8. Đăng ký khai tử lưu động

Posted on

Hiện nay cùng với cơ chế đổi mới và tối giản nhất có thể các thủ tục hành chính thì việc khai tử cho những trường hợp đặc biệt, không có điều kiện đi đăng ký khai tử không còn là vấn đề khó khăn nữa. Căn cứ Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định số 123/2015/NĐ-CPNghị định 82/2020/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTP sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này:

1. Khái niệm khai tử

Bộ luật dân sự 2015 không quy định rõ về khái niệm khai tử, nhưng dựa trên những căn cứ về quyền được khai tử theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Bộ luật dân sự 2015 ta có thể hiểu:

Khai tử là thủ tục pháp lý phải thực hiện cho người đã mất. Thân nhân người đã mất, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ khai báo, thực hiện cung cấp những thông tin, thủ tục hành chính cần thiết để thực hiện giấy khai tử. Khai tử là sự kiện hộ tịch để xác nhận sự kiện chết của một con người và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của con người đó, đồng thời, là phương tiện để nhà nước theo dõi biến động dân số của mình.”

2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

– Khoản 1 Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTP nêu rõ: Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động.

– Ngoài các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTP, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động.

Lưu ý: cũng giống với các thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn lưu động, khi thực hiện thủ tục đăng ký khai tử lưu động cần lưu ý những quy định sau:

– Theo Khoản 4 Điều 25 Thông tư 04/2020/TT-BTP: Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.

Khoản 3 Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTPcòn quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ và tăng cường công tác quản lý hộ tịch tại địa phương.

– Theo Khoản 3 Điều 25 Thông tư 04/2020/TT-BTP Trong thời hạn 05 ngày theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch đem theo giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ hộ tịch theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Đăng ký lưu động”.

Kết luận: Việc đăng ký khai tử lưu động là một thủ tục rất nhân văn thể hiện được sự quan tâm của nhà nước thông qua những quy định của pháp luật. Bài Viết dựa trên Luật Hộ tịch năm 2014Nghị định số 123/2015/NĐ-CPNghị định 82/2020/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Đăng ký khai tử lưu động