26. Thỏa thuận bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí

Posted on

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và tiến hành Thỏa thuận bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí khi có đơn yêu cầu. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật báo chí 2016.

1. Khái niệm

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử (khoản 1 Điều 3 Luật báo chí 2016).

Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật này (Điều 16 Luật báo chí 2016).

Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật báo chí 2016 đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí (khoản 1 Điều 15 của Luật báo chí 2016).

2. Người đứng đầu cơ quan báo chí

Căn cứ theo Điều 23 Luật báo chí 2016:

Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).

Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:

– Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;

– Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;

– Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

Lưu ý:

Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc (khoản 4 Điều 15 của Luật báo chí 2016).

Cơ quan chủ quản báo chí có quyền Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông (điểm b khoản 2 Điều 15 Luật báo chí 2016). 

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí

Căn cứ theo Điều 24 Luật báo chí 2016, người đứng đầu cơ quan báo chí có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

– Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí.

– Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử.

– Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép.

– Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí.

– Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác.

Lưu ý:

– Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 37 Luật báo chí 2016).

– Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời trên báo chí (khoản 1 Điều 39 Luật báo chí 2016).

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Thỏa thuận bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật báo chí 2016.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Thỏa thuận bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí