Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5 là các dịp nghỉ Lễ tiếp theo trong năm.
I. Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2021 của người lao động
Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), trong Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định những ngày nghỉ có hưởng lương trong năm. Do đó, số ngày nghỉ đợt nghỉ Lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5 như sau:
Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 được nghỉ 1 ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày nghỉ Lễ được quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
Ngày 10/3 âm lịch năm 2021 rơi vào ngày thứ 4 (tức ngày 21/4/2021 dương lịch), do đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chỉ được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày duy nhất (hưởng nguyên lương) mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần.
Ngày Lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ 4 ngày
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày Lễ sau:
– Ngày Chiến thắng 30/4 nghỉ 1 ngày.
– Ngày Quốc tế lao động 1/5 nghỉ 1 ngày.
Tuy nhiên, ngày Chiến thắng (30/4) và ngày Quốc tế lao động (1/5) của năm 2021 rơi vào thứ sáu và thứ bảy nên căn cứ vào khoản 3 Điều 111 BLLĐ năm 2019, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Lễ thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ bảy, chủ nhật sẽ được nghỉ bù vào thứ hai của tuần tiếp theo.
Như vậy, trong dịp Lễ này, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày liên tục từ ngày 30/4/2021 đến hết ngày 3/5/2021.
II. Cách tính tiền lương của người lao động trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2021 của người lao động
Đặc thù công việc của một số ngành nghề khiến doanh nghiệp sắp xếp cho người lao động (NLĐ) làm việc ngoài ca làm chính, thậm chí là trong các ngày Lễ. Khi đó, quy định về thời gian nghỉ, cách tính tiền lương cũng sẽ khác nhau căn cứ theo Luật và tùy thuộc vào nội quy của doanh nghiệp đó.
⧫ Trường hợp NLĐ hưởng lương theo thời gian
Vào ngày nghỉ Lễ, nếu người lao động vẫn đi làm thì được chi trả lươngít nhất bằng 300% số lương ngày làm việc bình thường, chưa kể tiền lương của ngày Lễ làm việc đó. Như vậy, nếu đi làm vào ngày Lễ, lương thực nhận sẽ bằng 400% lương ngày bình thường.
>>> Ví dụ: Ông A làm việc 8 tiếng/ ngày trong công ty X. Lương cơ bản 5.200.000đ/ tháng. Tổng số ngày làm việc thực tế là 26 ngày/ tháng. Do tính chất công việc, vào dịp Lễ, ông A vẫn đi làm bình thường.
Cách tính lương ngày Lễ của ông A là:
+ Tiền lương mỗi ngày của ông A = 5.200.000 : 26 = 200.000đ/ ngày
Vì ông A đi làm vào ngày Lễ nên tổng tiền lương ông A nhận được là:
= 200.000 x 4 = 800.000đ/ ngày.
⧫ Trường hợp NLĐ hưởng lương theo sản phẩm
Trong trường hợp người lao động đi làm trong ngày Lễ và hưởng lương theo sản phẩm thì tiền lương nhận được sẽ tính như sau:
>>> Ví dụ: Chị B làm việc ở công ty X và ăn lương theo sản phẩm (1.000đ/ sản phẩm). Ngày Lễ, chị B làm được 200 sản phẩm và không tăng ca.
Cách tính tiền lương trong ngày Lễ của chị B là:
= 1.000 x 300% x 200 = 600.000đ/ ngày.
➤ Cách tính lương ngày Lễ đối với người làm ca đêm
Theo quy định của pháp luật, giờ làm việc ban đêm bắt đầu từ 22h00 – 06h00 sáng hôm sau (đây là ca làm việc vào ca đêm, không phải giờ làm thêm ban đêm). Người lao động cần chú ý khung thời gian này để có cách tính lương ngày Lễ phù hợp.
⧫ Trường hợp NLĐ hưởng lương theo thời gian
* Cách tính tiền lương ban đêm vào ngày Lễ
Cũng tương tự như người lao động hưởng lương theo thời gian vào ban ngày, người làm việc ca đêm sẽ được hưởng 400% mức lương thực tế nhận được của ngày làm việc bình thường.
>>> Ví dụ: Anh C làm bảo vệ ca đêm tại công ty X từ 22h00 – 06h00, tiền lương nhận được cho 1 ca trực ban đêm của anh là 256.000đ. Vào ngày 1/1/2021, anh C vẫn đi làm ca đêm bình thường.
Cách tính lương ngày Lễ của anh C là: 256.000đ x 4 = 1.024.000đ/ ca.
* Tiền lương làm thêm vào ban đêm trong ngày Lễ
Ngoài 30% tính vào giờ làm việc ban đêm, người làm thêm giờ trong khoảng thời gian này còn được cộng thêm 20% tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ Lễ. Cụ thể, công thức như sau:
>>> Ví dụ: Cũng trong trường hợp của anh C, nếu ngày 1/1, trừ thời gian làm việc chính thức từ 22h – 06h sáng hôm sau, anh C có nhận làm thêm giờ từ 20h00 – 22h00 cùng ngày.
– Tiền lương mỗi giờ làm việc ca đêm của anh C là: 32.000đ
=> Tiền làm thêm ca đêm trong ngày Lễ của anh C là:
= [(300% x 32.000) + (30% x 32.000) + 20% x (300% x 32.000] x 2
= (96.000 + 9.600 + 19.200) x 2 = 249.600đ
=> Tổng tiền lương làm thêm giờ trong ngày Lễ của anh C là:
=> Như vậy, người làm thêm vào ban đêm tính theo thời gian trong dịp Lễ sẽ được hưởng tổng cộng 490% lương ngày làm việc bình thường.
⧫ Trường hợp NLĐ hưởng lương theo sản phẩm
* Cách tính tiền lương vào ban đêm của người hưởng lương theo sản phẩm
Cũng như người làm việc vào ban ngày, người lao động tham gia sản xuất vào ban đêm trong ngày Lễ theo sản phẩm sẽ nhận được 300% mức lương tương ứng với số tiền nhận được ngày thường.
Công thức tính tiền lương vào ban đêm của người hưởng lương theo sản phẩm
>>> Ví dụ: Ngày 30/4, bà C đi làm vào ca đêm bình thường, được biết:
– Đơn giá sản phẩm của bà C là: 3.000đ/sản phẩm
– Số sản phẩm bà C làm được là 50 mẫu.
=> Tiền lương làm vào ca đêm của bà C là:
= (3.000 + 3000 x 30%) x 50 = 195.000đ
=> Tiền lương ca đêm ngày Lễ của bà C là:
= 195.000 x 300% = 585.000đ
* Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
.
>>> Ví dụ: Ông D hưởng lương theo sản phẩm, ngày 1/1/2021, ông có làm thêm giờ vào ngày Lễ, được biết:
– Đơn giá tiền lương sản phẩm của ông D là: 2.000đ/1 sản phẩm
– Ngày 1/1, ông D làm được 50 sản phẩm.
=> Tiền lương nhận được cho thời gian làm thêm vào ngày Lễ của ông D là:
= [(2.000 x 300%) + (2000 x 30%) + 20% x (2.000 x 300%)] x 50
= (6.000 + 600 + 1.200) x 50 = 395.000đ
III. Các quy định khác liên quan đến ngày Lễ của người lao động
– Tiền lương được tính thêm trong ngày nghỉ Lễ không phải tham gia BHXH vì đây là khoản thu nhập không thường xuyên của người lao động.
– Doanh nghiệp muốn tổ chức làm việc trong ngày nghỉ Lễ phải có sự thỏa thuận đồng ý của người lao động. Trường hợp người lao động không đồng ý mà doanh nghiệp vẫn ép đi làm hoặc trả lương thấp hơn quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.
– Doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm vượt quá 12 giờ/ ngày trong ngày Lễ có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.
Nếu doanh nghiệp vi phạm một trong những điểm trên, người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp đến cơ sở công đoàn, ban giám đốc công ty hoặc Phòng LĐ-TB&XH quận (huyện) và các cơ quan cấp cao nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày Lễ người lao động cần biết. Tuy nhiên, tùy vào từng ca sản xuất, tính chất công việc mà pháp luật sẽ quy định thêm từng khoản trợ cấp khác nhau, bạn cần tìm hiểu chi tiết để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Trong thời hạn không quá 17 ngày làm việc, Sở LĐ-TB&XH trả kết quả cho người nộp hồ sơ trong khi thời hạn trước kia là 20 ngày. Ngày 7-10, tại Sở Tư pháp TP.HCM diễn ra lễ ký kết kế hoạch liên tịch về cải cách thủ tục hành chính của Sở này và Sở LĐ-TB&XH.
Ngày 28/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 08/2022/QĐ-TTg về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ. Trong đó, quy định điều kiện, thủ tục nhận hỗ trợ 3 triệu đồng tiền thuê nhà khi NLĐ quay trở lại làm việc. 1. Điều kiện để NLĐ quay trở lại