10. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn
Khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn, kế toán viên muốn tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán thì phải thực hiện thủ tục Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn theo quy định của Luật Kế toán 2015, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Thông tư 271/2016/TT-BTC, Thông tư 296/2016/TT-BTC. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ gửi đến bạn đọc một số lưu ý về vấn đề này:
1. Một số khái niệm cơ bản
– Khoản 11 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định: Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này.
– Khoản 1 Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định: Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện theo quy định tại điều này.
– Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 và điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 296/2016/TT-BTC, theo đó, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn thuộc trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị, thuộc trường hợp có sự thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi giấy chứng nhận hết thời hạn
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn, nếu kế toán viên hành nghề muốn tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán thì nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Kế toán viên hành nghề có nhu cầu cấp giấy chứng nhận khi giấy chứng nhận hết thời hạn thì vẫn phải đáp ứng các điều kiện chung để được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo khoản 1 Điều 58 Luật Kế toán 2015 bao gồm: có năng lực hành vi dân sự; có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học; tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
Lưu ý:
– Theo điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư 296/2016/TT-BTC, nếu có thay đổi so với lần đăng ký hành nghề gần nhất thì tổ chức, cá nhân cần lưu ý những điểm sau:
+ Phải nộp bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán (trừ trường hợp người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thuộc đối tượng không phải có hợp đồng lao động theo pháp luật về lao động)
+ Phải nộp bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (nếu có).
+ Phải nộp bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là người nước ngoài trừ trường hợp người đăng ký thuộc đối tượng không phải có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam.
3. Xử phạt vi phạm hành chính
– Đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã hết hiệu lực hoặc không còn giá trị để thực hiện các hoạt động dịch vụ kế toán thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 23 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).
– Đối với hành vi tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm để khắc phục hậu quả (điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 23 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 và Điều 22 Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì những hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được xử lý như sau:
– Đối với hành vi xác nhận không đúng thực tế các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Đối với hành vi kê khai không đúng thực tế để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Đối với hành vi giả mạo, khai man về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đồng thời hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.
4. Một số lưu ý
– Phí thẩm định cấp mới Giấy chứng nhận là 1.200.000 đồng (khoản 2 Điều 3 Thông tư 271/2016/TT-BTC)
– Cấp giấy chứng nhận: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và nộp đủ phí theo quy định Bộ Tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho kế toán viên hành nghề. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (khoản 5 Điều 11 Thông tư 296/2016/TT-BTC).
Kết luận: Thủ tục Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn là thủ tục bắt buộc nếu kế toán viên muốn tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.
Chi tiết thủ tục, mẫu đơn xem tại đây:
Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn