16. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác)

Posted on

Trong thực tế, có nhiều trường hợp người xuất, nhập khẩu gửi hàng hóa sang nước khác nhưng hàng hóa lại bị lạc tuyến hay không đi đến nơi người nhận. Do đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế được pháp luật quy định, Dữ Liệu Pháp Lý xin được cụ thể hóa nội dung này theo Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC, Thông tư 191/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải (khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014).

Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan (Khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan 2014).

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác)

2.1. Doanh nghiệp chuyển phát nhanh

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu quy định doanh nghiệp chuyển phát nhanh có trách nhiệm (khoản 1 Điều 12 Thông tư 191/2015/TT-BTC):

– Khi có hàng hóa lạc tuyến, lập văn bản đề nghị được chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên vận tải đơn và danh sách hàng hóa lạc tuyến;

– Đăng ký tờ khai vẩn chuyển độc lập đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế theo quy định tại Điều 17 Thông tư 191/2015/TT-BTC.

Vì vậy, để hàng hóa lạc tuyến đến đúng nơi người nhận, doanh nghiệp chuyển phát nhanh cần đảm bảo tiến hành như trên.

2.2. Trách nhiệm chi cục Hải quan

Theo quy định tại khoản 1b, Điều 12 Thông tư 191/2015/TT-BTC, Chi cục Hải quan ngoài tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp chuyển phát nhanh, Chi cục Hải quan còn thực hiện thủ tục giám sát theo quy định tại Điều 17 Thông tư 191/2015/TT-BTC.

Đối với hàng hóa được vận chuyển đi:

– Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin khác trên tờ khai (nếu có).

– Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa trên hệ thống. In 03 thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển theo yêu cầu của người khai hải quan;

– Thực hiện niêm phong hàng hóa (nếu có) và ghi số niêm phong hải quan tại Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc bản kê hàng hóa; ký, tên đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm xác nhận trên trang đầu của Thông báo phê duyệt hoặc bản kê hàng hóa (nếu có).

– Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào hệ thống trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi không kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan;

– Bàn giao hàng hóa và hồ sơ cho người khai hải quan;

– Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;

– Tổ chức truy tìm lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phải hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến.

– Lưu giữ hồ sơ.

Đối với hàng hóa được vận chuyển đến:

– Công chức hải quan đối chiếu tình trạng niêm phong, số hiệu niêm phong, số hiệu niêm phong hải quan trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc trên Bản kê hàng hóa (nếu có) với thực tế hàng hóa để xác nhận trên hệ thống hoặc bản kê hàng hóa;

– Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào hệ thống;

– Lưu giữ hồ sơ.

Kết luận: Khi thực hiện Thủ tục hải quan đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác) cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC, Thông tư 191/2015/TT-BTC.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa nước này sang nước khác).