1. Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với Sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20-7-1954 đến 30-4-1975, về gia đình từ ngày 31-12-1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, trước khi về gia đình thuộc biên chế Công an nhân dân

Posted on

Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước ở chiến trường b, c, k trong khoảng thời gian từ ngày 20-7-1954 đến 30-4-1975, về gia đình từ ngày 31-12-1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, trước khi về gia đình thuộc biên chế công an nhân dân cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật đươc quy định tại Quyết định 290/2005/QĐ-TTg; Quyết định 188/2007/QĐ-TTg; Thông tư 04/TT-BCA(X13); Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC; Thông tư liên tịch 21/2008/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC.

1. Đối tượng áp dụng ( Điều 1 Quyết định 290/2005/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 188/2007/QĐ-TTg)

a) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B, C, K về gia đình từ ngày 31 tháng 12 năm 1976 trở về trước nhưng chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ (bao gồm cả trợ cấp xuất ngũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ), chế độ thôi việc, chế độ bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu chí hàng tháng, nay được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường cứ mỗi năm được hưởng 600.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 1.200.000 đồng.

b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an tham gia chiến đấu ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương, thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cán bộ dân chính Đảng hoạt động cách mạng ở các chiến trường B, C, K từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước không có thân nhân chủ yếu phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K nay được hưởng chế độ một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường, cứ mỗi năm thuộc diện hưởng lương ở chiến trường được hưởng 500.000 đồng. Mức chi trả chế độ một lần thấp nhất bằng 1.000.000 đồng.

c) Dân quân tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước, du kích tập trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng mật) từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước do cấp có thẩm quyền quản lý đã về gia đình phải được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế tham gia dân quân, du kích tập trung, cứ mỗi năm được hưởng 400.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 800.000 đồng.

d) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức, thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và các đối tượng nêu tại các điểm a, b, và c Khoản 1 Điều này, nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành về chính sách bảo hiểm xã hội.

đ) Trường hợp các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì một trong những người sau đây được hưởng chế độ một lần theo mức tương ứng quy định tại Quyết định này: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần.

Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa năm.

– Quyết định 188/2007/QĐ-TTg bổ sung thêm:

-. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an chiến đấu và hoạt động tại chiến trường B, C, K nhưng không có nhân thân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc và cán bộ xã (phường) hoạt động ở miền Nam trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được hưởng chế độ một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.

– Du kích thôn, ấp ở miền Nam trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.

– Dân quân tập trung trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thuộc 07 xã giáp ranh bên bờ Bắc sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 (gồm các xã: Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Ô, Vĩnh Hà) và 05 xã nằm trong khu phi quân sự (gồm các xã: Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thuỷ) thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 cho đến khi giải thể về gia đình.

2. Đối tượng không áp dụng: (Tiết 1.2 Khoản 1 Mục II Phần I Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC)

– Những người đã hưởng chế độ một lần theo quy định tại Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15/04/1999 của Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954; những người đã hưởng chế độ một lần theo quy định tại Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/04/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an, thanh niên xung phong, cán bộ dân chính đảng công tác, chiến đấu ở các chiến trường B, C, K thuộc đối tượng nêu trên nhưng có thân nhân chủ yếu (bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc.

– Quân nhân, công an, thanh niên xung phong hoạt động ở chiến trường B, C, K nhưng hưởng sinh hoạt phí

– Những người phản bội, đầu hàng địch, đào ngũ, người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân.

Tính đến ngày Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành mà người đang chấp hành án tù chung thân hoặc bị kết án một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích.

– Người ra nước ngoài và ở lại nước ngoài bất hợp pháp.

– Đối tượng đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi.

3. Cách tính thời gian hưởng chế độ (Tiết 2.1 Khoản 2 Mục II Phần I Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC)

a) Thời gian được tính hưởng chế độ là thời gian thực tế công tác, chiến đấu thuộc diện hưởng lương tại chiến trường B, C, K trong khoảng từ 20/07/1954 đến 30/04/1975, cụ thể như sau:

– Đối với quân nhân, công an nhân dân, thời gian tính hưởng là thời gian được hưởng lương từ ngày 30/04/1975 trở về trước;

– Đối với thanh niên xung phong hưởng lương, thời gian tính hưởng kể từ khi đi chiến trường hoặc thời gian được hưởng lương đối với người khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí từ ngày 30/04/1975 trở về trước;

– Đối với cán bộ dân chính đảng ở miền Nam, thời gian tính hưởng kể từ ngày thoát ly tham gia cách mạng trong khoảng từ tháng 7/1954 đến 30/04/1975.

b) Người có thời gian chiến đấu, công tác hưởng lương tại các chiến trường khác nhau hoặc có thời gian hoạt động ở các lĩnh vực, cương vị khác nhau hoặc có thời gian gián đoạn thì được cộng dồn để tính hưởng chế độ.

c) Những người trong quá trình chiến đấu, công tác ở chiến trường B, C, K, trong thời kỳ hưởng lương nếu được tổ chức bố trí ra miền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng dưới 1 năm, sau đó trở lại chiến trường thì khoảng thời gian ở miền Bắc này vẫn được tính để hưởng chế độ một lần;

Nếu thời gian học tập, công tác, điều trị, điều dưỡng ở miền Bắc từ 1 năm (12 tháng) trở lên thì thời gian ở miền Bắc không được tính hưởng chế độ một lần.

d) Thời gian công tác thực tế được tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ, được tính như quy định tại điểm d tiết 2.1khoản 2, Mục I, Phần I Thông tư này

4. Mức hưởng chế độ một lần (Tiết 2.2 Khoản 2 Mục II Phần I Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC)

a) Đối tượng có thời gian tính hưởng chế độ từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

b) Đối tượng có thời gian tính hưởng chế độ trên 2 năm, mức hưởng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = số năm được tính hưởng x 500.000 đ

Kết luận: Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước ở chiến trường b, c, k trong khoảng thời gian từ ngày 20-7-1954 đến 30-4-1975, về gia đình từ ngày 31-12-1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, trước khi về gia đình thuộc biên chế công an nhân dân cần được thực hiện theo quy định tại Quyết định 290/2005/QĐ-TTg; Quyết định 188/2007/QĐ-TTg; Thông tư 04/TT-BCA(X13); Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC; Thông tư liên tịch 21/2008/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

XÉT HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN ĐỐI VỚI SĨ QUAN, HẠ SĨ QUAN, CÁN BỘ, CHIẾN SĨ, CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC Ở CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG KHOẢNG THỜI GIAN TỪ NGÀY 20-7-1954 ĐẾN 30-4-1975, VỀ GIA ĐÌNH TỪ NGÀY 31-12-1976 TRỞ VỀ TRƯỚC, CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG MỘT TRONG CÁC CHẾ ĐỘ PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ, THÔI VIỆC, BỆNH BINH, MẤT SỨC LAO ĐỘNG HÀNG THÁNG VÀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ HÀNG THÁNG, TRƯỚC KHI VỀ GIA ĐÌNH THUỘC BIÊN CHẾ CÔNG AN NHÂN DÂN