10. Đề nghị giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp
Thủ tục đề nghị giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp là thủ tục mà người lao động sau khi bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc đối với trường hợp bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quá trình điều trị nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung trên theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn, vệ sinh Lao động 2015, Thông tư 15/2016/TT-BYT, Thông tư 136/2020/TT-BQP, Nghị định 33/2016/NĐ-CP.
1. Khái niệm
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”. Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT (khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc (điểm c khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm (khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP):
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
– Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là người làm công tác cơ yếu).
Người lao động thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm (khoản 2 Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP):
– Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên công an nhân dân đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
3. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây (khoản 1 Điều 46 Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015):
– Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.
Lưu ý:
Đối với trường hợp người lao động đã nghỉ hưu, hoặc đã nghỉ việc, chuyển làm công việc khác, mà không còn làm việc trong các ngành, nghề có nguy cơ gây ra các bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ y tế ban hành nữa nhưng phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của các công việc, nghề cũ trước đây thì trong khoảng thời gian đảm bảo kể từ ngày nghỉ hưu, chuyển công việc khác, nghỉ việc thì họ được quyền đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp để giải quyết chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp theo quy định (khoản 2 Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
4. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
Người lao động bị tai nạn lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây (khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
– Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
– Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
– Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị
5. Hồ sơ đề nghị giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp
Theo khoản 1, 2, 3, điểm b khoản 4 Điều 12 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định về hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị giám định TNLĐ, BNN (lần đầu hoặc tái phát hoặc giám định tổng hợp) của người lao động (Mẫu số 14-HBQP).
– Văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trong trường hợp chuyển hồ sơ đến Bộ Quốc phòng giới thiệu người lao động đi khám GĐYK.
– Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền hoặc của BHXH Bộ Quốc phòng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
Lưu ý: Hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, khoản 5 Điều 14 Thông tư này kèm theo bản sao sổ BHXH; Bản chính hoặc bản sao hồ sơ BNN và bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị BNN của người lao động có liên quan đến BNN (nếu có);
Kết luận: Hồ sơ đề nghị giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp ngoài những giấy tờ cần thiết cần kèm theo sổ Bảo hiểm Xã hội và hồ sơ bệnh nghề nghiệp. Việc thực hiện thủ tục này được thể hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Thông tư 15/2016/TT-BYT, Thông tư 136/2020/TT-BQP, Nghị định 33/2016/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Đề nghị giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp