TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13676:2023 (ISO 21676:2018) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH PHẦN HÒA TAN CỦA MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC HOẠT TÍNH, SẢN PHẨM CHUYỂN HÓA VÀ CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÁC TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÃ QUA XỬ LÝ – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO – KHỐI PHỔ (HPLC-MS/MS HOẶC -HRMS) SAU KHI BƠM TRỰC TIẾP

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13676:2023
ISO 21676:2018

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH PHẦN HÒA TAN CỦA MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC HOẠT TÍNH, SẢN PHẨM CHUYỂN HÓA VÀ CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÁC TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÃ QUA XỬ LÝ – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO – KHỐI PHỔ (HPLC – MS/MS HOẶC – HRMS) SAU KHI BƠM TRỰC TIẾP

Water quality- Determination of the dissolved fraction of selected active pharmaceutical
ingredients, transformation products and other organic substances in water and treated waste
water – Method using high performance liquid chromatography and mass spectrometric
detection (HPLC-MS/MS or-HRMS) after direct injection

Lời nói đầu

TCVN 13676:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 21676:2018.

TCVN 13676:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Các thành phần dược phẩm là cần thiết cho sức khoẻ con người và động vật. Thông qua việc sử dụng hoặc thải bỏ không đúng cách, các thành phần dược hoạt tính đi vào chu trình nước không bị thay đổi hoặc biến đổi. Điều này có thể xảy ra đối với nước thải đô thị. Bởi vậy, một số thành phần dược hoạt tính và các sản phẩm chuyển hóa không bị loại bỏ hoàn toàn khỏi nước thải bằng kỹ thuật xử lý thông thường. Các thành phần dược hoạt tính và các sản phẩm chuyển hóa của chúng cũng đi qua bùn vào đất và sau đó đi vào các vùng nước qua nước rỉ rác, tùy thuộc vào bản chất của mặt đất và các thành phần hoạt tính. Các thành phần dược hoạt tính và các sản phẩm chuyển hóa của chúng, do đỏ, được tìm thấy trong nước thải đã qua xử lý, cũng như trong nước mặt và nước ngầm. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc ký lỏng cùng với đo khối phổ đ xác định các thành phần dược hoạt tính được chọn và các sản phẩm chuyển hóa của chúng trong phần hòa tan.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH PHẦN HÒA TAN CỦA MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC HOẠT TÍNH, SẢN PHM CHUYN HÓA VÀ CÁC CHHỮU CƠ KHÁC TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÃ QUA XỬ LÝ – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO – KHI PHỔ (HPLC  MS/MS HOẶC – HRMS) SAU KHI BƠM TRỰC TIP

Water quality- Determination of the dissolved fraction of selected active pharmaceutical
ingredients, transformation products and other organic substances in water and treated waste
 water – Method using high performance liquid chromatography and mass spectrometric detection (HPLC-MS/MS or-HRMS) after direct injection

CẢNH BÁO – Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo với các thực hành trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn đối với người sử dụng tiêu chuẩn, nếu có. Người sử dụng có trách nhiệm xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn và sức khe.

QUAN TRỌNG – Điều cần thiết là các thử nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn này phải được thực hiện bởi nhân viên có trình độ phù hợp.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định phần hòa tan của các thành phần dược hoạt tính được chọn và các sản phẩm chuyển hóa, cũng như các chất hữu cơ khác (xem Bảng 1) trong nước uống, nước ngầm, nước mặt và nước thải đã qua xử lý.

Phạm vi áp dụng dưới của phương pháp có thể thay đổi tùy thuộc vào độ nhạy của thiết bị được sử dụng và nền mẫu. Đối với hầu hết các hợp chất áp dụng tiêu chuẩn này, phạm vi áp dụng > 0,025 μg/L đối với nước uống, nước ngầm và nước mặt và > 0,050 μg/L đối với nước thải đã qua xử lý.

Phương pháp này có thể được sử dụng để xác định các chất hữu cơ khác hoặc trong các loại nước khác (ví dụ như nước quá trình) với điều kiện là độ chính xác đã được thử và kiểm tra xác nhận cho từng trường hợp và các điều kiện bảo quản của cả mẫu lẫn dung dịch chuẩn đã được xác nhận giá trị sử dụng. Bảng 1 đưa ra các chất đã được xác định bằng phương pháp này. Bảng E.1 đưa ra các ví dụ về việc xác định các chất hữu cơ khác.

Bảng 1 – Các chất được xác định theo tiêu chuẩn này

Tên thường gọi

Tên hóa chất (IUPACa)

Công thức phân t

Khối lượng phân tử g/mol

CAS-RNb

4-Axetylaminoantipyrin

N-(2,3-Dimetyl-5-oxo-1-phenyl-3-pyrazolin-4-yl)axetamin

C13H15N3O2

245,28

83-15-8

N4-Axetyl sulfamethoxazol

N-{4-[(5-Metyl-t,2-oxazol-3-yl)sulfamoyl]phenyl}-axetamin

C12H13N3O4S

295,32

21312-10-7

Axit diatrizoic (axit amidotricoic)

axit 3,5-Bis(axetamido)-2,4,6-triiodobenzoic

C11H9l3N2O4

613,91

117-96-4

Atenolol

(RS)-2-[4-[2-Hydroxy-3-(1-metyletylamino) propoxylphenyl] etanamin

C14H22N2O3

266,34

29122-68-7

Bezafibrat

axit 2-{4-[2-(4-Clobenzamido)etyl]phenoxyl}-2-metylpropanoic

C19H20CINO4

361,80

41859-67-0

Bisoprolol

(RS]-l-[4-(2-lsopropoxyethoxymetyl]phenoxy]-3-isopropylamino-2-propanol

C18H31NO4

325,45

66722-44-9

Carbamazepin

5H-Dibenzo[b,f]azepin-5-carbamin

C15H12N2O

236,27

298-46-4

Clarithromycin

(2R,3R,4S,5R,8R,9S,10S,11R,12R,14R)-11-[(2S,3R,4S,6R)-4- (dimetylamino]-3-hydroxy-6-metyloxan-2-yl]oxy-5-etyl-3,4-dihydroxy-9- [(2R,4R,5S,6S]-5-hydroxy-4-methoxy-4,6-dimetyl-oxan-2-yl]oxy-12- methoxy-2,4,8,10,12,14-hexa-metyl-6-oxacyclotetradecan-1,7-dione

C38H69NO13

747,95

81103-11-9

Axit clofibric

Axti 2-(4-Clophenoxy)-2-metylpropanoic

C10H11CIO3

214,70

882-09-7

Dehydrato-Erythromycin (anhydro-erythromycin)

(2R,3R,4S,5S,8R,9S,10S,11R,12R)-11-{[4-(dimetylamino)-3-hy-droxy-6- metyloxan-2-yl]oxy}-5-etyl-3-hydroxy-9-[(5-hydroxy-4-methoxy-4,6- dimetyloxan-2-yl)oxy]-2,4,8,10,12,14-hexame-ty I-6,15,16- trioxatricyclo[10.2.1.1{1,4}]hexadecan-7-one

C37H65NO12

715,91

23893-13-2

Diazepam

(RS)-7-Clo-1-metyl-5-phenyl-1,3-dihydro-2H-1,4-benzodiazepin-2-one

C16H13CIN2O

284,74

439-14-5

Diclofenac

axit 2-[2-[(2,6-Diclophenyl)amino]phenyl]axetic

C14H11CI2NO2

296,15

15307-86-5

a IUPAC: Ln minh quốc tế về hoá học cơ bản và hoá học ứng dụng.

b CAS-RN: Số đăng ký hoá chất.

Bảng 1 – (tiếp theo)

Tên thường gọi

Tên hóa chất (IUPACa)

Công thức phân tử

Khối lượng phân từ g/mol

CAS-RNb

10,11 -Dihydro-10,11-dihydroxy carbamazepin (5S,6S)-5,6-Dihydroxy-5,6-dihydrobenzo[b][1]benzazepie-11-carboxamin

C15H14N2O3

270,29

58955-93-4

Erythromycin

6-(4-Dimety lamino-3-hydroxy-6-metyl-oxan-2-yl]oxy-14-ety I-7,12,13

trihydroxy-4-(5-hyđroxy-4-methoxy-4,6-dimetyl-oxan-2-yl)-oxy-

3,5,7,9,11,13-hexametyl-1-oxacyclo-tetradecan-2,10-dione

C37H67NO13

733,93

114-07-8

4-Formylaminoantipyrin

N-(2,3-Dihydro-1,5-dimetyl-3-oxo-2-phenyl-1H-pyrazol-4-yl) formamin

C12H13N3O2

231,25

1672-58-8

Gemfibrozil

axit 5-(2,5-clophenoxy)-2,2-mety Ipropanoic

C15H22O3

250,34

25812-30-0

Ibuprofen

axit (RS)-2-[4-(2-Metylpropyl)phenyl]propanoic

C13H18O2

206,28

15687-27-1

lomeprol

(+)-N,N’-Bis-(2,3-dihydroxypropyl)-5-[(2-hydroxy-axetyl]metylamino]-2,4,6- triiodo isophtalamin

C17H22I3N3O8

777,09

78649-41-9

lopamidol

(S)-N, N’-Bis[2-hydroxy-1 -(hydroxy mety l)etyl]-5-[(2-hy- droxypropanoyl)amino]-2,4,6-triiodobenzen-1,3-dicarbamin

C17H22I3N3O3

777,08

60166-93-0

lopromin

(±)-N,N’-Bis(2,3-dihydroxypropyl)-2,4,6-triiodo-5-(2-methoxyaxetamido)-Nmetylisophtalamin

C18H24I3N3O8

791,12

73334-07-3

Metoprolol

(RS)-1-(lsopropylamino)-3-[4-(2-methoxyetyl) phenoxy] propan-2-ol

C15H25NO3

267,36

37350-58-6

Naproxen

axit (S)-2-(6-Methoxy-2-naphtyl)propanoic

C14H14O3

230,26

22204-53-1

Oxazepam

(RS)-7-Clo-3-hydroxy-5-phenyl-1,3-dihydro-2H-1,4-benzodiazepin-2-on

C15H11CIN2O2

286,71

604-75-1

Phenazon

1,5-Dimetyl-2-phenyl-2,3-dihydro-1 H-pyrazol-3-on

C11H12N2O

188,23

60-80-0

Primidon

5-Etyl-5-phenylhexahydropyrimidin-4,6-dione

C12H14N2O2

218,25

125-33-7

a IUPAC: Liên minh quốc tế về hoá học cơ bản và hoá học ứng dụng.

b CAS-RN: Số đăng ký hoá chất.

Bảng 1 – (kết thúc)

Tên thường gọi

Tên hóa chất (IUPACa)

Công thức phân tử

Khối lượng phân từ g/mol

CAS-RNb

Propyphenazon

1,5-Dimetyl-4-(1-metyletyl)-2-phenyl-1,2-dihydro-3H-pyrazol-3-one

C14H18N2O

230,31

479-92-5

Roxithromycin

(3R,4S,5S,6R,7R,9R,11S,12R,13S,14R)-6-{[(2S,3R,4S,6R)-4-

(dimetylamino)-3-hydroxy-6-metyloxan-2-yl]oxy}-14-etyl-7,12,13-trihydroxy-

4-{[C2R,4R,5S,6S)-5-hy-droxy-4-methoxy-4,6-dimetyloxan-2-yl]oxy}-

3,5,7,9,11,13-hexametyl-10-(2,4,7-trioxa-1-azaoctan-1-yliden)-1-

oxacyclotetradecan-2-one

C41H76N2O15

837,05

80214-83-1

Sotalol

(RS)-4′-(1 -Hydroxy-2-isopropylaminoetyl) metansulfonanilid

C12H20N2O3S

272,36

3930-20-9

Sulfamethoxazol

4-Amino-N-(5-metyl-1,2-oxazol-3-yl]benzene-sulfonamin

C10H11N3O3S

253,28

723-46-6

Temazepam

(RS)-7-Clo-3-hydroxy-1 -metyl-5-phenyl-1,3-dihydro-2H-1,4-benzodiazepin- 2-one

C16H13CIN2O2

300,74

846-50-4

Trimethoprim

2,4-Diamino-5-(3,4,5-trimethoxybenzyl)pyrimidin

C14H18N4O3

290,32

738-70-5

a IUPAC: Liên minh quốc tế về hoá học cơ bản và hoá học ứng dụng.

b CAS-RN: Số đăng ký hoá chất.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4581 (ISO 3696), Nước dùng trong phòng thí nghiệm phân tích – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 6661-1 (ISO 8466-1), Chất lượng nước – Hiệu chuẩn và đánh giá các phương pháp phân tích và ước lượng các đặc trưng thống kê – Phần 1: Đánh giá thống kê các hàm chuẩn tuyến tính

TCVN 6663-4 (ISO 5667-4), Cht lượng nước – Lấy mẫu – Phần 4: Hướng dẫn lấy mẫu từ hồ, tự nhiên và nhân tạo

TCVN 6663-5 (ISO 5667-5), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các công trình xử lý và hệ thống phân phối đường ống

TCVN 6663-6 (ISO 5667-6), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu sông và suối

TCVN 6663-10 (ISO 5667-10), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 10: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải

TCVN 6663-11 (ISO 5667-11), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm

TCVN7153 (ISO 1042), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Bình định mức

TCVN 9561-2 (ISO 4796-2), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Chai – Phần 2: Chai cổ côn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này không quy định các thuật ngữ và định nghĩa.

4  Nguyên tắc

Mẫu nước được bơm trực tiếp vào hệ thống phân tích. Việc hhận dạng (đjnh tính) và định lượng được thực hiện bằng cách sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp với detector khối phổ (HPLC-MS/MS, HPLC-HRMS).

5  Cản trở

5.1  Trong quá trình chuẩn bị mẫu

Việc thất thoát chất phân tích có thể xy ra trong quá trình lọc mẫu do hấp phụ.

5.2  Trong quá trình chạy sắc ký lỏng hiệu năng cao – khối phổ

Việc kéo đuôi pic, pic xy ra phía trước và/hoặc pic kéo rộng là các chỉ thị về HPLC bị trục trặc và/hoặc có các cản trở xảy ra trong quá trình sắc ký. Tuy nhiên, có một số hợp chất có xu hướng hiển thị nhiều tín hiệu kéo đuôi hơn các hợp chất khác tùy thuộc vào các điều kiện sắc ký.

Sự cản trở từ các chất đi kèm (nền mẫu) có thể xảy ra ở cả chế độ ion hóa dương và âm phụ thuộc vào hợp chất cần đo (ví dụ: diclofenac ở chế độ ESI âm).

Các chất đi kèm (nền mẫu) có thể ảnh hưởng đến sự ion hóa của các chất cần xác định (ví dụ: ức chế ion hoặc tăng tín hiệu). Điều này có thể dẫn đến đánh giá thấp hoặc đánh giá quá cao nồng độ trong khi xác định. Những cản trở này có thể được phát hiện và hiệu chỉnh, khi cần, bằng cách sử dụng độ thu hồi chất phân tích (11.2 và Phụ lục B) và/hoặc chất chuẩn nội (10.3 và Bảng D.3).

6  Thuốc thử

6.1  Yêu cầu chung

Nếu sẵn có, cần sử dụng các thuốc thử tinh khiết “để phân tích” hoặc “để phân tích dư lượng”. Lượng tạp chất có trong giá trị mẫu trắng hoặc gây nhiễu tín hiệu phải không đáng kể. Việc này phải được kiềm tra thường xuyên (xem 9.5).

Dung môi, nước và thuốc thử dùng làm chất rửa giải phải tương thích với HPLC và đo khối phổ.

CHÚ THÍCH: Các loại dung môi có độ tinh khiết cao có bản sẵn trên thị trường.

6.1.1  Nước, phù hợp với các yêu cầu của TCVN 4581 (ISO 3696), loại 1 hoặc loại tương đương mà không có bất kỳ giá trị mẫu trắng làm cản trở.

6.1.2  Metanol, CH3OH.

6.1.3  Axetonitril, CH3CN.

6.1.4  Axit axetic, w(CH3COOH) = 100 % theo khối lượng.

6.1.5  Axit formic, w(HCOOH) không nhỏ hơn 98 % theo khối lượng.

6.1.6  Amoni axetat, w(CH3COONH4) không nhỏ hơn 99 % theo khối lượng.

6.1.7  Amoni format, w(HCOONH4) không nhỏ hơn 99 % theo khối lượng.

6.1.8  Natri thiosunfat pentahydrat, Na2S2O3.5H2O.

6.1.9  Các khí vận hành cho máy khối phổ, phù hợp với các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất thiết bị.

6.1.10  Chất chuẩn, được liệt kê trong Bảng 1, đã biết theo khối lượng.

6.1.11  Chất chuẩn nội, tốt nhất là dùng các hợp chất chuẩn được đánh dấu đồng vị (xem Bảng D.3).

Các chất chuẩn nội không được làm cản trở chất phân tích (xem 9.5).

6.2  Chuẩn bị các dung dịch

6.2.1  Yêu cầu chung

Các dung dịch chất chuẩn nội là cần thiết chỉ khi hiệu chuẩn và đánh giá đã tiến hành theo 10.3 và 12.3.

Kiểm tra độ chính xác của các dung dịch chất chuẩn dựa vào chuẩn kiểm soát (xem 6.2.9), ví dụ trong quá trình hiệu chuẩn (xem 10.1).

CHÚ THÍCH: Dung dịch chất chuẩn và chất chuẩn nội có sẵn trên thị trường.

6.2.2  Dung dịch gốc (chất chuẩn/chất chuẩn nội)

Chuẩn bị các dung dịch có nồng độ khối lượng, ví dụ: 0,1 mg/mL mỗi chất.

Trong trường hợp ví dụ trên, sử dụng một lượng 5 mg chất (6.1.10) trong các bình định mức 50 mL (7.2) riêng biệt. Hòa tan chúng trong axetonitril (6.1.3) hoặc metanol (6.1.2), sau đó thêm dung môi vào dung dịch cho đến vạch.

CHÚ THÍCH: Cách khác, có thể sử dụng các dung dịch gốc của các chất chuẩn riêng l (hoặc các chất chuẩn nội) trong dung môi hữu cơ có bán sẵn để chuẩn bị các dung dịch pha loãng tiếp theo.

Bảo quản dung dịch ở nhiệt độ dưới -15 °C và tránh ánh sáng và bay hơi. Trong điều kiện này, dung dịch này ổn định trong một năm.

6.2.3  Dung dịch pha loãng trung gian A (chất chuẩn)

Chuẩn bị dung dịch trung gian có nồng độ khối lượng, ví dụ, 1 μg/mL của mỗi chất.

Việc này bao gồm: ví dụ, 0,5 mL từng dung dịch gốc chất chuẩn (xem 6.2.2) vào bình định mức 50 mL (7.2) và sau đó thêm axetonitril (6.1.3) đến vạch.

Bảo qun dung dịch ở nhiệt độ dưới -15 °C và tránh ánh sáng và bay hơi. Trong điều kiện này, dung dịch có thể ổn định trong một năm.

6.2.4  Dung dịch pha loãng trung gian B (chất chuẩn)

Chuẩn bị dung dịch trung gian có nồng độ khối lượng, ví dụ, 50 ng/mL của mỗi chất.

Việc này bao gồm: ví dụ, chuyển 0,5 mL dung dịch pha loãng trung gian A (xem 6.2.3) vào bình định mức 10 mL (7.2) và sau đó loãng bằng nước (6.1.1) đến vạch.

Bo quản dung dịch ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C và tránh ánh sáng và bay hơi. Trong điều kiện này, dung dịch có thể ổn định trong một tháng.

Sử dụng dung dịch này để thêm chất phân tích vào mẫu để xác định độ thu hồi (xem 11.2).

6.2.5  Dung dịch pha loãng trung gian C (chất chuẩn)

Chuẩn bị dung dịch trung gian có nồng độ khối lượng, ví dụ: 5 ng/mL của mỗi chất.

Việc này bao gồm: ví dụ, chuyển 0,25 mL dung dịch pha loãng trung gian A (xem 6.2.3) vào bình định mức 50 mL (7.2) và sau đó pha loãng bằng nước (6.1.1) đến vạch.

Bảo quản dung dịch ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C và tránh ánh sáng và tránh bay hơi. Trong điều kiện này, dung dịch có thể ổn định trong một tháng.

6.2.6  Dung dịch pha loãng trung gian D (chất chuẩn nội)

Chuẩn bị dung dịch trung gian có nồng độ khối lượng, ví dụ: 1 μg/mL của mỗi chất.

Việc này bao gồm: ví dụ, chuyển 0,5 mL từng dung dịch gốc chất chuẩn nội (xem 6.2.2) vào bình định mức 50 mL (7.2) và thêm axetonitrìl (6.1.3) đến vạch.

Bảo quản dung dịch ở nhiệt độ dưới -15 °C và tránh ánh sáng và bay hơi. Trong điều kiện này, dung dịch có thể ổn định trong một năm.

6.2.7  Dung dịch pha loãng trung gian E (chất chuẩn nội)

Chuẩn bị dung dịch trung gian có nồng độ khối lượng, ví dụ, 50 ng/mL của mỗi chất.

Việc này bao gồm: ví dụ, chuyn 0,5 mL dung dịch pha loãng trung gian D (xem 6.2.6) vào bình định mức 10 mL (7.2) và thêm nước (6.1.1) đến vạch.

Bảo quản dung dịch ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C và tránh ánh sáng và bay hơi. Trong điều kiện này, dung dịch có thể ổn định trong một tháng.

Sử dụng dung dịch này để có được các mẫu hiệu chuẩn và các mẫu thêm chuẩn.

6.2.8  Mu hiệu chuẩn

Chuẩn bị các mẫu hiệu chuẩn từ các dung dịch pha loãng tương ứng của dung dịch pha loãng trung gian C (xem 6.2.5). Để hiệu chuẩn bằng chất chuẩn nội (xem 10.3), sử dụng cùng lượng chất chuẩn nội cho từng mẫu hiệu chuẩn.

Chuẩn bị các mẫu hiệu chuẩn, ví dụ các dung dịch có nồng độ khối lượng của các chất cần xác định tương ứng với 0,025 μg/L và nồng độ của các chất chuẩn nội tương ứng với 0,250 μg/L (xem 10.1).

Ví dụ, chuyền 50 μL dung dịch pha loãng trung gian C (xem 6.2.5) vào bình định mức 10 mL, trộn 50 μL dung dịch pha loãng trung gian E (xem 6.2.7) và sau đó thêm nước (6.1.1) đến vạch.

Nếu có thể, thành phần của các mẫu hiệu chuẩn phải giống với thành phần của các mẫu được kiểm tra và không dẫn đến việc mở rộng pic gây cản trở. Khi sử dụng các mẫu hiệu chuẩn trong nước uống, nước ngầm hoặc nước mặt, phải đảm bảo không có mặt các chất cần xác định.

CHÚ THÍCH: Khi các mẫu hiệu chuẩn được chuẩn bị trong nước siêu tinh khiết, điều này có thể dẫn đến kết quả macroli tthp hơn. Trong những trường hợp này, việc sử dụng nước siêu tinh khiết không được ưu tiên mà cần hiệu chuẩn phù hợp với nền mẫu.

Chuẩn bị các mẫu hiệu chuẩn mới cho mỗi trình tự đo mới nếu không thể kiểm tra xác nhận được độ ổn định của chúng.

6.2.9  Chuẩn kiểm soát

Chuẩn kiểm soát là dung dịch chất chuẩn được tạo ra độc lập với các dung dịch gốc, ví dụ: dung dịch từ một mẻ hoặc từ nhà sản xuất. Dung dịch này cần chứa tất cả các chất cần xác định.

7  Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị hoặc các bộ phận của thiết bị tiếp xúc với mẫu nước không được ảnh hưởng đến các hợp chất cần đo. Tất cả các thiết bị được sử dụng tốt nhất là được làm bằng thủy tinh, thép không gỉ hoặc polytetrafluoroetylen (PTFE).

7.1  Chai có đáy phẳng và cổ hẹp, tốt nhất là loại có khớp nối hình côn thủy tinh màu nâu với nút thủy tinh, ví dụ: chai phòng thí nghiệm, dung tích 250 mL phù hợp với TCVN 9561-2 (ISO 4796-2) – NS 250.

7.2  Bình định mức, dung tích danh nghĩa 10 mL, 25 mL, 50 mL, ví dụ bình định mức phù hợp với TCVN 7153 (ISO 1042)-A50-C.

7.3  Microxyranh.

7.4  Bộ lọc bằng xyranh, có thể tích chết thấp, ví dụ đường kính 13 mm có màng xenlulo tái tạo.

Việc lọc không được làm thất thoát đáng kể các chất riêng l và bộ lọc phải được chọn bằng cách kiểm tra điều này. Cần kiểm tra xác nhận không bị nhiễm hoặc thất thoát đáng kể chất cần phân tích từ quá trình lọc bằng cách dùng các mẫu trắng và dung dịch chất chuẩn cho đi qua cùng bộ lọc.

7.5  Lọ đựng mẫu (vial), thích hợp với bộ bơm mẫu tự động, ví dụ: dung tích danh nghĩa 1,5 mL với nắp và setum bằng cao SU/PTFE.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng bổ sung lọ mẫu bằng polyetylen (PE) để giảm thiểu thất thoát macrolit.

7.6  Cột HPLC, tốt nhất là dùng tiền cột, thích hợp cho sắc ký của các chất đã chọn. Xem Phụ lục C để biết các ví dụ.

7.7  Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, cùng với máy đo khối phổ, bao gồm các bộ phận sau.

7.7.1  Bộ loại khí, ví dụ: bộ khử khí chân không.

7.7.2  Hệ thống bơm phân tích, có xung thấp, thích hợp cho rửa giải gradient nhị phân.

7.7.3  Bộ bơm mẫu thủ công hoặc tự động.

7.7.4  Thiết bị kiểm soát ổn nhiệt của cột tách, ví dụ bộ ổn nhiệt cột.

7.7.5  Detector khối phổ (MS/MS, HRMS), tốt nhất là với ion hóa tia điện (ESI).

8  Lấy mẫu

Lấy mẫu theo các quy định trong TCVN 6663-4 (ISO 5667-4), TCVN 6663-5 (ISO 5667-5), TCVN 6663-6 (ISO 5667-6), TCVN 6663-10 (ISO 5667-10) và TCVN 6663-11 (ISO 5667-11).

Sử dụng các chai có đáy phẳng (7.1) để lấy mẫu và đổ đầy mẫu nước cần kiểm tra vào các chai.

Khi lấy nước uống có thể chứa các chất oxy hóa, thêm vào mỗi lít khoảng 50 mg natri thiosulfat pentahydrat (6.1.8).

Phân tích mẫu nước càng sớm càng tốt sau khi lấy mẫu.

Bảo quản mẫu ở nhiệt độ (3 ± 2) °C, tránh ánh sáng, tối đa ba tuần.

CHÚ THÍCH: Nếu cần bảo quản lâu hơn và/hoặc trong trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác nhận giá trị sử dụng có sự không ổn định của các chất riêng lẻ, thì có thể thực hiện các biện pháp thích hợp (ví dụ bảo quản bằng cách đông lạnh mẫu).

9  Cách tiến hành

9.1  Yêu cầu chung

Việc thực hiện phương pháp phụ thuộc vào loại hiệu chuẩn và các biện pháp dự kiến đề nhận dạng và hiệu chính các hiệu ứng nền, nếu cần.

9.2  Chuẩn bị mẫu

Nếu mẫu không nhìn thấy rõ các hạt thì lọc mẫu qua bộ lọc bằng xyranh (7.4).

Trong quá trình lọc mẫu, quá trình hấp phụ có thể làm hao hụt chất phân tích, đặc biệt là các chất kị nước (ví dụ: macrolit). Trong trường hợp này, không lọc mẫu trước khi sắc ký mà sử dụng bộ lọc dòng thay thế để bảo vệ cột tách khỏi các hạt.

Khi hiệu chuẩn bằng chất chuẩn ngoại (xem 10.2), thu lấy một phần mẫu để xác định độ thu hồi, nếu cần (xem 11.2).

Khi hiệu chuẩn bằng chất chuẩn nội (xem 10.3), thì bổ sung chất chuẩn nội sao cho nồng độ khối lượng của chất chuẩn nội trong mẫu bằng với nồng độ khối lượng của chất chuẩn nội trong mẫu hiệu chuẩn (xem 6.2.8).

Cn tính đến độ loãng của mẫu do thêm thuốc thử khi tính các kết quả riêng lẻ (xem 12.2) nếu tổng thể tích lớn hơn 1 %.

Theo dõi rửa giải sớm, ví dụ: metformin (xem Bảng E.1), về thời gian lưu và hình dạng pic. Mức dung môi hữu cơ trong mẫu đã chuẩn bị không được làm rộng pic bổ sung.

9.3  Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Vận hành thiết bị HPLC theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sử dụng cột HPLC (7.6) thích hợp để tách sắc ký và tối ưu hóa việc tách các chất phân tích bằng rửa giải gradient.

Chọn các điều kiện sắc ký để thu được độ nhạy tối ưu cho việc phát hiện khối phổ (xem Phụ lục C về các ví dụ).

CHÚ THÍCH 1: Việc sử dụng chương trình gradient với axetonitril/nước/axit axetic có lợi về độ nhạy đối với hầu hết các chất.

CHÚ THÍCH 2: Ở cùng tốc độ dòng rửa giải tuyến tính, cột có đường kính trong nhỏ hơn thể hiện độ nhạy tốt hơn cột có đường kính lớn hơn.

Việc tách hoàn toàn các chất là không cần thiết với điều kiện không xảy ra nhiễu của phép định lượng trong quá trình chồng pic.

Thời gian lưu ngắn nhất phải tương ứng với tối thiểu ba lần thời gian của thể tích chết của cột HPLC.

Sử dụng sắc ký để tách các chất không thể tách hoàn toàn ra khỏi nhau bằng phương pháp đo phổ. Trong những trường hợp này, độ phân giải sắc ký R nhỏ nhất phải = 1,2.

Chọn thể tích bơm thích hợp để không xy ra hiện tượng mở rộng pic gây nhiễu hoặc làm cản trở phép định lượng.

CHÚ THÍCH 3: Đối với thể tích bơm lớn hơn, ví dụ: 1 mL, kỹ thuật chuyển cột với các cột làm giàu thích hợp có thể thực hiện được nhưng nằm ngoài phạm vi của phương pháp này.

Kiểm tra độ lệch chuẩn thời gian lưu một lần trong quá trình đánh giá ban đầu. Độ lệch chuẩn thời gian lưu không được quá 0,03 min đối với sáu sắc ký đồ liên tiếp.

9.4  Phát hiện

9.4.1  Yêu cầu chung

Vận hành thiết bị đo khối phổ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chọn cài đặt chính xác cho thiết bị.

Chế độ ESI thường được ưu tiên khi ion hóa các chất. Điều này thường tạo ra các ion bán phân tử kiểu [M+H]+ hoặc [M-H]. Trong các trường hợp riêng biệt, các ion cộng, ví dụ [M+ NH4]+ hoặc [M+Na]+, cũng có thể được tạo thành trong các điều kiện sắc ký nhất định.

Hầu hết các chất được liệt kê trong Bảng 1 có thể được phát hiện bằng cách sử dụng chế độ ESI dương. Các chất được phát hiện ở chế độ ESI âm có thể được phân tích trong một lần chạy bằng cách đổi cực hoặc thử nghiệm trong một làn chạy riêng (xem Bảng D.1).

Khi thực hiện phát hiện đồng thời các ion âm và dương, chọn thời gian đi cực đủ ngắn để bảo toàn đủ số lượng điểm dữ liệu.

Từng pic phải được bảo đảm bằng 8 điểm dữ liệu.

Nhận dạng và cài đặt theo phương pháp cụ thể về các thông số nguồn và thông số MS sử dụng các chất ít nhạy hơn, ví dụ: ibuprofen.

CHÚ THÍCH: Tín hiệu thường được làm rõ trước khi tích phân pic. Tùy thuộc vào thuật toán được sử dụng mà có thể làm mất cường độ tín hiệu cao không tương xứng khi số lượng điểm dữ liệu quá thấp. Khả năng tái lập của tích phân pic cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với các giá trị chiều cao và điện tích pic thấp nếu có quá ít điểm dữ liệu.

Sử dụng sắc ký để tách các chất không thể tách hoàn toàn khỏi nhau bằng phương pháp khối phổ (xem 9.3).

9.4.2  Phép đo hai lần khối phổ (MS/MS)

Nhận dạng việc thiết lập tối ưu cho quá trình ion hóa trong các điều kiện sắc ký quy định cho từng chất ở chế độ ion dương hoặc âm phụ thuộc vào tính chất hóa học của chất.

Chọn cài đặt cho chất cụ thể để có thể bảo toàn hai ion sản phẩm cho mỗi chất, nếu có thể. Tối ưu hóa sự chuyển khối thứ hai liên quan đến khối lượng đồng vị, ví dụ, 37CI (xem Bảng D.1) đối với các chất phân mảnh chỉ thành một ion sản phẩm được phát hiện, nếu có thể. Trong những trường hợp này, để tránh nhiễu trong quá trình định lượng, chỉ sử dụng chất chuẩn nội có khối lượng mol tương đối cao hơn khối lượng mol của chất cần xác định ít nhất bốn đơn vị khối lượng. Các ví dụ được nêu trong Bảng D.3.

9.4.3  Phép đo khối phổ có độ phân giải cao (HRMS)

Khi sử dụng thiết bị khối phổ có độ phân giải cao ở chế độ quét toàn bộ, phổ khối lượng hoàn chỉnh là có sẵn tại mỗi thời điểm trong quá trình chạy sắc ký.

Đảm bảo và kiểm tra độ chính xác khối lượng (xem 12.1) và độ phân giải được duy trì trên toàn bộ diện tích khối lượng và toàn bộ sắc ký đồ.

Chọn độ phân giải để thu được đủ sự khác biệt của các tín hiệu nền mẫu.

Cài đặt phương pháp đo sao cho đối với mỗi chất phân tích thu được ít nhất một ion sản phẩm đề xác nhận (xem 12.1), nếu có thể.

Khi chọn các chất chuẩn được đánh dấu đồng vị, đảm bảo rằng sự chênh lệch khối lượng của các chất phân tích không được đánh dấu tối thiểu là ba đơn vị khối lượng để tránh bất kỳ sự cản trở nào đối với tín hiệu đồng vị của chất phân tích. Các ví dụ được đưa ra trong Bảng D.3.

9.5  Đo giá trị mẫu trắng

Thường xuyên thực hiện các phép đo giá trị mẫu trắng đối với phương pháp hoàn chnh để kiểm tra không có cản trở từ thiết bị, dụng cụ hoặc thuốc thử.

Ví dụ, bơm nước (6.1.1) để thực hiện phép đo giá trị mẫu trắng.

Nếu các giá trị mẫu trắng có gây cản trở (trên 50 % mức báo cáo thấp nhất), thì xác định nguyên nhân, sử dụng phương pháp kiểm tra hệ thống và loại bỏ các nguồn ô nhiễm.

10  Hiệu chuẩn

10.1  Yêu cầu chung

Việc hiệu chuẩn phương pháp xác định phải được thực hiện trong các điều kiện sắc ký quy định. Thời gian lưu của các chất phân tích riêng lẻ và của các chất chuẩn nội phải được xác định trước. Chúng có thể được xác định bằng cách bơm hỗn hợp nhiều thành phần hoặc các dung dịch của các chất riêng lẻ sử dụng khối lượng của các ion sản phẩm hoặc các ion bán phân tử trong điều kiện sắc ký quy định.

Tiến hành như sau:

– Thiết kế phương pháp xác định hoàn chỉnh để tạo ra mối quan hệ tuyến tính giữa tín hiệu đo được và nồng độ đối với từng chất cần xác định.

– Để thực hiện điều này, xác định dải làm việc tuyến tính của thiết bị bằng cách bơm ít nhất năm mẫu hiệu chuẩn (xem 6.2.8) với nồng độ khác nhau cho từng chất cần xác định [xem TCVN 6661-1 (ISO 8466-1)].

– Chọn dải hiệu chuẩn tuyến tính bao trùm các nồng độ thực tế, ví dụ: dải hiệu chuẩn từ 0,025 μg/L đến 1 μg/L để kiểm tra nước uống, nước ngầm và nước mặt.

– Mức nồng độ thấp nhất trong dải hiệu chuẩn phải cao hơn hoặc bằng giới hạn định lượng. Việc xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng được thực hiện theo các phương pháp đã được lập thành văn bản, ví dụ: phù hợp với TCVN 6661-1 (ISO 8466-1).

– Đối với hoạt động thường xuyên, chỉ cần thực hiện hiệu chuẩn ít nhất ba mức nồng độ là đủ.

– Đối với hiệu chuẩn nhiều điểm, phân bố đều các mức nồng độ trên dài hiệu chuẩn và thực hiện hiệu chuẩn theo TCVN 6661-1 (ISO 8466-1).

– Giữ thể tích bơm không đổi để hiệu chuẩn và đo mẫu.

Hàm hiệu chuẩn được xác định cho một chất cụ thể chỉ có giá trị đối với dải nồng độ áp dụng. Nó cũng phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của hệ thống đp và phải được thử nghiệm trong từng dãy đo.

Hai quy trình được mô tả để thiết lập các hàm hiệu chuẩn:

a) hiệu chuẩn bằng chuẩn ngoại;

b) hiệu chuẩn bằng chuẩn nội.

Hiệu chuẩn với chất chuẩn nội được ưu tiên và rất khuyến khích khi có sẵn các chuẩn được đánh dấu.

Khi kiểm tra nước ung, nước ngầm và nước mặt, việc hiệu chuẩn với chất chuẩn ngoại (xem 10.2) sẽ dẫn đến kết quả không sai lệch quá 25 % so với giá trị thực của chúng đối với hầu hết các chất trong Bảng 1 mà không cần hiệu chính theo độ thu hồi. Có thể có ngoại lệ, đặc biệt là với các chất phân cực có thời gian lưu thấp, ví dụ: một số chất cản quang tia X, mà độ lệch hệ thống cao hơn có thể xảy ra do hiệu ứng nền. Trong những trường hợp này, có thể cần sử dụng chất chuẩn nội (xem 10.3) hoặc hiệu chính với độ thu hồi theo mẫu cụ thể (xem 11.2).

Hiệu ứng nền mẫu có thể xuất hiện, đặc biệt là trong các mẫu nước thải đã xử lý và gây cản trở trong suốt quá trình sắc ký tiếp theo đối với phép định lượng do sự triệt tiêu hoặc tăng ion. Hiệu ứng nền có thể được giảm bớt bằng cách pha loãng mẫu.

CHÚ THÍCH 1: Việc thực hiện hiệu chính sử dụng độ thu hồi mẫu cụ thể (xem 11.2) và sử dụng chất chuẩn nội (xem 10.3) đều làm tăng sai lệch độ không đảm bảo đo. Việc hiệu chính cũng có thể dẫn đến các giá trị cao giả. Đ khẳng định kết quả định lượng, có thể áp dụng phương pháp thêm chuẩn với một số bước thêm chuẩn.

Hiệu ứng nền mẫu có thể phụ thuộc vào điều kiện làm việc hoặc kiểu loại và tình trạng của thiết bị và phải được xác định, ví dụ: bằng cách xác định độ thu hồi, khi áp dụng phương pháp cho các loại mẫu quan tâm. Nếu có thể, thành phần của các mẫu hiệu chuẩn (xem 6.2.8) phải giống với thành phần của các mẫu cần kiểm tra.

CHÚ THÍCH 2: Hiệu ứng nền cũng có thể được phát hiện thông qua việc khuếch tán sau cột các chất phân tích hoặc chất chuẩn nội trong thời gian sắc ký hoàn chỉnh mẫu thực dựa trên sự giảm cường độ.

Bảng 2 giải thích các ký hiệu được sử dụng trong các công thức và nội dung sau đây.

Bảng 2 – Giải thích các ký hiệu

Ký hiệu

Ý nghĩa

i

Nhận dạng của một chất

j

Con số liên tiếp đối với các cặp giá trị

e

Các biến đo lường để hiệu chuẩn

a

Các biến đo lường để bổ sung

I

Chuẩn nội

M

Dung dịch đo

p

Mẫu

A

Bổ sung

10.2  Hiệu chuẩn bằng chất chuẩn ngoại

Bơm các mẫu hiệu chuẩn (xem 6.2.8) để thực hiện hiệu chuẩn.

Lập đồ thị biểu đồ hàm hiệu chuẩn. Để làm được điều này, dựng đồ thị các giá trị đo yie cho mỗi chất i trên trục y và nồng độ khối lượng tương ứng ρie trên trục X.

Xác định hàm chuẩn từ các cặp giá trị yie và ρie sử dụng hồi quy tuyến tính nêu trong Công thức (1):

yie = bi · ρie + ai

(1)

Trong đó:

yie là giá trị đo (biến phụ thuộc) của chất i trong quá trình hiệu chuẩn dưới dạng hàm của ρie, ví dụ đơn vị diện tích;

bi là độ dốc của hồi quy tuyến tính đối với chất i (tương ứng với hệ số đáp ứng cụ thể của chất), ví dụ: đơn vị diện tích * lít trên microgram (L/μg);

ρie là nồng độ khối lượng (biến độc lập) của chất i trong mẫu hiệu chuẩn, tính bằng microgam trên lít (μg/L);

ai là điểm chặn của hồi quy tuyến tính đối với chất i trên tọa độ, ví dụ: đơn vị diện tích.

10.3  Hiệu chuẩn bằng chất chuẩn nội

Việc sử dụng các chất chuẩn nội để phân tích định lượng có thể bù cho các cản trở có thể xảy ra trong quá trình đo khối phổ (xem Điều 5).

Chất chuẩn nội không được có mặt trong mẫu nước cần kiểm tra. Chất chuẩn nội này phải có những điểm tương đồng về mặt hóa học với chất cần xác định và phải hoạt động giống như chất cần xác định trong quá trình lọc, sắc ký và đo khối phổ.

Sử dụng các hợp chất làm chất chuẩn nội tương đương với các chất đang được khảo sát, có cấu trúc với các đồng vị khác nhau, ví dụ: các hợp chất được đánh dấu 13C hoặc đã detơri hóa (xem Bảng D.3).

Các chất phân tích không có hợp chất đánh dấu đồng vị có thể được đánh giá sử dụng các chất chuẩn nội khác, nếu điều này được đảm bảo thì ghi lại độ thu hồi của chất phân tích được tính từ việc bổ sung trong các loại mẫu được kiểm tra nằm trong cùng khoảng với độ thu hồi của chất chuẩn nội đã chọn.

Để thực hiện hiệu chuẩn, bơm các mẫu hiệu chuẩn (xem 6.2.8) có chứa tất cả các chất cần xác định cũng như các chất chuẩn nội (6.1.11).

Để hin thị bằng đồ thị hàm hiệu chuẩn cho từng chất i, vẽ biểu đồ tỷ lệ của các giá trị đo được yie/yIie trên trục y và tỷ lệ nồng độ khối lượng ρie/ρIie tương ứng trên trục X.

Xác định hàm chuẩn từ các cặp giá trị yiej/yIiej và ρiej/ρIiej sử dụng hồi quy tuyến tính được cho trong Công thức (2):

(2)

Trong đó:

yie xem Công thức (1):

yIie là giá trị đo được đối với chất chuẩn nội / của chất i trong quá trình hiệu chuẩn, ví dụ đơn vị diện tích;

ρie xem Công thức (1);

ρIie là nồng độ khối lượng của chất chuẩn nội / của chất i trong mẫu hiệu chuẩn, tính bằng microgam trên lít (μg/L);

bIi là độ dốc của hồi quy tuyến tính yie /yIie phụ thuộc vào tỷ lệ ρie/ρIie của chất i, không thứ nguyên;

aIi là điểm chặn của hồi quy tuyến tính trên tọa độ của chất i, ví dụ: đơn vị diện tích, không thứ nguyên.

11  Tính độ thu hồi

11.1  Yêu cầu chung

Độ thu hồi chất phân tích có thể cung cấp các chỉ thị về ảnh hưởng của nền mẫu. Ví dụ, chúng có thể được xác định bằng cách tiến hành bổ sung vào mẫu như trong 11.2.

CHÚ THÍCH 1: Việc hiệu chính được thực hiện sử dụng độ thu hồi của mẫu cụ thể có thể dẫn đến độ không đảm bảo đo cao hơn.

Khi thực hiện hiệu chuẩn và đánh giá bằng chất chuẩn nội (xem 10.3 và 12.3), thì độ thu hồi của chất chuẩn nội là thước đo để đánh giá hiệu lực của phép phân tích trên thiết bị. Chúng phải được xác định theo 11.3.

Độ thu hồi chất phân tích của mẫu cụ thể hoặc độ thu hồi chất phân tích của chất chuẩn nội phải nằm trong khoảng từ 50 % đến 150 %.

CHÚ THÍCH 2: Độ thu hồi thấp dẫn đến giới hạn định lượng cao hơn và độ không đảm bảo đo cao hơn.

11.2  Tính độ thu hồi chất phân tích sử dụng mẫu

Để xác định độ thu hồi, thực hiện bổ sung chất phân tích trên mẫu, ví dụ: bằng cách thêm 50 μL dung dịch pha loãng trung gian B (xem 6.2.4) vào 5 mL mẫu và sau đó phân tích mẫu đã bổ sung và không bổ sung theo toàn bộ quá trình.

Lượng bổ sung phải nằm trong dải làm việc trung bình, ví dụ: 0,5 μg/L. Nồng độ khối lượng của chất phân tích được sử dụng trong các mẫu được bổ sung không được vượt quá dải hiệu chuẩn. Mẫu phải được pha loãng trước khi bổ sung, nếu cần.

Tính độ thu hồi AiP của chất i trong mẫu theo Công thức (3):

(3)

Trong đó:

AiP là độ thu hồi của chất i trong mẫu, tính bằng phần trăm (%);

ρiaP là nồng độ khối lượng xác định của chất i trong mẫu có bổ sung chất phân tích, được tính theo Công thức (1), tính bằng microgam trên lít (μg/L);

ρi là nồng độ khối lượng xác định được của chất i trong mẫu không bổ sung chất phân tích, được tính theo Công thức (1), tính bằng microgam trên lít (μg/L);

ρiA là nồng độ khối lượng được bổ sung đối với chất i trong mẫu có bổ sung chất phân tích, tính bằng microgam trên lít (μg/L);

ƒ là hệ số chuyển đổi, trong trường hợp này ƒ =100, tính bằng phần trăm (%).

11.3  Độ thu hồi chất chuẩn nội

Tính độ thu hồi đối với các chất chuẩn nội theo Công thức (4):

(4)

Trong đó:

AIiP là độ thu hồi đối với chất chuẩn nội I của chất i, tính bằng phần trăm (%);

ρIiM là nồng độ khối lượng xác định được đối với chất chuẩn nội I của chất i trong dung dịch đo, tính bằng microgam trên lít (μg/L);

ρIie xem Công thức (2);

ƒ xem Công thức (3).

12  Đánh giá

12.1  Kiểm tra xác nhận các chất riêng rẽ

Khi sử dụng phương pháp HPLC MS/MS, chất có trong mẫu được coi là được kim tra xác nhận nếu:

a) trong sắc ký đồ MS/MS của vết khối lượng tạo ra bởi ion sản phẩm của chất này, thì tín hiệu nhận được có thời gian lưu tương ứng trong khoảng dung sai ±0,15 min so với thời gian lưu của chất chuẩn tương ứng, trong các điều kiện tiêu chuẩn, và

b) ion sản phẩm thứ hai từ cùng một ion mẹ hoặc từ một ion mẹ khác của chất này được phát hiện trên một vết khối lượng khác trong cùng thời gian lưu, và

c) cường độ của các ion sản phẩm có mối quan hệ với nhau tương ứng với tỷ lệ của các ion này được xác định theo chất chuẩn trong các điều kiện tiêu chuẩn với sai số ± 30 %. Dung sai này có thể đến 50 % tại giới hạn áp dụng dưới và đặc biệt là ở giới hạn định lượng đối với phương pháp phân tích này.

Khi sử dụng phương pháp HPLC-HRMS, chênh lệch khối lượng giữa khối lượng đo được và khối lượng lý thuyết của chất hoặc ion của chất này không được vượt quá 5 pμm1). Trong các điều kiện này, chất có trong mẫu được coi là đã được xác nhận nếu:

– trong sắc ký đồ HRMS của vết khối lượng được tạo ra bởi một ion bán phân tử (hoặc ion cộng) của chất, tín hiệu thu được với thời gian lưu tương ứng nằm trong dung sai ± 0,15 min với thời gian lưu được tạo ra bởi chất chuẩn tương ứng trong cùng điều kiện, và

– tín hiệu từ ít nhất một ion sản phẩm từ chất được phát hiện trong cùng một thời gian lưu.

CHÚ THÍCH: Phổ ion sản phẩm với khối lượng chính xác thường thu được khi áp dụng HRMS/MS.

Chất này cũng được coi là đã được kiểm tra xác nhận nếu, thay vì một ion sản phẩm từ chất được phát hiện trên sắc ký đồ HRMS, thì vết khối lượng của một đồng vị của ion bán phân tử, ví dụ: 37CI, 81Br, được phát hiện trong cùng một thời gian lưu và có tỷ lệ cường độ nằm trong dung sai ± 30 %. Dung sai này có thể lớn đến 50 % ở giới hạn áp dụng dưới và đặc biệt là ở giới hạn định lượng đối với phương pháp phân tích này.

Đối với các chất phân tích có cùng thời gian lưu và thành phần nguyên tố giống nhau, thì phải kiểm tra xác nhận sử dụng ion sản phẩm. Nếu các khối lượng này cũng giống nhau, thì cần phải tách sắc ký của các chất phân tích.

Nếu các tiêu chí kiểm tra xác nhận chỉ được đáp ứng một phần, ví dụ: ch với một ion sản phẩm có cường độ đủ trong phương pháp HPLC-MS/MS, nếu được chuyên gia đánh giá là cần thiết, có thể được hỗ trợ bằng cách:

– áp dụng kỹ thuật ion hóa khác có thể tạo ra các ion khác nhau, ví dụ: ESI âm hoặc APCI;

– thời gian lưu với cột HPLC có độ chọn lọc khác.

12.2  Tính kết quả riêng rẽ sử dụng hiệu chuẩn với chất chuẩn ngoại

Tính nồng độ khối lượng ρiP của chất i trong mẫu theo Công thức (5):

(5)

Trong đó:

ρiP là nồng độ khối lượng của chất i trong mẫu, tính bằng microgam trên lít (μg/L);

yiM là giá trị đo được của chất i trong dung dịch được đo, ví dụ: đơn vị diện tích;

ƒ xem Công thức (3) (chỉ khi sử dụng độ thu hồi để tính toán);

aibi xem Công thức (1);

AiP xem Công thức (3) và 10.1 (chỉ khi sử dụng độ thu hồi để tính toán).

12.3  Tính các kết quả riêng lẻ sử dụng hiệu chuẩn với chất chuẩn nội

Tính nồng độ khối lượng ρiP của chất i trong mẫu theo Công thức (6):

(6)

Trong đó:

ρiP xem Công thức (5);

yiM xem Công thức (5);

yIiM là giá trị đo được đối với chất chuẩn nội I của chất i trong dung dịch được đo, ví dụ: đơn vị diện tích;

ρIiP là nồng độ khối lượng đã xác định trước đối với chất chuẩn nội I của chất i trong mẫu, tính bằng microgam trên lít (μg/L);

aIibIi xem Công thức (2).

13  Biểu thị kết quả

Kết quả phân tích thu được khi áp dụng tiêu chuẩn này phải tuân thủ độ không đảm bảo đo, xem ISO 11352[1], nghĩa là được xem xét khi giải thích kết quả (xem Phụ lục A).

Nồng độ khối lượng của các chất phù hợp với Bảng 1 được biểu thị bằng microgam trên lít với hai chữ số có nghĩa.

VÍ DỤ: atenolol: 0,091 μg/L
  0,15 μg/L
  1,5 μg/L

14  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) Phương pháp thử sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này, ví dụ: TCVN 13676:2023 (ISO 21676:2018);

b) Nhận dạng mẫu;

c) Biểu thị kết quả phù hợp với Điều 13;

d) Tất cả các sai lệch so với phương pháp này;

e) Báo cáo về tất cả các trường hợp có thể ảnh hưởng đến kết quả.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Dữ liệu hiệu năng

Dữ liệu hiệu năng được đưa ra trong Bảng A.2 đến Bảng A.5 đã được xác định trong phép thử liên phòng đ xác nhận giá trị sử dụng được thực hiện tại Đức từ ngày 13 tháng 1 năm 2014 đến ngày 31 tháng 1 năm 2014 bao gồm bốn mẫu (xem Bảng A.1), được bổ sung chất phân tích trong dải nồng độ từ 0,035 μg/L đến 0,90 μg/L. Một số chất cần định lượng đã có mặt trong các mẫu ban đầu. Các giá trị được ấn định dựa trên việc bổ sung chất phân tích và mức ô nhiễm ban đầu của các mẫu ban đầu được xác định trong nghiên cứu liên phòng. Trong số 18 phòng thí nghiệm tham gia, 16 phòng thí nghiệm sử dụng kỹ thuật hai lần khối phổ (MS/MS) và 2 phòng thí nghiệm sử dụng khối phổ có độ phân giải cao (HRMS), mỗi phòng đều không có bước lọc mẫu sơ bộ. Việc đánh giá được thực hiện theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2).

Bảng A.1 – Đặc trưng của các mẫu nghiên cứu liên phòng chưa được lọc

Thông số

Đơn vị

Nước uống (hai mẫu)

Nước mặt

Đầu ra của nhà máy xử lý nước thải

Giá trị pH

8,2

8,0

8,0

TOC

mg/L

< 0,5

1,85

5,5

Độ dẫn điện

mS/m

67

37

94

Na

mg/L

35,8

24,1

106

Ca

mg/L

85,8

39,8

69,1

Bảng A.2 đến Bảng A.5 đưa ra các dữ liệu hiệu năng.

Độ thu hồi cao đối với axit diatrizoic trong cả hai mẫu nước uống (Bảng A.2 và Bảng A.3) có thể được truy xuất trở lại mức ô nhiễm ban đầu trong nước uống ở mức xấp xỉ 0,06 μg/L.

Độ thu hồi cao và CV,R đối với các chất erythromycin, dehydrato-erythromycin, clarithromycin và roxithromycin có thể được truy xuất từ các kết quả từ các phòng thí nghiệm đã sử dụng các dung dịch hiệu chuẩn được chuẩn bị bằng nước siêu tinh khiết.

