4. Tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập
Thủ tục tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập được quy định bởi Nghị định 103/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP) Nghị định 120/2020/NĐ-CP Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này như sau:
1. Cơ sở trợ giúp xã hội công lập
Cơ sở trợ giúp xã hội công lập là cơ sở do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội (khoản 1 Điều 2 Nghị định 103/2017/NĐ-CP).
1.1. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của cơ sở quy định tại Điều 4 Nghị định103/2017/NĐ-CP:
– Cơ sở có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
– Cơ sở có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của cơ sở khác đã được đăng ký trước đó;
+ Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Trụ sở hoạt động của cơ sở phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ cụ thể.
1.2. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội (Điều 5 Nghị định103/2017/NĐ-CP)
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
– Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
– Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
– Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập
– Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
– Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
– Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều kiện giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập như sau (khoản 3 Điều Nghị định 120/2020/NĐ-CP):
– Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
– Không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
– Ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;
– Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đề án, tờ trình tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
3.1 Đề án, tờ trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập
Nội dung đề án và tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm (khoản 1 Điều 16 Nghị định 120/2020/NĐ-CP )
– Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
– Thực trạng tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi tổ chức lại;
– Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
– Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có);
– Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.
Lưu ý:
– Nội dung tờ trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như đối với tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3.2 Đề án, tờ trình giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 120/2020/NĐ-CP thì nội dung đề án iải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
– Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc giải thể;
– Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
– Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác liên quan (nếu có);
– Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.
Lưu ý: Nội dung tờ trình giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như đối với tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 9 Nghị định này.
4. Hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP thì Hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
– Đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
– Tờ trình tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
– Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
– Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) trong trường hợp giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
– Việc lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ; thẩm định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như quy định đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
Kết luận: Tổ chức có nhu cầu tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập thì phải tiến hành thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định 103/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP) và Nghị định 120/2020/NĐ-CP
Chi tiết thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây: