14. Chỉ định cơ quan đủ điều kiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu
Cơ quan Nhà nước Chỉ định cơ quan đủ điều kiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu để thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Thông tư 05/2007/TT-BYT.
1. Một số khái niệm cơ bản
Chỉ định một tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chỉ định tổ chức đó có đủ năng lực thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu (dưới đây gọi tắt là tổ chức được chỉ định). (khoản 1 Mục I Thông tư 05/2007/TT-BYT)
2. Tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu
2.1. Thành phần tham gia
– Các Viện trực thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Các tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ quản lý chuyên ngành, các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định. (khoản 2 Mục I Thông tư 05/2007/TT-BYT)
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền chỉ định là Bộ Y tế và các Bộ quản lí chuyên ngành có liên quan theo từng trường hợp cụ thể (khoản 3 Mục I Thông tư 05/2007/TT-BYT)
2.2. Điều kiện
– Được quyết định thành lập, cho phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước và có tư cách pháp nhân đầy đủ;
– Có đủ cán bộ kỹ thuật bảo đảm đủ trình độ chuyên môn và đủ 03 năm làm công tác kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị cần thiết và phù hợp để kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu chủ yếu sau về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Các chỉ tiêu hoá: Hàm lượng đường, đạm, béo, tro, độ ẩm, độ axít, độ kiềm, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc kháng sinh, hóc môn tăng trọng, hàm lượng phụ gia thực phẩm, các độc tố vi nấm và các hoá chất độc hại khác;
+ Các chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn gây bệnh đường ruột và tổng số bào tử nấm men, mốc.
– Có đủ các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam và các tiêu chuẩn khác, các tài liệu kỹ thuật, quy trình kiểm tra, thử nghiệm đối với thực phẩm được kiểm tra.
Nếu phòng thử nghiệm có hệ thống quản lý được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 thì được ưu tiên xem xét, chỉ định. (Mục II Thông tư 05/2007/TT-BYT)
Lưu ý: Nếu chưa đủ trang thiết bị cần thiết để thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm: tổ chức được phép sử dụng phòng thử nghiệm bên ngoài (phòng thử nghiệm đã được công nhận hoặc có hệ thống quản lý được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025) và phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ thử nghiệm. (khoản 3 Mục II Thông tư 05/2007/TT-BYT)
2.3. Quyền của tổ chức
– Yêu cầu cung cấp hồ sơ và tài liệu liên quan tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm;
– Kiểm tra chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm nhập khẩu theo quy định về quy trình kiểm tra, quy định kỹ thuật;
– Cấp giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu thực phẩm hoặc thông báo không đạt chất lượng nhập khẩu theo biểu mẫu do Bộ Y tế ban hành;
– Thu và quản lý phí kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. (khoản 1 Mục IV Thông tư 05/2007/TT-BYT)
2.4. Trách nhiệm của tổ chức
– Kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu trong lĩnh vực, phạm vi được chỉ định;
– Căn cứ vào quy trình kiểm tra, tiêu chuẩn Việt Nam, quốc tế và những quy định khác về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tiến hành kiểm tra;
– Báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) về những lô thực phẩm nhập khẩu không đạt chất lượng;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu do mình thực hiện;
– Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện kiểm trong phạm vi được chỉ định đúng tiến độ khi có yêu cầu đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Duy trì các điều kiện đối với tổ chức được chỉ định, thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị đo lường, thử nghiệm của mình theo các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế;
– Lưu trữ hồ sơ kiểm tra, thử nghiệm và sổ sách có liên quan theo quy định của Nhà nước và xuất trình khi cơ quan có trách nhiệm yêu cầu.
– Thực hiện chế độ báo cáo (khoản 2 Mục IV Thông tư 05/2007/TT-BYT)
2.5. Báo cáo
– Khi có một trong những thay đổi sau
+ Thay đổi phạm vi kiểm tra được chỉ định hoặc tạm ngừng hoạt động;
+ Thay đổi trụ sở làm việc, thay đổi trang thiết bị kiểm tra, thay đổi hoặc bổ sung cán bộ nhân viên liên quan đến lĩnh vực kiểm tra được chỉ định, thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ thử nghiệm.
– Chu kì báo cáo định kì 6 tháng, một năm, báo cáo các nội dung sau:
+ Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm đã được kiểm tra;
+ Chủng loại và khối lượng thực phẩm nhập khẩu được kiểm tra;
+ Chủng loại và khối lượng thực phẩm nhập khẩu không đạt chất lương, vệ sinh, an toàn thực phẩm nhập khẩu;
+ Tình hình khiếu nại của doanh nghiệp;
+ Kiến nghị, đề xuất.
Lưu ý: Các báo cáo trên sẽ được gửi về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) xem xét và quyết định (Mục V Thông tư 05/2007/TT-BYT)
3. Thanh tra, kiểm tra tổ chức được chỉ định
Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai phạm và thu hồi quyết định chỉ định trong các trường hợp sau:
– Kiểm tra chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm không theo đúng quy định của pháp luật;
– Kiểm tra chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm ngoài phạm vi, lĩnh vực được chỉ định;
– Có biểu hiện không trung thực khi kiểm tra và xác nhận chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Cán bộ, viên chức của tổ chức nếu phát hiện lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gây cản trở cho doanh nghiệp hoặc làm sai lệch hồ sơ kiểm tra để vụ lợi thì xử lí theo quy định của pháp luật (Mục VI Thông tư 05/2007/TT-BYT)
Kết luận: Cơ quan Nhà nước Chỉ định cơ quan đủ điều kiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu để thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Thông tư 05/2007/TT-BYT.
Chi tiết thủ tục, mẫu đơn xem tại đây:
Chỉ định cơ quan đủ điều kiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu