TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13834-3:2023 (ISO 10256-3:2016) VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG – PHẦN 3: THIẾT BỊ BẢO VỆ MẶT CHO NGƯỜI TRƯỢT BĂNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13834-3:2023
ISO 10256-3:2016

THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG – PHẦN 3: THIẾT BỊ BẢO VỆ MẶT CHO NGƯỜI TRƯỢT BĂNG

Protective equipment for use in ice hockey  Part 3: Face protectors for skaters

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

 Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

4  Các kiểu thiết bị bảo vệ vùng mặt

 Các yêu cầu

5.1  Tính vô hại

5.2  Ecgônômi

5.3  Bộ phận gắn kèm

5.4  Kích cỡ và giới hạn khối lượng (Chỉ dành cho kiểu B2)

5.5  Chất lượng quang học

5.6  Trường nhìn

5.7  Độ đâm xuyên (Lưỡi thử)

5.8  Độ bền va đập từ quả bóng khúc côn cầu

5.9  Thiết kế

5.10  Vùng được bảo vệ

 Phương pháp thử

6.1  Lấy mẫu

6.2  Dung sai

6.3  Kiểm tra và xác định khối lượng

6.4  Ổn định mẫu

6.5  Định vị

6.6  Xác định chất lượng thị lực của dụng cụ bảo vệ vùng mặt

6.7  Xác định độ bền đâm xuyên

6.8  Xác định độ bền va đập từ qu bóng khúc côn cầu – Thiết bị bảo vệ vùng mặt

7  Báo cáo thử nghiệm

8  Ghi nhãn vĩnh viễn

9  Thông tin hướng dẫn sử dụng

Phụ lc A (quy định) Phương pháp kiểm tra chất lượng quang học

Phụ lục B (quy định) Yêu cầu kỹ thuật đối với bóng khúc côn cầu trên băng

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13834-3:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 10256-3:2016;

TCVN 13834-3:2023 do Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP. Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13834 (ISO 10256) Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng gồm các phần sau đây:

– TCVN 13834-1 (ISO 10256-1:2016), Phần 1: Yêu cầu chung;

– TCVN 13834-2 (ISO 10256-2:2016), Phần 2: Thiết bị bảo vệ đầu cho người trượt băng;

– TCVN 13834-3 (ISO 10256-3:2016), Phần 3: Thiết bị bảo vệ mặt cho người trượt băng;

– TCVN 13834-4 (ISO 10256-4:2016), Phần 4: Thiết bị bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn;

– TCVN 13834-5 (ISO 10256-3:2017), Phần 5: Thiết bị bảo vệ chống rách cổ cho người chơi khúc côn cầu trên băng.

 

Lời giới thiệu

Khúc côn cầu trên băng là môn thể thao va chạm, tốc độ cao có nguy cơ gây chấn thương. Mục đích của tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với thiết bị bảo vệ mặt, có tính đến các rủi ro vốn có khi tham gia môn thể thao này, trong số đó có nhiều rủi ro không thể loại trừ bằng thiết bị bảo vệ. Khi chơi môn thể thao này, người tham gia chấp nhận rủi ro bị thương nặng, bị liệt và/hoặc tử vong.

Mục đích của việc sử dụng thiết bị bảo vệ mặt là đ giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các chẩn thương cục bộ đối với đầu và phần mặt mà thiết bị bảo vệ được sử dụng. Chức năng bảo vệ nhằm phân bố và làm giảm lực va chạm, chng lại sự đâm xuyên của các vật thể.

Thiết bị bảo vệ mặt  thể sử dụng thiết bị bảo vệ mắt (kính che mắt) hoặc kính bảo vệ toàn bộ vùng mặt. Chúng luôn được đội cùng với mũ bảo him chơi khúc côn cầu trên băng. Thiết bị bảo vệ mặt được kim tra và đánh giá cùng với mũ bảo hiểm hoặc mũ bảo hiểm mà thiết bị bảo vệ mặt dự định sử dụng.

Để đạt được tính năng có thể có và để đảm bảo độ ổn định trên đầu, mũ bảo him và thiết bị bảo vệ mặt đi kèm phải vừa sát nhất có thể và thoải mái. Khi sử dụng, điều cần thiết là mũ bảo hiểm và thiết bị bảo vệ mặt đi kèm được cài chặt bởi đai đeo cằm hoặc đai đeo cổ, được điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG – PHN 3: THIT BỊ BẢO VỆ MẶT CHO NGƯỜI TRƯỢT BĂNG

Protective equipment for use in ice hockey  Part 3: Face protectors for skaters

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ mặt (bao gồm cả kính che mắt) để sử dụng trong môn khúc côn cầu trên băng và tiêu chuẩn này áp dụng kết hợp với TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).

Các yêu cầu và phương pháp thử tương ứng, nếu phù hp, được quy định đối với những nội dung sau:

a) kết cấu và diện tích bao phủ;

b) độ bền va đập từ quả bóng khúc côn cầu;

c) độ đâm xuyên;

d) trường nhìn;

e) quang hình học (thị giác) và thị lực;

f) độ truyền sáng và độ mù;

g) ghi nhãn và thông tin.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị bảo vệ vùng mặt sử dụng cho:

– những người chơi không phải là thủ môn,

– những người giữ một số chức năng nhất định (ví dụ: trọng tài).

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu nêu trong một điều mục được ưu tiên hơn là nêu trong hình vẽ.

CHÚ THÍCH 2: Mục đích của tiêu chuẩn là giảm nguy cơ chấn thương ở mặt mà không ảnh hưởng đến hình thức hoặc sự hấp dẫn của trận đu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13834-1 (ISO T0256-1), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng – Phần 1: Yêu cầu chung

TCVN 13834-2 (ISO 10256-2), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng – Phần 2: Thiết bị bảo vệ đầu cho người trượt băng

EN 960, Head forms for use in the testing of protective helmets (Dạng đầu để sử dụng trong thử nghiệm mũ bảo hiểm)

ASTM D 1003, Standard Test Method for Haze and Luminous Transmittance of Transparent Plastics (Tiêu chuẩn về phương pháp thử tiêu chuẩn đối với độ mù và độ truyền sáng của nhựa trong suốt)

CSA/Standard Z262.6-14, Specifications for facially featured headforms (Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng đầu có đặc điểm giống khuôn mặt)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Vật rọi sáng chuẩn CIE (CIE Standard illuminants)

Vật rọi sáng A và D65 được xác định bởi CIE, thuật ngữ về phân bố công suất quang phổ tương đi.

CHÚ THÍCH 1: Xem ISO 11664-2 được công bố bởi Ủy ban chiếu sáng quốc tế (CIE).

3.2

Chụp cằm (chin cup)

Bộ phận bảo vệ che phủ khu vực bảo vệ.

CHÚ THÍCH 1: Như chỉ dẫn tại Hình 5.

3.3

Mnh vỡ (chip)

Mẫu có thể nhìn thấy rõ khi bị rơi khỏi thiết bị bo vệ với kích thước lớn hơn 9 mm2.

3.4

Nguồn sáng chuẩn trực (collimated light source)

Tỷ lệ giữa ánh sáng nhìn thấy (từ 380 nm đến 780 nm) được môi trường truyền so với ánh sáng tới.

CHÚ THÍCH 1: Như được viện dẫn đến vật rọi sáng A tiêu chuẩn CIE và vật quang sát quang học chuẩn.

3.5

Kết hợp (combination)

Đặt bộ phận kết hợp thiết bị bảo vệ toàn bộ vùng mặt hoặc kính che mắt trên mũ bo hiểm khúc côn cầu để sử dụng.

3.6

Diop (dioptre)

Đơn vị công suất hội tụ của thấu kính hoặc bề mặt, biểu thị bằng mét nghịch đảo (m-1), hoặc đơn vị của góc chiết quang của mặt sóng (chỉ số chiết quang chia cho bán kính)

3.7

Thiết bị bảo vệ mặt (face protector)

Thiết bị bảo vệ phù hợp cho mỗi loại mũ bảo hiểm được thiết kế đ bảo vệ mặt của người đội tránh b thương.

3.7.1

Thiết bị bảo vệ toàn bộ mặt (full-face protector)

Thiết bị nhằm giảm nguy cơ bị thương cho toàn bộ mặt những người tham gia khúc côn cầu trên băng.

CHÚ THÍCH 1: Như đã chỉ dẫn trong 5.9.1.

3.7.2

Kính che mắt (visor)

Thiết bị nhằm giảm nguy cơ b thương cho mắt những người tham gia môn khúc côn cầu trên băng.

CHÚ THÍCH 1: Như đã chỉ dẫn trong 5.9.2.

3.8

Trường nhìn (field of vision)

<chất lượng quang học> trường nhìn qua thiết bị bảo vệ được gắn ở vị trí “khi đội” được đo có tham chiếu với đồng tử đầu vào của mắt tĩnh khi thiết bị bảo vệ được đặt trên dạng đầu thích hợp.

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình A.1.

3.9  ng của trường nhìn (field of vision directions)

3.9.1

Hướng xuống dưới (inferior/downward)

Góc trong mặt phng thẳng đứng đo xuống từ phương ngang.

3.9.2

Hướng mũi (nasally)

Góc trong mặt phẳng chuẩn được đo từ vị trí chính của ánh mắt nhìn sang trái đối với mắt phải và từ vị trí chính của ánh mắt nhìn sang phải đối với mắt trái.

3.9.3

Hướng nhìn lên trên (Superior/upward)

Góc trong mặt phẳng thẳng đứng đo lên từ phương nằm ngang.

3.9.4

Hướng thái dương (temporally)

Góc trong mặt phẳng chuẩn được đo từ vị trí chính của ánh nhìn sang bên phải đối với mắt phải và từ vị trí chính của ánh nhìn sang trái đối với mắt trái.

3.10

Khe nứt (fracture)

Độ dày khe nứt, vỡ, hoặc tách hoàn toàn vật liệu.

3.11

Gốc mũi (glabella)

Điểm giữa ni bật nhất ở trán giữa hai lông mày, được coi là gốc mũi của xương trán.

3.12

Máy đo góc (goniometer)

Thiết bị định vị di chuyển dạng đầu sao cho có thể ghi lại chuyển động quay theo góc và chuyển đng liên quan đến điểm giác mạc theo cả hướng ngang và dọc.

3.13

Độ mờ (haze)

<tán xạ góc rộng> Tỷ lệ phần trăm ánh sáng truyền qua, khi đi qua mẫu vật, lệch khỏi chùm tia tới do tán xạ về phía trước (tổng góc) do sự không hoàn hảo trong mắt gây ra làm giảm độ rõ của thị lực.

3.14  Vị trí va đập để thử nghiệm thiết bị bảo vệ mặt (impact sites for testing face protectors)

3.14.1

Vị trí va đập cạnh mắt (impact site eye)

Điểm trên mặt phẳng chuẩn, cách mặt đi xứng 25° và theo hướng của mắt.

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 2.

3.14.2

Vị trí va đập cạnh miệng (impact site mouth)

Điểm tại giao điểm giữa mặt phẳng chuẩn và mặt phẳng đối xứng theo phương của tâm miệng trong mặt phẳng chuẩn.

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 2.

3.14.3

Vị trí va đập phía bên cạnh (impact site side)

Điểm giữa miệng và tầm mắt trong mặt phẳng chuẩn, cách mặt đối xứng 25° và theo hướng của trục đứng trung tâm

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 2.

3.15

Khoảng cách giữa các gian đồng tử (interpupillary distance)

IPD

Khoảng cách tính bằng milimét giữa tâm đồng tử của cả hai mắt trên dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt.

3.16

Tia laze (laser)

Loại nguồn sáng kết hợp nhìn thấy được có thể được sử dụng làm nguồn sáng chuẩn trực.

3.17

Độ truyền sáng (luminous transmittance)

Tỷ số giữa ánh sáng (nhìn thấy) được một phương tiện truyền qua so với ánh sáng tới (nhìn thấy).

3.18

Cằm (menton)

Điểm thấp nhất của vùng hàm dưới.

3.19

Vùng không tiếp xúc (no-contact zone)

Vùng được chỉ định của dạng đầu không được phép tiếp xúc trong quá trình thử nghiệm độ bền va đập từ quả bóng khúc côn cầu.

CHÚ THÍCH 1: Xem 5.8 và Hình 3.

3.20

Độ rõ quang học (optical clarity)

Độ sắc nét của hình ảnh.

3.21

Điểm thấp nhất bờ dưới hốc mắt (orbitale)

Điểm thấp nhất trên lề dưới của hốc mắt (lề dưới hốc mắt).

3.22

Bộ cảm quang (photosensor)

Cảm biến có đường kính 5 mm ở giữa đồng tử của dạng đầu được bao phủ bởi thấu kính mờ 5 mm bán kính cong 8 mm, lồi về phía trước.

CHÚ THÍCH 1: Các cảm biến được hiệu chnh cosin, ví dụ, được cung cấp các tấm che khuếch tán để hiệu chỉnh bề mặt nhạy sáng để có góc tới rộng. Ánh sáng tiếp xúc với các cảm biến tạo ra tín hiệu điện được đưa vào giao diện máy tính.

3.23

Vị trí chính của ánh nhìn (primary position of gaze)

PPG

Dòng chạy về phía trước từ tâm của đồng tử khi nhìn về phía trước song song với mặt đối xứng và mặt chuẩn.

3.24

Diop lăng kính (prism diopter)

Đơn vị được sử dụng để đo cường độ lệch của lăng kính.

CHÚ THÍCH 1: Cưng độ trong các diop của lăng kính là 100 x tang của góc lệch của tia sáng.

3.25

Mất cân bằng lăng kính (prism imbalance)

Khi hướng ánh sáng đi qua thấu kính và đi vào mắt này lệch khỏi hướng ánh sáng đi qua thấu kính và đi vào mắt kia.

3.26

Máy gia tốc quả bóng khúc côn cầu (puck accelerator)

Thiết bị có thể tạo một cú đánh bóng khúc côn cầu với vận tốc, hướng cụ thể và với vòng quay tối thiểu

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 7.

3.27

Độ phân giải (resolution)

Khả năng của hệ thống quang học để phân biệt hai điểm ở khoảng cách tối thiểu.

3.28

Khu vực quét (scan area)

Khu vực trường ngoại vi hình bầu dục được xác định theo hưởng cao hơn, hướng thái dương, hướng thấp hơn và hướng dưới mũi.

3.29

Điểm dưới mũi (subnasale)

Sn

Điểm sâu nhất trên bề mặt trước của hàm trên ở đường giữa trong vòng 3,0 mm tính từ sàn của mũi.

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 4 và Hình 6.

3.30

Giá trị ngưỡng (threshold value)

Giá trị thu được khi chùm ánh sáng chuẩn trực tập trung vào điểm giữa giữa đồng tử ở vị trí chính của ánh nhìn và dạng đầu quay 90° trong mặt chuẩn và nguồn sáng chuẩn trực tiếp xúc với cảm biến đồng tử gần nguồn sáng nhất

4  Các kiểu thiết bị bảo vệ vùng mặt

Kiu B1 – thiết bị bảo vệ toàn bộ vùng mặt dành cho những người không phải là th môn.

Kiểu B2 – thiết bị bảo vệ toàn bộ vùng mặt dành cho mọi người, không phải các thủ môn từ 10 tuổi tr xuống.

Kiểu C – thiết bị bảo vệ chỉ che mắt (kính che mắt).

5  Các yêu cầu

5.1  Tính vô hại

Nhà sản xuất phải cung cấp tài liệu bằng văn bản chỉ ra các vật liệu được sử dụng để chế tạo thiết bị bảo vệ đáp ứng các yêu cầu về tính vô hại được nêu trong TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).

5.2  Ecgônômi

Nhà sản xuất phải cung cấp tài liệu chỉ ra rằng thiết bị bảo vệ phải đáp ứng các yêu cầu về Ecgônômi nêu trong TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).

5.3  Bộ phận gắn kèm

Thiết bị bảo vệ phải được thiết kế đ có thể gắn vào mũ bảo hiểm mà không cần sử dụng các công cụ chuyên dụng.

5.4  Kích cỡ và giới hạn khối lượng (Chỉ dành cho kiểu B2)

Thiết bị bảo vệ kiểu B2 chỉ được sử dụng với mũ bảo hiểm được thiết kế đ phù hợp với kích cỡ dạng đầu theo EN 960 cỡ 535 trở xuống và khối lượng của mũ bảo hiểm và thiết bị bảo vệ vùng mặt không được lớn hơn 900 g.

5.5  Chất lượng quang học

5.5.1  Kiểm tra bằng mắt thường

5.5.1.1  Các thấu kính phải được kim tra bằng mắt thường đ tìm các khuyết tật được liệt kê dưới đây trong trường quang học (xem Hình 1) theo 6.6:

a) quang sai gây ra bởi sóng, độ cong vênh, v.v…;

b) khuyết tật của ống kính, chẳng hạn như vết xước, độ nhờn, bong bóng, vết gãy, hình mờ, v.v..

5.5.1.2  Nếu có các thiếu sót trên thì không được tiến hành thử nghiệm thêm và sản phẩm không đạt.

5.5.2  Yêu cầu thử nghiệm

Khi tiến hành phép thử theo 6.6 trong điều kiện môi trường xung quanh (xem ISO 10256-1), thiết bị bảo vệ vùng mặt, ngoại trừ những thiết bị có lồng dây,.phải:

a) có độ truyền sáng tối thiểu là 80 % (rõ ràng);

b) được nhà sản xuất xác định cụ thể là đã nhuộm màu hoặc dùng để lọc;

c) có độ truyền sáng tối thiểu là 20 % trong toàn bộ khu vực thấu kính;

d) có ch số mờ không vượt quá 3 %;

e) trường nhìn không bị che khuất như được nêu trong Hình 1;

f) đáp ứng các yêu cầu quang học tối thiểu của Kiểu 1 hoặc Kiểu 2 trên Bảng 1.

Bảng 1 – Giới hạn lớp quang học

Lớp

Các sai số công suất khúc xạ dư

Sai số công suất lăng kính

Mất cân bằng lăng kính

Công suất phân gii

 

Quả cầu

Loạn thị

 

 

Thẳng đứng

Nằm ngang

 

1

0,125

0,060

0,5

0,250

0,25 BI/0,75 BO

≥ 90°

2

0,125

0,125

0,5

0,250

0,25 BI /1,0 BO

≥ 120°

5.6  Trường nhìn

Khi được thử trong các điều kiện môi trường xung quanh (xem ISO 10256-1) thiết bị bảo vệ vùng mặt kiểu C không được cản tr trường nhìn theo các hướng lên, xuống và hướng ngang như được xác định bởi các góc sau:

a) hướng lên: 35°;

b) hướng xuống: 60°;

c) theo chiều ngang: 90°.

CHÚ THÍCH: Có một số phương pháp để đo nhiễu thị giác.

5.7  Độ đâm xuyên (Lưỡi thử)

Khi tiến hành phép thử theo 6.7, lưỡi thử không được tiếp xúc với dạng đầu trần trong các khu vực được bảo vệ.

5.8  Độ bền va đập từ quả bóng khúc côn cầu

5.8.1  Kiểu B1, B2

5.8.1.1  Phép thử tiếp xúc

Khi tiến hành phép thử theo 6.8:

a) cả thiết bị bảo vệ và miếng đệm đều không được chạm vào dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt trong vùng không tiếp xúc (xem Hình 3);

b) vật liệu hấp thụ chấn động tại khu vực chịu lực phải được gắn chặt vào thiết bị bảo vệ vùng mặt;

c) không được có:

1) sự phá vỡ của các thành phần cấu trúc của thiết bị bảo vệ vùng mặt;

2) các mnh vỡ (có thể có hiện tượng đứt gãy các lớp phủ bề mặt);

3) lỗi của các điểm gắn với mũ bảo hiểm.

5.8.1.2  Phép thử độ bền

Khi tiến hành phép thử theo 6.8, không được có:

a) đứt dây;

b) bị nứt;

c) sự phân tách do hàn trên chu vi của thiết bị bảo vệ hoặc ở nơi các đầu dây gặp nhau, trong trường hợp thiết bị bảo vệ bằng dây hàn.

5.8.2  Kiểu C

5.8.2.1  Phép thử tiếp xúc

Khi tiến hành phép thử theo 6.8:

a) cả kính che mắt và miếng đệm đều không được chạm vào dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt trong vùng không tiếp xúc (xem Hình 3);

b) không được có:

1) vỡ, gãy, hoặc chip của thiết bị bảo vệ mắt;

2) tách thiết bị bo vệ mắt khỏi mũ bảo hiểm;

3) lỗi của các điểm gắn với mũ bảo hiểm.

5.5.2.2  Phép thử độ bền

Khi tiến hành phép thử theo 6.8, không được có:

a) kính che mắt loại trong bị nứt vỡ hoặc kính che mắt dây bị đứt dây;

b) bị nứt;

c) sự phân tách do hàn trên chu vi của thiết bị bảo vệ hoặc ở nơi các đầu dây gặp nhau, trong trường hợp thiết bị bảo vệ bằng dây hàn.

5.9  Thiết kế

5.9.1  Kiểu B1, B2

5.9.1.1  Khoảng cách tối đa

Khoảng cách đo được trên mặt đối xứng và song song với mặt cơ bản giữa mặt trong của miếng bảo vệ mặt và các điểm K và Sn trên dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt không được vượt quá 60 mm (xem Hình 4).

5.9.1.2  Chồng lấn

Thiết bị bảo vệ vùng mặt phải chồng lên mép dưới của mũ bảo hiểm (vùng trán) ít nhất 6 mm trong mặt chuẩn.

5.9.1.3  Khu vực đệm

Thiết bị bảo vệ vùng mặt phải có vùng chịu tải được đệm với diện tích tối thiểu như trong Hình 5.

5.9.1.4  Khoảng cách tối thiểu

Trừ khi được bao phủ bởi lớp đệm, không phần nào của thiết bị, bảo vệ vùng mặt được gần hơn 10 mm so với bề mặt của dạng đầu vùng mặt đặc trưng.

5.9.2  Kiểu C

5.9.2.1  Khoảng cách tối đa (từ dạng đầu đến thiết bị bảo vệ mắt)

Khoảng cách đo được trên mặt đối xứng, song song với mặt cơ bản từ dạng đầu giữa mặt trong của thiết bị bảo vệ mắt và các điểm K và Sn trên dạng đầu vùng mặt đặc trưng không được vượt quá 60 mm (xem Hình 6).

5.5.2.2  Chồng lấn

Thiết bị bảo vệ mắt phải chồng mép dưới của mũ bảo hiểm (vùng trán) ít nhất 6 mm trên mặt chuẩn.

5.9.2.3  Khoảng cách tối đa (từ mũ bảo hiểm đến thiết bị bảo vệ mắt)

Khoảng cách tối đa giữa mũ bo hiểm và thiết bị bảo vệ mắt không được quá 20 mm.

5.10  Phạm vi được bảo vệ

5.10.1  Kiểu B1 và B2 – Thiết bị bảo vệ toàn bộ mặt

Phạm vi được bảo vệ bởi tổ hợp thiết bị bảo vệ mặt và mũ bảo hiểm phải mở rộng theo chiều ngang và dọc xung quanh dạng đầu ít nhất đến Đường thẳng GHZ và ZHG liên tục (không được hin thị) trong Hình 4, khi được nhìn vuông góc với mặt phẳng đối xứng, khi thiết bị bảo vệ mặt được lắp ráp và được gắn trên mũ bảo hiểm thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và khi đội trên đầu có đặc điểm dạng đầu như mô tả trong 6.5.2.

Trong trường hợp mũ bảo hiểm cung cấp khả năng bảo vệ ở phía trước vạch GHZZHG, thiết bị bảo vệ mặt không cần m rộng tr lại vạch GHZZHG với điều kiện thiết bị bảo vệ mặt chồng lên mũ bảo hiểm ít nhất 6 mm, khi nhìn vuông góc với mặt phẳng đối xứng.

5.10.2  Kiểu C – Kính che mắt

Phạm vi được bảo vệ bởi kính che mắt và sự kết hợp mũ bảo hiểm phải m rộng theo chiều ngang và dọc xung quanh dạng đầu ít nhất đến Đường GHSn và SnHG liên tục (không được hiển thị) trong Hình 6, được nhìn vuông góc với mặt phẳng đối xứng khi thiết bị bảo vệ mắt được lắp ráp, lắp trên mũ bảo hiểm phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đặt trên dạng đầu có đặc điểm như mô tả trong 6.5.3.

Trường hợp mũ bảo hiểm bảo vệ cho phía trước Đường GHSnSnHG, thì kính che mắt không cần mở rộng trở lại đường GHSn, miễn là kính che mắt chồng lên mũ bảo hiểm ít nhất 6 mm khi nhìn vuông góc với mặt phẳng đối xứng.

6  Phương pháp thử

6.1  Lấy mẫu

6.1.1  Kiểu thiết bị

Chỉ thử những thiết bị bảo vệ mặt chưa qua sử dụng.

6.1.2  Số lượng

Số lượng mẫu để thử nghiệm và đánh giá thiết bị bảo vệ mặt của một kiểu nhất định được nêu trong Bảng 2. Số mẫu tương ứng vi các số nêu trong Bảng 2 phải có cùng kích cỡ và kiểu dáng.

Thiết bị bảo vệ mặt phải còn mới, được lắp ráp và gắn trên mũ bảo hiểm thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị bảo vệ mặt.

6.1.3  Kết hợp thiết bị bảo vệ mặt/mũ bảo hiểm

Nếu thiết bị bảo vệ mặt được thiết kế để phù hợp với nhiều kiểu dáng mũ bảo hiểm, thì tổ hợp này phải được thử nghiệm hoàn chỉnh. Những tổ hợp khác phải được thử nghiệm theo 5.6, 5.8.1.1 hoặc 5.8.2.1, 5.9 và 5.10.

6.2  Dung sai

Trừ khi có quy định khác, tất cả các dung sai đều theo TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).

6.3  Kiểm tra và xác định khối lượng

(đối với sự kết hợp mũ bảo hiểm/thiết bị bảo vệ vùng mặt B2 phù hợp với kích cỡ dạng đầu EN 960 cỡ 535 hoặc nhỏ hơn)

Xác định khối lượng của các tổ hợp thiết bị bảo vệ đầu/thiết bị bảo vệ vùng mặt có cùng kiểu dáng và kích cỡ được gửi để thử nghiệm được n định ở nhiệt độ môi trường theo TCVN 13834-1 (ISO 10256-1). Tính và ghi giá trị trung bình theo gam, làm tròn chính xác đến 10 g.

6.4  Ổn định mẫu

Các mẫu bảo vệ mặt phải được ổn định trong môi trường xung quanh và nhiệt độ thấp theo 7.1 và 7.2 của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).

6.5  Định vị

6.5.1  Xác định chỉ số định vị mũ bảo hiểm (HPI)

HPI và kích cỡ mũ bảo hiểm tương ứng phải do nhà sản xuất mũ bo hiểm cung cấp. Sau đó, phòng thử nghiệm chọn dạng đầu phù hợp với di kích cỡ đó. Trường hợp nhà sản xuất không có sẵn HPI và dải kích c mũ bảo hiểm tương ứng, thì mũ bảo hiểm sẽ không được thử nghiệm.

6.5.2  Định vị mũ bảo him có kính bảo vệ toàn bộ mặt

6.5.2.1  Yêu cầu chung

Thiết bị bảo vệ phải được định vị trên dạng đầu lớn nhất trong dải kích cỡ theo hướng dẫn của nhà sản xuất sao cho phần cằm của thiết bị bảo vệ nằm trên vùng chịu lực của dạng đầu (xem Hình 5) và mũ bảo hiểm được định vị theo HPI.

6.5.2.2  Xác định thiết kế và khu vực bảo vệ

Khi được định vị theo 6.5.2.1, thiết bị bảo vệ toàn bộ vùng mặt phải đáp ứng các yêu cầu tại 5.8.1, 5.9.1 và 5.10.1.

6.5.3  Định vị mũ bo him có kính che mắt

6.5.3.1  Yêu cầu chung

Điều chỉnh và định vị mũ bo hiểm trên dạng đầu lớn nhất cho dải kích cỡ của mũ bảo hiểm bằng cách sử dụng HPI.

6.5.3.2  Xác định thiết kế và phạm vi được bảo vệ

Khi được định vị theo 6.5.3.1, kính che mắt phải đáp ứng các yêu cầu tại 5.9.2 và 5.10.2.

6.6  Xác định chất lượng thị lực của dụng cụ bảo vệ mặt

6.6.1  Chất lượng quang học trong phạm vi trường nhìn

Khi được định vị theo 6.5.2.1 hoặc 6.5.3.1, thiết bị bảo vệ mặt phải đáp ứng các yêu cầu tại 5.5.

Phụ lục A cung cấp các phương pháp thử đối với chất lượng quang học của thiết bị bảo vệ mắt.

6.6.2  Trường nhìn ngoại vi

Khi được định vị theo 6.5.2.1 hoặc 6.5.3.1, thiết bị bảo vệ mặt phải đáp ứng các yêu cầu tại 5.6.

Trường nhìn ngoại vi phải được đánh giá theo Phụ lục C của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2).

6.7  Xác định độ đâm xuyên

6.7.1  Thiết bị thử nghiệm

Thiết bị bao gồm:

a) dạng đầu đặc trưng theo CSA Z262.6, và

b) lưỡi thử thép theo Hình 5 của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2).

6.7.2  Cách tiến hành

6.7.2.1  Phép thử độ đâm xuyên – Kiểu B1, B2

Khi được định vị theo 6.5.2.1, thiết bị bảo vệ toàn bộ mặt phải đáp ứng các yêu cầu tại 5.7.

Cố gắng tiếp xúc với dạng đầu trong phạm vi được bảo vệ (xem Hình 4) bằng cách cố gắng luồn vào, ở bất kỳ góc nào, bất kỳ phần nào của lưỡi thử nghiệm kết thúc qua tất cả các lỗ. Ghi lại xem có tiếp xúc với bề mặt của dạng đầu trần hay không.

6.7.2.2  Phép thử độ đâm xuyên – Kiểu C (kính che mắt)

Khi được định vị theo 6.5.3.1, kính che mắt phải đáp ứng các yêu cầu trong 5.7.

Cố gắng tiếp xúc với dạng đầu trong phạm vi được bảo vệ (xem Hình 6) bằng cách cố gắng luồn vào, ở bất kỳ góc độ nào, bất kỳ phần nào của đầu lưỡi thử từ phía trước và phía bên (chứ không phải từ phía trên hoặc phía dưới). Ghi lại xem có tiếp xúc với bề mặt của dạng đầu trần hay không.

6.8  Xác định độ bền va đập từ quả bóng khúc côn cầu – Thiết bị bảo vệ mặt

6.8.1  Thiết bị

6.8.1.1  Máy gia tốc đo vận tốc quả bóng khúc côn cầu

Phải sử dụng một máy gia tốc đo vận tốc quả bóng khúc côn cầu với khả năng đạt được từ 10 m/s đến 33 m/s với độ chính xác ± 1 m/s (xem Bảng 2).

6.8.1.2  Khoảng cách tối đa

6.8.1.3  Đe đặt dạng đầu

Thiết bị, dụng cụ thử phải bao gồm một đe với bề mặt bên trên phẳng nằm ngang để đặt dạng đầu đặc trưng trên khuôn mặt. Dạng đầu phải được căn chỉnh theo chiều dọc và gắn vào đế phẳng nằm ngang.

6.8.1.4  Dạng đầu đặc trưng trên khuôn mặt

Các dạng đầu đặc trưng trên khuôn mặt phải theo CSA Z262.6. Yêu cầu này đã được nêu trước đây và không cần phải lặp lại.

6.8.1.5  Quả bóng khúc côn cầu

Quả bóng khúc côn cầu phải theo các yêu cầu được nêu trong Phụ lục B.

6.8.1.6  Keo dán chỉ thị tiếp xúc

Để chỉ ra sự tiếp xúc giữa thiết bị bảo vệ mặt và dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt trong quá trình thử nghiệm, phải sử dụng một loại keo dán chỉ thị tiếp xúc thích hợp như silicon hoặc kẽm oxit.

6.8.2  Cách tiến hành

6.8.2.1  Yêu cầu chung

Khi được định vị theo 6.5.2.1 hoặc 6.5.3.1, thiết bị bảo vệ mặt phải đáp ứng các yêu cầu tại 5.8.

Phép thử phải được thực hiện theo Bảng 2.

CHÚ THÍCH 1  Các vị trí va đập được nêu trong Hình 2 và được định nghĩa tại 3.14.

CHÚ THÍCH 2  Hình 7 nêu ví dụ về thiết bị.

6.8.2.2  Lắp ráp

Lắp ráp thiết bị bảo vệ mặt với mũ bảo hiểm phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6.8.2.3  Chất chỉ thị tiếp xúc

Bôi chất chỉ thị tiếp xúc (xem 6.8.1.5) lên vùng không tiếp xúc của dạng đầu với độ dày tối đa là 1 mm.

6.8.2.4  Định vị dạng đầu

Đặt dạng đầu đặc trưng lên trước máy gia tốc đo vận tốc quả bóng khúc côn cầu sao cho đường tâm của đường quả bóng khúc côn cầu trùng với tâm của điểm cần tác động.

6.8.2.5  Định vị máy gia tốc đo vận tốc quả bóng khúc côn cầu

Máy gia tốc đo vận tốc quả bóng khúc côn cầu phải được hướng về phía vị trí va đập sao cho khoảng cách giữa v trí va đập trên thiết bị bảo vệ và phần cuối của thiết bị dẫn hướng của máy gia tốc đo tc độ bóng khúc côn cầu không được vượt quá 600 mm.

