10. Báo cáo tình hình sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP; Nghị định 125/2020/NĐ-CP; Thông tư số 39/2014/TT-BTC; Thông tư số 19/2021/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 37/2017/TT-BTC , Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Thông tư số 303/2016/TT-BTC quy định chi tiết về thủ tục báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phí, lệ phí của các cá nhân, tôt chức. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Dữ liệu Pháp lý xin gửi đến bạn đọc một vài lưu ý sau:
1. Một số lưu ý
Điều 2 Thông tư số 303/2016/TT-BTC về loại và hình thức biên lai:
– Biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Các loại biên lai
+ Biên lai in sẵn mệnh giá là loại biên lai mà trên mỗi tờ biên lai đã được in sẵn số tiền phí, lệ phí cho mỗi lần nộp tiền và được sử dụng để thu các loại phí, lệ phí mà mức thu được cố định cho từng lần (kể cả các hình thức tem, vé).
+ Biên lai không in sẵn mệnh giá là loại biên lai mà trên đó số tiền thu được do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu tiền phí, lệ phí và áp dụng cho các trường hợp sau:
Các loại phí, lệ phí được pháp luật quy định mức thu bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Các loại phí, lệ phí có nhiều chỉ tiêu thu tuỳ thuộc vào yêu cầu của tổ chức, cá nhân nộp tiền phí, lệ phí.
Các loại phí, lệ phí mang tính đặc thù trong giao dịch quốc tế.
– Cũng tại Khoản 3, Điều 2 Thông tư số 303/2016/TT-BTC:
Biên lai được thể hiện bằng các hình thức sau:
+ Biên lai đặt in là biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí hoặc do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức thu phí, lệ phí.
+ Biên lai tự in là biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí.
+ Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Về báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phí, lệ phí
– Khoản 4, Điều 6 Thông tư số 303/2016/TT-BTC quy định:
+ Hàng quý, tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai.
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo quý thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cụ thể như sau:
Báo cáo tình hình sử dụng biên lai Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4, quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.
– Báo cáo tình hình sử dụng biên lai gồm các nội dung sau: tên đơn vị, mã số thuế (nếu có), địa chỉ; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai, ký hiệu biên lai; số tồn đầu kỳ, mua phát hành trong kỳ; số sử dụng, xoá bỏ, mất, huỷ trong kỳ; tồn cuối kỳ gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp trong kỳ không sử dụng biên lai, tại Báo cáo sử dụng biên lai ghi số lượng biên lai sử dụng bằng không (=0). Trường hợp tổ chức thu phí, lệ phí ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai thì tổ chức thu phí, lệ phí vẫn phải báo cáo tình hình sử dụng biên lai.
– Tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai khi giải thể, chia tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí, lệ phí.
Kết luận: Trên đây là một số lưu ý mà Dữ liệu Pháp lý gửi đến bạn đọc về việc báo cáo tình hình sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí căn cứ trên trên Nghị định số 51/2010/NĐ-CP; Nghị định 125/2020/NĐ-CP; Thông tư số 39/2014/TT-BTC; Thông tư số 19/2021/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 37/2017/TT-BTC , Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Thông tư số 303/2016/TT-BTC.
Chi tiết trình tự, thủ tục, biểu mẫu xem tại đây: