28. Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế

Posted on

Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế là thủ tục hành chính mà cá nhân cần thực hiện khi có hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Việc thực hiện thủ tục này được thể hiện theo Luật doanh nghiệp 2014, Luật Chứng khoán 2006 (được sửa đổi năm 2010), Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Thông tư 92/2015/TT-BTC, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 25/2018/TT-BTC. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể những nội dung như sau:

I. Khái niệm thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Chứng khoán.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Chứng khoánĐiều 120 của Luật doanh nghiệp.

II. Căn cứ tính thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán

Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.

1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán:

Căn cứ Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

– Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

+ Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

+ Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.

2. Thuế suất và cách tính thuế:

Căn cứ Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

a) Thuế suất:

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

b) Cách tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần X Thuế suất 0,1%

 

 3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Căn cứ điểm c, điểm d khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoánthời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

– Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.

– Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

Lưu ý:  Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cá nhân chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ phiếu.

Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:

Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn là giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (×) với mệnh giá của cổ phiếu đó và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn.

Số thuế TNCN

= giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán

/ số lượng cổ phiếu thực nhận x mệnh giá của cổ phiếu đó

x thuế suất TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn

+ Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.

+ Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu nhận thay cổ tức.

– Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Ví dụ 12: Ông K là cổ đông của công ty cổ phần X (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán). Năm 2011, ông K được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng). Tháng 2/2014, Ông K chuyển nhượng 2.000 cổ phiếu của công ty X với giá là 30.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 8/2014, ông K chuyển nhượng 7.000 cổ phiếu với giá là 20.000 đồng/cổ phiếu.

Khi chuyển nhượng ông K phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:

* Đối với lần chuyển nhượng tháng 2/2014

– Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:

(2.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.000.000 đồng

– Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

(2.000 CP × 30.000 đồng) × 0,1% = 60.000 đồng

* Đối với lần chuyển nhượng tháng 8/2014

– Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:

(3.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.500.000 đồng

– Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

(7.000 CP × 20.000 đồng) × 0,1% = 140.000 đồng

4. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Theo Khoản 6 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được thực hiện như sau:

Nguyên tắc khai thuế:

+ Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của Công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

+ Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:

– Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

– Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

+ Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thuộc trường hợp nêu tại tiết a.1 và tiết a.2 khoản này khai thuế theo từng lần phát sinh.

+ Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng chứng khoán.

Hồ sơ khai thuế:

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế hướng dẫn tại tiết a.3 khoản này gồm:

– Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;

– Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán.

Nơi nộp hồ sơ khai thuế:

Cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế từng lần phát sinh nêu tại điểm a.3 khoản này nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà cá nhân chuyển nhượng.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

Thời hạn nộp thuế:

Thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.”

  • Công Văn tham khảo: Công văn 85048/CT-TTHT ngày 27/12/2018, Công văn 1211/TCT-DNNCN 04/04/2019

5. Xử phạt hành chính

Trường hợp cá nhân không thực hiện khai thuế sẽ bị xử phạt ở hành vi trốn thuế theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BT, hoặc khai chậm thuế có thể sẽ bị xử phạt theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BT.

Kết luận:  Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế là thủ tục hành chính mà cá nhân cần thực hiện khi có hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Khi thực hiện cá nhân cần xem quy định tại Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Thông tư 92/2015/TT-BTC, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 25/2018/TT-BTC.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiên xem tại đây: Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế