu toạ độ)
– Nhóm thông tin mô tả dữ liệu bao gồm các thông tin sau đây:
+ Thông tin mô tả về mục đích sử dụng và hiện trạng của dữ liệu;
+ Thông tin bảng mã kí tự Tiếng Việt được sử dụng trong dữ liệu;
+ Thông tin mô tả mô hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng để biểu diễn dữ liệu;
+ Thông tin về mức độ chi tiết, mức độ đầy đủ của dữ liệu;
+ Thông tin về các đơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, kiểm tra, nghiệm thu, sử dụng dữ liệu;
+ Thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu;
+ Thông tin về các ràng buộc liên quan đến dữ liệu như: các ràng buộc về quyền truy cập và bảo mật dữ liệu.
– Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu bao gồm các thông tin mô tả quy trình đánh giá chất lượng, kết quả đánh giá chung về chất lượng dữ liệu và kết quả đánh giá theo từng tiêu chí chất lượng cụ thể. Nhóm thông tin này bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
+ Thông tin về phạm vi dữ liệu được đánh giá chất lượng;
+ Thông tin về nguồn tư liệu được sử dụng để xây dựng dữ liệu;
+ Thông tin mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng dữ liệu;
– Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu để chỉ ra cách thức phân phối dữ liệu đối với đối tượng sử dụng. Nhóm thông tin này bao gồm các loại thông tin cơ bản sau đây:
+ Thông tin mô tả cách thức mà dữ liệu được phân phối theo hình thức trực tuyến (thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin) hoặc trung gian (thông qua các loại phương tiện lưu trữ dữ liệu);
+ Thông tin mô tả định dạng (mã hoá) dữ liệu trong quá trình phân phối.
Phụ lục C
(Quy định)
Quy định trình bày bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất (LPMĐ)
STT |
Nội dung |
Kiểu dữ liệu |
Màu (R/G/B) |
Hình ảnh |
I |
Lớp hiện trạng | |||
1.1 |
LPMĐ là rừng |
Raster |
0/165/0 |
|
1.2 |
LPMĐ là cây trồng |
Raster |
255/240/46 |
|
1.3 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi |
Raster |
209/255/152 |
|
1.4 |
LPMĐ là vùng đất ngập nước |
Raster |
0/255/255 |
|
1.5 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng |
Raster |
180/0/180 |
|
1.6 |
LPMĐ khác |
Raster |
165/165/165 |
|
II |
Lớp biến động | |||
2.1 |
LPMĐ là rừng nguyên trạng |
Raster |
0/165/0 |
|
2.2 |
LPMĐ là rừng chuyển thành cây trồng |
Raster |
155/163/42 |
|
2.3 |
LPMĐ là rừng chuyển thành cỏ, cây bụi |
Raster |
177/242/213 |
|
2.4 |
LPMĐ là rừng chuyển thành vùng đất ngập nước |
Raster |
51/194/255 |
|
2.5 |
LPMĐ là rừng chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
Raster |
255/214/255 |
|
2.6 |
LPMĐ là rừng chuyển thành LPMĐ khác |
Raster |
156/129/114 |
|
2.7 |
LPMĐ là cây trồng nguyên trạng |
Raster |
255/240/46 |
|
2.8 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành rừng |
Raster |
108/194/72 |
|
2.9 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành cỏ, cây bụi |
Raster |
176/245/190 |
|
2.10 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành vùng đất ngập nước |
Raster |
25/240/255 |
|
2.11 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
Raster |
255/179/255 |
|
2.12 |
LPMĐ là cây trồng chuyển thành LPMĐ khác |
Raster |
166/155/149 |
|
2.13 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi nguyên trạng |
Raster |
209/255/152 |
|
2.14 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành rừng |
Raster |
172/217/111 |
|
2.15 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành cây trồng |
Raster |
196/174/31 |
|
2.16 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành vùng đất ngập nước |
Raster |
31/255/255 |
|
2.17 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
Raster |
255/138/255 |
|
2.18 |
LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành LPMĐ khác |
Raster |
176/176/176 |
|
2.19 |
LPMĐ là đất ngập nước nguyên trạng |
Raster |
0/255/255 |
|
2.20 |
LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành rừng |
Raster |
46/255/18 |
|
2.21 |
LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành cây trồng |
Raster |
237/151/2 |
|
2.22 |
LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành cỏ, cây bụi |
Raster |
165/245/122 |
|
2.23 |
LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
Raster |
255/97/255 |
|
2.24 |
LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành LPMĐ khác |
Raster |
207/207/207 |
|
2.25 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng nguyên trạng |
Raster |
180/0/180 |
|
2.26 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành rừng |
Raster |
71/140/58 |
|
2.27 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành cây trồng |
Raster |
237/158/25 |
|
2.28 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành cỏ, cây bụi |
Raster |
165/243/10 |
|
2.29 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành vùng đất ngập nước |
Raster |
112/238/255 |
|
2.30 |
LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành LPMĐ khác |
Raster |
207/227/232 |
|
2.31 |
LPMĐ khác nguyên trạng |
Raster |
165/165/165 |
|
2.32 |
LPMĐ khác chuyển thành rừng |
Raster |
76/230/0 |
|
2.33 |
LPMĐ khác chuyển thành cây trồng |
Raster |
255/234/190 |
|
2.34 |
LPMĐ khác chuyển thành cỏ, cây bụi |
Raster |
211/255/192 |
|
2.35 |
LPMĐ khác chuyển thành vùng đất ngập nước |
Raster |
0/255/197 |
|
2.36 |
LPMĐ khác chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng |
Raster |
255/0/197 |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 78:2023/BTNMT VỀ QUY TRÌNH THIẾT LẬP BỘ DỮ LIỆU LỚP PHỦ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH SỬ DỤNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM QUANG HỌC | |||
Số, ký hiệu văn bản | QCVN78:2023/BTNMT | Ngày hiệu lực | 01/07/2024 |
Loại văn bản | Quy chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | 29/12/2023 |
Cơ quan ban hành |
Bộ tài nguyên và môi trường |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |