8. Hải quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

Posted on

Thủ tục hải quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật Hải quan 2014, Luật Giao dịch điện tử 2005Nghị định số 08/2015/NĐ-CPNghị định 59/2018/NĐ-CPThông tư 38/2015/TT-BTC, Quyết định 22/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành và một số văn bản khác có liên quan như sau:

1. Khái niệm

Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. (khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan 2014,)

Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này. (khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan 2014,)

Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan. (khoản 11 Điều 4 Luật Hải quan 2014,)

Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. (khoản 12 Điều 4 Luật Hải quan 2014,)

Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hóa phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam. (khoản 1 Điều 51 Luật Hải quan 2014,)

Chợ biên giới là chợ trên đất liền được lập ra trong khu vực xã, phường, thị trấn biên giới. (khoản 1 Điều 3 Quyết định 22/2008/QĐ-BTC)

Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc Khu kinh tế cửa khẩu. (khoản 2 Điều 3 Quyết định 22/2008/QĐ-BTC)

Chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là chợ được lập ra trong Khu kinh tế cửa khẩu có quyết định thành lập theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. (khoản 3 Điều 3 Quyết định 22/2008/QĐ-BTC)

2. Điều kiện kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu

Điều kiện kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu quy định tại Điều 6 Quyết định 22/2008/QĐ-BTC như sau:

– Trước khi kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thương nhân phải được Cơ quan quản lý chợ chấp thuận ký hợp đồng thuê quầy hàng hoặc sạp hàng, ki-ốt hay cửa hàng tại chợ.

Lưu ý:

Ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, thương nhân nước có chung biên giới phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Được sự xác nhận cho phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới.

– Được cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ đối với thương nhân nước có chung biên giới  theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.

3. Một số vấn đề về thủ tục hải quan

Căn cứ khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014,quy định: Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

3.1.Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

– Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

– Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

– Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3.2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Hải quan 2014, khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:

– Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;

– Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

– Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

4. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan

Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan quy định tại Điều 16 Luật Hải quan 2014, như sau:

– Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

– Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

– Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.

– Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.

– Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

5. Người khai hải quan

Căn cứ Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CPngười khai hải quan bao gồm:

– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.

– Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.

– Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư miễn thuế.

– Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa, trung chuyển hàng hóa.

– Đại lý làm thủ tục hải quan.

– Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.

6. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan

Căn cứ Điều 18 Luật Hải quan 2014, quy định:

6.1. Người khai hải quan có quyền:

– Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;

– Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;

– Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;

– Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;

– Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;

– Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

6.2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ

– Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;

– Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;

– Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;

– Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này;

– Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

– Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Lưu ý:

– Người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014, trong phạm vi được ủy quyền. Người khai hải quan là người điều khiển phương tiện vận tải thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, e và g khoản 2 Điều Luật Hải quan 2014,.

7. Địa điểm làm thủ tục hải quan

Địa điểm làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP:

  • Địa điểm làm thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan 2014,.
  • Thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh bao gồm hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tại Khoản 2 Điều này được làm thủ tục hải quan tại Chi cục quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
  • Đối với hàng hóa quá cảnh gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
  • Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Danh mục hàng hóa là tài sản di chuyển thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện được mang vào Việt Nam tùy từng thời kỳ và định mức hàng hóa là tài sản di chuyển miễn thuế thực hiện theo Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

8. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan

Điều 23 Luật Hải quan 2014, quy định thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan như sau:

– Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật này.

– Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Lưu ý:

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;

– Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.

– Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

– Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.

Kết luận: Thủ tục hải quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện theo Luật Hải quan 2014,Luật Giao dịch điện tử 2005Nghị định số 08/2015/NĐ-CPNghị định 59/2018/NĐ-CPThông tư số 38/2015/TT-BTC và một số văn bản khác có liên quan.