6.8.2.6  Ghi dữ liệu

Sau mỗi lần va đập, phải kim tra sự tiếp xúc giữa dạng đầu và thiết bị bảo vệ mặt. Nếu thiết bị bảo vệ mặt đã chạm vào dạng đầu thì ghi lại điều này và mọi hư hỏng (ví dụ: biến dạng, gãy, vỡ, tách rời khỏi mũ bảo hiểm) đối với thiết bị bảo vệ vùng mặt.

Đối với các thử nghiệm độ bền, chỉ cần ghi lại hư hỏng đối với thiết bị bảo vệ vùng mặt.

7  Báo cáo thử nghiệm

Ngoài các yêu cầu tại TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), báo cáo thử nghiệm phải nêu phương pháp thử để xác định chất lượng thị lực (xem 5.5).

8  Ghi nhãn vĩnh viễn

Ngoài các yêu cầu của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), thiết bị bảo vệ vùng mặt phải ghi nhãn về:

a) kích cỡ hoặc dải kích cỡ của thiết bị bảo vệ mặt;

b) nhận diện đối với thiết bị bảo vệ mắt được nhuộm màu hoặc lọc và thiết bị bảo vệ toàn bộ vùng mặt.

9  Thông tin hướng dẫn sử dụng

Ngoài các yêu cầu của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), các thông tin sau phải được cung cấp cho người sử dụng:

a) hướng dẫn liên quan đến việc lắp ráp thiết bị bảo vệ mặt trên mũ bảo hiểm;

b) mũ bảo hiểm có thiết bị bảo vệ mặt được dự định sử dụng;

c) trong trường hợp thiết bị bảo vệ kiểu C, có cảnh báo bao gồm các yếu tố sau:

1) thiết bị bảo vệ mắt (kính che mắt) chỉ bảo vệ một phần cho mắt và không bảo vệ miệng, răng, mặt dưới và hàm;

2) để giảm thiểu rủi ro chấn thương nên bảo vệ toàn bộ mặt;

3) việc không tuân theo khuyến cáo này có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn.

Bảng 2 – Phép thử bảo vệ mặt

Kiểu

Phép thử

Thứ tự mẫu

Vị trí va dập

Nhiệt độ ổn định mẫu

Vận tốc quả bóng khúc côn cầu

m/s

B1

Tiếp xúc

1

Mắt

Môi trường xung quanh

28 a

2

Miệng

3

Bên cạnh

Độ bền

4

Mắt, miệng hoặc bên cạnh

Thấp

33 a

B2

Tiếp xúc

1

Mắt

Môi trường xung quanh

15 a

2

Miệng

3

Bên cạnh

Độ bền

4

Mt, miệng hoặc bên cạnh

Thấp

15 a

C

Phép thử tiếp xúc

1

Mắt

Môi trường xung quanh

10 a

Phép thử độ bền

2

Thấp

28 a

CHÚ THÍCH: Thiết bị bảo vệ B2 được thử nghiệm với các dạng đầu có kích cỡ 535 hoặc thấp hơn.

a Dung sai: ±1,0 m/s.

Hình 1 -Trường nhìn ngoại vi

CHÚ DN

1 mặt phẳng đối xứng

2 dạng đầu

3 thiết bị bảo vệ mặt

4 va đập bên cạnh

5 va đập cạnh miệng

6 va đập vào mắt

7 mặt phẳng chính diện-giữa

Hình 2 – Các vị trí va đập từ quả bóng khúc côn cầu để thử nghiệm thiết bị bảo vệ mặt (hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng)

CHÚ DẪN

1 mặt phẳng đối xứng

2 giữa trán

3 mặt phẳng gốc

Dạng đầu đặc trưng theo tiêu chuẩn CSA Z262.6

Kích thước cho vùng không tiếp xúc

Kích thước

mm

A

B

C

D

E

F

605

51

17

28

18

37

70

575

48

16

28

17

36

68

535

60

0

25

0

36

60

515

55

0

23

0

35

55

Hình 3 – Vùng không tiếp xúc (kích thước dự kiến)

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 mặt phng gốc

2 mặt phẳng chính diện-giữa

Dng đầu đc trưng theo tiêu chuẩn CSA Z262.6

Kích thước

mm

E

605

81,6

575

78,3

535

76,9

515

75,9

Hình 4 – Định nghĩa vùng được bảo vệ của thiết bị bảo vệ toàn bộ vùng mặt (hình chiếu cạnh)

Kích thước tính bằng milimét

Dạng đầu đặc trưng theo tiêu chuẩn CSA Z262.6

Kích thước cho phạm vi chịu tải

D

A

(tối thiểu – tối đa)

B

605

53

18-27

18

575

53

18-27

18

535

48

15-24

15

515

42

15-24

15

Hình 5 – Phạm vi chịu tải tối thiểu

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

1 mặt phẳng gốc

2 mặt phẳng chính diện-giữa

Hỉnh 6 – Xác định phạm vi được bảo vệ đối với kính che mắt (hình chiếu cạnh)

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 máy gia tốc quả bóng khúc côn cầu

2 quà bóng khúc côn cầu

3 ngang tầm mắt

4 ngang miệng

5 dạng đầu

6 đế

Hình 7 – Sơ đồ của thiết bị thử độ bền va đập quả bóng khúc côn cầu của thiết bị bảo vệ mặt

 

Phụ lục A

(quy định)

Phương pháp kiểm tra chất lượng quang học

A.1  Yêu cầu chung

Các phép thử về cường độ phân giải, độ mờ, sai lỗi cường độ tập trung và quang sai phải được đánh giá trong toàn bộ trưởng nhìn như được định nghĩa dưới đây trong A.2, các sai số công suất khúc xạ, rối loạn, lăng trụ phải được đánh giá tại PPG, như được xác định theo sự phù hợp của mũ bảo hiểm và kính che mt dựa trên hình dạng thử nghiệm có kích c phù hợp.

A.2  Xác định trường nhìn chất lượng quang học

A.2.1  Thiết bị thử nghiệm

Các phép thử quy định trong Phụ lục này phải được thực hiện bằng các phương tiện cơ học, bao gồm

a) máy đo góc,

b) nguồn sáng chuẩn trực, và

c) dạng đầu thích hợp.

Phải sử dụng máy đo góc để xoay dạng đầu, trên đó được gắn một chiếc mũ bảo hiểm khúc côn cầu trên băng ở vị trí như cũ với thiết bị bảo vệ vùng mặt được gắn vào. Chuyển động quay theo góc và chuyển động ngang và dọc của máy đo góc cho phép quét hình cầu.

Nguồn sáng chuẩn trực phải được sử dụng để xác định các mục tiêu đồng tử vì cung cấp chùm ánh sáng song song, đơn sắc. Cả hai bộ cảm quang phải được kiểm tra đồng thời đối với trường nhìn ngoại vi. Chùm sáng phải được tập trung vào điểm giữa của đồng tử và điểm này không được di chuyển do bất kỳ chuyển động ngang hoặc dọc nào của dạng đầu. Mỗi mục tiêu đồng tử phải có đường kính 5 mm, được biểu thị bằng cầm biến quang và được bao ph bởi thấu kính mờ 5 mm với bán kính cong 8 mm, lồi về phía trước. Ánh sáng tiếp xúc với cầm quang tạo ra tín hiệu điện được đưa vào giao diện máy tính.

A.2.2  Thiết lập phép thử

Việc thiết lập phép thử để xác định trường nhìn chất lượng quang học phải như sau.

a) phải sử dụng dạng đầu đặc trưng của vùng mặt.

b) tâm của đồng tử bên phải được căn chỉnh sao cho dọc theo vị trí chính của ánh mắt nhìn, nguồn sáng không thay đổi vị trí do bất kỳ chuyển động ngang hoặc dọc nào của dạng đầu trong suốt phạm vi 90° cao hơn, 90° thấp hơn, và 90° theo phương ngang.

c) phải lặp lại mục b) đối với đồng tử bên trái.

CHÚ DN

1 kính che mắt

a tâm bên phải đồng tử.

b tâm bên trải đồng tử.

Hình A.1 – Trường nhìn chất lượng quang học

A.3  Cường độ phân giải

Mục tiêu của phép thử phải bao gồm các vòng sáng có kích cỡ khác nhau trên nền đen. Mỗi vòng phi có đường kính trong bằng một phần ba đường kính ngoài. Kích cỡ hiệu dụng của mỗi vòng phải được chỉ định bằng phương pháp số học của hai đường kính liên quan, được biểu thị bằng giây của cung tròn phụ thuộc vào vật kính của kính thiên văn.

Kính thiên văn phải được đặt cách mục tiêu ít nhất 10 m và phải có độ phóng đại đ để ảnh hưởng không đáng kể đến mắt. Khẩu độ rõ ràng của vật kính thiên văn phải được che ở đường kính 5 mm. Hệ thống phải có chất lượng đủ để cho phép phân giải vòng ít nhất 40 s. Độ phân giải này phải được duy trì ở tất cả các độ sáng hình ảnh được sử dụng trong thử nghiệm.

CHÚ THÍCH  Độ phóng đại 8x thường là phù hợp.

Thiết bị bảo vệ mặt hoặc kính che mắt cần thử nghiệm phải được đặt ngay trước vật kính của kính thiên văn và vuông góc với trục. Khả năng phân giải phải được đánh giá trên toàn bộ trưởng nhìn.

A.4  Độ truyền sáng

Độ truyền sáng cho vùng quan sát phải được xác định bằng vật rọi sáng A theo CIE. Tất cả các phép đo độ truyền sáng phải là độ truyền qua đều đặn với tỷ lệ tới chuẩn trên phần hình tròn có đường kính 5 mm của thiết bị bảo vệ mặt hoặc kính che mắt.

A.5  Mất cân bằng lăng kính

Thiết bị bảo vệ phải được định vị trên dạng đầu ở vị trí đeo bình thường và như trong Hình A.2. Thấu kính phải được đặt ở phía trước 2 000 mm ± 5 mm của mặt phẳng hình ảnh, mặt phẳng hình ảnh phải mịn, có vân hạt với cách tử nở chéo 1 mm. Vì thấu kính (L) có tiêu cự 1 m nên khoảng cách từ mặt phẳng (P) đến thu kính là (2 ± 0,005) m. Khẩu độ lỗ ngắm (P) phải được điều chỉnh để chỉ có một hình ảnh được tạo ra trong mặt phẳng hình ảnh khi không có thiết bị bảo vệ trên dạng đầu. Vị trí của hình ảnh đó phải được đánh dấu hoặc ghi chú và xác định là P0.

Sau khi thiết bị bảo vệ đã được đặt vào hệ thống, hai hình ảnh thường được nhìn thấy trong mặt phẳng hình ảnh. Mặt phẳng hình ảnh phải được kiểm tra bằng kính lúp. Trong trường hợp thiết bị bảo vệ không có sự mất cân bằng lăng kính, chỉ có thể nhìn thấy một hình ảnh trong mặt phẳng hình ảnh. Bằng cách chặn chùm tia từ mỗi vị trí trong số hai mắt, có thể xác định hình ảnh cụ thể đến từ mắt trái và mắt phải. Vị trí hình ảnh bên trái và bên phải được xác định tương ứng là PL và PR.

Công suất lăng trụ trong các diop lăng kính của vật bảo vệ là một nửa khoảng cách, tính bằng centimet, giữa P0 và PL hoặc PR, tùy theo giá trị nào lớn hơn.

Khoảng cách nằm ngang giữa hai hình nh tính bằng centimet, chia cho 2, là độ mt cân bằng của lăng kính nằm ngang trong các diop của lăng kính.

Khoảng cách theo phương thẳng đứng của hai ảnh tính bằng centimet chia cho 2 là lăng trụ đứng mất cân bằng.

Khi nhìn vào mặt phẳng hình ảnh mờ từ phía sau (và do đó nhìn về phía dạng đầu từ phía sau mặt phẳng hình ảnh), nếu

a) hình ảnh bên phải (một trong hai hình ảnh) đến từ khu độ phù hợp trong tấm khẩu độ, sự mất cân bằng lăng kính ngang là “lệch ngoài” (based out),

b) hình ảnh bên trái đến từ khẩu độ bên phải, sự mất cân bằng lăng kính ngang là “lệch trong” (based in).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

AP  Tấm khẩu độ với hai khẩu độ bên ngoài cách nhau bằng khoảng cách đồng tử của thiết bị bảo vệ

C  kính áp tròng

D  thiết bị bảo vệ mặt được gắn trên dạng đầu (không hiển thị dạng đầu)

 bộ lc nhiễu, λ tối đa 590 nm ± 20 nm (tùy chọn)

IP  mặt phẳng hình ảnh

 ống kính có tiêu cự 1000 mm và đường kính 80 mm

 tấm có lỗ đường kính 0,5 mm

S  nguồn sáng vonfram nhỏ

Hình A.2 – Thiết bị dùng cho phép thử mất cân bằng lăng kính

A.6  Công suất của lăng kính, khúc xạ và loạn thị

A.6.1  Thiết bị

Kính đo xa: Kính thiên văn có khu độ danh nghĩa là 20 mm và độ phóng đại từ 10x đến 30x, được trang bị thị kính có thể điều chỉnh được kết hợp với một tấm lưới.

Mục tiêu được chiếu sáng: Mục tiêu, bao gồm một tấm màu đen kết hợp hình cắt (xem Hình A.3) phía sau được đặt một nguồn sáng có độ rọi điều chỉnh được với một tụ điện, nếu cần, để tập trung hình ảnh phóng đại của nguồn sáng trên vật kính của kính đo xa.

Hình A.3 – Mục tiêu được chiếu sáng

Bộ lọc có độ truyền tối đa trong phần màu xanh lục của quang phổ có thể được sử dụng để giảm quang sai màu.

A.6.2  Thiết lập

Kính đo xa và vật được chiếu sáng đặt trên cùng một trục quang học cách nhau 4,60 m ± 0,02 m.

Người quan sát tập trung lưới chữ thập và mục tiêu và căn chỉnh kính đo xa để thu được hình nh rõ ràng của mẫu. Cài đặt này được coi là điểm 0 của thang lấy nét của kính đo xa.

Kính đo xa phải được căn chỉnh sao cho khẩu độ trung tâm của mục tiêu được chụp trên tâm của lưới chữ thập. Cài đặt này được coi là điểm 0 của thang đo lăng kính.

A.6.3  Cách tiến hành

Đặt kính che mắt trước kính đo xa để mô phỏng vị trí đeo sao cho

a) kính đo xa được căn chỉnh với một trong những điểm giao nhau giữa điểm nhìn chính của kính che mắt,

b) đường cong cơ sở của kính che mắt được mô phỏng (được xác định khi kính che mắt dược dán vào mũ bảo hiểm của đối tượng trên dạng đầu thử nghiệm phù hợp).

Điều chỉnh kính đo xa cho đến khi hình ảnh của mục tiêu được lấy nét rõ ràng (nếu hình ảnh mục tiêu bị mờ, hãy điều chỉnh tiêu điểm sao cho có thể phân giải được).

Xoay mục tiêu để căn chỉnh các kinh tuyến chính của mắt với các thanh của mục tiêu (sao cho một tập hợp các thanh ở vị trí lấy nét tốt nhất).

Điều chỉnh lại tiêu điểm trên tập hợp các thanh này để lấy nét tốt nhất (phép đo D1) và sau đó trên các thanh vuông góc (phép đo D2). Quy trình này được lặp lại cho cả hai điểm mắt phải và trái trên kính che mắt.

CHÚ THÍCH 1: Công suất khúc xạ hình cầu là giá trị trung bình, D1 + D2 / 2 từ các phép đo này.

CHÚ THÍCH 2: Công suất cố định là hiệu số tuyệt đối, D1 + D2 của hai phép đo.

Trong quá trình này, sử dụng tiêu điểm tốt nhất trên toàn bộ mục tiêu cho mỗi kinh tuyến.

CHÚ THÍCH 3: Hình khuyên lớn của mục tiêu có đường kính ngoài (23,0 ±0,1) mm với độ mở hình khuyên là (0,6 ± 0,1) mm.

CHÚ THÍCH 4: Hình khuyên nhỏ có đường kính trong là (11,0 ± 0,1) mm với độ m hình khuyên là (0,6 ± 0,1) mm.

CHÚ THÍCH 5: Khe trung tâm có đường kính (0,6 ±0,1) mm. Các thanh này có chiều dài danh nghĩa là 20 mm và chiều rộng là 2 mm với khoảng cách danh nghĩa là 2 mm.

A.6.4  Công suất lăng kính

Mắt cần kiểm tra được đặt trước kính đo xa và nếu điểm giao nhau của các đường lưới chữ thập nằm ngoài ảnh của hình tròn lớn thì lăng trụ vượt quá 0,25 cm/m. Nếu giao điểm của các đường thẳng nằm trong ảnh của đường tròn nhỏ của mục tiêu thì lăng trụ nhỏ hơn 0,12 cm/m.

A.7  Độ m

Thiết bị bảo vệ mặt hoặc kính che mắt bằng nhựa trong suốt không được mài mòn bởi bất kỳ dụng cụ hoặc quy trình nhân tạo nào. Trường nhìn chất lượng quang học như đã phác tho phải được cắt dọc thành ba phần xấp xỉ bằng nhau và mỗi phần phải được thử nghiệm theo thiết bị và phương pháp quy định trong ASTM D 1003.

Bởi vì ba phần của trường nhìn chất lượng quang học có các mức độ cong tích hợp khác nhau, chúng phải được xoay trong quá trình thử nghiệm sao cho chùm ánh sáng đi qua càng vuông góc với bề mặt thử nghiệm càng tốt. Tổng bề mặt của ba mảnh phải được kiểm tra xem có độ mờ không

 

Phụ lục B

(quy định)

Yêu cầu kỹ thuật đối với bóng khúc côn cầu trên băng

B.1  Quy định chung

Phụ lục này quy định các yêu cầu đối với quả bóng khúc côn cầu nhằm mục đích sử dụng trong thử nghiệm các thiết bị bảo vệ trong phạm vi của tiêu chuẩn này.

B.2  Yêu cầu chung

B.2.1  Vật liệu

Quả bóng phải là sản phẩm với tên gọi “qu bóng khúc côn cầu” và phải cấu tạo từ hợp chất cao su cứng có nguồn gốc từ:

a) cao su tự nhiên,

b) polyisopren tổng hợp,

c) polyme đồng trùng hợp styren butadien, hoặc

d) hỗn hợp của các vật liệu từ a) đến c).

B.2.2  Đường kính

Đường kính của quả bóng khúc côn cầu phải là 76,2 mm ± 0,6 mm.

B.2.3  Độ dày

Độ dày của quả bóng khúc côn cầu phải là 25,4 mm ± 0,6 mm.

B.2.4  Vân khía

Bề mặt cong theo chu vi của quả bóng khúc côn cầu phải được hoàn thiện bằng khía.

B.2.5  Khối lượng

Khối lượng của quả bóng khúc côn cầu phải không nhỏ hơn 155 g và không ln hơn 170 g.

B.3  Tính chất vật lý

B.3.1  Độ cứng ở nhiệt độ phòng

Độ cứng ở nhiệt độ phòng, đo bằng máy đo độ cứng Shore kiểu C, không được nhỏ hơn 55 điểm và không được lớn hơn 65 điểm (xem B.4.1).

B.3.2  Độ cứng ở 0 °C

Độ cứng ở 0 °C, đo bằng máy đo độ cứng Shore kiểu C, phải lớn hơn tối đa 7 điểm so với độ cứng được xác định ở nhiệt độ phòng (xem B.3.1 và B.4.1).

B.4  Phương pháp thử

B.4.1  Độ cứng ở nhiệt độ phòng

Độ cứng của quả bóng khúc côn cầu phải được xác định theo ASTM D 2240.

B.4.2  Độ cứng ở 0 °C

Quả bóng khúc côn cầu phải được ổn định trong thời gian 1 h trong hỗn hợp nước đá và nước. Độ cứng ở 0 °C phải được xác định ngay sau khi loại bỏ đá và nước, theo ASTM D 2240.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1 ] ISO 11664-2, Colorimetry – Part 2: CIE Standard illuminants.

[2] ASTM D 2240-05, Standard Test Method for Rubber Property – Durometer Hardness.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13834-3:2023 (ISO 10256-3:2016) VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG – PHẦN 3: THIẾT BỊ BẢO VỆ MẶT CHO NGƯỜI TRƯỢT BĂNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN13834-3:2023 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản