TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13830:2023 (ISO 21417:2019) VỀ DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ – YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO THỢ LẶN VỚI MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13830:2023

ISO 21417:2019

DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ – YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO THỢ LẶN VỚI MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ

Recreational diving services – Requirements for training on environmental awareness for recreational divers

Lời nói đầu

TCVN 13830:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 21417:2019;

TCVN 13830:2023 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nng biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Cộng đồng lặn có khả năng đặc biệt về quan sát tình trạng của môi trường thủy sinh. Do đó, cần xây dựng một tiêu chuẩn thực hành có trách nhiệm đối với môi trường trong các chương trình đào tạo thợ lặn giải trí.

Trong đào tạo thợ lặn và các hoạt động lặn, thợ lặn phải có nhận thức về tác động đến môi trường. Bao gồm chủ động giảm thiểu các ảnh hưởng gây hại hiện hữu cũng như tiềm ẩn. Trong quá trình đào tạo, cần khuyến khích nhận thức về các hành động tích cực đối với môi trường.

Tiêu chuẩn này phác thảo cách cộng đồng lặn giải trí có thể sử dụng khả năng này trong khi đảm bảo việc xem xét đầy đủ được đưa ra đối với sự tương tác của thợ lặn với môi trường thủy sinh.

 

DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ – YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO THỢ LẶN VỚI MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ

Recreational diving services – Requirements for training on environmental awareness for recreational divers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các chương trình đào tạo được thiết kế để giáo dục người tham gia có nhận thức về môi trường và thực hành môi trường bền vững trong các hoạt động lặn giải trí.

Các chương trình đào tạo bao gồm lý thuyết và một phần đào tạo thực hành tùy chọn dưới nước.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13826 (ISO 13970), Dịch vụ lặn giải trí – Yêu cầu đối với việc đào tạo hướng dẫn viên lặn có ống thở với mục đích giải trí

TCVN 13552-3 (ISO 24801-3), Dịch vụ lặn giải trí – Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí – Phần 3: Cấp độ 3 – Trưởng nhóm lặn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Hoạt động lặn (diving activities)

Các hoạt động bao gồm lặn có bình dưỡng khí, lặn có ống thở, lặn tự do (lặn nín thở) và các dịch vụ hỗ trợ lặn

4  Năng lực

Chương trình đào tạo phải đảm bảo vào cuối khóa học, những học viên hoàn thành khóa học sẽ:

– có thể ứng dụng thực hành tốt nhất liên quan đến các hoạt động của chính họ;

– có thể xác định các biện pháp thực hành tốt nhất liên quan đến các dịch vụ được cung cấp cho người tham gia (ví dụ: các nhà điều hành thuyền, các trung tâm lặn);

– hiểu về cách tương tác với môi trường nước theo cách giảm thiểu tác động gây hại;

– hiểu về cách các cá nhân tham gia vào các hoạt động thủy sinh có thể hành động để mang lại lợi ích cho thế giới thủy sinh bằng cách tham gia vào các hoạt động như dọn sạch các mảnh vụn thủy sinh, khảo sát, báo cáo hoặc quan sát đời sống thủy sinh.

5  Yêu cầu chung

Các nội dung của chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 6 có thể sử dụng cho thợ lặn và những người không phải thợ lặn.

Áp dụng các tiêu chuẩn liên quan cho hoạt động lặn với mục đích giải trí và lặn với ống thở đối với bất kỳ phần nào của chương trình liên quan đến hoạt động lặn hoặc lặn có ống thở.

6  Kiến thức lý thuyết bắt buộc

6.1  Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính (ví dụ: CO2) là mối đe dọa lớn đối với môi trường thủy sình toàn cầu. Các thợ lặn có thể giúp giám sát một số tác động của việc này.

Chương trình đào tạo phải đảm bảo rằng những người tham gia nhận thức được các yếu tố sau liên quan đến biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến hoạt động lặn và du lịch với mục đích lặn:

– sự nóng lên toàn cầu;

– mực nước biển dâng cao;

– tẩy trắng san hô hàng loạt;

– axit hóa đại dương làm san hô giảm khả năng hình thành xương đá vôi;

– sự thay đổi của các mô hình hải lưu và thời tiết.

6.2  Mối đe dọa địa phương

Chương trình đào tạo phải đảm bảo rằng những người tham gia nhận thức được các yếu tố sau đây liên quan đến các mối đe dọa địa phương có thể ảnh hưởng đến hoạt động lặn và du lịch với mục đích lặn:

– đánh bắt thủy sản quá mức, làm phá vỡ cân bằng sinh thái với việc loại bỏ các loại động vật ăn thịt ở đỉnh của chuỗi thức ăn và thủy sản ăn thực vật;

– các biện pháp đánh bắt mang tính hủy diệt như đánh bắt vô trách nhiệm bằng lao, sử dụng lưới cào, đánh bắt và nạo vét đáy, cũng như sử dụng thuốc nổ và xyanua;

– việc khai thác cá, động vật không xương sống, các sinh vật và các vật liệu khác, ví dụ dùng cho hoạt động buôn bán cá cảnh, đồ lưu niệm hoặc đồ trang sức;

– mua đồ lưu niệm có nguồn gốc từ môi trường thủy sinh;

– các nguồn ô nhiễm từ đất liền, chẳng hạn như bồi lắng dư thừa do xói mòn đất liền, đặc biệt là ở các khu vực gần sông lớn và cửa sông. Các chất ô nhiễm từ đất khác bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất và nước thải, có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng (dư thừa chất dinh dưỡng đầu vào);

– sự phát triển quá mức của các khu vực ven biển dẫn đến tăng lượng bồi lắng và suy thoái môi trường sống;

– hư hỏng do neo và va chạm của tàu;

– tác động tiêu cực tiềm ẩn khác do du lịch nói chung và các môn thể thao dưới nước ngoài môn lặn;

– cần tránh càng nhiều càng tốt việc sử dụng mỹ phẩm và các sn phẩm chng nắng được coi là có hại cho các loài thủy sinh.

6.3  Thực hành tốt về môi trường

6.3.1  Tác động của hoạt động lặn

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được những vấn đề sau đây liên quan đến tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí:

– chuyển các sinh vật từ vùng nước này sang vùng nước khác, ví dụ thông qua thiết bị lặn (sự xâm nhập không mong muốn của các loài ngoại lai);

– đánh bắt và thu hoạch vô trách nhiệm các loài thủy sinh;

– cho cá ăn;

– neo đậu;

– tiếp xúc với các sinh vật (ví dụ: rạn san hô, bọt biển, cá, rùa);

– tôn trọng tài nguyên văn hóa và các di sản dưới nước;

– xem xét việc sử dụng quá mức hoặc “khả năng chịu tải” của một địa điểm (nghĩa là một khu vực có thể hỗ trợ bao nhiêu thợ lặn – theo thời gian và không gian – mà không làm suy giảm nguồn lực hoặc địa điểm);

– thiệt hại vật chất do tiếp xúc với thợ lặn hoặc thuyền;

– những thay đổi tập tính của các loài thủy sinh do sự hiện diện của thợ lặn và tàu thuyền;

– việc đạp chân khi lặn làm phù sa bị di chuyn, dẫn đến gia tăng sự bồi lắng của hệ động thực vật;

– bong bóng trong môi trường phía trên gây hại tới các sinh vật mỏng manh.

6.3.2  Tương tác có trách nhiệm

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được về sự tương tác có trách nhiệm đối với môi trường để tránh hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực:

a) lựa chọn điểm vào và ra;

b) tránh chạm vào, can thiệp hoặc loại bỏ các loài thủy sinh và/hoặc các đồ tạo tác (đồ cổ) ra khỏi môi trường;

c) tầm quan trọng của thiết bị được bảo đảm thích hợp để tránh tiếp xúc không chú ý với môi trường nước (ví dụ: bằng ống dẫn);

d) mi quan tâm đặc biệt đối với các nhiếp ảnh gia dưới nước:

– không can thiệp đối với các loài thủy sinh với mục đích sáng tác ảnh;

– quan tâm đặc biệt đến chụp ảnh phóng to;

– giảm thiểu việc sử dụng đèn flash hoặc đèn chiếu sáng.

e) xác tàu:

– khai thác các đồ tạo tác;

– tôn trọng các khu tưng niệm (ví dụ: bia mộ trong chiến tranh);

– giảm thiểu tác động;

– tác động của khí thở ra đối với kết cấu kim loại;

– neo/neo đậu mà không làm hư hại xác tàu.

6.3.3  Những hành động tích cực để bảo tồn thế giới thủy sinh

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các hành động tích cực để bảo tồn thế giới thủy sinh như:

– thu thập mảnh vỡ ở biển;

CHÚ THÍCH: Nếu một vật thể đã tr thành một phần không thể tách rời của môi trường nước (ví dụ: là môi trường sống của một sinh vật) thì tốt nht là nên để ở nguyên vị trí.

– khảo sát thế giới thủy sinh;

– kiểm soát các loài xâm lấn;

– tạo đá ngầm nhân tạo (sau khi đánh giá tác động môi trường thích hợp);

– hỗ trợ nghề cá bền vững;

– tham gia vào các dự án khoa học (bao gồm cả các dự án khoa học của công dân);

– giảm lượng vết carbon.

6.4  Các loại môi trường thủy sinh

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận biết được các loại môi trường thủy sinh chính, chẳng hạn như:

– đại dương (vùng nước nhiệt đới, vùng nước ôn đới, vùng nước địa cực);

– nước ngọt (hồ, sông, kênh rạch).

Các điều khoản phụ cung cấp chi tiết về những lưu ý đặc biệt đối với các loại môi trường cụ thể. Chương trình đào tạo có thể bao gồm tất cả các phân đoạn này hoặc có thể tập trung vào một môi trường cụ thể và chỉ bao gồm môi trường cụ thể đó một cách chi tiết. Tuy nhiên, điều tối thiểu là những người tham gia phải có nhận thức tối thiểu về sự cần thiết của việc bổ sung kiến thức và kỹ năng khi lặn trong môi trường không quen thuộc.

6.5  Các vấn đề môi trường – Vùng nước nhiệt đới

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được các yếu tố liên quan đến thế giới thủy sinh ở vùng nước nhiệt đới:

a) thông tin chung về các đá ngầm và san hô (ví dụ: rạn san hô phát triển như thế nào, rạn san hô hình thành như thế nào, cấu trúc rạn san hô, đỉnh của rạn san hô, độ sụt của rạn san hô);

b) cộng sinh trong hệ sinh thái của đá ngầm;

c) các mối đe dọa đối với các rạn san hô, chẳng hạn như

– nhiệt độ/sự tẩy trắng san hô;

– chất bồi lắng trên đá ngầm;

– tác động gây hư hỏng.

6.6  Các vấn đề môi trường – Vùng nước ôn đới

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được các yếu tố liên quan đến thế giới thủy sinh ở vùng nước ôn đới:

– các thành phần đáy khác nhau (ví dụ: tảo bẹ, tảo, có biển);

– thủy triều và chuyn động của nước.

6.7  Các vấn đề môi trường – Vùng nước địa cực

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được các yếu tố liên quan đến thế giới thủy sinh ở vùng nước địa cực:

– sự suy giảm của môi trường sống vùng địa cực;

– hệ sinh thái yếu;

– chuyển hóa chậm.

6.8  Vấn đề môi trường – Nước ngọt

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được các yếu tố liên quan đến môi trường nước ngọt:

– nhiễm bẩn chéo giữa các vùng nước;

– sự trộn lẫn các lớp nhiệt do bong bóng của thợ lặn gây ra;

– thiệt hại đối với các đường bờ nhạy cảm do thợ lặn vào và ra khỏi nước hoặc do thuyền hạ thủy gây ra;

– các tác động bất lợi của hoạt động lặn có thể tập trung nhiều hơn ở các vùng nước nhỏ hơn.

7  Đào tạo thực tế

7.1  Tổng quan

Chương trình đào tạo có thể cung cấp một hoặc nhiều bài học hoặc hoạt động thực tế. Nếu bao gồm một khóa đào tạo thực hành, các yêu cầu sau sẽ được áp dụng.

7.2  Các hoạt động không liên quan đến lặn trên mặt nước

Chương trình đào tạo có thể cung cấp các hoạt động không liên quan đến lặn trên mặt nước từ tàu thuyền hoặc trên bờ ở các địa điểm như vùng triều, vũng đá và các vực nước ngọt, có thể bao gồm:

– nhận diện và quan sát các loài thủy sinh;

– tìm kiếm các dấu hiệu ô nhiễm hoặc các mảnh vụn;

– thu gom chất thải và làm sạch bãi bin;

– ghi lại và báo cáo những gì đã quan sát được.

7.3  Hoạt động dưới nước – Lặn

Chương trình đào tạo có thể bao gồm một hoặc nhiều lần lặn.

Mục đích của những lần lặn như vậy có thể là:

– ghi nhận bất kỳ thiệt hại do hoạt động của con người gây ra;

– khảo sát và nhận diện các loài thủy sinh;

– loại bỏ chất thải và các nguồn gây ô nhiễm;

– chụp ảnh các loài thủy sinh được chỉ định.

Nếu b môn lặn có trong chương trình đào tạo thì bộ môn lặn phải bao gồm những nội dung sau đây:

– bản tóm tắt (nêu rõ các mục tiêu của chuyến ln, bao gồm các khía cạnh về môi trường và an toàn);

– kiểm tra thiết bị trước khi lặn để tránh thiết bị bị kéo lê;

– lặn (tránh tiếp xúc với các loài thủy sinh hoặc đáy biển);

– kiểm soát độ nổi và sự thăng bằng.

8  Người hướng dẫn

Các cá nhân giảng dạy chương trình đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn này phải chứng minh họ có các năng lực sau:

– kiến thức và kỹ năng phù hợp trong các môn học như quy định tại Điều 6;

– đối với các hoạt động lặn có ng th, năng lực như quy định trong TCVN (ISO 13970) hoặc TCVN 13552-3 (ISO 24801-3);

– đối với các hoạt động lặn có bình dưỡng khí, các năng lực như quy định trong TCVN 13552-3 (ISO 24801-3).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 13552-2 (ISO 24801-2), Dịch vụ lặn giải trí – Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí – Phần 2: Cấp độ 2 – Thợ lặn độc lập

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

 Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

 Năng lực

 Yêu cầu chung

 Kiến thức lý thuyết bắt buộc

6.1  Biến đổi khí hậu

6.2  Mối đe dọa cục bộ

6.3  Thực hành tốt về môi trường

6.3.1  Tác động của hoạt động lặn

6.3.2  Tương tác có trách nhiệm

6.3.3  Những hành động tích cực để bảo tồn thế giới thủy sinh

6.4  Các loại môi trường thủy sinh

6.5  Các vấn đề môi trường – Vùng nước nhiệt đới

6.6  Các vấn đề môi trường – Vùng nước ôn đới

6.7  Các vấn đề môi trường – Vùng nước địa cực

6.8  Vấn đề môi trường – Nước ngọt

 Đào tạo thực tế

7.1  Tổng quan

7.2  Các hoạt động không liên quan đến lặn trên mặt nước

7.3  Hoạt động dưới nước – Lặn

 Người hướng dẫn

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13830:2023 (ISO 21417:2019) VỀ DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ – YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO THỢ LẶN VỚI MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ
Số, ký hiệu văn bản TCVN13830:2023 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản