MIỄN, GIẢM TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Posted on

Việc miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện thông qua thủ tục miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung trên theo quy định tại Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CPNghị định 35/2019/NĐ-CP.

1. Khái niệm

Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng (khoản 23 Điều 2 Luật lâm nghiệp năm 2017).

Các loại dịch vụ môi trường rừng (Điều 61 Luật lâm nghiệp năm 2017):

– Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.

– Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

– Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

– Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.

– Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.

2. Tiền dịch vụ môi trường rừng

2.1. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng (Điều 62 Luật lâm nghiệp năm 2017):

– Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật lâm nghiệp và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61 của Luật nghiệp.

– Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

– Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.

– Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

– Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.2. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng (Điều 63 Luật lâm nghiệp năm 2017):

2.2.1. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

– Chủ rừng được quy định tại Điều 8 của Luật lâm nghiệp;

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;

– Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:

– Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;

– Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;

– Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;

– Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;

– Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;

– Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

2.2.3. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:

– Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

– Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

– Nhà nước khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.

2.2.4. Việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau:

– Xác định tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng;

– Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng;

– Xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng;

– Xác định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng;

– Lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng;

– Xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng;

– Tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng;

– Kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng (Điều 64 Luật lâm nghiệp năm 2017):

2.3.1Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:

– Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

– Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

– Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

– Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.

2.3.2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:

– Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

– Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.

3. Miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng

3.1. Đối tượng được miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường (Điều 73 Nghị định 156/2018/NĐ-CP)

– Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

– Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó.

– Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

3.2. Mức miễn, giảm (Điều 74 Nghị định 156/2018/NĐ-CP):

– Miễn tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

– Giảm tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.

Lưu ý:

– Theo khoản 1 Điều 75 Nghị định 158/2018/NĐ-CPKhi xảy ra rủi ro bất khả kháng quy định tại Điều 73 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên).

– Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện (điểm e khoản 2 Điều 75 Nghị định 158/2018/NĐ-CP).

4. Xử phạt vi phạm hành chính

Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Điều 9 Nghị định 35/2019/NĐ-CP:

– Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.

– Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 50.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 500.000.000 đồng trở lên.

– Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền dưới 20.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền 500.000.000 đồng trở lên.

– Hành vi không thực hiện chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 5.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 50.000.000 đồng trở lên.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

  • Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Kết luận: Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng nộp hồ sơ xin miễn, giảm đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên) theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật (Điều 75 Nghị định 156/2018/NĐ-CP).

Chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu đơn xem tại đây:

Miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng