1. Hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính

Posted on

Thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính là thủ tục cần thiết để thư, gói, kiện hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia qua dịch vụ này. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung trên theo Luật Hải quan 2014Nghị định 08/2015/NĐ-CPNghị định 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTCThông tư 39/2018/TT-BTC, Thông tư số 49/2015/TT-BTCThông tư 56/2019/TT-BTC và Thông tư 14/2021/TT-BTC.

1. Một số khái niệm liên quan

– Căn cứ theo quy định tại Khoản 6, Khoản 14 và Khoản 23 Điều 3 Luật Hải quan 2014 thì các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

+ Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.

+ Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.

+ Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

– Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP) có nêu rõ về người khai hải quan, cụ thể người khai hải quan gồm:

+ Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan;

+ Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền;

+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư miễn thuế;

+ Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa, trung chuyển hàng hóa;

+ Đại lý làm thủ tục hải quan;

+ Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.

– Theo quy định tại Điều 52 Luật Hải quan 2014 về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh thì:

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.

+ Trường hợp người được ủy quyền khai hải quan là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế thì phải thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định tại Điều 18 của Luật này; chỉ được chuyển, phát hàng hóa sau khi được thông quan.

2. Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP) có quy định như sau: “Thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh bao gồm hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tại khoản 2 Điều này được làm thủ tục hải quan tại Chi cục quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh”.

3. Một số quy định đặc thù

Tại Điều 4 Thông tư 49/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 56/2019/TT-BTC) đưa ra một số quy định đặc thù về thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định như sau:

a. Đối với thư xuất khẩu, nhập khẩu

– Thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính chịu sự giám sát hải quan theo hình thức niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng hoặc xe chuyên dụng của doanh nghiệp để đóng chuyến thư quốc tế.

b. Bưu gửi trong túi ngoại giao, túi lãnh sự xuất khẩu, nhập khẩu

– Bưu gửi trong túi ngoại giao, túi lãnh sự khi xuất khẩu, nhập khẩu được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan;

– Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc kiểm tra, xử lý các đối tượng này theo quy định tại Khoản 3 Điều 57 Luật Hải quan.

c. Khai hải quan

– Người khai hải quan thực hiện khai hải quan theo phương thức điện tử. Trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây gọi là Nghị định số 59/2018/NĐ-CP), người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy.

– Căn cứ thông tin gửi hàng của chủ hàng trên tờ khai CN22, CN23, số hiệu bưu gửi E1QT, hồ sơ, tài liệu của gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin do chủ hàng cung cấp cho doanh nghiệp và thông tin cảnh báo nội bộ của doanh nghiệp về sự sai khác giữa thông tin khai báo của người gửi về hàng hóa, trị giá hàng hóa với thực tế hàng hóa và các chứng từ liên quan (nếu có) để thực hiện chia nhóm như sau:
+ 1) Đối với gói, kiện hàng hóa xuất khẩu:
1) Nhóm 1: Gói, kiện hàng hóa xuất khẩu thỏa mãn các điều kiện sau:
1.1.1) Có trị giá hải quan dưới năm triệu đồng Việt Nam (5.000.000 đồng);
1.1.2) Được miễn thuế xuất khẩu hoặc chịu thuế xuất khẩu với thuế suất là 0%;
1.1.3) Không thuộc mặt hàng phải có giấy phép xuất khẩu, kiểm tra chuyên ngành.
1.2) Nhóm 2: Gói, kiện hàng hóa xuất khẩu không thuộc nhóm 1; gói, kiện hàng hóa xuất khẩu thuộc nhóm 1 nhưng chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền yêu cầu tự thực hiện thủ tục hải quan; gói, kiện hàng hóa có thông tin cảnh báo nội bộ của doanh nghiệp; gói, kiện hàng hóa có nghi ngờ về trị giá hải quan.
+ 2) Đối với gói, kiện hàng hóa nhập khẩu:
2.1) Nhóm 1: Gói, kiện hàng hóa nhập khẩu có trị giá hải quan trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 8 và Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sau đây gọi là Nghị định số 134/2016/NĐ-CP) và không thuộc mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành.
2.2) Nhóm 2: Gói, kiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc nhóm 1; gói, kiện hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 1 nhưng chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền yêu cầu tự thực hiện thủ tục hải quan; gói, kiện hàng hóa có thông tin cảnh báo nội bộ của doanh nghiệp; gói, kiện hàng hóa có nghi ngờ về trị giá hải quan.
– Trường hợp thiếu các thông tin trên tờ khai CN22, CN23, số hiệu bưu gửi E1QT (theo mẫu của Liên minh Bưu chính Thế giới kèm theo Thông tư này) bản giấy hoặc bản điện tử để chia nhóm hàng hóa và khai báo hải quan, doanh nghiệp thực hiện xem trước gói, kiện hàng hóa tại khu vực có camera giám sát, dưới sự giám sát của công chức hải quan:

+ Khi thông tin tên hàng hóa trên tờ khai CN22, CN23, số hiệu bưu gửi E1QT có sự sai khác với gói, kiện hàng hóa thực tế, công chức hải quan lập 02 biên bản có xác nhận của doanh nghiệp, mỗi bên giữ 01 bản. Biên bản phải thể hiện đúng tên hàng hóa và ghi rõ việc doanh nghiệp chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hóa.

+ Doanh nghiệp thực hiện chia nhóm, khai báo hải quan theo đúng thực tế gói, kiện hàng hóa hoặc cơ quan hải quan xử lý vi phạm trong trường hợp gói, kiện hàng hóa không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

+ Doanh nghiệp phải khai báo rõ số, ngày, tháng, năm của biên bản quy định tại điểm c.1 khoản này trên tờ khai hải quan tại ô số 32 trên mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC) đối với tờ khai hải quan giấy hoặc tại chỉ tiêu thông tin phần ghi chú đối với tờ khai hải quan điện tử.

– Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện tờ khai hải quan được khai báo theo nhóm gói, kiện hàng hóa không đúng quy định tại điểm b khoản này thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp lưu giữ gói, kiện hàng hóa chia nhóm không đúng quy định tại khu vực riêng và tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa theo nhóm được chia đúng. Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế đối với gói, kiện hàng hóa chia nhóm không đúng quy định khi làm thủ tục theo tờ khai hải quan mới.

d. Trách nhiệm của doanh nghiệp

Chia nhóm gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

– Thay mặt chủ hàng (trừ trường hợp chủ hàng yêu cầu trực tiếp làm thủ tục) làm thủ tục hải quan;

Xuất trình hồ sơ và bưu gửi để công chức hải quan kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; và chứng kiến kiểm tra thực tế bưu gửi;

Nộp thuế, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định hiện hành (nếu có);

– Trường hợp thay mặt chủ hàng trực tiếp làm thủ tục hải quan cho bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thư, túi ngoại giao, túi lãnh sự), doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện chính sách về quản lý bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế, lệ phí, thu khác theo quy định của pháp luật;

 – Quản lý bưu gửi xuất khẩu sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan cho đến khi thực xuất khẩu và phát bưu gửi nhập khẩu sau khi bưu gửi đã hoàn thành thủ tục hải quan theo đúng địa chỉ người nhận trên bưu gửi.

Đảm bảo xe chuyên dụng, bao bì chuyên dụng đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan;

Lắp đặt hệ thống trang bị giám sát kết nối với cơ quan hải quan để phục vụ công tác giám sát hải quan tại các khu vực mở, chia bưu gửi;

Có trách nhiệm thông báo và giải thích cho chủ hàng biết những trường hợp bưu gửi không được xuất khẩu, nhập khẩu và phải xử lý theo quy định hiện hành về chính sách quản lý bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu và lý do mà cơ quan có thẩm quyền đã thông báo bằng văn bản;

Xử lý bưu gửi không chuyển phát được trong trường hợp bưu gửi đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu, doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế và thực hiện hoàn thuế theo quy định.

Gửi thông báo về thời gian thực hiện thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản đến cơ quan hải quan. Thời gian gửi thông báo thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp cần làm thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cố định, không trùng với 08 giờ làm việc theo quy định, doanh nghiệp thông báo bằng văn bản tới cơ quan hải quan về khung giờ làm việc và khoảng thời gian áp dụng khung giờ làm việc để cơ quan hải quan bố trí làm thủ tục hải quan.

Cung cấp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho chủ hàng để lưu giữ theo quy định trong Trường hợp doanh nghiệp là người khai hải quan.

đ. Trách nhiệm của Chi cục hải quan

Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với bưu gửi nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định hiện hành;

Trường hợp bưu gửi không đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu thì Chi cục Hải quan thông báo lý do để Doanh nghiệp có cơ sở làm thủ tục hoàn trả cho chủ hàng, riêng bưu gửi thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu được xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật;

Thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và quản lý thuế;

Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;

Thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

e. Trách nhiệm của người khai hải quan là chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

– Thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật hải quan ngày 23/6/2014 và các quy định tại Thông tư này.

4. Các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan đối với người khai hải quan, tổ chức và cá nhân.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Hải quan 2014 thì các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải bao gồm:

– Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;

– Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

– Gian lận thương mại, gian lận thuế;

– Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;

– Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;

– Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;

– Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.

Lưu ý: Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Kết luận: Khi thực hiện thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính cần phải tuân thủ theo quy định tại Luật Hải quan 2014Nghị định 08/2015/NĐ-CPNghị định 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTCThông tư 39/2018/TT-BTC, Thông tư số 49/2015/TT-BTC, Thông tư 56/2019/TT-BTC và Thông tư 14/2021/TT-BTC.