CHO PHÉP NHÀ TRƯỜNG, NHÀ TRẺ DÂN LẬP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Posted on

Cho phép nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục là thủ tục hành chính mà Phòng giáo dục và đào tạo (UBND cấp huyện) thực hiện cho phép các nhà trường nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Nhà trường, nhà trẻ dân lập là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do cộng đồng dân cư ở thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ (khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.).

Nhà trường, nhà trẻ dân lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng (khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.).

Cộng đồng dân cư ở cơ sở là cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn hoặc các điểm dân cư tương tự có cùng lợi ích cộng đồng hoặc có những mối quan tâm chung (Điều 3 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.).

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ dân lập

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ dân lập bao gồm (Điều 4 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.):

– Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

– Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

– Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Phối hợp với gia đình, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

– Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

– Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.

– Có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan.

– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập

Nhà trường, nhà trẻ dân lập được phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau (khoản 1 Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.):

– Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;

– Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

4. Điều kiện cho phép nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục:

Nhà trường, nhà trẻ dân lập được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau (khoản 2 Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.):

– Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này;

– Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 29 của Quy chế này;

– Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;

– Có tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;

– Có Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

Lưu ý:

– Trong thời hạn tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày có quyết định thành lập, nếu nhà trường, nhà trẻ dân lập có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT. thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập hết hiệu lực (khoản 3 Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.).

5. Thẩm quyền cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập

Thẩm quyền cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập quy định tại Điều 8 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập;

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập.

6. Đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập

6.1. Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhà trường, nhà trẻ dân lập

Nhà trường, nhà trẻ dân lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi để xảy ra một trong các trường hợp sau đây (điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.):

– Không bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

– Không bảo đảm an toàn về tính mạng cho trẻ em và cán bộ, giáo viên, nhân viên;

– Vi phạm quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

– Không bảo đảm các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế này;

– Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

– Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

– Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cho phép hoạt động giáo dục;

6.2. Giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập

Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây (điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.):

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; không bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

– Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

– Mục tiêu và nội dung hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

– Theo đề nghị của đại diện cộng đồng dân cư cơ sở đứng tên xin thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập.

7. Xử lí vi phạm hành chính

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài địa điểm được phép (khoản 2 Điều 6 Nghị định 138/2013/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động (khoản 3 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục khi chưa được phép hoạt động (khoản 4 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP)

Hình thức xử phạt bổ sung (khoản 6 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP):

– Tước quyền sử dụng quyết định cho phép hoạt động giáo dục từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP;

– Đình chỉ hoạt động giáo dục từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả (khoản 6 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP)

– Buộc chuyển người học về địa điểm đã được phép hoạt động giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP.

– Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép do hành vi vi phạm quy định tại (khoản 3, 4 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP)

Kết luận: Cho phép nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục là thủ tục hành chính mà Phòng giáo dục và đào tạo (UBND cấp huyện) thực hiện cho phép các nhà trường nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục. Trình tự, thủ tục cụ thể sẽ được quy định tại Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cho phép nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục