TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13756-2:2023 VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG – ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN 01 XI LANH CÔNG SUẤT DƯỚI 37KW DÙNG CHO MÁY NÔNG, LÂM NGHIỆP – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẶC TÍNH ĐỘNG CƠ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13756-2:2023

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIÊU PÍT TÔNG – ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN 01 XI LANH, CÔNG SUẤT DƯỚI 37KW DÙNG CHO MÁY NÔNG, LÂM NGHIỆP – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẶC TÍNH ĐỘNG CƠ

Reciprocating internal combustion engines – Single cylinder diesel engines with a power less than 37kW for agriculture and forestry machinery – Part 2: Performance test method

 

Mục lục

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Phương pháp và hạng mục thử nghiệm

5 Chuẩn bị thử nghiệm

6 Điều kiện đo

7 Tính toán và hiệu chnh

8 Thử nghiệm đặc tính toàn tải

9 Thử nghiệm công suất định mức

10 Kiểm tra tốc độ vòng quay không tải cực đại

11 Thử nghiệm đặc tính tải

12 Thử nghiệm công suất định mức liên tục

13 Thử nghiệm công suất cực đại

14 Thử nghiệm tính năng điều tốc

Phụ lục A (Quy định): Thông số kỹ thuật động cơ

Phụ lục B (Tham khảo): Báo cáo kết quả thử nghiệm động cơ

Phụ lục C (Quy định): Báo cáo kết quả thử nghiệm đặc tính điều tốc của động cơ

Phụ lục D (Quy định); Quan hệ giữa tốc độ thay đổi tải tức thời lớn nhất và áp suất có ích trung bình tại công suất định mức liên tục

Phụ lục E (Tham khảo): Quan hệ công suất, mô men và suất tiêu hao nhiên liệu theo tốc độ quay trục khuỷu

Phụ lục F (Tham khảo); Quan hệ công suất, mô men và suất tiêu hao nhiên liệu theo tỷ lệ % tải trọng

Phụ lục G (Quy định): Phương pháp đo tiêu hao dầu bôi trơn

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13756-2: 2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo JIS B 8018- 1989 Test of small size diesel engines for land use

TCVN 13756-2: 2023 do Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13756: 2023 Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Động cơ điêzen 01 xi lanh công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp gồm các phần sau:

– TCVN 13756-1: 2023 Động cơ đốt trong kiểu pit tổng – Động cơ điêzen 01 xi lanh công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp – Phần 1: Thông số cơ bản và yêu cầu kỹ thuật chung.

– TCVN 13756-2: 2023 Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Động cơ điêzen 01 xi lanh công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp – Phần 2: Phương pháp thử đặc tính động cơ.

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIÊU PÍT TÔNG – ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN 01 XI LANH, CÔNG SUẤT DƯỚI 37KW DÙNG CHO MÁY NÔNG, LÂM NGHIỆP – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP TH ĐẶC TÍNH ĐỘNG CƠ

Reciprocating internal combustion engines – Single cylinder diesel engines with a power less than 37kW for agriculture and forestry machinery – Part 2: Performance test method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho động cơ điêzen 01 xi lanh, công suất dưới 37kW dùng cho máy nông, lâm nghiệp (sau đây gọi là động cơ) và quy định phương pháp đo đặc tính động cơ này.

Tiêu chuẩn này áp dụng (bao gồm nhưng không gii hạn) cho các máy sau:

– Máy kéo;

– Máy thu hoạch;

– Máy xay xát;

– Máy cưa gỗ;

– Máy nén khí;

– Máy phát;

– Bơm nước.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, những đơn vị hoặc giá trị được biểu thị trong { } dựa trên hệ đơn vị cũ được ghi kèm để tham khảo.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7861-1: 2008 (ISO 2710-1: 2000) Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ dùng trong thiết kế và vận hành động cơ.

TCVN 8273-1: 2009 (ISO 7967-1: 2005) Động cơ đốt trong kiu pit tông – Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống – Phần 1: Kết cấu và phần bao ngoài.

TCVN 8273-4: 2009 (ISO 7967-4: 2005) Động cơ đốt trong kiểu pít tông – Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống – Phần 4: Hệ thống tăng áp và hệ thống nạp/thải khí.

TCVN 8273-5: 2013 (ISO 7967-5: 2010) Động cơ đốt trong kiểu pít tông – Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống – Phần 5: Hệ thống làm mát.

TCVN 8273-8: 2009 (ISO 7967-8: 2005) Động cơ đốt trong kiểu pít tông – Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống – Phần 8: Hệ thống khởi động.

TCVN 6446-1998 (ISO 1585-1992) Phương tiện giao thông đường b – Qutắthử động cơ – Công suất hữu ích.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 7861-1: 2008 (ISO 2710-1: 2000), TCVN 8273-1: 2009 (ISO 7967-1: 2005), TCVN 8273-4: 2009 (ISO 7967-4: 2005), TCVN 8273-5: 2013 (ISO 7967-5: 2010), TCVN 8273-8: 2009 (ISO 7967-8: 2005) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1  Động cơ tốc độ biến đổi (variable speed engine)

Động cơ được sử dụng với tốc độ vòng quay khác nhau.

Ví DỤ: Dùng cho máy kéo.

3.2  Động cơ tốc độ không đổi (constant speed engine)

Động cơ được sử dụng với tốc độ vòng quay hầu như không đổi.

VÍ DỤ: Máy phát điện

3.3  Công suất định mức (rated power)

Công suất phanh cho động cơ tốc độ biến đổi được nhà sản xuất quy định bằng công suất do động cơ tạo ra ở tốc độ vòng quay định mức.

3.4  Tốc độ vòng quay định mức (rated rotational speed)

Tốc độ vòng quay do nhà sản xuất quy định khi xác định công suất định mức.

3.5  Công suất định mức liên tục (continuos rated power)

Công suất phanh do nhà sản xuất quy định ở tốc độ vòng quay định mức liên tục bằng công suất động cơ tốc độ không đi có khả năng sử dụng liên tục trong các điều kiện duy trì do nhà sản xuất quy định và động cơ có khả năng duy trì tạm thời mức quá ti 10%.

3.6  Tốc độ vòng quay định mức liên tục (continous rated rotational speed)

Tốc độ vòng quay do nhà sản xuất quy định để xác định công suất định mức liên tục.

3.7  Công suất cực đại (maximum power)

Công suất phanh cực đại mà động cơ tốc độ không đổi có khả năng tạo ra trong giới hạn của công suất định mức liên tục.

3.8  Công suất phanh tổng (gross brake power)

Công suất phanh của động cơ chỉ được trang bị các thiết bị phụ cần thiết cho hoạt động của động cơ (Điều kiện lắp đặt A của Bảng 1), khi đo động cơ trên bệ thử.

3.9  Công suất phanh hữu ích (net brake power)

Công suất phanh của động cơ được trang bị các thiết bị phụ cần thiết cho mục đích sử dụng cụ thể và ảnh hưởng đến công suất của động cơ (Điều kiện lắp đặt B của Bảng 1) khi đo động cơ trên bệ thử.

Bảng 1 – Điều kiện lắp đặt thiết bị phụ

Thiết bị phụ

Điều kiện lắp đặt A

(công suất phanh tổng)

Điều kiện lắp đặt B

(công suất phanh hữu ích)

Hệ thống nạp.

 

 

 

 

ng nạp.

 

 

Thiết bị kiểm soát khí thải hộp các te

 

 

Bộ lọc không khí (b).

(a)

(c)

Giảm thanh ống nạp.

×

 

 

Thiết bị hạn chế tốc độ.

 

 

Thiết bị sấy nóng khí ống nạp.

 

 

 

 

Hệ thống thải

 

 

 

 

Ống thải.

 

 

ng nối.

x

 

 

Giảm thanh.

x

 

(e)

Ống đuôi.

x

(a)(d)

 

Bộ hãm khí thải(f).

x

 

 

Hệ thống cung cấp nhiên liệu(g).

 

 

Bộ lọc tinh.

Δ

 

 

Bộ lọc phụ.

Δ

 

 

Hệ thống làm mát.

 

 

 

 

Làm mát bằng dung dịch:

 

 

Két tản nhiệt.

×

 

 

Quạt.

×

(h)

(i)(j)

Nắp quạt.

×

 

(k)(l)

Bơm tuần hoàn.

 

 

Van hằng nhiệt độ làm mát (n).

 

(m)

Làm mát bằng không khí:

 

 

 

Tấm dẫn gió.

 

 

Quạt.

 

 

Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ.

×

 

 

Thiết bị làm mát dầu bôi trơn.

 

 

Thiết bị điện (°).

 

 

Hệ thống tăng áp.

 

 

 

 

Máy tăng áp.

 

 

Thiết bị làm mát khí nạp (p)..

 

Quạt hoặc bơm dung dịch làm mát (q).

 

 

Thiết bị điều chỉnh lưu lượng dung dịch làm mát.

×

 

 

CHÚ THÍCH 1: Dấu ○: Thiết bị phụ lắp đặt.

CHÚ THÍCH 2: Dấu ×: Thiết bị phụ không lắp đặt.

CHÚ THÍCH 3: Dấu -: Các bên liên quan quyết định lắp đặt.

CHÚ THÍCH 4: Dấu Δ: Có thể lắp đặt.

(a) Đối với trường hợp động cơ 2 thì, tiến hành thử sau khi lắp đặt các hệ thống nạp và thải khí như thiết bị phụ thường.

(b) Đối với bộ lọc không khí có trang bị thiết bị làm nóng khí nạp, tiến hành thử nghiệm sau khi tắt thiết bị làm nóng.

(c) Trong trường hợp có ảnh hưởng rõ rệt tới công suất của động cơ, và các bên đồng ý, hệ thống nạp như các thiết bị phụ thông thường nên sử dụng.

Đối với các trường hợp khác, có thể sử dụng hệ thống nạp khí tương đương sau khi xác nhận trường hợp sử dụng bộ lọc không khí không làm sai lệch áp suất khí nạp vượt quá 100Pa {0,75mmHg} từ giá trị danh định.

(d) Khi tiến hành thí nghiệm lâu dài có thể cách âm, cách nhiệt các thiết bị phòng thí nghiệm sao cho không làm ảnh hưởng đến công suất của động cơ.

(e) Trong trường hợp vì lý do của bệ thử không thể lắp đặt động cơ như trạng thái bình thường, có thể thay bộ phận kết nối sao cho không ảnh hưởng đến công suất động cơ. Trong trường hợp này, áp suất khí thải đo tại vị trí sau áng góp khí thải hoặc ống dẫn khí thải không quá 0,15 m, thay đổi không quá 1kPa {7,5mmHg} so với giá trị danh định.

(f) Trường hợp phanh khí thải được lắp đặt gắn liền với động cơ, thí nghiệm phải được thực hiện sau khi cố định van tiết ở vị trí m hoàn toàn.

(g) Trường hợp cần thiết tái tạo áp suất cung cấp nhiên liệu với lý do cụ thể, có thể điều chỉnh áp suất cung cấp nhiên liệu.

(h) Trường hợp thiết bị làm mát được chế tạo thành một phần không thể tháo rời khỏi động cơ phải lắp đặt thiết bị đúng chỗ khi tiến hành thử nghiệm.

(l) Hệ thống làm mát có thể sử dụng két làm mát kèm theo động cơ hoặc thiết bị bên ngoài. Trường hợp làm mát bằng hệ thống ngoài, tổn thất áp suất và áp suất đầu vào của bơm tuần hoàn phải có giá trị tương đương với các thiết bị thực tế lắp đặt của động cơ.

(j) Trường hợp két làm mát có cửa chớp, cố định cửa chớp ở vị trí mở cực đại khi tiến hành thử nghiệm.

(k) Trường hợp quạt làm mát và chụp cánh quạt không lắp đặt đúng vị trí, hiệu chỉnh công suất phanh của động cơ về điều kiện chuẩn bằng cách lắp đặt quạt ở vị trí tương đối đúng giữa két làm mát và chụp cánh quạt, đo công suất tiêu thụ của quạt ở chế độ tốc độ quay thích hợp hoặc tính toán.

(l) Trường hợp kết cấu của quạt có thể cắt khỏi nguồn động lực hãy cắt kết nối với nguồn động lực, hoặc có cấu tạo phát sinh trượt ở trạng thái sử dụng hãy để ở trạng thái trượt cực đại, rồi tiến hành thí nghiệm.

(m) Ở điều kiện lắp đặt B, tuần hoàn dung dịch làm mát chỉ tiến hành bằng bơm tuần hoàn của động cơ.

(n) Có thể cố định van điều chỉnh nhiệt độ dung dịch làm mát ở vị trí mở hoàn toàn.

(o) Tiến hành thử nghiệm bộ tạo sạc ở giới hạn công suất thấp nhất đáp ứng yêu cầu hoạt động của động cơ. Trường hợp cần nối với ác quy, sử dụng ác quy ở điều kiện sạc tốt.

(p) Trường hợp thiết bị làm mát khí nạp bằng không khí, có thể sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt có tính năng tương đương về tổn thất áp suất và tăng giảm nhiệt độ gắn với thiết bị thí nghiệm.

(q) Bơm dung dịch làm mát hoặc quạt được dẫn động từ động cơ hoặc mô tơ.

4  Phương pháp và hạng mục thử nghiệm

4.1  Phương pháp thử

4.1.1  Phương pháp thử công nhận kiểu

Phương pháp thử để xác định chất lượng của động cơ đại diện cho mẫu động cơ nht định, thỏa mãn các hạng mục chất lượng nêu trong thông số kỹ thuật hay không.

4.1.2  Phương pháp thử xuất xưởng

Phương pháp thử để đánh giá tại thời điểm giao sản phẩm xem chất lượng của sản phẩm có phù hợp với yêu cầu của bên mua về mặt thiết kế và sản xuất hay không. Tuy nhiên, đối với các động cơ cùng loại với động cơ được thử nghiệm công nhận kiểu, một phần của các hạng mục thử nghiệm có thể được bỏ qua.

4.2  Hạng mục thử

Hạng mục thử biểu thị theo dấu “o” trên Bảng 2, tùy theo mục đích sử dụng của động cơ là động cơ

tốc độ biến đổi hay tốc độ không đi.

Việc lựa chọn các phép thử bằng công suất phanh tổng hay bằng công suất phanh hữu ích phải được cam kết theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Bảng 2 – Hạng mục thử

Hng mục thử

Mục đích thử

Động cơ tốc độ

Động cơ tốc độ không đổi

Thử công nhận kiểu

Thử xuất xưởng

Thử công nhận kiểu

Thử xuất xưởng

Thử khi chạy toàn tải

o

o

 

 

Thử tại công suất định mức

o

 

 

 

Tốc độ vòng quay không tải lớn nhất

o

o

o

o

Có đặt tải

 

 

o

o

Thử tại công suất định mức liên tục

 

 

o

 

Thử tại công suất phanh lớn nhất

 

 

o

 

Thử đặc tính điều tốc độ.

 

 

o

o

5  Chuẩn bị thử nghiệm

Chuẩn bị động cơ, nhiên liệu, dầu bôi trơn và các thiết bị đo để thử nghiệm như sau:

5.1  Thông số động cơ

Ghi các thông số kỹ thuật của động cơ vào Phụ lục A.

5.2  Bảo trì động 

Trước khi thử nghiệm, bảo trì động cơ theo quy định của nhà sản xuất.

5.3  Thiết bị phụ

Tùy theo phương pháp tiến hành đo đạc công suất phanh tổng và công suất phanh hữu ích, điều kiện lắp đặt thiết bị phụ được quy định trong Bảng 1. Tuy nhiên, các thiết bị phụ nêu trong bảng không cần thiết lắp đặt nếu đặc tính thiết kế động cơ không đòi hỏi.

Trường hợp vì lý do đặc biệt, điều kiện lắp đặt khávới ở Bảng 1, ghi lý do gây tác động đến kết quả thử nghiệm động cơ vào Phụ lục A và Phụ lục B.

5.4  Vận hành thử

Trước khi tiến hành thử nghiệm, thực hiện vận hành thử theo quy định của nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi thử giao hàng, có thể lược bỏ bước này.

5.5  Nhiên liệu và dầu bôi trơn

a) Nhiên liệu

Sử dụng nhiên liệu thích ứng theo quy định của nhà sản xuất hoặc QCVN 01.-2022/BKHCN, nhiên liệu diezen mức 2 hoặc tiêu chuẩn JIS K2204, nhiên liệu điêzen loại No2, tỷ trọng và nhiệt độ khi đo tỷ trọng ghi vào Phụ lục B.

b) Dầu bôi trơn

Sử dụng dầu bôi trơn theo quy định của nhà sản xuất, ghi tên dầu bôi trơn sử dụng vào Phụ lục B.

5.6  Thiết bị thử nghiệm

Các thiết bị đo và dụng cụ thử nghiệm phải được hiệu chuẩn trước khi thử nghiệm.

6  Điều kiện đo

6.1  Phương pháp đo

6.1.1  Công suất phanh và mô men phanh

Đo công suất phanh và mô men phanh theo nguyên tắc kết nối trực tiếp trục công suất với phanh điện hoặc phanh thủy lực.

Ngoài ra, khi thử xuất xưởng của động cơ dùng cho máy phát điện, có thể sử dụng máy phát điện như thiết bị phụ tải động lực nhưng về phương pháp đo phải có sự đồng ý giữa các bên liên quan.

6.1.2  Tốc độ quay

Đọc lấy tốc độ vòng quay của trục công suất.

6.1.3  Lượng tiêu hao nhiên liệu

Đo lưu lượng bằng thể tích hoặc khối lượng. Thời gian đo tuân thủ nguyên tắc trên 20 s. Trường hợp đo bằng thể tích, đo nhiệt độ của nhiên liệu ở vùng lân cận của đầu ra và đầu vào lưu lượng kế.

6.1.4  Nhiệt độ không khí đầu vào

Đo nhiệt độ của không khí trong khoảng cách 0,15 m từ miệng ống nạp về phía trong động cơ. Cảm biến nhiệt lắp đặt trực tiếp vào trong dòng chảy không khí, bảo vệ cảm biến khỏi ảnh hưởng của bức xạ nhiệt của động cơ, ống thải, khí thải và những thứ tương tự.

6.1.5 Áp suất hơi nước riêng phần

Theo nguyên tắc, áp suất hơi nước riêng phần phải được đo bằng ẩm kế kiểu thông gió. m kế được lắp đặt tại vị trí thoáng, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, không chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt của động cơ. Trường hợp sử dụng hệ thống điều hòa không khí chỉ điều chỉnh khí nạp, phải đo áp suất trong dòng không khí nạp đã được điều chỉnh.

6.1.6  Áp suất khí quyển

Theo nguyên tắc, áp suất khí quyển phải được đo bằng phong vũ biểu thủy ngân.

6.1.7  Áp suất khí cấp và khí cung cấp của động cơ tăng áp

Áp suất tĩnh phải được đo ở đầu vào (áp suất khí cấp) và đầu ra (áp suất khí cấp) của máy nén khí tăng áp.

6.1.8  Nhiệt độ dung dịch làm mát

Nhiệt độ chất lỏng làm mát phải được đo ở đầu ra của chất lỏng làm mát động cơ, và theo yêu cầu, cũng được đo ở đầu vào của chất lỏng làm mát động cơ. Tuy nhiên, đối với động cơ làm mát bằng không khí, nhiệt độ tại nơi đại diện cho nhiệt độ xi lanh thay vì nhiệt độ chất lỏng làm mát phải được đo theo yêu cầu.

6.1.9  Nhiệt độ dầu bôi trơn

Theo nguyên tắc, nhiệt độ của dầu bôi trơn phải được đo ở độ sâu mức giữa của cácte đựng dầu bôi trơn.

Trưng hợp đo ở ngoài điểm này cần ghi chú rõ ràng. Trường hợp không thể đo ở vị trí nói trên, có thể đo ở đường lưu thông dầu hoặc đầu ra của bộ phận làm mát dầu, bộ phận cảm biến lắp đặt ở vị trí giữa của đường dầu bôi trơn.

6.1.10  Áp suất dầu bôi trơn

Theo nguyên tắc, áp suất dầu bôi trơn phải được đo trong đường dẫn dầu hoặc tại đầu ra của bộ làm mát dầu.

6.1.11  Nhiệt độ khí thải

Nhiệt độ khí thải phải được đo ở mặt bích nối ống xả và ống xả (đối với động cơ có tăng áp, ở phần mặt bích của đầu ra tuabin) hoặc ở phần gần giữa cửa ng xả ở phía sau ước chừng 0,1 m từ mặt bích nối.

6.1.12  Nhiệt độ nhiên liệu của bơm nhiên liệu

Nhiệt độ nhiên liệu phải được đo ở đầu vào của bơm nhiên liệu. Tuy nhiên, đối với bơm nhiên liệu loại phân phối, phép đo phải được thực hiện ở đầu ra của bơm nhiêu liệu (đường hồi)

6.2  Đơn vị sử dụng và độ chính xác của thiết bị đo.

Đơn vị sử dụng và độ chính xác của thiết bị đo được trình bày trên Bảng 3.

Bng 3 – Đơn vị và độ chính xác của thiết bị đo

Hạng mục đo

Đơn vị

Độ chính xác của thiết bị đo

Công suất phanh.

kW, Ps

Độ chính xác của lực kế ± 1 % khi đo mô men phanh lớn nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng trong phạm vi 1/2 phạm vi đo của lực kế, độ chính xác có thể được ở mức ± 2 % của mô men phanh tối đa đo được.
Mô men phanh.

Nm

kgfm

Tốc độ quay.

r/min

Độ chính xác của máy đo tốc độ quay ± 0,5 % khi đo tốc độ quay lớn nhất.
Tiêu hao nhiên liệu.

kg/h, l/h

Độ chính xác của đồng hồ đo mức tiêu thụ nhiên liệu ± 1 % mức tiêu thụ nhiên liệu tối đa đo được. Độ chính xác của nhiệt kế nhiên liệu ± 2°C.
Suất tiêu hao.

g/kWh,

g/Psh

Nhiệt độ khí nạp.

°C

Độ chính xác của nhiệt kế ± 1 °C .
Áp suất hơi nước riêng

kPa, mmHg

Độ chính xác của ẩm kế kiểu thông gió ± 2°C
Áp suất khí quyển.

kPa, mmHg

Độ chính xác của khí áp kế ± I 00 Pa { ± 0,75 mmHg}.
Áp suất thiết bị tăng áp.

kPa, mmHg

Độ chính xác của đồng hồ đo áp suất ± 1 % của vạch chia lớn nhát.
Nhit độ dung dch làm mát.

°C

Độ chính xác của nhiệt kế ± 2°C.
Nhiệt độ dầu bôi trơn.

°C

Độ chính xác của nhiệt kế ± 2°C.
Áp suất dầu bôi trơn.

kPa,

kgf/cm2

Độ chính xác của đồng hồ đo áp suất ± 2 % của vạch chia tối đa.
Nhiệt độ khí thải.

°C

Độ chính xác của nhiệt kế ± 15°C.
Nhiệt độ nhiên liệu của bơm nhiên liệu.

°C

Độ chính xác của nhiệt kế ± 2°C.

7  Tính toán và hiệu chỉnh

7.1  Mô men và công suất có ích

Công thức tính mô men và công suất dùng để đo lường và hiệu chuẩn

(1)

(2)

Trong đó:

T  là mô men phanh (Nm hoặc kgfm);

P  là công suất phanh (kW hoặc Ps);

L  là chiều dài tay động lực kế (m);

W  là tải phanh (N);

C  là h số phanh 

N là vận tốc quay của trục công suất (R/min);

α  là hệ số hoán đi, α =1000 với trường hợp đơn vị đo công suất là kW, α =75 với trường hợp đơn vị đo công suất là Ps.

7.2  Suất tiêu hao nhiên liệu

Suất tiêu hao nhiên liệu được tính theo công thức sau:

(3)

(4)

Trong đó:

F  là lượng tiêu hao nhiên liệu trong 1 h(l/h);

 là lượng tiêu hao nhiên liệu trong thời gian đo (ml);

t  là thời gian đo lượng tiêu hao nhiên liệu (s);

g  là suất tiêu hao nhiên liệu (g/kWh hoặc g/Psh);

γ  là mật độ nhiên liệu tại nhiệt độ θγ (g/ml);

θγ  là nhiệt độ của nhiên liệu khi đo mật độ (°C);

θf  là nhiệt độ của nhiên liệu khi đo lượng tiêu hao nhiên liệu (°C);

β  là tỷ lệ dãn nở thể tích của nhiên liệu (°C1).

7.3  Hiệu chỉnh

Các giá trị mô men phanh, công suất phanh, và suất tiêu hao nhiên liệu phải được điều chỉnh bằng công thức dưới đây theo điều kiện chuyển đổi của áp suất khí quyển tiêu chuẩn nêu tại 7.4.

T0 = xT

(5)

P0 = xP

(6)

(7)

Trong đó:

T0 là mô men phanh theo điều kiện áp suất khí quyển tiêu chuẩn (Nm hoặc kgfm);

P0 là công suất phanh theo điều kiện áp suất khí quyển tiêu chuẩn (kW hoặc Ps);

g0 là suất tiêu hao nhiên liệu theo điều kiện áp suất khí quyển tiêu chuẩn (g/kWh hoặc g/Psh);

x là hệ số điều chỉnh.

7.4  Điều kiện khí quyển tiêu chuẩn

Điều kiện khí quyển tiêu chuẩn trong thí nghiệm được quy định như sau:

– Áp suất không khí khô p0 = 99kPa (743mmHg);

– Nhiệt độ không khí θ0 =25°C.

CHÚ THÍCH: Áp suất không khí khô 99kPa(743mmHg) là giá trị còn lại của áp suất không khí tiêu chuẩn 100kPa (750mmHg) trừ đi phần áp suất của hơi nước 1kPa(7,5mmHg).

7.5  Áp suất và nhiệt độ dùng cho hiệu chỉnh

Áp suất và nhiệt độ dùng hiệu chỉnh quy định như sau:

– Nhiệt độ không khí nạp θ°C đo theo 6.1.4;

– Áp suất không khí khô p kPa { mmHg} bằng áp suất khí quyển được đo theo 6.1.6 trừ đi áp suất hơi nước riêng phần thu được theo 6.1.5.

p = pa – pw

(8)

Trong đó:

p  là áp suất không khí khô (kPa hoặc mmHg);

pa  là áp suất khí quyển (kPa hoặc mmHg);

pw  là áp hơi nước riêng phần trong áp suất khí quyển (kPa hoặc mmHg).

7.6  Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh x được tính theo công thức sau:

(9)

Trong đó:

fa  là hệ số không khí.

+ Đối với động cơ không tăng áp hoặc tăng áp cơ khí.

+ Đối với động cơ tăng áp bằng khí thải không liên quan tới việc có hệ thống làm mát khí nạp và van thoát khí thải hay không.

Hệ số tỷ lệ không khí – nhiên liệu:

(10)

 

Trong đó:

q  là lượng nhiên liệu cung cấp cho 1 I thể tích hành trình và 1 chu kỳ (mg/l. chu kỳ)

r  là tỷ lệ áp suất của máy nén của máy tăng áp được điều chỉnh trong phạm vi (đối với trường hợp không tăng áp r = 1).

Theo quy định:

80 kPa ≤ p ≤ 110 kPa {600 ≤ p ≤ 825 mmHg},

10°C  θ  40°C,

0,9 ≤ ≤ 1,1.

Tuy nhiên, trường hợp điều chỉnh ngoài phạm vi này, ghi rõ điều kiện thử nghiệm và hệ số điều chỉnh trong bảng kết quả thử nghiệm.

8  Thử nghiệm đặc tính toàn tải

8.1  Mục đích

Xác định đặc tính toàn tải tại các chế độ tốc độ quay của động cơ tốc độ biến đổi.

8.2  Phương pháp thử nghiệm

Thực hiện phương pháp thử nghiệm này theo qui trình sau. Kết nối động cơ với phanh thử, cố định cần điều khiển tốc độ ở vị trí tốc độ quay không tải cực đại. Ban đầu, thiết lập phanh thử ở trạng thái không tải, sau đó tuần tự điều khiển trọng tải theo trình tự 50%, 75%, 95%, 100% tải công suất định mức. Ở trạng thái này tiếp tục tăng tải phanh thử, điều khiển tốc độ vòng quay theo trình tự 95%, 90%, 85%, 80%,70%, 60%, 50% tốc độ vòng quay định mức. Bắt đầu tiến hành đo sau khi động cơ đạt được trạng thái gần như ổn định ở mỗi giai đoạn (xem Phụ lục E).

8.3  Đo các hạng mục và ghi kết qu

Các hạng mục sau phải được đo trong thử nghiệm này, ghi kết quả vào Phụ lục B.

8.3.1  Hạng mục đo trước và sau thử nghiệm

Khi bắt đầu và kết thúc thử nghiệm, ghi lại áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí bu khô và không khí bầu ướt.

8.3.2  Đo các hạng mục trong thử nghiệm

– Tải trọng của phanh thử.

– Tốc độ vòng quay.

– Lượng tiêu hao nhiên liệu.

– Nhiệt độ dầu bôi trơn.

– Nhiệt độ dung dịch làm mát.

– Nhiệt độ khí thải.

– Nhiệt độ khí nạp.

– Áp suất khí nạp và khí tăng áp của động cơ tăng áp.

– Nhiệt độ nhiên liệu của bơm phun nhiên liệu (Tiến hành đo đáp ứng nhu cầu).

9  Thử nghiệm công suất định mức

9.1  Mục đích

Xác định đặc tính và điều kiện hoạt động của động cơ tốc độ biến đổi hoạt động liên tục ở chế độ công suất định mức.

9.2  Phương pháp thử nghiệm

Vận hành liên tục động cơ trong 2h ở chế độ công suất định mức gần như ổn định. Tiến hành đo khi bắt đầu thử nghiệm và cứ 30 phút một lần, tổng cộng 5 lần.

Ngoài ra, khi tiến hành thí nghiệm ngoại trừ trường hợp sự cố động cơ, khi phát sinh cần thiết tạm dừng động cơ, tạm dừng thử nghiệm và phục hồi thử nghiệm thì bù thêm thời gian tạm dừng.

9.3  Đo các hạng mục và ghi kết quả

Các hạng mục sau đây được thêm vào mục 8.3 để đo và ghi vào Phụ lục B.

– Thời gian.

– Áp suất dầu bôi trơn.

10  Kiểm tra tốc độ vòng quay không tải cực đại

10.1  Mục đích

Xác định tốc độ vòng quay không tải cực đại của động cơ.

10.2  Phương pháp kiểm tra

Thực hiện bằng cách ngắt kết nối động cơ khỏi phanh thử. Tuy nhiên, trường hợp khó khăn hoặc không cần thiết thực hiện kiểm tra động cơ, có thể sử dụng kết quả của Điều 8 hoặc Điều 11 để thay thế.

Cố định cần điều chỉnh tốc độ ở vị trí tốc độ vòng quay không tải cực đại. Phép đo phải được thực hiện sau khi động cơ đạt được trạng thái gần như ổn định.

10.3  Đo các hạng mục và ghi kết quả

Các hạng mục sau phải được đo và ghi vào Phụ lục B:

– Nhiệt độ khí nạp.

– Nhiệt độ dầu bôi trơn.

– Nhiệt độ dung dịch làm mát.

– Tốc độ vòng quay.

11  Thử nghiệm đặc tính tải

11.1  Mục đích

Xác định đặc tính của động cơ tốc độ không đổi ở từng chế độ tải.

11.2  Phương pháp thử nghiệm

Thực hiện phương pháp thử nghiệm này theo qui trình sau. Tiến hành kết nối động cơ với phanh thử, thiết lập công suất định mức liên tục ở số vòng quay định mức với 100% tải, tiến hành thử theo trình tự 100%, 110%, 75%, 50% và 25% tải và không tải.

Các phụ tải tương ứng công suất phanh tạo ra ở các chế độ tốc độ tương ứng có 100%, 110%, 75%, 50%, 25% mô men phanh ứng với 100% tải đến không tải.

Tiến hành đo sau khi động cơ đạt trạng thái gần như ổn định.

Với thử nghiệm xuất xưởng, có thể lược bỏ vận hành 75% và 25% phụ tải (xem Phụ lục F).

11.3  Đo các hạng mục và ghi kết quả

Các hạng mục phải được đo theo quy định 8.3, ghi kết quả đo vào Phụ lục B.

12  Thử nghiệm công suất định mức liên tục

12.1  Mục đích

Xác định đặc tính và chế độ hoạt động của động cơ tốc độ không đi khi động cơ hoạt động liên tục tại công suất định mức liên tục.

12.2  Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm phải được thực hiện liên tục trong 5h sau khi động cơ gần như n định ở chế độ công suất định mức liên tục.

Các phép đo phải được thực hiện khi bắt đầu thử nghiệm và cứ sau 30 phút, tổng cộng 11 lần.

Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm, ngoài sự cố của động cơ, nếu phát sinh yêu cầu cần thiết tạm dừng động cơ, dừng thử nghiệm và khi phục hồi thử nghiệm thì bù thêm thời gian tạm dừng.

12.3  Đo các hạng mục và ghi kết qu

Tại thử nghiệm này các hạng mục sau được thêm vào 8.3, và ghi kết quả đo vào Phụ lục B.

– Thời gian.

– Áp suất dầu bôi trơn.

– Nhiệt độ bầu khô và bầu ướt.

13  Thử nghiệm công suất cực đại

13.1  Mục đích

Xác định đặc tính công suất phanh cực đại của động cơ tốc độ không đổi.

13.2  Phương pháp thử nghiệm

Thiết lập động cơ ở chế độ công suất định mức liên tục và tăng tải dần dần đến cực đại và khi động cơ gần như ổn định thì tiến hành thử nghiệm trong 15 phút. Phép đo phải được thực hiện 2 lần từ khi bắt đầu và kết thúc thử nghiệm.

13.3  Đo các hạng mục và ghi kết quả

Các hạng mục sau phải được thêm vào 8.3, kết quả đo phải được ghi vào Phụ lục B.

Ngoài ra, giá trị công suất cực đại là giá trị bình quân của 2 lần đo bắt đầu và kết thúc thử nghiệm.

14  Thử nghiệm đặc tính điều tốc

14.1  Mục đích

Xác định đặc tính điều chỉnh tốc độ của động cơ tốc độ không đi bằng cách kết nối động cơ với phanh thử để đo tỷ số thay đổi giữa tốc độ tức thời và ổn định.

14.2  Phương pháp thử

Xác định tốc độ quay tức thời lớn nhất, tốc độ quay tức thời nhỏ nhất, tốc độ ổn định và thời gian ổn định khi công suất định mức liên tục động cơ thay đổi đột ngột tới không tải và ngược lại.

Phép đo phải được thực hiện ở chế độ công suất định mức liên tục sau khi động cơ gần như ổn định. Đối với động cơ 4 kỳ tăng áp tua bin, tùy theo áp suất hiệu dụng trung bình tại công suất định mức liên tục, có thể giảm tốc độ thay đổi phụ tải theo phụ lục D. Đối với các động cơ tăng áp khác tốc độ thay đổi phụ tải được quyết định tùy theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

14.3  Đo các hạng mục và ghi kết quả

Các hạng mục sau đây phải được đo và ghi kết quả vào Phụ lục C.

– Tốc độ vòng quay.

– Thời gian ổn định.

– Tải phanh thử.

– Nhiệt độ dầu bôi trơn và dung dịch làm mát trước khi tiến hành đo.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Thông số kỹ thuật động cơ

A.1 Tên nhà sản xuất: ………………………….

A.2 Tên động cơ: ………………………………

A.5 Loại động cơ: ………………………………

A.4 Loại buồng đốt: ………………………………

A.5 Tỷ số nén: ……………………………………..

A.6 Số xi lanh – Đường kính × Hành trình… – ……….mm × ……. mm

A.7 Tổng thể tích công tác                               …….lít { ……..cc}

A.8 Công suất

A.8.1 Phân biệt loại công suất phanh tổng hay công suất phanh hữu ích:

A.8.2 Công suất định mức/tốc độ vòng quay định mức: ……..kW {PS}/ …….r/min

A.8.3 Công suất định mức liên tục/tốc độ vòng quay định mức liên tục:…. kW {PS}/…r/min

A.8.4 Công suất cực đại/tốc độ vòng quay: ……..kW {PS}/ …….r/min

A.9 Mô men cực đại: …………N•m …………{kgf•m} ……….{tại r/min}

A.10 Tốc độ vòng quay không tải cục đại: ……….r/min

A.11 Loại nhiên liệu và du bôi trơn; Nhiên liệu: ……………dầu bôi trơn:….……………….

A.12 Thứ tự nổ:

A.13 Chiều quay (nhìn vào trục công suất)

A.14 Khối lượng khô: ……..kg

A.15 Kích thước (dài × rộng × cao): ………..mm × ………mm × ……..mm

A.16 Hệ thống tăng áp tăng áp: ……………hãng sản xuất …………………………kiểu: …………………..

A.17 Hệ thống nhiên liệu

A.17.1 Bơm phun nhiên liệu: ………hãng sản xuất: …………..kiểu: ………………………………

A.17.2 Vòi phun nhiên liệu: ………hãng sản xuất: …………..kiểu: …………………………………

A.18 Bộ phận điều tốc  Hệ thống điều tốc: ………hãng sản xuất: …………..kiểu; ……………..

A.19 Bộ phận bôi trơn  Hệ thống bôi trơn: ………dung tích dầu bôi trơn: ………………..lít: ….

A.20 Bộ phận làm mát  Hệ thống làm mát: ……….dung tích dung dịch làm mát: ……..lít:……

A.21 Bộ phận khởi động  Hệ thống khởi động:

A.21.1 Mô tơ khởi động: ……hãng sản xuất: ……….kiểu: ……..công suất: ……..V……..kW

A.21.2 Bộ phận khởi động phụ trợ:

A.21.3 c quy: hãng sản xuất: …………..kiểu: …….điện áp: ………..  công suất: …………Ah

A.22 Bộ nạp điện: Hãng sản xuất: …………kiểu: ………..công suất: .………..V…………………A

A.23 Khác

___________________

CHÚ THÍCH

1. Mục không áp dụng được ghi No” hoặc để trống.

2. Trong trường hợp sử dụng mẫu với các đơn vị truyền thống, làm rõ đơn vị sử dụng.

 

 

Phụ lục B

(Quy định)

Báo cáo kết quả thử nghiệm động cơ

Công suất phanh tổng ………….

Công suất phanh hữu ích ……..

Hãng sản xuất ………………………………

Tên động cơ ………….. Số sản xuất ………

Kiểu động cơ ……………………………………..

Đường kính xi lanh × hành trình pít tông:
…….. mm × …….mm

Tổng dung tích xi lanh: ……I

T s nén: …………………….

Bộ phận gắn kèm ………….

Nhiên liệu …………………………………………..

Tỷ trọng …………. (Nhiệt độ …….. °C)

Dầu bôi trơn ………………………………………..

Kiểu phanh thử, công suất …………………….

Hệ số phanh thử ………………………………….

Chiều dài tay đòn phanh thử ………………….

Ngày kim tra ……. ngày … tháng … năm …….

Nơi kiểm tra ………………………………

Người kiểm tra ………………………….

Thời tiết      Áp suất không khí (Bắt đầu) ….(Kết thúc)….kPa (mmHg)

Nhiệt độ phòng thử  
(bắt đầu) khô …°C
ướt….°C
Áp suất hơi nước riêng phần
……………kPa(mmHg)
(kết thúc) khô …°C
ướt °C
Áp suất hơi nước riêng phần
……………kPa(mmHg)

Áp suất không khí khô trung bình ……..kPa (mmHg)

Bảng B.1 – Kết quả thử nghiện động cơ

Số thứ tự đo

Tải trọng

Thời gian

Tốc độ quay

Tải phanh thử

Mô mem phanh

Công suất phanh

Nhiên liệu

Nhiệt độ ra dung dịch làm mát

Dầu bôi trơn

Khí thải

Không khí nạp

Giá trị hiệu chuẩn

Ghi chú

Khối lượng đo

Thời gian đo

Lượng tiêu thụ

Suất tiêu hao

Nhiệt độ

Nhiệt độ

Áp suất

Suất tiêu hao

Nhiệt độ

Mật độ khí thải

Nhiệt độ bầu khô

Nhiệt độ bầu ướt

Áp suất hơi nước riêng

Nhiệt độ khí nạp

Áp suất khí nạp

Hệ số hiệu chuẩn

Mô mem phanh

Công suất phanh

Suất tiêu hao nhiên liệu

 

h (min)

r/min

N (kgf)

N•m (kgf•m)

kw (PS)

ml

s

l/h

g/kWh

°C

°C

°C

kPa (kgf/ cm2)

g/kWh

°C

%

°C

°C

kPa (kgf/cm2)

°C

kPa (kgf/cm2)

 

N•m (kgf•m)

kW (PS)

g/kWh
g/PSh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quan sát
CHÚ THÍCH:

1) Các hạng mục không sử dụng có thể ghi “không” hoặc xóa. Làm rõ đơn vị sử dụng.

2) Đo sut tiêu hao dầu bôi trơn ở chế đ công sut định mức xem Phụ lục G.

Phụ lục C

(Quy định)

Báo cáo kết quả thử nghiệm đặc tính điều tốc của động cơ

Hãng sản xuất …………………..

Tên đng cơ ………………………

Kiểu động cơ ……………………

Số đng cơ ………………………

Công suất định mức: …….kW{PS},

Tốc độ định mức: ……..r/min

Kiểu điều tốc ……………….

Nhiêu liệu …………………………………….

T trng ……………………..(Nhit độ °C)

Dầu bôi trơn ………………………………….

Kiểu phanh thử ………………………………

Công suất …………………………..kW (PS)

Tốc đ quay ………….r/min

Ngày kiểm tra ….ngày …… tháng ….. năm ………..

Nơi kiểm tra ……………………….

Người kiểm tra ……………………

Thời tiết    Áp suất không khí (kk)…. kPa (mmHg)

Nhiệt độ Nhiệt độ Áp suất hơi nước riêng

kPa (mmHg)

kk khô    °C kk ướt    °C

 

Trước khi đo

Nhiệt độ dung dịch làm mát …..°C

Nhiệt độ dầu bôi trơn ………°C

Bảng C.1 Kết quả thử nghiệm đặc tính điều tốc của động cơ

Thay đổi tải

100 %

100 %  0

0 → 100%

Tải phanh thử

N(kgf)

 

0

 

Điều kiện

n định

Tức thời

n định

Tức thời

n định

Tốc độ quay Giá trị ghi
r/min

nr

nmax

ni

nmin

nr

Chênh lệch
r/min

nmax – nr

n– nr

nmin – ni

n– ni

Mức thay đổi vòng quay

%

Thời gian

s

 

 

 

Trong đó:

nr: Tốc độ vòng quay định mức liên tục (r/min);

nmax: Tốc độ vòng quay cực đại tức thời (r/min);

nmin: Tốc độ vòng quay nhỏ nhất tức thời (r/min);

ni: Tốc độ không tải (r/min).

CHÚ THÍCH: Trường hợp sử dụng đơn vị cũ, làm rõ đơn vị sử dụng

 

Phụ lục D

(Quy định)

Quan hệ giữa tốc độ thay đổi tải tức thời lớn nhất và áp suất có ích trung bình tại công suất định mức liên tục

(động cơ tăng áp 4 kỳ)

Hình D.1 – Quan hệ giữa tốc độ thay đổi tải tức thời lớn nhất và áp suất có ích trung bình tại công suất định mức liên tục

(động cơ tăng áp 4 kỳ)

 

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Quan hệ công suất, mô men và suất tiêu hao nhiên liệu theo tốc độ quay trục khuỷu

(Ví dụ động cơ tốc độ biến đổi)

Tên nhà sản xuất     Công suất phanh tổng
Tên động cơ   Nhiên liệu Công suất phanh hữu ích
    Ngày thử ngày ….. tháng ….. năm ……..
Kiểu động cơ Số sản xuất Địa điểm  
  Đường kính:..……mm Người thử  
Số xi lanh Hành trình: ……….mm Nhiệt độ phòng thử khô … °C ướt … °C
Tổng dung tích công tác

lít

Áp suất không khí …….kPa {….. mmHg}
    Áp suất hơi nước riêng …….kPa {….. mmHg}

CHÚ DN:

1 Mô men; 2 Công suất; 3 Suất tiêu hao nhiên liệu.

Hình E.1 Đồ thị công suất, mô men và suất tiêu hao nhiên liệu theo tốc độ quay trục khuỷu

(Ví dụ động cơ tốc độ biến đổi)

Phụ lục G

(Quy định)

Phương pháp đo tiêu hao dầu bôi trơn

Các bước tiến hành đo tiêu hao dầu bôi trơn:

1. Chạy động cơ ở chế độ công sut định mức 1 h. Đổ hết dầu bôi trơn khỏi động cơ.

2. Đổ dầu bôi trơn vào động cơ. Đo lượng dầu bôi trơn đổ vào động cơ (x(g)).

3. Chạy động cơ theo chu trình sau, xả hết dầu bôi trơn khỏi động cơ và đo khối lượng (y(g)).

Suất tiêu hao dầu bôi trơn tính theo công thức sau:

ge = {(x – y)/Ne} × t

Trong đó:

ge: là suất tiêu hao nhiên liệu(g/kWh);

x khốlượng dầu bôi trơn đổ vào động cơ (g);

y khối lượng dầu bôi trơn đổ ra khỏi động cơ (g);

Ne là công suất định mức(kW);

t là thời gian động cơ chạy theo chu trình (h).

Điểm đo

Thời gian min

Điều kiện ti

Tốc độ r/min

Mômen

Nm

Công suất kW

Kiểm tra

P-1

120

Công suất định mức

Tốc độ định mức

 

 

Đo 2 h 1 lần

P-2

2

Công suất cực đại

Tốc độ định mức

 

 

 

P-3

2

Mô men cực đại

Tốc độ tại mô men cực đại

 

 

 

P-4

2

0

Lớn nhất

 

 

 

Hình G.1 – Chu trình đo tiêu hao dầu bôi trơn động cơ

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Quan hệ công suất, mô men và suất tiêu hao nhiên liệu theo tỷ lệ % tải trọng

(Ví dụ động  tốc độ không đổi)

Tên nhà sản xuất     Công suất phanh tổng
Tên động cơ   Nhiên liệu Công suất phanh hữu ích
    Ngày thử ngày ….. tháng ….. năm ……..
Kiểu động cơ Số sản xuất Địa điểm  
  Đường kính:..……mm Người thử  
Số xi lanh Hành trình: ……….mm Nhiệt độ phòng thử khô … °C ướt … °C
Tổng dung tích công tác

lít

Áp suất không khí …….kPa {….. mmHg}
    Áp suất hơi nước riêng …….kPa {….. mmHg}

CHÚ DN:

1 Mô men; 2 Công suất; 3 Suất tiêu hao nhiên liệu.

Hình F.1 Đồ thị công suất, mô men và suất tiêu hao nhiên liệu theo theo tỷ lệ % tải trọng

(Ví dụ động cơ tốc độ không đổi)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] GB/T 1147.2-2017, Small and medium power internal combustion engines – Part 2: Test method (Động cơ đốt trong công suất vừa và nhỏ – Phần 2: Phương pháp thử).

[2] Kubota Ltd,Inspection method and drawing for products (model RK125), December 1997 (Công ty Kubota, Phương pháp và bản vẽ thử nghiệm sản phẩm (dòng động cơ RK125), tháng 12/1997).

[3] TCVN 6446: 1998 (ISO 1585 – 1992), Phương tiện giao thông đường bộ – Qui tắc thử động cơ – Công suất hữu ích.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13756-2:2023 VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG – ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN 01 XI LANH CÔNG SUẤT DƯỚI 37KW DÙNG CHO MÁY NÔNG, LÂM NGHIỆP – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẶC TÍNH ĐỘNG CƠ
Số, ký hiệu văn bản TCVN13756-2:2023 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản