7. Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ
Trong Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc cho phép việc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, do đó việc giải quyết hưởng chế độ thai sản đồi với người mẹ nhờ mang thai hộ cũng là một trong những nhu cầu được quan tâm. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Nghị quyết 93/2015/QH13, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Nghị định 33/2016/NĐ-CP, Thông tư 136/2020/TT-BQP, Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.
1. Một số khái niệm cơ bản
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con (khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác (khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
2.1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản
Người lao động là nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi nhờ mang thai hộ (Điều 5 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP và điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
– Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là người làm công tác cơ yếu).
Người mẹ nhờ mang thai hộ là đối tượng hưởng chế độ thai sản (điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Theo đó, người lao động nữ này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
2.2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được xác định như sau (khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH):
2.2.1. Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Ví dụ: Đồng chí Trung úy Nguyễn Thị Lan sinh con vào ngày 13 tháng 01 năm 2017, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016, nếu trong khoảng thời gian này đồng chí Lan đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì đồng chí Lan được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
2.2.2. Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp trong tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản này.
Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Thị Hà, nhân viên cơ yếu, thôi việc vào tháng 8 năm 2017; sinh con vào ngày 16 tháng 12 năm 2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017, nếu trong khoảng thời gian này đồng chí Hà đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên hoặc từ đủ 03 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì đồng chí Hà được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Việc giải quyết chế độ thai sản đối với đồng chí Hà do cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương nơi đồng chí Hà cư trú hợp pháp chi trả.
3. Thời gian hưởng chế độ thai sản
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng.
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định (điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 33/2016/NĐ-CP).
Lưu ý:
– Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này (điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 33/2016/NĐ-CP).
– Trường hợp người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c Khoản này đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này (điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định 33/2016/NĐ-CP).
Lưu ý:
– Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp cả lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, có đủ Điều kiện theo quy định, được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con (điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 33/ 2016/NĐ-CP).
4. Mức hưởng chế độ thai sản
4.1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau (khoản 2 Điều 6 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn (điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH).
Ví dụ: Đồng chí Thiếu úy QNCN Nguyễn Thị Anh, sinh con ngày 20 tháng 01 năm 2016, có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng liền kề gần nhất trước khi sinh con như sau:
– Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015 (02 tháng): Thiếu úy QNCN, hệ số lương 3,70; phụ cấp thâm niên nghề 10%;
– Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 01 năm 2016 (04 tháng): Trung úy QNCN, hệ số lương 3,95; phụ cấp thâm niên nghề 10%;
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của đồng chí Anh được tính như sau:
(1.150.000 x 3,70 x 1,10 x 2th) + (1.150.000 x 3,95 x 1,10 x 4th) |
= 4.891.333 đ/tháng |
6 tháng |
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của đồng chí Anh là 4.891.333 đồng/tháng.
Lưu ý:
– Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, nếu Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở hoặc người lao động được phong, thăng quân hàm, nâng lương, tăng phụ cấp thâm niên nghề hoặc thâm niên vượt khung thì mức hưởng chế độ thai sản của người lao động vẫn tính theo mức bình quân tiền lương làm căn cứ tại thời điểm bắt đầu tính hưởng chế độ thai sản (khoản 4 Điều 10 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH).
Ví dụ: Đồng chí Thượng úy QNCN Nguyễn Hải Vân, nhân viên Văn thư (hệ số lương 4,70; phụ cấp thâm niên nghề 13%); có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 13 năm 02 tháng; ngày 15 tháng 3 năm 2016 đồng chí Vân sinh con, thời gian hưởng chế độ thai sản của đồng chí Vân được tính từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 14 tháng 9 năm 2016.
Tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi đồng chí Vân sinh con là 6.107.650 đồng. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên mức 1.210.000 đồng thì mức hưởng trợ cấp thai sản từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 14 tháng 9 năm 2016 đối với đồng chí Vân vẫn tính theo mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi sinh con là 6.107.650 đồng (với mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng)
4.2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn như sau (khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH):
– Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Lưu ý:
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương (khoản 4 Điều 10 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH).
– Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
Lưu ý:
– Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, nếu Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở hoặc người lao động được phong, thăng quân hàm, nâng lương, tăng phụ cấp thâm niên nghề hoặc thâm niên vượt khung thì mức hưởng chế độ thai sản của người lao động vẫn tính theo mức bình quân tiền lương làm căn cứ tại thời điểm bắt đầu tính hưởng chế độ thai sản (khoản 4 Điều 10 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH).
Lưu ý:
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội (khoản 3 Điều 6 Nghị định 33/2016/NĐ-CP).
– Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời điểm nhận con và có đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, được hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (khoản 4 Điều 6 Nghị định 33/2016/NĐ-CP).
Kết luận: Việc người mẹ nhờ mang thai hộ theo đúng quy định của pháp luật cũng cần được tạo những điều kiện thích hợp để chăm sóc đứa trẻ, do đo việc giải quyết chế độ cho người mẹ nhờ mang thai hộ cần được thực hiện đầy đủ và nhanh chóng để họ chăm sóc đứa trẻ cũng như sau đó tiếp tục thực hiện công việc, sau 10 ngày từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, thì người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được giải quyết các chế độ thai sản tương ứng được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Hôn nhân Gia đình 2014, Nghị quyết 93/2015/QH13, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Nghị định 33/2016/NĐ-CP, Thông tư 136/2020/TT-BQP, Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