8. Gửi thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp
Tiêu đề: Gửi thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp
Gửi thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp là thủ tục hành chính mà người sử dụng lao động cần thực hiện khi ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp. Việc thực hiện thủ tục này được thể hiện theo Bộ Luật lao động 2019, Nghị định 45/2020/NĐ-CP và Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể những nội dung như sau:
1.Thỏa ước lao động tập thể:
a) Khái niệm:
Căn cứ Điều 75 Bộ Luật lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là:
– Định nghĩa: thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
– Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
— Phân loại: Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác
b) ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp:
Căn cứ Điều 76 Bộ Luật lao động 2019 , việc ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp được quy định như sau:
1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
- Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
- Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
- Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Lưu ý:
– Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
-Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
– Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho.
c) Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 77 Bộ luật lao động:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Bộ Luật lao động 2019 :
-Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.
-Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
– Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luậ
2. Ngày có hiệu lực,thời hạn của thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp vô hiệu:
a) Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể:
Căn cứ Điều 78 Bộ Luật lao động 2019 quy định, ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì
b) Thời hạn thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp:
Theo quy định tại Điều 78 Bộ Luật lao động 2019, Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Lưu ý:
– Trường hợp thoả ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp hết hạn:
+Theo quy định tại Điều 83 Bộ Luật lao động 2019, Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
c)Thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp vô hiệu:
Theo Điều 86 Bộ Luật lao động 2019 quy định:
– Thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.
– Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
+ Người ký kết không đúng thẩm quyền;
+ Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể..
Lưu ý:
– Theo quy định tại Điều 87 Bộ Luật lao động 2019, Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
– Căn cứ Điều 89 Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc xử lý thoả ước lao động tập thể vô hiệu: Khi thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thoả thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Lưu ý: Quy định tại Điều 80 Bộ Luật lao động 2019: Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.
- Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Gửi thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước:
Căn cứ khoản 1 Điều 77 Bộ Luật lao động 2019 quy định:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 89 Bộ Luật lao động 2019: Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thoả ước lao động tập thể do người sử dụng lao động chi trả.
4. Xử phạt hành chính
Theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nếu doanh nghiệp không gửi thỏa ước lao động đến cơ quan nhà nước sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu”
Kết luận: Gửi thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp là thủ tục hành chính mà người sử dụng lao động cần thực hiện khi ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp. Khi thực hiện, người sử dụng lao động cần xem quy định tại Bộ Luật lao động 2019, Nghị định 45/2020/NĐ-CP, Nghị định 28/2020/NĐ-CP