ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Posted on

Tổ chức, cá nhân cần phải tiến hành các thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất tại cơ quan có thẩm quyền để kiểm soát và cấp phép theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung sau theo Luật tài nguyên nước 2012Nghị định 201/2013/NĐ-CP, Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

1. Khái niệm

– Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất (khoản 4 Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012).

2. Đăng ký khai thác nước dưới đất

2.1 Đối tượng đăng ký khai thác tài nguyên nước (Điều 44 Luật tài nguyên nước 2012)

2.1.1 Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:

– Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;

– Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm (khoản 2 Điều 16 Nghị định 203/2013/NĐ-CP):

+ Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;

+ Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

+ Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

+ Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

– Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;

– Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;

– Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Lưu ý:

Theo khoản 2, 3 Điều 44 Luật tài nguyên nước năm 2012

– Trường hợp khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.

– Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp kể trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.

2.1.2 Đăng ký khai thác nước dưới đất (Điều 17 Nghị định 201/2013/NĐ-CP):

– Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP và các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà nằm trong khu vực quy định tại các Điểm b, c, d và Điểm đ Khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khoanh định, công bố vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất; quy định cụ thể thẩm quyền tổ chức việc đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn khoanh định vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất.

2.2 Thăm dò, khai thác nước dưới đất(Điều 52 Luật tài nguyên nước năm 2012)

2.2.1 Tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất, chủ dự án phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò, trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép (khoản 1 Điều 14 Nghị định 201/2013/NĐ-CP).

2.2.2 Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.

2.2.3 Việc cấp giấy phép khai thác nước dưới đất phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch tỉnh và kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước dưới đất, tiềm năng, trữ lượng nước dưới đất và quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật tài nguyên nước năm 2012 (khoản 3 Điều 52 Luật tài nguyên nước năm 2012 được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).

2.2.4 Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây (khoản 4 Điều 52 Luật tài nguyên nước năm 2012):

– Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;

– Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;

– Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;

– Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;

– Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.

2.2.5 Các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm ((khoản 5 Điều 52 Luật tài nguyên nước năm 2012):

– Hạn chế về đối tượng, mục đích khai thác;

– Hạn chế về lưu lượng, thời gian khai thác;

– Hạn chế về số lượng công trình, độ sâu, tầng chứa nước khai thác

3. Xử phạt vi phạm hành chính

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định (khoản 1 Điều 9 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật tài nguyên nước 2012, Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện xem tại đây:

Đăng ký khai thác nước dưới đất