Bảng A.2 – Dữ liệu hiệu năng đối với nước uống trong phạm vi áp dụng dưới

Chất

l

n

o

%

X

μg/L

μg/L

η

%

SR

μg/L

CV,R

%

sr

μg/L

CV,r

%

4-Axetylaminoantipyrin

13

49

7,5

0,0350

0,0308

87,9

0,0046

15,0

0,0013

4,1

N4-Axetyl sulfamethoxazol

16

61

0,0

0,0350

0,0345

98,6

0,0053

15 4

0,0022

6,4

Axitdiatrizoic

13

52

7,1

0,0350

0,0855

244,3

0,0245

28,7

0,0056

6,5

Atenolol

16

60

0,0

0,0350

0,0389

111,1

0,0067

17,2

0,0022

5,6

Bezafibrat

12

48

7,7

0,0350

0,0336

96,0

0,0035

10,4

0,0013

3,9

Bisoprolol

13

49

19,7

0,0350

0,0402

114,7

0 0047

11,8

0,0010

2,5

Carbamazepin

15

57

0,0

0,0350

0,0354

101,1

0,0055

15,4

0,0015

4,3

Clarithromycin

13

49

14,0

0,0350

0,0364

104,1

0,0090

24,6

0,0013

3,6

Axit clofibric

14

53

7,0

0,0350

0,0331

94,6

0,0042

12,8

0,0009

2,8

Dehy drato-Ery th romyci n

11

44

8,3

0,0350

0,0449

128,2

0,0151

33,6

0,0028

6,2

Diazepam

16

61

0,0

0,0350

0,0349

99,7

0,0039

11,2

0,0017

4,8

Diclofenac

14

53

7,0

0,0350

0,0362

103,4

0,0043

11,8

0,0017

4,7

10,11-Dihydro-10,11-dihydroxy carbamazepin

13

49

14,0

0,0350

0,0333

95,1

0,0039

11,7

0,0019

5,6

Erythromycin

15

57

6,6

0,0350

0,0383

109,3

0,0103

26,8

0,0024

6,3

4-Formylaminoantipyrin

16

60

0,0

0,0350

0,0353

100,9

0,0069

19,5

0,0016

4,6

Gemfibrozil

14

53

7,0

0,0350

0,0321

91,8

0,0034

10,5

0,0016

5,0

Ibuprofen

11

41

0,0

0,0350

0,0380

108,4

0,0085

22,5

0,0030

78

lomeprol

13

51

0,0

0,0350

0,0372

106,3

0,0084

22,6

0 0039

10,4

lopamidol

12

48

7,7

0,0350

0,0374

107,0

0,0064

17,2

0,0043

11,4

lopromin

14

56

6,7

0,0350

0,0376

107,3

0,0088

23,5

0,0028

7,5

Metoprolol

16

61

0,0

0,0350

0,0401

114,4

0,0046

11,6

0,0017

4,2

Naproxen

11

41

16,3

0,0350

0,0349

99,8

0,0061

17,3

0,0013

3,6

Oxazepam

14

53

13 1

0,0350

0,0339

96,7

0,0032

9,6

0,0015

4,3

Phenazon

16

61

0,0

0,0350

0,0356

101,7

0,0035

9,9

0,0017

4,9

Primidon

15

57

6,6

0,0350

0,0347

99,1

0,0034

9,7

0,0021

6,2

Propyphenazon

15

57

6,6

0,0350

0,0360

102,9

0,0033

9,2

0,0013

3.5

Roxithromycin

8

29

12,1

0,0350

0,0526

150,2

0,0220

41,8

0,0048

9,2

Sotalol

15

57

6,6

0,0350

0,0368

105,2

0,0051

13,8

0,0016

4,3

Sulfamethoxazol

12

48

14,3

0,0350

0,0335

95,6

0,0032

9,6

0,0014

4,3

Temazepam

12

45

21,1

0,0350

0,0338

96,5

0,0035

10,5

0,0010

2,8

Trimethoprim

16

61

0,0

0,0350

0,0378

107,9

0,0045

11,9

0,0018

4,7

I là số phòng thí nghiệm sau khi loại bỏ ngoại lệ

n là số lượng các kết quả phân tích đơn lẻ sau khi loại bỏ ngoại lệ

o là phần trăm ngoại lệ có liên quan

X là giá trị nồng độ đúng (theo quy ước) của mẫu thử

 là trung bình của tổng số các nồng độ thu được từ các giá trị không có ngoại lệ

η là tỷ lệ thu hồi

sR là độ lệch chuẩn tái lập

CV,R là hệ số biến thiên tái lập

sr là độ lệch chuẩn lặp lại

CV,r là hệ số biến thiên lặp lại

Bảng A.3 – Dữ liệu hiệu năng đối với nước uống

Chất

l

n

o

%

X

μg/L

μg/L

η

%

SR

μg/L

CV,R

%

sr

μg/L

CV,r

%

4-Axetylaminoantipyrin

16

60

1,6

0,0850

0,0715

84,2

0,0109

15,3

0,0029

4,0

N4-Axetyl sulfamethoxazol

16

61

0,0

0,0850

0,0826

97,2

0,0081

9,8

0,0039

4,7

Axit diatrizoic

15

57

0,0

0,0850

0,1541

181,2

0,0646

41,9

0,0084

5,5

Atenolol

15

57

6,6

0,0850

0,0927

109,0

0,0157

16,9

0,0029

3,2

Bezafibrat

16

61

0,0

0,0850

0,0793

93,3

0,0102

12,9

0,0035

4,4

Bisoprolol

14

53

13,1

0,0850

0,0955

112,4

0,0166

17,4

0,0024

2,6

Carbamazepin

14

53

13,1

0,0850

0,0872

102,6

0,0116

13,3

0,0020

2,3

Clarithromycin

16

61

0,0

0,0850

0,0940

110,6

0,0315

33,6

0,0055

5,8

Axit clofibric

14

53

13,1

0,0850

0,0832

97,8

0,0096

11,6

0,0018

2,2

Dehydrato-Erythromycin

13

52

7,1′

0,0850

0,0931

109,5

0,0274

29,4

0,0072

‘ 7,7

Diazepam

16

61

0,0

0,0850

0,0846

99,6

0,0106

12,6

0,0039

4,6

Diclofenac

15

57

6,6

0,0850

0,0887

104,3

0,0111

12,5

0,0027

3,1

10,11-Dihydro-10,11- dihydroxy carbamazepin

15

57

0,0

0,0850

0,0810

95,3

0,0102

12,6

0,0043

5,3

Erythromycin

15

57

6,6

0,0850

0,0883

103,9

0,0246

27,9

0,0037

4,2

4-Formylaminoantipyrin

13

49

19,7

0,0850

0,0860

101,1

0,0131

15,3

0,0022

2,6

Gemfibrozil

15

57

0,0

0,0850

0,0786

92,5

0,0088

11,2

0,0030

3,8

Ibuprofen

12

45

8,2

0,0850

0,0866

101,9

0,0112

13,0

0,0050

5,8

lomeprol

15

57

0,0

0,0850

0,0883

103,9

0,0160

18,1

0,0069

7,9

lopamidol

12

45

21,1

0,0850

0,0777

91,4

0,0110

14,1

0,0040

5,2

lopromin

14

53

13,1

0,0850

0,0843

99,1

0,0121

14,3

0,0063

7,4

Metoprolol

15

56

8,2

0,0850

0,0936

110,1

0,0098

10,4

0,0029

3,1

Naproxen

13

49

14,0

0,0850

0,0855

100,6

0,0127

14,9

0,0029

3,4

Oxazepam

13

49

19,7

0,0850

0,0821

96,6

0,0084

10,2

0,0020

2,5

Phenazon

16

61

0,0

0,0850

0,0858

100,9

0,0069

8,0

0,0033

3,9

Primidon

15

57

6,6

0,0850

0,0834

98,2

0,0097

11,7

0,0045

5,4

Propyphenazon

15

57

6,6

0,0850

0,0865

101,7

0,0056

6,5

0,0031

3,6

Roxithromycin

16

61

0,0

0,0850

0,0807

94,9

0,0428

53,1

0,0068

8,5

Sotalol

13

49

19,7

0,0850

0,0885

104,2

0,0089

10,0

0,0023

2,6

Sulfamethoxazol

15

57

6,6

0,0850

0,0801

94,3

0,0106

13,3

0,0038

4,8

Temazepam

15

57

0,0

0,0850

0,0804

94,6

0,0079

9,8

0,0043

5,4

Trimethoprim

13

49

19,7

0,0850

0,0889

104,6

0,0085

9,6

0,0027

3,0

CHÚ THÍCH: Giải thích ký hiệu xem trong Bảng A.2

Bảng A.4 – Dữ liệu hiệu năng đối với nước mặt

Chất

l

n

o

%

X

Mg/L

μg/L

η

%

SR

μg/L

CV,R

%

sr

Pg/L

CV,r

%

4-Axetylaminoantipyrin

14

53

13,1

0,317

0,300

94,6

0,0394

13,1

0,0063

2,1

N4-Axetyl sulfamethoxazol

16

61

0,0

0,125

0,128

102,4

0,0141

11,0

0,0046

3,6

Axit diatrizoic

15

57

0,0

0,253

0,260

102,8

0,0636

24,5

0,0140

5,4

Atenolol

15

57

6,6

0,125

0,144

115,2

0,0222

15,4

0,0061

4,2

Bezafibrat

16

61

0,0

0,157

0,147

93,6

0,0163

11,1

0,0032

2,1

Bisoprolol

16

61

0,0

0,155

0,164

105,8

0,0340

20,7

0,0046

2,8

Carbamazepin

12

45

26,2

0,179

0,180

100,6

0,0188

10,5

0,0029

1,6

Clarithromycin

15

57

6,6

0,125

0,163

130,4

0,0602

36,9

0,0062

3,8

Axit clofibric

12

45

26,2

0,125

0,120

96,0

0,0086

7,2

0,0018

1,5

Dehydrato-Erythromycin

14

56

0,0

0,125

0,166

132,8

0,0619

37,3

0,0116

7,0

Diazepam

15

57

6,6

0,125

0,121

96,8

0,0128

10,6

0,0025

2,1

Diclofenac

16

61

0,0

0,234

0,228

97,4

0,0233

10,2

0,0054

2,4

10,11-Dihydro-10,11- dihydroxy carbamazepin

15

57

0,0

0,262

0,283

108,0

0,0988

34,9

0,0071

2,5

Erythromycin

14

53

13,1

0,125

0,146

116,8

0,0433

29,7

0,0056

3,8

4-Formylaminoantipyrin

16

61

0,0

0,376

0,382

101,6

0,0611

16,0

0,0107

2,8

Gemfibrozil

15

57

0,0

0,125

0,117

93,6

0,0126

10,8

0,0034

2,9

Ibuprofen

11

41

16,3

0,125

0,128

102,4

0,0209

16,4

0,0048

3,7

lomeprol

15

57

0,0

0,360

0,391

108,6

0,0773

19,8

0,0233

6,0

lopamidol

15

57

0,0

0,297

0,296

99,7

0,0566

19,1

0,0149

5,1

lopromin

16

61

0,0

0,224

0,235

104,9

0,0335

14,2

0,0123

5,2

Metoprolol

15

57

6,6

0,288

0,292

101,4

0,0317

10,9

0,0075

2,6

Naproxen

15

57

0,0

0,125

0,139

111,2

0,0115

8,3

0,0060

4,3

Oxazepam

15

56

8,2

Ọ,125

0,138

110,4

0,0191

13,9

0,0039

2,8

Phenazon

15

57

6,6

0,125

0,125

100,0

0,0099

7,9

0,0026

2,1

Primidon

13

49

19,7

0,125

0,136

108,8

0,0148

10,9

0,0045

3,3

Propyphenazon

16

61

0,0

0,125

0,123

98,4

0,0103

8,3

0,0027

2,2

Roxithromycin

16

61

0,0

0,125

0,207

165,6

0,1370

66,2

0,0124

6,0

Sotalol

15

57

6,6

0,157

0,150

95,5

0,0145

9,6

0,0035

2,3

Sulfamethoxazol

14

53

13,1

0,155

0,137

88,4

0,0220

16,1

0,0027

2,0

Temazepam

14

53

7,0

0,125

0,116

92,8

0,0140

12,1

0,0042

3,6

Trimethoprim

16

61

0,0

0,125

0,134

107,2

0,0155

11,6

0,0039

2,9

CHÚ THÍCH: Giải thích ký hiệu xem trong Bảng A.2

Bảng A.5 – Dữ liệu hiệu năng đối với nước thải đã xử lý

Chất

l

n

o

%

X

Mg/L

μg/L

η

%

SR

μg/L

CV,R

%

sr

Pg/L

CV,r

%

4-Axetylaminoantipyrin

14

53

13,1

1,306

1,135

86,9

0,1873

16,5

0,0234

2,1

N4-Axetyl sulfamethoxazol

16

61

0,0

0,900

0,827

91,9

0,1329

16,1

0,0319

3,9

Axit diatrizoic

15

57

0,0

2,616

2,587

98,9

0,7031

27,2

0,1076

4,2

Atenolol

15

60

0,0

1,019

0,935

91,8

0,2371

25,3

0,0269

2,9

Bezafibrat

15

57

6,6

0,942

0,912

96,8

0,1184

13,0

0,0317

3,5

Bisoprolol

14

53

13,1

1,034

1,039

100,4

0,1313

12,6

0,0227

2,2

Carbamazepin

16

61

0,0

1,603

1,592

99,3

0,1746

11,0

0,0353

2,2

Clarithromycin

16

61

0,0

1,053

1,413

134,2

0,6310

44,7

0,0683

4,8

Axit clofibric

14

53

13,1

0,900

0,849

94,3

0,0973

11,5

0,0231

2,7

Dehydrato-Erythromycin

14

56

0,0

0,984

1,366

138,8

‘ 0,6036

44,2

0,0730

5,3

Diazepam

15

57

6,6

0,900

0,815

90,5

0,0973

11,9

0,0245

3,0

Diclofenac

14

53

13,1

2,221

2,228

100,3

0,1930

8,7

0,0379

1,7

10,11 -Dihydro-10,11 -dihydroxy carbamazepin

14

53

7,0

2,090

1,968

94,2

0,3252

16,5

0,0653

3,3

Erythromycin

15

57

6,6

0,950

1,141

120,1

0,4150

36,4

0,0385

3,4

4-Formylaminoantipyrin

14

53

13,1

1,445

1,439

99,6

0,1983

13,8

0,0285

2,0

Gemfibrozil

15

57

0,0

0,900

0,805

89,4

0,1690

21,0

0,0290

3,6

Ibuprofen

12

43

8,5

0,900

0,817

90,8

0,1776

21,7

0,0259

3,2

lomeprol

15

57

0,0

2,407

2,444

101,5

0,3687

15,1

0,1075

4,4

lopamidol

13

48

14,3

1,028

1,006

97,8

0,2011

20,0

0,0420

4,2

lopromin

15

56

0,0

3,759

3,739

99,5

0,5753

15,4

0,1209

3,2

Metoprolol

15

56

8,2

1,744

1,839

105,4

0,2330

12,7

0,0440

2,4

Naproxen

13

49

12,5

0,957

0,860

89,8

0,0772

9,0

0,0283

3,3

Oxazepam

15

56

8,2

0,995

0,918

92,3

0,1332

14,5

0,0293

3,2

Phenazon

16

59

0,0

0,900

0,836

92,9

0,1061

12,7

0,0229

2,7

Primidon

16

61

0,0

1,162

1,106

95,2

0,1697

15,3

0,0293

2,7

Propyphenazon

15

57

6,6

0,900

0,830

92,2

0,0796

9,6

0,0177

2,1

Roxithromycin

15

57

6,6

1,062

1,866

175,7

1,0034

53,8

0,1143

6,1

Sotalol

16

61

0,0

1,141

1,055

92,4

0,2713

25,7

0,0352

3,3

Sulfamethoxazol

14

52

8,8

1,104

0,969

87,8

0,1986

20,5

0,0253

2,6

Temazepam

14

53

7,0

0,900

0,786

87,3

0,1315

16,7

0,0204

2,6

Trimethoprim

16

61

0,0

0,946

0,873

92,3

0,1680

19,3

0,0195

2,2

CHÚ THÍCH: Giải thích ký hiệu xem trong Bảng A.2

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Các ví dụ về độ thu hồi

Bảng B.1 – Độ thu hồi các mẫu hiệu chuẩn trong quá trình lọc

Chất

A1

A2

A3

A4

AiF

s

4-Axetamidoantipyrin

100

101

98

99

99,5

1,3

N-Axetyl sulfamethoxazol

100

93

99

102

98,5

3,9

Atenolol

99

101

100

102

100,5

1,3

Atorvastatina

84

83

87

83

84,3

2,2

Bezafibrat

98

94

100

100

98,0

2,9

Bisoprolol

91

92

94

90

91,8

1,9

Candesartana

99

98

103

. 100

100,0

2,2

Carbamazepin

103

104

108

102

104,3

2,5

Clarithromycin

71

74

80

73

74,5

5,2

Clenbuterola

98

95

100

95

97,0

2,5

Axit clofibric

97

94

97

95

95,8

1,6

Codeina

96

101

100

99

99,0

2,2

Dehydrato-erythromycin

64

66

70

62

65,5

5,2

Desvenlafaxina

97

94

96

92

94,8

2,3

Diazepam

96

95

97

92

95,0

2,3

Diclofenac

108

101

101

100

102,5

3,6

Dihydrocodeina

99

97

95

94

96,3

2,3

Dihydro-dihydroxy-carbamazepin

95

97

97

94

95,8

1,6

Erythromycin

80

81

83

80

81,0

1,7

4-Formylaminoantipyrin

100

97

95

93

96,3

3,1

Axit Fenofibrica

93

91

90

90

91,0

1,6

Furosemina

92

95

92

91

92,5

1,9

Gabapentina

99

96

101

98

98,5

2,1

Gemfibrozil

90

91

91

91

90,8

0,6

Ibuprofen

99

97

99

97

98,0

1,2

Indometacina

95

97

93

91

94,0

2,7

A độ thu hồi (phép đo lặp)b.

AiF độ thu hồi chất i trong quá trình lọc, tính theo phần trăm (%),

s độ lệch chuẩn, tinh theo phần trăm (%).

a Các chất khác phù hợp với Bảng E.1.

b Dữ liệu đã xử lý phù hợp với Điều 10.

c Bộ lọc bằng xyranh, có thể tích chết nhỏ, đường kính 13 mm có màng lọc xenlulo tái tạo.

Bảng B.1 – (kết thúc)

Chất

A1

A2

A3

A4

AiF

s

Losartana

100

105

102

103

102,5

2,0

Metformina

91

92

89

89

90,3

1,7

Metolprolol

95

101

98

96

97,5

2,7

Metronidazola

103

105

104

104

104,0

0,8

Moxifloxacina

84

85

83

82

83,5

1,5

Nadolola

96

97

99

100

98,0

1,9

Naproxen

94

94

92

92

93,0

1,2

Oxazepam

95

94

91

91

92,8

2,2

Phenazon

93

96

99

93

95,3

3,0

Primidon

102

103

105

96

101,5

3,8

Propranolola

107

106

105

104

105,5

1.2

Propyphenazon

98

97

97

97

97,3

0,5

Axit ritalinica

96

102

100

100

99,5

2,5

Roxithromycin

55

54

54

46

52,3

8,0

Sotalol

101

103

104

97

101,3

3,1

Sulfadiazina

93

94

96

100

95,8

3,2

Sulfadimethoxina

105

104

106

103

104,5

1,2

Sulfadoxina

90

88

86

87

87,8

1,9

Sulfamerazina

96

95

95

92

94,5

1,8

Sulfamethazina

96

95

94

93

94,5

1,4

Sulfamethoxazol

98

95

97

96

96,5

1,3

Sulfathiazola

104

101

101

99

101,3

2,0

Temazepam

93

96

95

94

94,5

1,4

Tramadola

98

100

100

99

99,3

1,0

Trimethoprim

101

97

103

104

101,3

3,1

Valsartana

106

104

107

102

104,8

2,1

Venlafaxina

96

95

96

94

95,3

1,0

A độ thu hồi (phép đo lặp)b.

AiF độ thu hi chất i trong quá trình lọc, tính theo phần trăm (%),

s độ lệch chuẩn, tính theo phần trăm (%).

a Các chất khác phù hợp với Bảng E.1.

b Dữ liệu đã xử lý phù hợp với Điều 10.

c Bộ lọc bằng xyranh, có thể tích chết nhỏ, đường kính 13 mm có màng lọc xenlulo tái tạo.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Ví dụ về cột HPLC và sắc ký đồ

C.1  Các điều kiện sắc ký thu được sắc ký đồ trong Hình C.1

Tiền cột/ Ultra Cartridges C-18 ID 2,1 mm
cột tách: Synergi Hydro-RPa 2,5 μm, 100 mm 2 mm
Bơm: 100 μL dung dịch chuẩn trong nước uống, ρ = 0,1 μg/L
Pha động: A: axit axetic 0,1 % với amoni axetat 1 mmol trong nước
  B: axit axetic 0,1 % trong axetonitril
Gradient: 0 min đến 2 min: 4 % B, đẳng dòng; 2 min đến 20 min: 4 % B đến 75 % B, tuyến tính;
  20 min đến 25 min: 95 % B, đẳng dòng; 25 min đến 35 min: 4 % B, đẳng dòng
Tốc độ dòng:  0,25 mL/min
Nhiệt độ cột: 40 °C
Áp suất: 16 MPa ở điều kiện ban đầu

a Ultra Cartridges C-18, Synergi Hydro-RP là ví dụ về sản phm phù hợp có sẵn. Thông tin này chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này.

CHÚ DN

X thời gian, min E iopromin-D3
Y cường độ tín hiệu (ESI dương/âm) F sulfadiazin-D4
Đối với pic từ số 1 đến 32, xem Bảng C.1 G trimethoprim-D9
33 metformin H phenazon-D3
34 gabapentin I sulfamethoxazol-D4
35 axit ritalinic J propranolol-D7
A ipoamidol-D3 K carbamazepin-D10
B axit diatrizoic-D6 L Bezafibrat-D4
C iomeprol-D3 M diclofenac-D4
D sotalol-D6 N ibuprofen-D3

HÌnh C.1 – Tách sắc ký, ví dụ 1, sắc ký đồ TIC

C.2  Các điều kiện sắc ký thu được sắc ký đồ trong Hình C.2

Cột tách: Kinetex EVO C18a 100A (150 X 2,1 mm; 5 μm)
Thể tích bơm: 40 μL
Pha động: A: nước với amoni axetat 1 mmol/L
  B: metanol với amoni axetat 1 mmol/L
Gradient: 5 min 98 % A, 20 min 98 % A đến 2% A (tuyến tính)
  9 min 2% A, 1 min 2 % A đến 9 8% A, 7 min 98 % A
Tốc độ dòng: 0,2 mL/min
Nhiệt độ cột: 40 °C
Áp suất: 15 MPa ở điều kiện ban đầu

a Kinetex EVO C18 là ví dụ về sản phẩm phù hợp có sẵn. Thông tin này chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này.

CHÚ DN

X thời gian, min

Y cường độ tín hiệu tương đối (ESI dương/âm)

Đối với pic từ số 1 đến 32, xem Bảng C.1

Hình C.2 – Tách sắc ký và cường độ tín hiệu đối với các chuyển khối ở 25 ng/L, ví dụ 2, sắc ký đồ MS/MS

C.3  Các điều kiện sắc ký thu được sắc ký đồ trong Hình C.3

Cột tách: ACQUITY UPLC HSS T3a 50 x 2,1 mm, 1,8 μm (vật liệu C18 cải tiến; Nước)
Cột làm giàu: Hypersil Gold C18a, 20 x 2,1 mm, 12 μm
Bơm: 1 mL vào cột làm giàu (1 mL/min, thêm MeOH 1 %)
Pha động: A: nước với MeOH 1 %, axit formic 0,1 %
  B: metanol với axit formic 0,1 %
Gradient: 1,3 min 99 % A, 8 min đến 5 % A đến 12 min tuyến tính từ 12 min đến 15 min 99 % A
Tốc độ dòng: 0,6 mL/min
Nhiệt độ cột: 30 °C
Áp suất: 30 MPở điều kiện ban đầu

a ACQUITY UPLC HSS T3, Hypersil Gold C18 là ví dụ về sản phẩm phù hợp có sẵn. Thông tin này chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này.

CHÚ DN

X thời gian, min

Y cường độ tín hiệu tương đối (ESI dương/âm)

Đối với pic từ số 1 đến 32, xem Bảng C.1.

Hình C.3 – Tách sắc ký và cường độ tín hiệu (độ chính xác khối lượng ± 5 pμm) đối với chuyển khối ở 125 ng/L, ví dụ 3, sắc ký đồ HRMS

C.4  Các điều kiện sắc ký thu được sắc ký đồ trong Hình C.4

Cột tách: ACQUITY UPLC HSS T3a 1,8 μm, 100mmx2,1 mm
Bơm: 100 μL dung dịch chuẩn trong nước uống, ρ = 0,1 μg/L
Pha động: A: axit axetic 0,05 % trong nước
  B: axetonitril
Gradient: 0 min đến 0,5 min: 2 % B đẳng dòng; 0,5 min đến 7 min: 2% B đến 100 % B, tuyến tính;

7 min đến 9 min: 100 % B đẳng dòng; 9 min đến 11 min: 100% B đến 2 % B, đẳng dòng

  ibuprofen: 0 min đến 0,5 min: 50 % B đẳng dòng; 0,5 min đến 3,5 min: 50 % B đến 100% B tuyến tính; 3,5 min đến 4,5 min: 100 % B đẳng dòng; 4,5 min đến 6 min: 50 % B, đng dòng
Tốc độ dòng: 0,4 mL/min
Nhiệt độ cột: 40 °C
Áp suất: 50 MPa ở điều kiện ban đầu, ibuprofen: 60 MPa

ACQUITY UPLC HSS T3 là ví dụ về sản phẩm phù hợp có sẵn. Thông tin này chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này.

CHÚ DN

X thời gian, min

Y cường độ tín hiệu tương đi (ESI dương/âm)

Đối với pic từ số 1 đến 32, xem Bảng C.1.

23* dehydrato-erythromycin

22** axit clofibric (phóng to 100 lần)

31* ibuproten ( phóng to 10 lần)

Hình C.4 – Sắc ký đồ tách, ví dụ 4, sắc đồ MS/MS

Bảng C.1 – Số pic và chi tiết phát hiện biểu thị trên Hình C.1 đến Hình C.4

Số pic

Chất

Chuyển đổi khối lượng

m/(Hình C.2)

Khối lượng chiết

m/z (Hình C.3)

1

lopamidol

795 > 778 (NH4)

777,8614

2

Axit diatrizoic

632 > 361 (NH4)

631,8000

3

lomeprol

795 > 405 (NH4)

777,8614

4

Sotalol

273 > 133

273,1267

5

Atenolol

267 > 145

267,1703

6

lopromin

809 > 792 (NH4)

791,8771

7

4-Formylaminoantipyrin

232 > 83

232,1081

8

4-Aminoantipyrina

204 > 56

204,1131

9

4-Axetylamidoantipyrin

246 > 104

246,1237

10

Trimethoprim

291 > 230

291,1452

11

Primidon

219 > 162

219,1128

12

Phenazon

189 > 56

189,1022

13

10,11-Dihydro-10,11-dihydroxy carbamazepin

271 > 180

271,1077

14

Metoprolol

268 > 77

268,1907

15

Sulfamethoxazol

254 > 156

254,0594

16

N4-Axetyl sulfamethoxazol

296 > 134

296,0700

17

Bisoprolol

326 > 116

326,2326

18

Carbamazepin

237 > 194

237,1022

19

Erythromycin

734 > 158

734,4685

20

Oxazepam

287 > 241

287,0582

21

Propyphenazon

231 > 189

231,1492

22

Axit clofibric

213 > 127

213,0324

23

Dehydrato-Erythromycin

716 > 158

716,4580

24

Temazepam

301 > 255

301,0738

25

Bezafibrat

362 > 139

362,1154

26

Naproxen

231 > 115

231,1016

27

Clarithromycin

748 > 158

748,4842

28

Roxithromycin

838 > 680

837,5319

29

Diazepam

285 > 193

285,0789

30

Diclofenac

296 > 214

296,0240

31

Ibuprofen

205 > 159

205,1234

32

Gemfibrozil

268 > 129 (NH4)

249,1496

a không phải là một phần của xác nhận giá trị sử dụng.

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Ví dụ về phát hiện

Bảng D.1 – Các chuyển khối (MS/MS) của các chất phù hợp với Bảng 1

Chất

ion hóa

ion mẹ 1

m/z

ion sản phẩm

m/z

ion mẹ 2

m/z

ion sản phẩm

m/z

4-Axetylaminoantipyrin

ESI dương

246

228

104

83

 

 

 

 

N4-Axetyl sulfamethoxazol

ESI dương

296

198

134

108

65

 

 

 

N4-Axetyl sulfamethoxazol

ESI âm

294

198

134

 

 

 

 

 

Axit diatrizoic

ESI dương

615

361

233

 

 

632

361

233

Atenolol

ESI dương

267

145

190

74

56

 

 

 

Bezafibrat

ESI dương

362

316

139

121

 

 

 

 

Bezafibrat

ESI âm

360

274

154

 

 

 

 

 

Bisoprolol

ESI dương

326

116

107

74

 

 

 

 

Carbamazepin

ESI dương

237

194

192

179

 

 

 

 

Clarithromycin

ESI dương

748

590

158

83

 

 

 

 

Axit clofibric

ESI âm

213

127

85

 

 

215

129

 

Dehydrato-Erythromycin

ESI dương

716

558

158

116

 

 

 

 

Diazepam

ESI dương

285

193

154

222

 

 

 

 

Diclofenac

ESI dương

296

250

214

215

 

298

214

216

Diclofenac

ESI âm

294

250

214

 

 

296

252

 

10,11 -Dihydro-10,11 -dihydroxy carbamazepin

ESI dương

271

236

210

180

 

 

 

 

Erythromycin

ESI dương

734

576

158

83

 

 

 

 

4-Formylaminoantipyrin

ESI dương

232

204

104

83

56

 

 

 

Gemfibrozil

ESI âm

249

127

121

106

83

 

 

 

Ibuprofen

ESI âm

205

161

159

 

 

 

 

 

lomeprol

ESI dương

778

687

559

532

405

795

686

 

lopamidol

ESI dương

778

687

559

542

387

795

559

 

lopromin

ESI dương

792

573

559

300

 

809

792

 

Metoprolol

ESI dương

268

133

131

116

77

 

 

 

Naproxen

ESI âm

229

185

169

170

 

231

185

115

Oxazepam

ESI dương

287

269

241

104

 

 

 

 

Phenazon

ESI dương

189

104

77

56

 

 

 

 

Primidon

ESI dương

219

162

119

91

 

 

 

 

Propyphenazon

ESI dương

231

201

189

146

56

 

 

 

Roxithromycin

ESI dương

838

680

158

 

 

 

 

 

Sotalol

ESI dương

273

255

213

133

 

 

 

 

Sulfamethoxazol

ESI dương

254

156

108

92

 

 

 

 

Temazepam

ESI dương

301

283

255

193

177

 

 

 

Trimethoprim

ESI dương

291

261

230

123

 

 

 

 

Các giá trị m/z tối ưu có thể sai lệch so với các giá trị cho trong bảng và do đó phải được xác định riêng lẻ trong điều kiện sắc ký, nếu có thể. Nếu sử dụng các đệm có chứa amoni, thì các sản phẩm cộng amoni ([M+NH4)+] có thể tạo ra tín hiệu mạnh hơn đối với một số chất phân tích so với các ion phân tử [M+H]+).

Bảng D.2 – Các chuyển khối (MS/HRMS) của các chất phù hợp với Bảng 1

Chất

ion hóa

Khối lượng đồng vị monoa

U

ion mẹb

m/z

ion sản phẩm 1b

m/z

ion sản phẩm 2b

m/z

ion sản phẩm 3b

m/z

4-Axetylaminoantipyrin

ESI dương

245,1164

246,1237

228,1130

204,1127

159,0920

N4-Axetyl sulfamethoxazol

ESI dương

295,0626

296,0700

134,0592

108,0437

65,0386

Axit diatrizoic

ESI dương

613,7696

614,7769

631,8000

360,9681

233,0571

318,9581

Atenolol

ESI dương

266,1630

267,1703

145,0637

133,0637

164,0689

Bezafibrat

ESI dương

361,1080

362,1154

138,9936

121,0642

161,0943

Bisoprolol

ESI dương

325,2253

326,2326

116,103

133,0629

147,0784

Carbamazepin

ESI dương

236,0949

237,1022

194,0957

192,0798

193,0877

Clarithromycin

ESI dương

747,4768

748,4842

158,1168

590,3928

83,0489

Axit clofibric

ESI âm

214,0396

213,0324

126,9953

Dehydrato-Erythromycin

ESI dương

715,4506

716,4580

158,1163

Diazepam

ESI dương

284,0716

285,0789

193,0872

222,1132

154,0419

Diclofenac

ESI dương

295,0166

296,0240

214,0408

215,0487

250,0167

10,11-Dihydro-10,11- dihydroxy carbamazepin

ESI dương

270,1004

271,10772

180,0807

182,0952

210,0896

Erythromycin

ESI dương

733,4612

734,4685

576,3753

558,3647

522,3439

4-Formylaminoantipyrin

ESI dương

231,1007

232,1081

214,0964

204,1120

187,0855

Gemfibrozil

ESI âm

250,1568

249,1496

121,0658

45,0000

Ibuprofen

ESI âm

206,1306

205,1234

161,0987

lomeprol

ESI dương

776,8541

777,8614

404,9946

531,8947

331,9436

lopamidol

ESI dương

776,8541

777,8614

558,8809

541,8839

531,8995

lopromin

ESI dương

790,8697

791,8771

572,9087

558,8861

527,8692

Metoprolol

ESI dương

267,1834

268,1907

191,1055

159,0800

133,0650

Naproxen

ESI dương

230,0942

231,1016

185,0943

170,0716

153,0693

Oxazepam

ESI dương

286,0509

287,0582

269,0480

241,0524

231,0636

Phenazon

ESI dương

188,0949

189,1022

147,0905

130,0643

144,0797

Primidon

ESI dương

218,1055

219,1128

162,0914

117,0694

134,0952

Propyphenazon

ESI dương

230,1419

231,1492

189,1016

201,1009

56,0507

Roxithromycin

ESI dương

836,5245

837,5319

679,4407

158,1175

 

Sotalol

ESI dương

272,1194

273,1267

133,0752

134,0824

106,0649

Sulfamethoxazol

ESI dương

253,0521

254,0594

156,0106

160,0855

147,0779

Temazepam

ESI dương

300,0665

301,0738

255,0683

 

 

Trimethoprim

ESI dương

290,1378

291,1452

230,1162

261,0967

275,1119

a tính sử dụng công thức phân tử.

b đo.

Bảng D.3 – Các chuyn khối của các chất chuẩn nội thích hợp

Chất

Khối lưng đồng vị mono

u

ion mẹ

m/z

ion sản phẩm

m/z

4-Axetylaminoantipyrin-D3

248,1353

249

231

Axit diatrizoic-D6

619,8073

621

367

Atenolol-D7

273,2069

274

145

Bezafibrat-D4

365,1331

366

143

Bisoprolol-D5

330,2567

331

121

Carbamazepin-D10

246,1577

247

204

Diazepam-D5

330,2567

290

198

Diclofenac-D4

299,0417

300

218

lbuprofen-D3

209,1495

208

164

lomeprol-D3

779,8730

781

408

lopamidol-D3

779,8730

781

562

lopromin-D3

793,8886

795

576

Metoprolol-D7

274,2380

275

143

Oxazepam-D5

291,0823

292

241

Phenazon-D3

191,1137

192

59

Primidon-D5

223,1369

224

167

Sotalol-D6

278,1571

279

134

Sulfamethoxazol-D4

257,0772

258

160

Trimethoprim-D9

299,1943

300

234

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Ví dụ về phần mở rộng của phương pháp

Bảng E.1 – Chuyển khối của các chất khác

Chất

Khối lượng đồng vị mono

u

ion mẹ

m/z

ion sản phẩm

m/z

Atorvastatin

558,2530

559

440

250

Candesartan

440,1597

441

263

423

Clenbuterol

276,0796

277

203

132

Codein

299,1521

300

152

115

Desvenlafaxin

263,1885

264

246

107

Dihydrocodein

301,1678

302

199

128

Eprosartan

424,1457

425

107

207

Axit fenofibric

318,0659

317

231

 

Furosemin

330,0077

329

285

205

Gabapentin

171,1259

172

137

95

Indometacin

357,0768

358

139

111

Irbesartan

428,2325

429

207

180

Losartan

422,1622

421

127

179

Metformin

129,1015

130

60

71

Metronidazol

171,0644

172

128

82

Moxifloxacin

401,1751

402

384

358

Nadolol

309,1940

310

254

201

Propranolol

259,1572

260

116

183

Axit ritalinic

219,1259

220

84

56

Sulfadiazin

250,0525

251

156

92

Sulfadimethoxin

310,0736

311

156

92

Sulfadoxin

310,0736

311

156

92

Sulfamerazin

264,0681

265

156

92

Sulfamethazin

278,0838.

279

186

124

Sulfathiazol

255,0136

256

92

108

Telmisartan

514,2369

515

276

497

Tramadol

263,1885

264

58

 

Valsartan

435,2270

436

207

235

Venlafaxin

277,2042

278

121

91

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 11352, Water quality – Estimation of measurement uncertainty based on validation and quality control data.

[2] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Nguyên tắc

5 Cản tr

5.1 Trong quá trình chuẩn b mẫu

5.2 Trong quá trình chạy sắc ký lỏng hiệu năng cao – khối phổ

6 Thuốc thử

6.1 Yêu cầu chung

6.2 Chuẩn bị các dung dịch

7 Thiết bị, dụng cụ

8 Lấy mẫu

9 Cách tiến hành

9.1 Yêu cầu chung

9.2 Chuẩn bị mẫu

9.3 Sắc ký lòng hiệu năng cao (HPLC)

9.4 Phát hiện

9.5 Đo giá trị mẫu trắng

10 Hiệu chuẩn

10.1 Yêu cầu chung

10.2 Hiệu chuẩn bằng chất chuẩn ngoại

10.3 Hiệu chuẩn bằng chất chuẩn nội

11 Tính độ thu hồi

11.1 Yêu cầu chung

11.2 Tính độ thu hồi chất phân tích sử dụng mẫu

11.3 Độ thu hồi chất chuẩn nội

12 Đánh giá

12.1 Kim tra xác nhận các chất riêng rẽ

12.2 Tính kết quả riêng rẽ sử dụng hiệu chuẩn với chất chuẩn ngoại

12.3 Tính các kết quả riêng lẻ sử dụng hiệu chuẩn với chất chuẩn nội.

13 Biểu thị kết quả

14 Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục A (tham khảo) Dữ liệu hiệu năng

Phụ lục B (tham khảo) Các ví dụ về độ thu hồi

Phụ lục (tham khảo) Ví dụ về cột HPLC và sắc ký đồ

Phụ lục D (tham kho) Ví dụ về phát hiện

Phụ lục E (tham khảo) Ví dụ về phần mở rộng của phương pháp

Thư mục tài liệu tham khảo

 



1) phần triệu (ppm) là đơn vị không còn được sử dụng. Tức là không được chấp nhận bởi hệ thống đơn vị quốc tế SI.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13676:2023 (ISO 21676:2018) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH PHẦN HÒA TAN CỦA MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC HOẠT TÍNH, SẢN PHẨM CHUYỂN HÓA VÀ CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÁC TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÃ QUA XỬ LÝ – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO – KHỐI PHỔ (HPLC-MS/MS HOẶC -HRMS) SAU KHI BƠM TRỰC TIẾP
Số, ký hiệu văn bản TCVN13676:2023 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản