1. Một số khái niệm
Nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân (khoản 5 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử 2008)
Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ (khoản 8 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử 2008)
Chất thải phóng xạ là chất thải chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ (khoản 11 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử 2008)
2. Những hành vi bị nghiêm cấm về chất thải phóng xạ
Cá nhân, tổ chức có chất thải phóng xạ bị nghiêm cấm các hành vi quy định tại Điều 12 Luật năng lượng nguyên tử 2008 như:
– Nhập khẩu chất thải phóng xạ
– Vận chuyển chất thải phóng xạ bằng đường bưu điện
– Vận chuyển chất thải phóng xạ bằng các phương tiện không được thiết kế bảo đảm an toàn, an ninh hoặc không có thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh.
Lưu ý:
– Ngoài ra còn các trường hợp: sử dụng sai mục đích, tiết lộ thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; cản trở trái pháp luật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; trợ giúp dưới mọi hình thức hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cũng bị nghiêm cấm
3. Điều kiện khai báo
Khai báo chất thải phóng xạ được tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN quy định như sau: tổ chức, cá nhân trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có chất thải phóng xạ phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền
Lưu ý:
– Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong thời hạn nêu tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN thì được miễn thực hiện thủ tục khai báo.
– Tổ chức, cá nhân vận hành kho xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, cơ sở dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, đã qua sử dụng, mỗi khi tiếp nhận chất thải phóng xạ đã qua sử dụng phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN.
4. Thẩm quyền khai báo
Tổ chức, cá nhân khi có chất thải phóng xạ phải khai báo theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN: Tổ chức, cá nhân có chất thải phóng xạ khai báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Lưu ý:
– Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai báo cho từng chất thải phóng xạ với cơ quan có thẩm quyền (khoản 1 Điều 9 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN)
5. Xử phạt hành chính
Cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về khai báo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP bao gồm:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: không khai báo theo quy định, không khai báo bổ sung, khai báo không đầy đủ
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: không khai báo theo quy định
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra; không khai báo chất thải phóng xạ đã qua sử dụng
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: không khai báo chất thải phóng xạ do hoạt động của cơ sở hạt nhân sinh ra
Kết luận: Tổ chức, cá nhân có chất thải phóng xạ phải khai theo theo thẩm quyền quy định tại Luật năng lượng nguyên tử 2008, Nghị định 107/2013/NĐ-CP, Thông tư 08/2010/TT-BKHCN
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Cấp giấy khai báo chất thải phóng xạ