18. Công bố hợp quy dịch vụ bưu chính công ích
Công bố công bố hợp quy là điều nên làm nhằm đảm bảo an toàn cho chính sản phẩm. Vì vậy thủ tục Công bố hợp quy dịch vụ bưu chính công ích rất quan trọng góp phần định vị sản phẩm, dịch vụ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Bưu chính 2010, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Thông tư 20/2016/TT-BTTTT, Thông tư 14/2018/TT-BTT
1. Một số khái niệm cơ bản
Dịch vụ bưu chính công ích là dịch vụ bưu chính được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước, gồm dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ đặc thù khác (khoản 4 Điều 3 Luật Bưu chính 2010)
2. Công bố hợp quy dịch vụ bưu chính công ích
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2018/TT-BTT: Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quyết định, công bố mức chất lượng dịch vụ bưu chính công ích không thấp hơn mức chất lượng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí – QCVN 01:2015/BTTTT (và phải đăng ký công bố hợp quy tại Bộ Thông tin và Truyền thông
– Các trường hợp doanh nghiệp phải đăng ký công bố hợp quy:
+ Khi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được giao bổ sung các nhiệm vụ công ích;
+ Khi Quy chuẩn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế;
+ Khi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thay đổi nội dung đã đăng ký công bố hợp quy.
– Dịch vụ bưu chính công ích bao gồm:
Dịch vụ bưu chính công ích được quy định tại Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-BTTTT là dịch cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước, bao gồm:
+ Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ thư cơ bản, có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 ki-lô-gam (kg), bao gồm:
+ Dịch vụ thư cơ bản trong nước;
+ Dịch vụ thư cơ bản từ Việt Nam đi các nước;
+ Dịch vụ thư cơ bản từ các nước đến Việt Nam.
Lưu ý:
Dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ đặc thù khác trong lĩnh vực bưu chính, cung ứng qua mạng bưu chính công cộng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt với hành vi vi phạm các quy định về chất lượng, giá cước dịch vụ bưu chính như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi công bố không đúng hoặc không đầy đủ chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không công bố chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích;
+ Công bố không đúng chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không công bố hợp quy dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí theo quy định của pháp luật;
+ Không niêm yết hoặc công khai Bản công bố hợp quy, Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí tại điểm phục vụ;
+ Thực hiện không đúng một trong các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Thực hiện không đúng các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước;
+ Thực hiện không đúng một trong các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ không thuộc dịch vụ bưu chính công ích đã công bố.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Quy định giá cước dịch vụ bưu chính không đúng thẩm quyền;
+ Không thông báo giá cước dịch vụ bưu chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định;
+ Không thực hiện việc tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí;
+ Không thực hiện một trong các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Không thực hiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố.
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Công bố hợp quy dịch vụ bưu chính công ích thì các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Bưu chính 2010, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Thông tư 20/2016/TT-BTTTT, Thông tư 14/2018/TT-BTTTT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn, thực hiện tại đây: