CẤP BẰNG BẢO HỘ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị về Cục Trồng trọt – Bộ NN-PTNT để được cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật số 36/2009/QH12Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT.

1. Khái niệm

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. (theo khoản 5 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12)

2. Điều kiện đối với Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 Luật số 50/2005/QH11Khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12):

 – Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng;

– Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng

3. Điều kiện đối với giống cây trồng được bảo hộ (Điều 158, 159, 160, 161, 162, 163 Luật số 50/2005/QH11Khoản 19, 20 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12):

– Điều kiện chung đối với giống cây trồng: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp

– Tính mới của giống: Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

 – Tính khác biệt của giống:

+ Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

 + Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

Một số vấn đề chung

 Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt.
–  Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức Đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn như sau:

+ Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối với các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

+ Thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng k‎ý phải khắc phục các thiếu sót đó;

+ Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng ký không khắc phục thiếu sót hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ

+ Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục quy định tại Điều 178 của Luật này nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng ký khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ;
– Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.
– Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng).
– Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới làm thủ tục cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.

Kết luận: Cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị về Cục Trồng trọt – Bộ NN-PTNT để được cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Trình tự, thủ tục được quy định cụ thể tại Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT, Luật số 36/2009/QH12.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Liên quan