PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ

Posted on

Danh mục đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm để có hiệu lực thi hành thì cần phải được phê duyệt của cấp Bộ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể những nội dung này theo Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Nghị định 08/2014/NĐ-CP, Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT như sau:

1. Khái niệm

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. (khoản 1 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ 2013)

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. (khoản 2 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ 2013)

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. (khoản 3 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ 2013)

Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. (khoản 4 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ 2013)

Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm. (khoản 4 điều 3 Nghị định 08/2014/NĐ-CP)

Dự án sản xuất thử nghiệm là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế – xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống (theo quy định tại (khoản 6 điều 3 Nghị định 08/2014/NĐ-CP).

2. Yêu cầu đối với đề tài, dự án

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT quy định yêu cầu đối vơi sđề tài, dự án như sau:

– Yêu cầu chung

+ Có tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, tập trung các vấn đề trọng tâm của ngành, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Không trùng lặp về nội dung với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đã và đang thực hiện. Riêng đối với đề tài kế thừa, nêu rõ kết quả đã đạt được ở giai đoạn trước và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết tiếp.

Yêu cầu riêng đối với đề tài

+ Mục tiêu, sản phẩm rõ ràng.

+ Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học công nghệ dự kiến: đảm bảo tính mới, tiên tiến so với sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có; có triển vọng tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả; được hoàn thành ở dạng mẫu để chuyển sang giai đoạn sản xuất thử nghiệm; có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích hoặc bằng bảo hộ; có địa chỉ tiếp nhận kết quả.

+ Có phương án khả thi để phát triển sản phẩm khoa học và công nghệ.

– Yêu cầu riêng đối với dự án

+ Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ của dự án: có xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã được hội đồng khoa học và công nghệ (cấp quốc gia, cấp Bộ, cấp Tỉnh) đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị triển khai áp dụng hoặc kết quả khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích; đảm bảo tính ổn định ở quy mô sản xuất nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụng hoặc phát triển sản phẩm ở quy mô sản xuất lớn.

+ Có cam kết và đảm bảo huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện dự án.

3. Quy định về xây dựng và phê duyệt danh mục đề tài, dự án

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT thì vấn đề Xây dựng và phê duyệt danh mục đề tài, dự án gồm:

– Định kỳ hoặc theo tính cấp thiết, các tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề xuất đặt hàng đề tài, dự án.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tập hợp các đề xuất đặt hàng đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành gửi Tổng cục, Cục.

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Tổng cục, Cục quyết định thành lập hội đồng tư vấn xây dựng danh mục đề tài, dự án và đề xuất phương thức thực hiện gửi Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Thành phần hội đồng tư vấn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thủ trưởng Tổng cục, Cục chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về danh mục đã đặt hàng.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp, thẩm định và xây dựng danh mục đặt hàng và phương thức thực hiện đề tài, dự án trình Bộ trưởng phê duyệt và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về danh mục đã đề xuất.

Lưu ý: Ưu tiên phê duyệt những nhiệm vụ có sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp.

Kết luận: Để thực hiện thủ tục Phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ thì cần xem xét quy định tại Nghị định 08/2014/NĐ-CP, Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