14. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
Trong quá trình thực hiện việc kiểm dịch thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu sẽ có những phát sinh vấn đề pháp lý liên quan gây ảnh hưởng đến việc thực hiện. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể hóa một số quy định của Quyết đinh 5085/QĐ-BNN-BVTV, Luật thương mại 2005, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Thông tư 33/2021/TT-BTC, Nghị định 13/2020/NĐ-CP, Luật Thuỷ sản 2017, Luật chăn nuôi 2018, Nghị định 26/2019/NĐ-CP
1. Một số khái niệm
Nhập khẩu: bao gồm các hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái nhập lô vật thể, chuyển cửa khẩu và chuyển vào kho ngoại quan. (khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống (khoản 25 điều 2 Luật chăn nuôi 2018)
Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu. (khoản 14 Điều 3 Luật thủy sản 2017).
2. Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) (Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
2.1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
2.2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
2.3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
2.4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
2.5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
2.6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
2.7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
2.8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
2.9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Kết luận: Chủ thể thực hiện việc Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tại Quyết đinh 5085/QĐ-BNN-BVTV, Luật thương mại 2005, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Thông tư 33/2021/TT-BTC, Nghị định 13/2020/NĐ-CP, Luật Thuỷ sản 2017, Luật chăn nuôi 2018, Nghị định 26/2019/NĐ-CP
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Tờ khai của cơ sở đào tạo đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT)