9. Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Việc đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập cần phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP như sau:
1. Một số khái niệm cơ bản
Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội (khoản 2 Điều 2 Nghị định 103/2017/NĐ-CP,).
2. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của cơ sở
Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của cơ sở được quy định tại Điều 4 Nghị định 103/2017/NĐ-CP như sau:
– Cơ sở có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
– Cơ sở có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau: Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của cơ sở khác đã được đăng ký trước đó; Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Trụ sở hoạt động của cơ sở phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ cụ thể.
3. Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định tại Điều 7 Nghị định 103/2017/NĐ-CP như sau:
– Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp: Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác; Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại.
– Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
– Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
– Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
– Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng.
– Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
– Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
– Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực: Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên; Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.
– Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
– Phát triển cộng đồng; Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng; Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền; Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội.
– Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.
– Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
– Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở.
– Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập theo Điều 18 Nghị định 103/2017/NĐ-CP gồm những nội dung như sau:
– Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax.
– Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên.
– Loại hình cơ sở.
– Các nhiệm vụ của cơ sở.
– Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tư).
– Thông tin đăng ký thuế.
Khi có sự thay đổi nội dung các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở thì phải đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập (khoản 1 Điều 20 Nghị định 103/2017/NĐ-CP,).
Kết luận:
Thủ tục Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được quy định tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây: